Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

kế toán kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ xnk trân châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.82 KB, 79 trang )

TRƯỜNG TCCN TIN HỌC VIỄN THÔNG VIỆN KẾ TOÁN – QUẢN TRỊ
ĐỒNG NAI DOANH NGHIỆP
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Giáo Viên Hướng Dẫn: Nguyễn Bá Sinh
Sinh Viên: LÊ VIÊN BẢO NGỌC
Lớp: 08TDN14
Nhóm: 11
Niên Khóa: 2008 – 2010
 2010 
ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP
KHẨU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XNK TRÂN CHÂU
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
TRƯỜNG TCCN TIN HỌC VIỄN THÔNG VIỆN KẾ TOÁN – QUẢN TRỊ
ĐỒNG NAI DOANH NGHIỆP
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Giáo Viên Hướng Dẫn: Nguyễn Bá Sinh
Sinh Viên: LÊ VIÊN BẢO NGỌC
Lớp: 08TDN14
Nhóm: 11
Niên Khóa: 2008 – 2010
 2010 
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 2
KẾ TOÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÂN CHÂU

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP








































Tp.HCM,ngày tháng năm2010

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
2010
Ký tên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG
DẪN






































Tp.HCM,ngày tháng năm2010

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
2010

Ký tên

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP






































Tp.HCM,ngày tháng năm2010

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
2010
Ký tên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG
DẪN






































Tp.HCM,ngày tháng năm2010


Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
2010
Ký tên
LỜI CẢM ƠN
Các bạn có nghĩ khi hoàn thành bài báo cáo này là một thành
công không? Theo tôi đó không những là thành công mà còn là sự khởi
đầu con đường đời của tôi. Bởi ở đây tôi giảm dần khoảng cách giữa lý
thuyết và thực hành, biết vận dụng những gì mình học được vào thực tiễn
để hoàn thành bài báo cáo này. Và đây không chỉ là sự nỗ lực của bản
thân mà có nhữg lời động viên chân thành của những người thân yêu.
Đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể giảng viên của
trường TCCN Tin Học Viễn Thông Đồng Nai_ Viện Kế Toán Quản Trị
Doanh Nghiệp đã cho tôi những kiến thức quý báo ,những lời chỉ dạy tận
tình … đế tôi đi vào thực tế với sự tự tin cao để hoàn thành kỳ thực tập
với kết quả cao .
Kế đến tôi cũng gởi lời cảm ơn chân thành đến Giám đốc , toàn
thể Cán bộ công nhân viên trong Công ty Trân Châu và không thể không
nhắc đến chú Lâm - Kế toán trưởng đã chỉ dẫn ,giúp đỡ ,khi làm báo
cáo .Các cô chú đã cho tôi những bài học và kinh nghiệm thực tiễn quý
gía để bài viết tôi thêm sinh động
Để không phụ lòng các thay cô cà các cô chú tôi hứa sẽ có gắng
nhiều hơn nửa để trao dồi kiến thức của mình và hoàn thiện kỹ năng hơn
nữa. Cuối cùng xin gởi những lòi chúc sức khỏe và hạnh phúc đến thầy
cô và toàn thể công ty Trân Châu.,
Xin chân thành cảm ơn !
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010
Ký tên
Lê Viên Bảo Ngọc
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp


SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
Phụ Lục
 XK: Xuất khẩu
 NK: Nhập khẩu
 XNK: Xuất nhập khẩu
 UTXK: Ủy thác xuất khẩu
 UTNK: Ủy thác nhập khẩu
 NSNN: Ngân sách nhà nước
 TTĐB: Thuế tiêu thụ đặc biệt
 GTGT: Thuế giá trị giá tăng
 TNK: Thuế nhập khẩu
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ XNK TRÂN CHÂU

