Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Món ăn cho người bệnh tim pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.92 KB, 5 trang )

Món ăn cho người bệnh tim
Những món ăn như rau cần xào nấm hương, canh sắn dây, canh nấm
rơm đại táo… rất thích hợp với người bị bệnh tim. Đặc biệt, món trứng gà
luộc rượu rất tốt cho sản phụ có bệnh này.
Không chỉ với người có bệnh tim mạch mà cả phụ nữ đang mang thai
cũng được khuyên không nên dùng nhiều những món ăn, thực phẩm có tính
kích thích, cay, nóng (như cà phê, ớt, tiêu…); các chất quá béo, hay quá
mặn.
Một số món sau đây dùng thích hợp cho người có bệnh tim, theo
lương y Bàng Cẩm và lương y Trần Khiết:
Canh nấm rơm – đại táo
Nguyên liệu: 50 g nấm rơm, 7-8 quả đại táo, cùng gia vị.
Cách chế biến: Rửa sạch nấm rơm, đại táo bỏ hạt, rồi cho cả hai vào
nồi nước sôi nấu khoảng 20 phút, nêm nếm gia vị. Món này dùng thích hợp
cho người bệnh mạch vành.
Rau cần xào nấm hương
Nguyên liệu: 400 g rau cần, 50 g nấm hương, 50 ml dầu mè, một ít bột
năng, cùng gia vị.
Cách chế biến: Rửa sạch rau cần, xắt thành từng đoạn dài 2 cm, dùng
muối trộn đều rồi rửa sạch lại, để ráo nước. Nấm hương xắt lát. Bột năng
hòa với 50 ml nước và ít muối trộn đều. Cho dầu mè vào chảo nóng, cho rau
cần vào xào 2-3 phút, cho tiếp nấm hương vào. Sau cùng cho nước bột năng
vào, nấu sền sệt, cho ra dĩa. Món này dùng thích hợp cho người mỡ máu cao,
người bệnh mạch vành, đồng thời có tác dụng thanh nhiệt bình can.
Canh sắn dây
Nguyên liệu: 18 g sắn dây tươi, 18 g đơn sâm, 6 g cam thảo và 9 g
phục linh.
Cách chế biến: Cho các nguyên liệu vào nồi cùng một lượng nước vừa
đủ, nấu với lửa lớn, nấu còn lại khoảng 1 chén canh để dùng. Món này có tác
dụng dưỡng tâm (dưỡng tim).
Món trứng cho sản phụ đau tim


Dùng nước pha rượu trắng luộc hai quả trứng gà cho thật chín. Chia
làm hai lần dùng trong ngày, mỗi lần một quả. Đây là bài thuốc trong “Thiên
kim phương” dùng cho sản phụ mắc bệnh tim sau khi sinh.
Chế độ ăn uống cho người suy tim
Suy tim là danh từ y học nói quả tim không còn cung cấp đủ cho nhu
cầu của cơ thể. Để khống chế suy tim thì chế độ ăn nhạt rất quan trọng giúp
giảm gánh nặng cho tim.
Bệnh tim mạch hiện nay vẫn là một mối nguy hại lớn của loài người.
Mỗi năm có khoảng 15 triệu người ở các nước phát triển và 1/4 số người ở
các nước đang phát triển chết vì bệnh này. Một trong những hậu quả thường
gặp là tử vong do suy tim.
Suy tim có những dấu hiệu: Khó thở khi làm nặng, lên cầu thang
nhưng khi nghỉ ngơi thì giảm rõ. Đôi lúc ngồi cũng thấy khó thở, khó thở về
đêm, cơ thể mệt mỏi, yếu đuối kèm theo đau ngực và hồi hộp.
Ở bệnh nhân suy tim toàn bộ có các biểu hiện khó thở, phù, gan to ấn
đau, tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan – tĩnh mạch cổ dương tính.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn nhạt cho bệnh nhân suy tim. Cần
kiêng muối và mọi thức ăn mặn. Tuy nhiên, tùy độ suy tim mà có chế độ ăn
nhạt khác nhau (nhạt hoàn toàn, nhạt vừa hoặc nhạt).
Chế độ ăn nhạt: là trong chế độ ăn chỉ cần 400 – 700mg natri/ngày
tương đương 1 – 2 g muối. Trong đó đã có sẵn khoảng 1 g muối từ gạo và
rau quả của khẩu phần ăn. Vì vậy nên khi chế biến khẩu phần ăn chỉ cần cho
1 g muối ăn hoặc 1 thìa con nước mắm/ngày là đủ lượng natri theo yêu cầu.
Chế độ ăn nhạt vừa: là trong chế độ ăn chỉ cần 800 – 1.200mg
natri/ngày, tương đương 2 – 3 g muối ăn/ngày. Trong đó đã có sẵn 1 g từ
gạo và rau quả của khẩu phần ăn nên khi chế biến thức ăn chỉ cần cho 2 g
muối ăn/ngày hoặc 2 thìa cà phê nước mắm/ngày.
Chế độ ăn nhạt hoàn toàn: là trong chế độ ăn chỉ cần 200 – 300 mg
natri/ngày. Lượng natri này đã có đủ trong thực phẩm, do đó khi chế biến
khẩu phần ăn cần chú ý: Hoàn toàn không dùng muối, mì chính, bột canh,

nước mắm và chọn thực phẩm chứa ít natri, chẳng hạn gạo trắng, khoai củ,
rau, quả ngọt; thịt, cá, trứng (ăn ít).
Điều cần nhớ là người bệnh tim không nên ăn sữa nguyên kem, đồ
hộp, các thức ăn sẵn (nướng, rán, ướp muối, bánh mỳ) vì chứa nhiều muối.
Tuy nhiên, tùy theo bệnh cảnh lâm sàng mà chỉ định 1 trong 3 chế độ
ăn nhạt trên và theo dõi sự đáp ứng của người bệnh để thay đổi từ chế độ này
sang chế độ khác.

×