Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh răng miệng ở người cao tuổi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.07 KB, 5 trang )

Bệnh răng miệng ở người
cao tuổi



Hàm răng giúp người cao tuổi ăn uống được bình thường nhằm cung
cấp năng lượng cho các hoạt động và tu bổ cho các cơ quan của cơ thể.
Song, qua nhiều năm hàm răng đã bị hao mòn và suy yếu. Vì vậy việc bảo
vệ giữ gìn hàm răng đảm bảo chức năng tiêu hoá là vấn đề cần được quan
tâm.
Sự liên quan giữa sức khỏe răng miệng và toàn thân
Người ta thấy rằng khi tuổi càng cao, số lần mắc và chữa các bệnh
toàn thân càng nhiều thì sự ảnh hưởng đến răng miệng càng sâu sắc. Ngược
lại, những biến đổi suy thoái ở răng miệng càng nặng thì sự tác động đến sức
khỏe toàn thân và chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi cũng không phải ít.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh có ảnh hưởng đến răng miệng, khi
bị tổn thương răng miệng lại ảnh hưởng ngược lại do việc ăn uống kém dẫn
đến thiếu dinh dưỡng, làm giảm sức đề kháng và làm bệnh tật đang mắc
nặng lên hay chậm hồi phục. Tuy tuổi cao không phải là yếu tố ảnh hưởng
chính đến sức khỏe răng miệng, nhưng là yếu tố làm cho cơ thể dễ mắc các
bệnh răng miệng và toàn thân. Chính các bệnh răng miệng như sâu răng,
viêm nha chu, viêm niêm mạc miệng, rối loạn tiết nước bọt và các bệnh toàn
thân như đái tháo đường, tai biến mạch máu não, xạ trị vùng đầu cổ điều trị
ung thư mới là những yếu tố ảnh hưởng nặng đến răng miệng.
Những tổn thương răng miệng ở người cao tuổi
Người cao tuổi có thể gặp một hay nhiều tổn thương răng miệng như
sau:
- Hao mòn ở răng gồm: mòn, sứt mẻ ở mặt nhai, tuỷ răng bị xơ teo,
dinh dưỡng cho răng kém, mật độ tế bào thưa, răng giòn dễ bị mẻ gãy; tăng
tạo xê măng ở chân răng; dễ bị sâu ở chân răng; tụt nướu, giảm tiết nước bọt,
khả năng nhai giảm sút Để phòng chữa những hao mòn ở răng cho người


cao tuổi, nên thực hiện khám chữa bệnh răng miệng định kỳ.
- Bệnh nha chu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn
thân của người cao tuổi như: gây hôi miệng, làm răng lung lay, mất răng,
sức nhai kém dẫn đến kém ăn, thiếu dinh dưỡng; ảnh hưởng đến các bệnh
nhiễm khuẩn, tim mạch, nội tiết, hô hấp Về điều trị: bệnh nha chu ở người
cao tuổi vẫn điều trị lành bệnh. Có thể dùng biện pháp điều trị bảo tồn và
thuốc kháng sinh đối với bệnh nha chu có kết quả tốt.
- Niêm mạc miệng ở người cao tuổi thường có những tổn thương do
các bệnh răng miệng như: niêm mạc miệng bị teo mỏng dần, mất tính đàn
hồi, dễ bị chấn thương và nhiễm khuẩn. Bệnh toàn thân và việc dùng một số
thuốc chữa bệnh có thể làm cho niêm mạc miệng bị tổn thương dạng bóng
nước, loét, liken, nhiễm khuẩn và ung thư. Do đó cần khám định kỳ để phát
hiện và điều trị sớm các bệnh niêm mạc miệng ở người cao tuổi.
- Tuyến nước bọt: Nhiều nghiên cứu cho thấy ở người cao tuổi khỏe
mạnh, tổng lưu lượng nước bọt không giảm so với trước đây. Song nhiều
người cao tuổi vẫn mắc chứng khô miệng. Nguyên nhân là do các bệnh toàn
thân, việc sử dụng thuốc và xạ trị gây khô miệng. Một nghiên cứu cho thấy
có hơn 400 thứ thuốc thuộc loại chống trầm cảm ,an thần, chống Parkinson,
có tác dụng phụ gây giảm tiết nước bọt. Một số bệnh gây khô miệng như:
alzheimer, sjogren, bệnh tự miễn Khô miệng làm cho niêm mạc khô và dễ
trầy xước, giảm sự bôi trơn, dễ nhiễm khuẩn, viêm nướu, nhiễm nấm, đau,
khó ăn, khó nuốt. Vì vậy khi bị khô miệng nên khám và điều trị sớm để hạn
chế mắc bệnh. Phòng tránh khô miệng bằng các phương pháp như sau: thay
thế thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng bằng các thuốc không gây khô
miệng trong điều trị các bệnh ở người cao tuổi; dùng nước bọt nhân tạo vệ
sinh răng miệng hằng ngày; thực hiện chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng và uống
nhiều nước
- Rối loạn chức năng vận động và cảm giác vùng miệng: Người cao
tuổi dễ bị rối loạn phản xạ nuốt và vận động cơ miệng. Nhiều người cao tuổi
mắc chứng chán ăn, ăn không biết ngon, vị giác suy giảm. Nhiều nghiên cứu

cho thấy ở người cao tuổi, khứu giác ít bị ảnh hưởng nhưng vị giác lại giảm
dần theo tuổi cao. Do không cảm nhận được mùi vị, suy yếu cơ vận động
miệng, giảm tiết nước bọt là các yếu tố làm cho người cao tuổi chán ăn, suy
dinh dưỡng và gầy yếu.
Những tổn thương, thoái hoá ở răng miệng không những ảnh hưởng
do tuổi tác ngày càng cao mà còn phản ánh những tình trạng bệnh tật tại chỗ
đã mắc trong quá trình cuộc sống trước đây. Do đó việc chăm sóc răng
miệng lúc còn trẻ là đảm bảo tốt nhất để có sức khỏe răng miệng tốt lúc cao
tuổi.

×