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY:
Cùng với chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường, từng bước phát triển và
hội nhập với nền kinh tế chung của khu vực và thế giới. Việc giao dịch, trao đổi, mua
bán hàng hóa trong nước và ngoài nước diễn ra thường xuyên, tạo đà phát triển cho
nền kinh tế của đất nước.
Thành lập ngày 05/03/2000 theo quyết định số 333/TM-TCCB. Nơi cấp: Sở Kế
Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh.
Công ty CP TM DV XNK Trân Châu là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách
pháp nhân, tự chủ về mặt tài chính, có tài khoản tiền VNĐ và ngoại tệ tại ngân hàng,
có con dấu riêng. Công ty hoạt động theo luật pháp của nước CộngG Hòa Xã Hội Chủ

Nghĩa Việt Nam và theo điều lệ tổ chức của công ty
Tên đầy đủ: Công Ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Trân
Châu.
Tên tiếng Anh: PEARL TRADING SERVICES AND IMPORT EXPORT JOINT
STOCK CORPORATION
Tên giao dịch nước ngoài: PEARL CORP.
Trụ sở làm việc: 137, Quốc lộ 13, Phường 25, Quận Bình Thạnh
Điện thoại: 84-8-3511 3934
E-mail:
Fax : 84-8-35113972
Ngành nghề kinh doanh: mua hàng nông sản trong nước để xuất khẩu và bán
trong nước như nghệ, quế, cà phê, tiêu, … sản xuất, sơ chế một số mặt hàng nông sản
Nhập khẩu một số thiết bị điện tử, máy móc
Dịch vụ xuất khẩu và nhiều hoạt động thương mại khác
1. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của công ty:
a. Chức Năng :
Trực tiếp xuất khẩu và nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu của địa
phương, các nhóm: lâm sản, thủ công mỹ nghệ.
Trực tiếp xuất khẩu và nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng: nguyên liệu, vật tư
hàng hóa, nông sản.
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
Trực tiếp đầu tư vốn cho các ngành và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm thu
hút đầu tư nước ngoài, phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương, làm dịch vụ
XNK cho các đơn vị trong và ngoài tỉnh, làm công tác XNK.
b . Nhiệm vụ :
Xây dựng và tổ chức quy chế hiện hành để thực hiện mục đích và nội dung hoạt
động của Công ty.
Tự tạo nguồn vốn, bảo toàn vốn đảm bảo tự trang trải về tài chính sản xuất kinh

doanh có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phục vụ việc phát triển kinh tế và xuất khẩu
của đất nước, quản lý và sử dụng theo đúng chế độ và có hiệu quả các nguồn vốn đó.
Nghiên cứu khả năng sản xuất nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để cải
tiến và ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trong nước, nhu cầu xuất khẩu.
Tuân thủ các chính sách chế độ luật pháp của nhà nước và liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh
tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản khác mà Công ty đã ký kết.
Quản lý chỉ đạo các đơn vị thuộc Công ty theo quy chế hiện hành của Nhà
Nước, của Bộ thương mại.
c . Quyền hạn:
Tổ chức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trên phạm vi toàn quốc.
Đảm bảo đời sống cho công nhân viên của công ty với một mức lương hợp lý cùng chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn từ đó khuyến khích tạo điều kiện
cho nhân viên làm việc tốt hơn.
Thực hiện các cam kết trong hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh
doanh của công ty trong và ngoài nước.
Hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, tuân thủ các chính sách, chế độ
quản lý kinh tế, quản lý nhập khẩu và giao dịch đối ngoại của Nhà nước.
2. Công tác tổ chức quản lý của công ty
2.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý :
Hiện nay, bộ máy của Công ty Trân Châu được tổ chức theo kiểu trực tuyến
chức năng. Giám đốc có quyền hạn cao nhất và chịu trách nhiệm chung trong công tác
quản lý của toàn công ty, mọi cán bộ công nhân viên chấp hành tuyệt đối và chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động của mình trước giám đốc.
Để đảm bảo cho đồng bộ sản xuất kinh doanh, công ty tổ chức thành các phòng ban:
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hồn chỉnh trung cấp
Phòng kế tốn tài chính

