Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.42 KB, 4 trang )
Chăm sóc tim sau biến cố
Bên cạnh dùng thuốc, dinh dưỡng và nghỉ ngơi thì hoạt động thể lực
là yêu cầu không thể thiếu giúp người bệnh sau nhồi máu cơ tim và phẫu
thuật tim trở lại cuộc sống tốt hơn, hạn chế bệnh tái phát.
Chọn đi bộ với bước đi dài
Thông thường người bệnh nên trở lại các hoạt động bình thường sau 3
– 4 tuần. Mức độ tập luyện phụ thuộc hoạt động thể lực ưa thích, tình trạng
sức khoẻ và sự phù hợp. Nên đạt được ít nhất 30 phút tập luyện thể lực với
mức độ trung bình mỗi ngày. Với những người mới khỏi bệnh, chưa thể tập
đến mức thời gian đó ngay thì nên tìm một mức hoạt động thể lực phù hợp
nhất bằng cách tự để ý, nếu nói chuyện trong khi luyện tập mà không bị thở
gấp thì mức đó phù hợp. Chạy nhanh, chạy đường dài, tập tạ có thể làm tăng
huyết áp, do đó người bệnh nên tránh. Trong các bài tập rèn sức bền, đi bộ
nhanh với bước đi dài là phương pháp phù hợp nhất với người bệnh sau nhồi
máu cơ tim và phẫu thuật tim. Liều lượng tập phù hợp nhất là đi bộ nhanh 5
– 7 buổi mỗi tuần, mỗi buổi 20 – 40 phút, tuỳ sức khoẻ. Người tập phải học
cách tự kiểm tra trạng thái cơ thể. Khi tập luyện chọn mặc quần áo và đi giày
phù hợp thời tiết và hoạt động thể lực. Phải luôn có cảm giác thoải mái trong
khi tập luyện. Nếu trong lúc tập có cảm giác nặng ở ngực, đánh trống ngực,
khó thở, mệt hay chóng mặt thì phải giảm tốc độ hoặc ngừng tập ngay, đồng
thời kiểm tra sức khoẻ tại các cơ sở y tế.
Thủ sẵn nitroglycerine bên người
Nếu các hoạt động thể lực của ngày hôm trước khiến cơ thể mệt mỏi
thì nên nghỉ một ngày để hồi phục lại sức khoẻ hoàn toàn. Nếu bị chóng mặt,
thở gấp, nhịp tim không đều hay đau ngực hãy đi chậm lại hoặc dừng hẳn
cho đến khi các dấu hiệu trên qua đi. Các cơn đau thắt ngực hay khó chịu ở
ngực xuất hiện khi tập luyện thì nên nghỉ ngơi, ngậm hoặc xịt thuốc