Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chấn thương xuyên do vật sắc nhọn ở trẻ em docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.41 KB, 5 trang )

Chấn thương xuyên do vật sắc
nhọn ở trẻ em

Chấn thương xuyên do vật sắc nhọn (có thể là dao, kéo, mảnh kính vỡ, que
nhọn hay thậm chí là đầu ngòi bút) là một trong những chấn thương hay xảy ra ở
trẻ em.
Hoàn cảnh xảy ra tai nạn cũng rất phong phú như xảy ra trong cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày, trẻ em nghịch dao kéo tự chọc vào mắt, trẻ chơi đùa chọc vào
mắt nhau. Cũng có trường hợp chấn thương xảy ra do đánh nhau.
Một số trường hợp ở trẻ em, sau chấn thương có thể bị bỏ quên do trẻ chỉ
thấy đau thoáng qua, sau đó trẻ lại chơi đùa bình thường, không thấy chói, chảy
nước mắt. Sau một thời gian, hoặc mắt bị viêm âm ỉ hoặc nhiễm trùng, gia đình
mới phát hiện ra và đưa trẻ đi bệnh viện. Những trường hợp muộn thường gây khó
khăn cho quá trình điều trị để lấy lại được thị lực cho trẻ.
Mỗi vật gây nên chấn thương có thể gây ra những tổn thương khác nhau về
hình dạng và nguy cơ gây nhiễm trùng cũng khác nhau. Vì vậy khi trẻ đến khám
cần được hỏi kỹ hoàn cảnh xảy ra chấn thương để có cơ sở pháp lý và giúp cho
quá trình điều trị.
Chấn thương xuyên do vật sắc nhọn có thể xuyên qua mi vào bên trong
nhãn cầu hoặc xuyên trực tiếp vào nhãn cầu. Tổn thương trên nhãn cầu có thể ở
giác mạc hoặc củng mạc. Khi tác nhân vào sâu bên trong nhãn cầu sẽ gây các tổn
thương như rách, kẹt mống mắt, chảy máu, đục vỡ thể thuỷ tinh, xuyên vào dịch
kính…


Ảnh hưởng của chấn thương xuyên do vật sắc nhọn đến thị lực của trẻ
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
- Lứa tuổi của trẻ khi xảy ra chấn thương. Trẻ nhỏ khi bị chấn
thương dễ xảy ra nhược thị hơn người lớn.
- Độ lớn của vật gây ra chấn thương, vật gây ra chấn thương càng
lớn, càng xuyên vào sâu làm tổn thương nhiều đến nhãn cầu càng để lại nhiều ảnh


hưởng.
- Vị trí của tổn thương, ở trung tâm của giác mạc ảnh hưởng nhiều
đến thị lực hơn là các vùng khác
- Mức độ xuyên và các tổn thương của mống mắt, thể thuỷ tinh
làm ảnh hưởng thêm đến thị lực
- Thời gian được sơ cứu và xử trí thực thụ
- Sau chấn thương có bị nhiễm trùng hay không.
Thái độ xử trí và phòng bệnh
Khi gặp chấn thương xuyên nhãn nhãn cầu do vật sắc nhọn cần chuyển đến
trung tâm nhãn khoa càng sớm càng tốt. Sau chấn thương mắt cần được băng để
tránh đè ép có thể gây phòi tổ chức nội nhãn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tốt
nhất là được băng bằng miếng plastic băng mắt. Có thể tra thuốc kháng sinh dạng
nước vào mắt. Không được sử dụng thuốc mỡ. Dùng thuốc giảm đau và an thần
cho trẻ để tránh kích thích và đau đớn.
Phòng bệnh: giáo dục trẻ sử dụng những vật an toàn. Tập cho trẻ có thói
quen sử dụng kính bảo hộ trong lao động Đối với những trẻ ở trong lứa tuổi nhà
trẻ và mẫu giáo tránh không cho trẻ chơi với những đồ chơi sắc nhọn. Giáo dục
cho trẻ tránh những hành vi bạo lực


×