Phòng Hành chính
Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu
Bộ phận sản xuất
Sơ đồ:
2.2. Chức năng :
• Giám đốc :
- Là người đứng đầu cơng ty, có quyền quyết định, điều hành trực tiếp và chịu trách
nhiệm cao nhất tồn bộ mọi hoạt động kinh doanh của cơng ty theo pháp lệnh, chi định
của Nhà nước.
- Là người đại diện tồn quyền của cơng ty trong mọi hoạt động kinh doanh, đứng ra
ký kết các hợp đồng kinh tế trong và ngồi có liên quan tới hoạt động kinh doanh của
cơng ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động đó.
- Có quyền ra quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán
bộ cơng nhân viên dưới quyền theo đúng pháp luật quy định.
• Phó giám đốc:
Là người giúp giám đốc điều hành, khi cần có thể thay giám đốc giải quyết các
cơng việc khi giám đốc đi vắng, uỷ quyền của giám đốc và nằm trong phạm vi quyết
định nào đó.
• Bộ phận kế tốn:
Cơ cấu nhân sự :
Phòng kế tốn hiện có 4 người .
Do kế toán trưởng điều hành dưới sự chỉ đạo của Giám đốc.
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 9
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị
(Kiêm Giám Đốc)
Bộ Phận Kế Tốn
Phó Giám Đốc
Bộ Phận Sản Xuất
Bộ Phận Hành Chính

Bộ Phận Kinh Doanh
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
Chức năng:
- Có nhiệm vụ tổ chức công tác tài chính kế toán, báo cáo kịp thời tình hình hoạt
động tài chính của công ty và quản lý sổ sách kế toán, đảm bảo an toàn tài sản của
công ty. Đồng thời giúp giám đốc nắm chắc tình hình về vốn, công nợ của công ty để
có biện pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong kinh doanh.
- Hạch toán kế toán, xác định kết qủa kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính của
công ty.
- Thực hiện đúng các chế độ, chính sách kế toán do Bộ tài chính và Nhà nước ban
hành. Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của công ty dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của giám đốc.
• Bộ phận kinh doanh :
Cơ cấu nhân sự: 6 ngươì.
Nhân viên nghiệp vu :4nguơì
Nhân viên Giao nhận :2 nguơì
Chức năng:
+ Có trách nhiệm triển khai, lập kế hoạch về luân chuyển hàng hóa, các phương án
kinh doanh trong năm. Mở rộng khai thác thị trường tiêu dùng và mạng lưới kinh
doanh của công ty.
+ Tổ chức tiếp thị, quảng các, thu thập thông tin giá cả và nhu cầu của thị trường, mở
rộng các điểm mua bán hàng hóa nhằm chiếm lĩnh thị trường và thu hút khách hàng.
+ Thực hiện giao dịch, lên đơn đặt hàng, triển khai các chương trình quảng cáo,
khuyễn mãi của công ty, giao dịch với khách hàng.
+ Thiết lập và thanh lý các hợp đồng ngoại thương
• Bộ phân hành chính :gồm 2 người
Quản lý các loại công văn giấy tờ ,hồ sơ của cán bộ công nhân viên và của công
ty.chịu trách nhiệm về cácthủ tục hành chính ,văn phòng công văn đến ,đi con dấu của
công ty,quản lý đồ dùng văn phòng .liên hệ chặt chẽ với các tổ chức lao động để giải
quyết các vân đề về chính sách lương đời sống ,tinh thần cho cán bộ công nhân viên

