Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc điều trị bệnh gút docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.27 KB, 5 trang )


Thuốc điều trị bệnh gút



Nguyên nhân của bệnh gút (goutte) là do sự lắng đọng monosodium
urat (MSU) ở trong, xung quanh khớp và các sợi gân, uric máu quá bão hòa
có trong các dịch của cơ thể tăng là nguyên nhân gây nên tình trạng lắng
đọng trên.
Tại sao tăng acid uric máu?
Tăng acid uric máu khi nồng độ acid máu trên 7,0mg/dl (420
micromol/l), dưới mức này khó tạo thành tinh thể. Tăng acid uric máu có thể
do nội sinh như tăng sản sinh hoặc giảm đào thải, do tiền sử gia đình do suy
thận, tăng huyết áp hoặc do ngoại sinh như ăn nhiều purin (có nhiều trong
phủ tạng động vật, tôm cua biển, đậu đũa, cải xoăn, uống nhiều rượu bia, đặc
biệt là bia, một số độc chất như chì, một vài loại thuốc như cyclosporin,
aspirin ).
Tuy nhiên tăng acid uric không phải là sẽ bị bệnh gút. Các rối loạn
trong bệnh gút bao gồm: viêm cấp tính một khớp, sỏi thận, lắng đọng tại mô
mềm tinh thể MSU gọi là hạt tophi, bệnh thận do acid uric.
Có cần quan tâm đến tăng acid uric máu? Nên tìm nguyên nhân để
giảm acid uric máu. Nhưng có một điều cần nhớ là: điều trị dự phòng làm
giảm nồng độ acid uric ở những người tăng acid uric không triệu chứng sẽ
không có lợi ích gì mà lại nguy hiểm.
Gút cấp tính biểu hiện như thế nào?
Đặc trưng là đau dữ dội, đột ngột một khớp, tiến triển nhanh trong vài
giờ. Vị trí thường gặp là ngón chân cái - nơi thường bị lạnh nhất của cơ thể
mà acid uric lại dễ kết tinh ở nhiệt độ thấp. Các nơi khác như khớp gối, vai,
bàn tay, cổ chân và một số khớp khác có thể gặp. Hiện tượng viêm có thể âm
thầm, cần xét nghiệm tìm tinh thể cho tất cả bệnh nhân viêm khớp không rõ
nguyên nhân. Có tới hơn nửa bệnh nhân bị gút có triệu chứng ở nhiều khớp


chủ yếu với người già (phụ nữ sau mãn kinh) chấn thương, phẫu thuật đã bị
tăng acid uric máu. Với thể viêm ít khớp, biểu hiện sưng nóng, đỏ, đau. Đau
đến nỗi không thể chạm vào chỗ đau viêm sưng. Có thể sốt nhẹ, ớn lạnh,
tăng bạch cầu. Đó là nhũng bệnh cảnh nổi bật. Nếu cần có thể lấy dịch khớp
tìm tinh thể đó là chỉ dấu tin cậy (không phải nhiễm khuẩn). Chỉ chụp
Xquang khi cần chẩn đoán phân biệt.
Điều trị
Theo 3 gian đoạn: gút cấp, đau cách khoảng và điều trị lâu dài tăng
acid uric mạn tính.
Gút cấp:
Dùng thuốc chống viêm không steroid (AINS) liều cao. Những năm
trước đây imdomethacin là thuốc được dùng nhiều nhất. Tuy nhiên hiện nay
ít dùng.
Colchicin là loại thuốc rất công hiệu, có tác dụng phụ ở đường tiêu
hoá (tiêu chảy, nôn mửa). Biệt dược colchimax ít tác dụng phụ hơn.
Nếu không dùng đường uống được thì dùng tiêm đường tĩnh mạch để
làm giảm tác dụng phụ. Không quá 2mg/2 giờ, nhưng phải do thầy thuốc
chuyên khoa thực hiện. Đặc biệt lưu ý, không bao giờ dùng cả uống và tiêm
cùng thời gian dùng thuốc (vì có thể gây suy tủy, thậm chí tử vong).
Colchicin làm giảm di chuyển các bạch cầu ức chế thực bào cái vi tinh
thể urat do đó làm ngưng hình thành acid lactic, giữ cho pH tại chỗ ổn định
ngăn sự kết tủa tinh thể MSU ở mô khớp. Mặt khác, colchicin chống viêm
không đặc hiệu mức độ yếu.
Thuốc chống chỉ định với người suy thận, suy gan, người mang thai,
glôccôm góc hẹp và bí tiểu.
Thuốc có nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy,
chảy máu dạ dày - ruột, nổi ban, tổn thương thận, viêm thần kinh ngoại biên,
rụng tóc, rối loạn máu, giảm tinh trùng.
Giai đoạn đau cách khoảng:
2-3 tháng sau cơn đau cấp, ở khớp đó bị tái phát. Dùng colchicin,

AINS (như indomethacin).
Sau điều trị, giai đoạn đau cách khoảng có thể dùng allopurinol hoặc
probenecid để làm hạ acid uric máu. Các thuốc này không bao giờ được
dùng trong khi có gút cấp, đặc biệt tốt với người thỉnh thoảng mới có cơn
gút cấp, không có hạt tophi và bệnh thận. Tuy nhiên allopurinol có thể gây
nổi ban, sốt, viêm mạch, tăng bạch cầu, viêm gan. Probenecid có thể gây
khó chịu ở đường tiêu hoá.
Bệnh gút cần được điều trị đầy đủ theo liệu trình, không nên thấy đỡ
mà ngưng điều trị. Người bệnh cần được giữ gìn cẩn thận, nhất là ăn uống.
Hãy cảnh giác với những lời quảng cáo về chữa gút! Phải điều trị ngay khi
phát hiện bệnh, đừng để bệnh quá muộn gây nên tàn phế.

×