Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đối với Phụ gia thực phẩm hạn chế sử dụng nhập khẩu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.12 KB, 9 trang )

Cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đối với Phụ
gia thực phẩm hạn chế sử dụng nhập khẩu
Thông tin
Lĩnh vực thống kê:
Vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Bộ Y tế
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu
có):
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Cách thức thực hiện:
Qua Bưu điện
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện:
Tất cả
TTHC yêu cầu trả phí, lệ phí:
Tên phí Mức phí Văn bản qui định

1.

Thẩm định hồ sơ
200.000đ/01 sản
phẩm/một lần thẩm định

Quyết định số
80/2005/QĐ-BTC

2.



Phí cấp Giấy chứng
nhận tiêu chuẩn sản
phẩm
50.000 đ /01 sản phẩm/1
lần cấp
Quyết định số
80/2005/QĐ-BTC

Kết quả của việc thực hiện TTHC:
Giấy chứng nhận

Các bước
Tên bước

Mô tả bước

1.

Bước 1: Cơ sở gửi hồ sơ về Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

2.

Bước 2:
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhận hồ sơ, trả giấy biên nhận

Tên bước

Mô tả bước


cho đương sự.
3.

Bước 3:
Cơ quan tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì sau
07 ngày làm việc có công văn yêu cầu cá nhân,doanh nghiệp bổ
sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Hồ sơ bổ sung có dấu
của văn thư ghi ngày nhận hồ sơ bổ sung.

4.

Bước 4:
Tổ chức thẩm xét sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp
lệ và lập phiếu thẩm xét theo qui định trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt.

5.

Bước 5: Trả kết quả cho cơ sở và lưu hồ sơ.


Hồ sơ
Thành phần hồ sơ

1.

1. Bản Công bố tiêu chuẩn sản phẩm.

Thành phần hồ sơ


2.

2. Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành (có đóng dấu), bao gồm
các nội dung: các chỉ tiêu cảm quan (mầu sắc, trạng thái, mùi vị ), chỉ tiêu
chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh về hóa
lý, vi sinh vật, kim loại nặng; Thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm;
Thời hạn sử dụng; Hướng dẫn sử dụng và bảo quản; Chất liệu bao bì và quy
cách bao gói; Quy trình sản xuất.

3.

3. Tiêu chuẩn sản phẩm (Products Specification) của nhà sản xuất hoặc phiếu
kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và
các chỉ tiêu liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập
nước xuất xứ.

4.

4. Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi
nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân); Mẫu có gắn nhãn (nếu có yêu cầu
để thẩm định).

5.

5. Bản sao công chứng của một trong các giấy chứng nhận sau (nếu có):
Chứng nhận GMP (thực hành sản xuất tốt); HACCP (hệ thống phân tích mối
nguy và kiểm soát điểm tới hạn); hoặc giấy chứng nhận tương đương.

6.


6. Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho

Thành phần hồ sơ

cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
7.

7.Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh (có ngành nghề
sản xuất, kinh doanh thực phẩm).

8.

8. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc giấy
chứng nhận Y tế (Certificate of Health) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
của nước xuất xứ đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến

9.

9. Bản sao Hợp đồng thương mại (nếu có).

Số bộ hồ sơ:
02 bộ
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định

1.

Mẫu bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm. (Mẫu số 1 -
Quyết định 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005)
Quyết định số
42/2005/QĐ-BYT


Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định

2.

Mẫu tiêu chuẩn cơ sở. (Mẫu số 2 - Quyết định
42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005)
Quyết định số
42/2005/QĐ-BYT


Yêu cầu
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
Nội dung Văn bản qui định

1.

Điều 33
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm
có đăng ký kinh doanh phải công bố việc áp dụng
Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn ngành theo quy
định của pháp luật; trường hợp công bố tiêu chuẩn cơ
sở thì tiêu chuẩn đó không được thấp hơn tiêu chuẩn
ngành, Tiêu chuẩn Việt Nam.
Pháp lệnh số
12/2003/PL-
UBTV

2.


Các chỉ tiêu tiêu chuẩn vệ sinh bao gồm yếu tố hoá
học, vật lý và vi sinh vật được phép có trong thực
phẩm không được vượt quá giới hạn tối đa cho phép.
Quyết định
46/2007/QĐ-BYT
ng

Nội dung Văn bản qui định

3.

a) Phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử
dụng của Việt Nam nhưng được phép sử dụng ở nước
sản xuất hoặc có trong danh mục Codex, Bộ Y tế (Cục
An toàn vệ sinh thực phẩm) sẽ xem xét trong trường
hợp cụ thể để cho phép công bố tiêu chuẩn sản phẩm
hoặc chỉ được nhập khẩu chuyến như đối với chất
ngọt tổng hợp
b) Đối với chất ngọt tổng hợp:
- Nếu ở dạng đã phối trộn, bao gói nhỏ để sử dụng
một lần: thương nhân công bố tiêu chuẩn như đối với
phụ gia thực phẩm được phép sử dụng ở Việt Nam.
- Nếu ở dạng bao gói nhằm sử dụng nhiều lần: thương
nhân chỉ được nhập khẩu từng lô theo giấy uỷ thác
nhập khẩu của nhà sản xuất thực phẩm ăn kiêng (dùng
cho người bị bệnh, người béo phì, không muốn béo)
hoặc khi có hợp đồng với những nhà sản xuất thực
phẩm ăn kiêng. Lần nhập khẩu tiếp theo, thương nhân
phải có hoá đơn hoặc chứng từ chứng minh chỉ bán
cho nhà sản xuất thực phẩm ăn kiêng và nhằm mục

đích khác
Quyết định số
42/2005/QĐ-BYT

4.

Điều 6: Điều kiện cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu
phụ gia thực phẩm:
- Phụ gia thực phẩm phải đảm bảo đúng chủng loại
Quyết định số
928/2002/QĐ-BY

Nội dung Văn bản qui định

dùng cho thực phẩm, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng.
- Phụ gia thực phẩm phải có nhãn sản phẩm bằng
tiếng Việt, trên nhãn có ghi hướng dẫn sử dụng và các
nội dung theo quy định. Trường hợp xé lẻ, đóng gói
lại, cửa hàng phải tuân thủ quy định về nhãn thực
phẩm.
5.

Điều 35
1. Thực phẩm đóng gói sẵn phải được ghi nhãn thực
phẩm. Nhãn thực phẩm phải ghi đầy đủ, chính xác, rõ
ràng, trung thực về thành phần thực phẩm và các nội
dung khác theo quy định của pháp luật; không được
ghi trên nhãn thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào về
thực phẩm có công hiệu thay thế thuốc chữa bệnh.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm

đóng gói sẵn trên lãnh thổ Việt Nam phải ghi nhãn
thực phẩm trước khi xuất xưởng thực phẩm.
3. Nhãn thực phẩm phải có các nội dung cơ bản sau
đây:
a) Tên thực phẩm;
b) Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất thực phẩm;
c) Định lượng của thực phẩm;
d) Thành phần cấu tạo của thực phẩm;
đ) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của thực phẩm;
e) Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản
Pháp lệnh số
12/2003/PL-
UBTV

Nội dung Văn bản qui định

thực phẩm;
g) Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng thực
phẩm;
h) Xuất xứ của thực phẩm.
6.

Điều 9
3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn
chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung
bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện
những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ
nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng
tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn
gốc.

Nghị định số
89/2006/NĐ-CP n


×