• Bộ phận sản xuất :có trách nhiệm sản xuất ra sản phảm để tiêu thụ,thực hiện
sơ chế ,là một bộ phận quan trọng trong cong tác sản xuất
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY:
1. Chức năng, nhiệm vụ, bộ máy kế toán của công ty :
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: phụ trách lĩnh vực tài chính kế toán, có
quyền cao nhất trong phòng kế toán, chịu trách nhiệm trong việc điều hành công tác kế
toán tại công ty và lên sổ sách hạch toán tổng hợp. Tham mưu cho giám đốc về việc
lập kế hoạch tài chính, sử dụng vốn trong kinh doanh, chính sách kế toán và soan thảo
văn bản có liên quan đến ngân hàng. Đặc biệt chịu trách nhiệm về tình hình tài chính,
công nợ, tài sản, vật tư, thiết bị … của công ty.
- Thủ quỹ : Có trách nhiệm quản lý tài chính, thanh toán lương cho nhân viên, mọi
khoản thu chi của công ty nhưng phải có sự đồng ý của giám đốc hoặc kế toán trưởng.
- Kế toán ngân hàng:theo dõi tình hình nhập xuất tiền gởi ngân hàng,kinh doanh
ngoại tệ ,giao dịch với ngân hàng để làm các thủ tục xuất nhập khẩu
- Kế toán vật tư hàng hóa :theo dọi tình hình nhập xuất vật tư hàng hóa
2. Hình thức tổ chức, cơ cấu bộ máy kế toán của công ty :
Căn cứ vào quy mô kinh doanh và nhiệm vụ của mình, Công ty Trân Châu Tổ chức
công tác kế toán theo hình thức tập trung. Tất cả các công việc kế toán như phân loại
chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ cái và sổ chi tiết, lập
báo cáo, thông tin kinh tế … đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán của công
ty. Hình thức này giúp cho kế toán trưởng giám sát, kiểm tra các vận hành kế toán, báo
cáo thông tin kế toán kịp thời.
3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty : Công ty Trân châu sử dụng hình
thức sổ sách kế toán “Nhật ký chung”
Hàng ngày căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã được phản ánh
trên các chứng từ, kế toán kiểm tra tính chất hợp pháp hợp lệ của các chứng từ để ghi
vào nhật ký chung. Với các đối tượng cần phản ánh, theo dõi chi tiết phải ghi vào sổ

chi tiết.
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 11
Kế Toán Trưởng Kiêm Kế Toán Tổng
Hợp
Kế Toán Vật tư hàng hóa Kế toán ngân hàng,thủ quỹ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
Căn cứ vào số liệu đã ghi vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái. Cuối tháng
cộng sổ ké toán làm căn cứ lập bảng cân đối số phát sinh từ đó dùng làm căn cứ lập
báo cáo tài chính.
4. Hệ thống chứng từ kế toán tại công ty: Đúng với quy định của Bộ tài chính.và
bộ thương mại: báo nợ, báo có,phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ,hóa đơn
GTGT,hợp đồng thương mại ,phiếu thu,phiếu chi….
5. Các phương pháp kế toán cơ bản đang được thực hiện tại công ty :
- Chế độ kế toán đang áp dụng :Chế độ kế toán doanh nghiệp(từ 1/01 đến 31/12)
- Phương pháp kế toán tài sản cố định :
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ : Theo nguyên giá
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ : Theo phương pháp khấu hao đường
thẳng.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho :
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho : Hàng tồn kho được ghi nhận theo
giá gốc.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : Theo phương pháp
bình quân gia quyền cuối kỳ.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
- Phương pháp tính thuế GTGT : Theo phương pháp khấu trừ.
6. Hệ thống báo cáo tài chính của công ty : Báo cáo theo chuẩn mực kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Bảng cân đối kế toán

- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng cân đối số phát sinh
- Bảng tổng hợp thanh toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
7. Tình hình hoạt động kinh doanh của những năm trước và phương hướng
kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo:
Các thông số tài chính của Công ty
Chỉ tiêu Công thức Năm 2006 Năm 2007
Năm
2008
1.Khả năng thanh toán HT TSLĐ/NNH 1.0 1.0 1.1
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
2.Khả năng thanh toán N (TSLĐ-
HTK)/NNH
0.6 0.7 0.7
3.ROA-khả năng sinh lợi
TS
LNR/ Tổng TS
1.9 2.0 2.3
4.ROE-danh lợi VSH LNR/VCSH 34.9 30.0 27.5
Thông qua bảng các thông số tài chính của Công ty ta thấy khả năng sinh lợi của
tài sản qua trong 3 năm 2006-2008 là luôn tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2006 là
1.9% nhưng đến năm 2008 đạt 2.3% chứng tỏ Công ty đang sử dụng tốt nguồn vốn của
mình và kết quả kinh doanh luôn khả quan và tăng dần qua các năm. Do Công ty đầu
tư lớn vào các khoản đầu tư dài hạn nên nguồn vốn tích luỹ giảm dần khiến khả năng
sinh lợi từ nguồn vốn CSH giảm từ 34.9% năm 2006 chỉ còn 27.5% năm 2008. Hiện
nay Công ty đang nghiên cứu phát hành cổ phiếu thêm 3.5 tỷ đồng để huy động nguồn
vốn kinh doanh cho Công ty trong thời gian đến nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy

mạnh quá trình hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
Phương hướng kinh doanh của công ty trong những năm tới là mở rộng hơn nữa
phạm vi kinh doanh, mở thêm chi nhánh ở các tỉnh. Cạnh tranh với các nhãn hiệu bạc
đạn khác, nâng cao chất lượng hàng hóa, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tăng cường công
tác tiếp thị, quảng cáo, khuyễn mãi để phát triển hơn nữa nhằm nâng cao lợi nhuận
và thu hút khách hàng tiềm năng.
Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
I. TỔNG QUAN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU:
1. Thương mại quốc tế là gì?
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ quan biên giới quốc gia hoặc
lãnh thổ. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP. Mặc dù
thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, tầm quan trong kinh tế, xã hội
và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại
quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn
cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường thương
mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
Thương mại quốc tế với tư cách là một khoa học cũng là một nhánh của kinh tế học.
Thương mại quốc tế hợp cùng tài chính quốc tế tạo thành ngành kinh tế học quốc tế.
2. Kinh doanh xuất nhập khẩu:
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán hàng hoá của doanh nghiệp
Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài theo hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt
động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá. Đối tượng của hoạt động
xuất nhập khẩu là các loài hàng hoá phù hợp với ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng
kí kinh doanh trừ những mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất nhập khẩu và những
mặt hàng tạm ngừng xuất nhập khẩu.Các doanh nghiệp có thể tiến hành xuất nhập khẩu theo
phương thức trực tiếp (trực tiếp quan hệ, giao dịch, kí kết hợp đồng, thanh toán…)hay phương

thức uỷ thác hoăc kết hợp cả trực tiếp cả uỷ thác.
3. Nội dung của Incoterms 2000:
3.1. Khái niệm:
Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms - Các điều khoản thương mại
quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên
toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các
bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.
Incoterm quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên: Ai sẽ
trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu
trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển thời điểm
chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá.
Incoterm 2000 là phiên bản mới nhất của Incoterm, được Phòng thương mại Quốc tế
(ICC) ở Paris, Pháp chỉnh lý và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2000.
3.2. Về cấu tạo toàn bộ :
Incoterms 2000 chia làm 13 điều kiện dựa trên căn cứ vào mức độ trách nhiệm cuủa
người bán đối với người mua. Theo đó, 13 điều kiện trên được chia làm bốn nhóm: E,F,C,D
với mức độ tăng dần trách nhiệm của ngừoi bán với người mua . Cụ thể :
* Nhóm E ( một điều kiện ) :
1. EXW ( Ex Works ): Giao tại xưởng
Điều kiện của nhóm : Người bán có nghĩa vụ đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người
mua ngay tại xưởng của người bán
* Nhóm F ( ba điều kiện ) :
1. FCA (Free Carrier): Giao cho người chuyên chở .
2. FAS (Free Alongside Ship): Giao dọc mạn tàu .
3. FOB (Free On Board): Giao trên tàu.
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
Điều kiện của nhóm: Người bán phải giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ
định.

