Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm đại tràng mạn (Kỳ 1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.8 KB, 5 trang )

Viêm đại tràng mạn
(Kỳ 1)

I- ĐẠI CƯƠNG
1. Viêm đại tràng mạn là tình trạng tổn thương mạn tính của niêm mạc đại
tràng, tổn thương có thể khu trú một vùng hoặc lan toả khắp đại tràng.
Viêm đại tràng mạn là bệnh hay gặp khá phổ biến trong nhân dân và trong
quân đội.
2. Nguyên nhân của viêm đại tràng mạn.
+ Di chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp, thương hàn, lị trực
khuẩn, lị amip và các nhiễm trùng khác.
+ Nguyên nhân dị ứng.
+ Nguyên nhân bệnh tự miễn (viêm đại tràng, loét không đặc hiệu).
+ Rối loạn thần kinh thực vật (lúc đầu là rối loạn chức năng về sau thành
tổn thương viêm loét )
+ Sau các trường hợp nhiễm độc: thyroxin, asen, photpho, nhiễm toan máu,
ure máu cao
3. Cơ chế bệnh sinh:
+ Thuyết nhiễm khuẩn: bệnh bắt đầu do nhiễm khuẩn (thương hàn, tạp
trùng, trực khuẩn) gây tổn thương, để lại di chứng "sẹo" ở niêm mạc đại tràng.
+ Thuyết miễn dịch: vì một lý do nào đó chưa rõ viêm niêm mạc đại tràng
trở thành kháng nguyên nên cơ thể tạo ra kháng thể chống lại chính niêm mạc đại
tràng của bản thân. Phản ứng kháng thể kháng nguyên xảy ra ở một vùng hoặc
toàn bộ niêm mạc đại tràng gây tổn thương, đó là hiện tượng "miễn dịch tự miễn".
+ Thuyết thần kinh: sau tổn thương thần kinh trung ương và nhất là hệ thần
kinh thực vật gây rối loạn vận động, bài tiết lâu ngày, gây tổn thương niêm mạc
đại tràng.
+ Giảm sức đề kháng của niêm mạc đại tràng.
Vì lý do toàn thân hoặc tại chỗ dẫn tới nuôi dưỡng niêm mạc đại tràng bị
kém, đi đôi với rối loạn vận động, tiết dịch, sức "chống đỡ bệnh" của niêm mạc
giảm, nên viêm loét xảy ra.


Viêm đại tràng mạn thường là sự phối hợp của nhiều cơ chế (các cơ chế
mới chỉ là những giả thuyết) do vậy viêm đại tràng mạn người ta mới chỉ điều trị
ổn định chứ chưa điều trị khỏi được hoàn toàn.
4. Giải phẫu bệnh lý:
+ Đại thể: (2 loại tổn thương)
- Tổn thương viêm:
Trên đại thể người ta thường thấy có các hình ảnh: niêm mạc xung huyết,
các mạch máu cương tụ thành từng đám, hoặc niêm mạc đại tràng bạc màu, mất độ
láng bóng. Tăng tiết nhầy ở vùng niêm mạc bị tổn thương viêm. có thể thấy hình
ảnh những chấm chảy máu rải rác ở niêm mạc đại tràng.
- Tổn thương loét:
Trên đại thể của bệnh viêm đại tràng mạn người ta thấy hình ảnh viêm
thường kèm theo với các ổ loét có thể chỉ là vết xước hoặc trợt niêm mạc, có ổ loét
thực sự sâu, bờ đều mềm mại, ở đáy có nhầy, mủ, máu
+ Vi thể:
- Có hình ảnh viêm mạn tính: lymphoxit, tổ chức bào, tương bào tập trung
hoặc rải rác ở lớp đệm của niêm mạc.
- Các tuyến tăng sinh hoặc thưa thớt.
- Tuỳ theo hình thái bệnh lý có thể thấy.
Tế bào tăng tiết nhầy hoặc teo đét.
Liên bào phủ: tăng sinh hoặc tái tạo không hoàn toàn.
- Có thể thấy tăng tế bào ở lớp đệm.
5. Phân loại:
Có nhiều cách phân loại nhưng đa số ý kiến là nên chia viêm đại tràng mạn
ra làm 3 loại:
+ Viêm đại tràng mạn sau ly amip (hay gặp nhất ở Việt nam)
+ Viêm đại tràng mạn sau ly trực khuẩn.
+ Viêm đại tràng mạn không đặc hiệu.


×