Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 7) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.12 KB, 5 trang )

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG
LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ
(Phần 7)

2.3. Ý nghĩa của tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ mới mắc trong dịch tễ học.
Tỷ lệ mới mắc là một chỉ số quan trọng cho các nhu cầu phòng bệnh, rất
có ích cho các bệnh cấp tính, và cho cả các bệnh mạn tính. Nó còn cho phép đánh
giá hiệu lực của các biện pháp y tế đã đáp ứng trong quần thể: Nếu các biện pháp
có hiệu lực (đối với từng cá thể và cả quần thể) thì tỷ lệ mới mắc sẽ giảm đi.
Còn có sự liên quan giữa tỷ lệ và bệnh kỳ: nếu bệnh kỳ dài, mà tỷ lệ mới
mắc giảm đến hết trùng với lúc có tỷ lệ hiện mắc cao thì vẫn có nghĩa là sự lan
tràn của quá trình bệnh trong quần thể đã kết thúc, mặc dù lúc đó tỷ lệ hiện mắc
vẫn còn cao.
Tỷ lệ hiện mắc còn có ích trong quá trình đánh giá một hiện tượng mắc
hàng loạt: nếu có thể đối chiếu với đỉnh cao nhất của nguy cơ (xảy ra trong quá
khứ) với đỉnh cao của tỷ lệ mới mắc, có thể biết được ước lượng của thời kỳ ủ
bệnh hoặc thời kỳ tiềm tàng của bệnh, thời gian tiếp xúc, và cùng với thông tin
khác về dịch tễ, có thể cho ta đánh giá một cách logic quá trình mắc hàng loạt đó
và áp dụng những phương pháp hợp lý và hữu hiệu trong giám sát bệnh hàng loạt.
Tóm lại, nghiên cứu về tỷ lệ mới mắc rất có ích cho việc đánh giá nguy
cơ phát triển bệnh theo thời gian, cho việc nghiên cứu chứng minh vai trò của các
yếu tố nguy cơ nghi ngờ một cách sát hợp và có hiệu quả.
Còn tỷ lệ hiện mắc được dùng để:
- Đánh giá sức khỏe quần thể đối với một bệnh
- Lập dự án về các nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho quần thể (số cán bộ, số
giường bệnh, )
- Khai thác các quan hệ nhân - quả (thí dụ trong việc tính cỡ mẫu sẽ nhanh
chóng và sát hợp nếu căn cứ vào số hiện mắc )
Nhưng cũng chính ở đây, đối với những trường hợp cụ thể cần cân nhắc
thận trọng, vì số hiện mắc là được xác định bởi 2 lưới yếu tố: yếu tố xuất hiện
bệnh và yếu tố trầm trọng của bệnh, nếu không được cân nhắc đầy đủ có thể dẫn


nghiên cứu đến những kết luận sai lầm.


Thí dụ trong 1 nghiên cứu về kết hợp giữa bệnh bạch cầu cấp và sự hiện
diện của kháng nguyên bạch cầu HL-A2 là rất phổ biến ở nhóm bệnh hơn là ở
nhóm đối chứng, dẫn các tác giả tới kết luận rằng sự có mặt của kháng nguyên này
làm tăng khả năng xuất hiện bạch cầu cấp; nhưng ở một số khác căn cứ vào số mới
mắc, lại thấy rằng sự kết hợp bạch cầu cấp với kháng nguyên đó là ở nghiên cứu
trên đây (căn cứ vào số hiện mắc) là do bao gồm cả vào trong số có kháng nguyên
HL-A2 những người sống sót vì bạch cầu cấp, chứ thực ra không phải là sự có mặt
của kháng nguyên HL-A2 đơn thuần nói lên một sự gia tăng của nguy cơ phát
triển bệnh bạch cầu cấp, vì sự có mặt của kháng nguyên HL-A2 trong nghiên cứu
với số hiện mắc phản ánh hậu quả của tiên lượng hơn là các yếu tố căn nguyên. Rõ
ràng hai vấn đề đó là khác nhau: trong khi các nghiên cứu với số hiện mắc để khai
thác các yếu tố tiên lượng như vậy là rất quan trọng, thì nó lại không phải là các
mục đích chính của các nghiên cứu thiết kế để đánh giá các yếu tố căn nguyên có
thể khai thác ra, hơn nữa ở đây cũng như nhiều bệnh khác, song rất khó xác định
rõ ràng tiền sử phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ở các số hiện mắc, nhất là ở các
bệnh có bệnh kỳ dài, vì thường bản thân của quá trình bệnh là kết quả của những
thay đổi, nhiều khi rất sâu sắc và phức tạp, của rất nhiều biến biết được và nhiều
biểu hiện chưa được biết, cho nên các nghiên cứu với số mới mắc sẽ thuận lợi và
chính xác, vì nó sẽ cung cấp rõ ràng hơn về quá trình phát triển của bệnh liên quan
như thế nào với những phơi nhiễm trước đó một cách dễ dàng hơn.

3. Liên quan giữa tỷ suất hiện mắc P và tỷ suất mới mắc I.
Tỷ suất hiện mắc (P) phụ thuộc chủ yếu vào tỷ suất mới mắc (I) và thời
gian mắc bệnh trung bình (D): P = I x D Mối liên quan giữa tỷ suất hiện mắc và tỷ
suất mới mắc được minh hoạ ở hình dưới đây: Nồi tỷ lệ hiện mắc

Hình 1 : Mối liên quan giữa số trường hợp mới mắc và số hiện mắc


×