* Nhóm C ( bốn điều kiện ):
1. CFR ( Cost and Freight ) : Tiền hàng và Cước phí .
2. CIF ( Cost, Insuranse and Freight ): Tiền hàng, Phí bảo hiểm và Cước phí.
3. CPT ( Carriage Paid To ) : Cước phí trả lời .
4. CIP ( Carriage and Insurance Paid To ): Cước phí và bảo hiểm trrả lời.
Điều kiện của nhóm: Người bán phải ký kết một hợp đồng vận tải nhưng không phải chịu
rủi ro về mất mát ,hư hỏng hàng hóa và chi phí khác phát sinh do tình huống khác xảy ra sau
khi hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở .
* Nhóm D ( năm điều kiện ) :
1. DAF (Deliverd At Frontier): Giao tại biên giới .
2. DES (Deliverd Ex Ship): Giao tại tàu .
3. DEQ (Deliverd Ex Quay): Giao tại cầu cảng .
4. DDU (Deliverd Duty Unpaid): Giao hàng thuế chưa trả.
5. DDP (Deliverd Duty Paid): Giao hàng thuế đã trả .
Điều kiện của nhóm: Người bán phải chịu mọi chi phí và rủi ro đối với việc đưa hàng hóa
tới nơi đến .
Như vậy, INCOTERMS 2000 đã phân chia thứ tự các nhóm theo nghĩa vụ tăng dần của
người bán với người mua. Trong thực tiễn của thương mại quốc tế ,thông thường bên bán
thường áp dụng điều kiện FOB, còn bên mua thường áp dụng điều kiện CIF nhằm bảo đảm
cho lợi ích của mình, hạn chế rủi ro xuống thấp nhất .
II. KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TRỰC TIẾP:
1. Kế toán xuất khuẩu trực tiếp:
1.1. Khái niệm:
Kinh doanh XK trực tiếp là hoạt động trao đổi hàng hóa ,dịch vụ giữa các tổ chức ,cá nhân
việt nam (nhà XK ) với các tổ chức cá nhân bở nước ngoài (nhà NK)thông qua mua bán.Sự
trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về
kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của các quốc gia dựa trên nền tảng lý
thuyết là quy luật lợi thế so sánh. Kế toán xuất khẩu hàng hóa là phương pháp kế toán theo
dõi và phản ánh các giao dịch liên quan đến hai chủ thể trong và ngoài nước.
Hàng hóa dùng để xuất khẩu:chủ yếu là những mặt hàng có thế mạnh trong nước ,có lợi

thế so sánh so với hàng hóa cùng loại của các nước khác.Đối với Việt Nam hàng hoa xuất
khẩu thông thường là các mặt hàng thuộc nhóm nghanh thủ công mỹ nghệ truyền thống (như
mây ,đây,tre ,đan ,thêu….);nhóm nghành khai thác và sản xuất(dầu khí,khí đốt…);nhóm
nghành chế biến nông lâm sản và khoán sản(cà phê ,điều,tiêu ,…).
Vai trò:
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
Xuất khẩu góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,thúc đẩy sản xuất phát triển.
Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
Xuất khẩu có tác dụng tích cự vào việc giải quyết việc làm và cải thiện đời sống của nhân
dân.
Xuấ khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ đối ngoại của nước ta
1.2. Một số quy đinh về xuất khẩu háng hóa:
Trường hợp áp giá tính thuế theo hợp đồng :hàng hóa xuất khuẩ theo hợp đồng mau bán
ngoại thương, có đầy đủ các nội dung theo quy định của Luật thương mại (trừ các mặt hàng
thuộc danh mục mặt hàng Nhà Nước quản lý giá tính thuế)thì giá tính thuế là giá bán cho
khách hàng tại cửa khảu (giá FOB),không bao gồm phí bảo hiểm cà chi phí vận tải.
Đối với một số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng Nhà Nước quản lý giá tính thuế là giá
theo bảng giá của Bộ Tài Chính quy định.Trướng hợp gí tính thuế trên hợp đồng ngoại thương
cao hơn giá quy định tại Bảng giá của Bộ Tài Chính thí tính giá theo hợp đồng.
Điều kiện xác định là hàng hóa đã xuất khẩu:hàng hóa được coi là xuất khẩu nếu có đầy
đủ các hồ sơ, chứng từ chứng minh là hàng thực tế xuất khẩu, bao gồm :hợp đồng mua bán
hàng hóa ,tờ khai hải quan về hàng hóa xuất khẩu có xác nhận hàng đã xuất khẩu của cơ quan
Hải quan.
Hàng hóa ,dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ
các điều kiện như sau:
 Hợp đồng bán hàng hóa ,gia công hàng hóa (đối với trường hợpgia công hàng
hóa),cung ứng dịch vụ cho tổ chức ,cá nhân nước ngoài .Đối với trường hợp ủy thác xuất
khẩu là hợp đồng ủy thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khuẩ (trường

hợp đã kết thúc hợp đồng)hoạc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên ủy thác xuất
khẩu và bên nhận ủy thác xuất khuẩ,trong đó có ghi rõ:
• Số lượng chủng loại sản phẩm ,trị giá hàng ủy thác đã xuất khẩu.
• Số ,ngày hợp đồng xuất khuẩ của bên nhận ủy thác xuất khẩu đã ký với nước ngoài .
• Số ,ngày ,số tiền ghi trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng với nước ngoài của bên
nhận ủy thác xuất khẩu.
• Số,ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của bên nhận ủy thác xuất khẩu.
 Tờ khai Hải quan về hàng hóa xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan đã xuất
khẩu
.Đối vói trường hợp ủy thác xuất khẩu phải có đầy đủ các chứng từ như phần nêu trên. Hàng
hóa ,dịch vụ xuất khẩu thanh toán theo quy định sau đây:
• Hàng hóa ,dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng hoặc được coi là thanh
toán qua ngân hàng như :cấn trừ vào khoản tiềnvay nợ nước ngoài của cơ sở kinh doanh khi
có đủ điều kiện,hồ sơ,thủ tục theo quy định hiện hành.
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
• Các trường hợp thanh toán theo quy định của Chính phủ. Hóa đơn GTGT bán hàng
hóa ,dịch vụ hoặc xuất trả hàng gia công cho nước ngoài ,doanh nghiệp chế xuất
1.3. Chứng từ hạch toán:
• Hóa đơn thương mại(Commercial Invoice)
• Vận đơn đường biển (Bill of lading-B/l) hoặc đường hàng không (Bii of air-B/A)
• Chúng từ bảo hiểm,có thể là đơn bảo hiểm(Insurance Policy) hoặc chứng nhận bảo
hiểm (Insurance Certificate)
• Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quanlity)
• Giấy chứng nhận số lượng /trọng lượng(Cetificate of Quantity/Weight)
• Giấy chứng nhận xuất xứ(Cetificate of Original)
• Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hóa nông sản,thực phẩm
• Phiều đóng gói(packinh list)
• Phiếu thu.phiếu chi

• Hóa đơn GTGT…
1.4. Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá trực tiếp, kế toán sử dụng các tài khoản như:
+ Tài khoản 157 "Hàng gửi đi bán": Tài khoản này dùng để ghi chép, phản ánh trị giá hàng
hoá gửi đi xuất khẩu, chưa được xác định là tiêu thụ.
+ Tài khoản 156 "Hàng hoá": Tài khoản này dùng để ghi chép, phản ánh trị giá hàng xuất kho
chuyển đi xuất khẩu.
+ Tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán": Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của hàng
xuất khẩu được xác định là tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản này không có số dư và có thể mở chi
tiết theo từng mặt hàng, từng thương vụ tuỳ theo yêu cầu cung cấp thông tin và trình độ cán
bộ kế toán cũng như phương tiện tính toán của từng doanh nghiệp.
+ Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ": Tài khoản này dùng để ghi chép,
phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu. Tài khoản này có thể mở chi tiết theo từng loại doanh thu
tuỳ theo phương thức xuất khẩu như: doanh thu xuất khẩu trực tiếp, doanh thu xuất khẩu uỷ
thác, doanh thu dịch vụ xuất khẩu
+ Tài khoản 131 "Phải thu của khách hàng": Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình.thanh
toán tiền hàng xuất khẩu của nhà nhập khẩu nước ngoài.
Các tài khoản này có kết cấu và nội dung phản ánh giống như đối với các doanh nghiệp
thương mại nội địa, đã trình bày ở nghiệp vụ bán hàng trong nước ở trên.
Ngoài ra, kế toán xuất khẩu trực tiếp hàng hoá trong các doanh nghiệp thương mại sử
dụng một số tài khoản khác như: 111, 112, 333, 635, 515, 007, 413
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
Tài khoản 511”doanh thu”
-Số thuế tiệu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu
theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên
hàng hóa ,dịch vụ đã cung cấp cho khách
hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ
kế toán.

- Trí giá chiết khấu thương mại.
- Trị giá khoản giảm giá,hàng bán trả lại.
- Kết chuyển vào tk “911”.
-Doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm
doanh thu bán hàng hóa sản phảm của doanh
nghiệp đã thực hiện trong kỳ.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh có
Tài koản 632 “giá vốn hàng bán”
Giá vốn hàng đã bán .
Lập dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho.
Hoàn nhập khoản dự phòng.
Kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả
kinh doanh.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh có
1.5. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
 Trường hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Khi xuất kho hàng chuyển đi xuất khẩu, căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,
kế toán ghi:
Nợ TK157: Trị giá thực tế của hàng gửi đi xuất khẩu
Có TK156(1561): Trị giá thực tế của hàng xuất kho
- Trường hợp hàng mua được chuyển thẳng đi xuất khẩu, không qua kho, kế toán ghi:
Nợ TK157: Giá mua chưa thuế GTGT của hàng chuyển thẳng đi xuất khẩu
Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào đựơc khấu trừ
Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng mua
- Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành các thủ tục xuất khẩu, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu,
xác nhận về số lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu, doanh nghiệp lập Hoá đơn GTGT
và căn cứ vào đó kế toán ghi các bút toán sau:
<1> Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu:
Nợ TK1112, 1122, 131: Tổng số tiền hàng xuất khẩu đã thu hay phải thu theo tỷ giá
thực tế

Có TK511: Doanh thu hàng xuất khẩu theo tỷ giá thực tế
- Trường hợp tiền hàng xuất khẩu đã thu bằng ngoại tệ, kế toán sẽ đồng thời ghi:
Nợ TK007: Số nguyên tệ thực nhận
<2> Phản ánh trị giá mua của hàng đã hoàn thành việc xuất khẩu:
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
Nợ TK632: Trị giá vốn của hàng xuất khẩu
Có TK157: Trị giá hàng chuyển đi đ. hoàn thành xuất khẩu
<3> Phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp:
Nợ TK511(5111): Ghi giảm doanh thu
Có TK333(3333 - Thuế xuất khẩu): Số thuế xuất khẩu phải nộp
- Khi nộp thuế xuất khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK333(3333 - Thuế xuát khẩu): Số thuế xuất khẩu đã nộp
Có TK1111, 1121, 311 : Số tiền đã chi nộp thuế
- Trường hợp phát sinh các chi phí trong quá trình xuất khẩu, kế toán sẽ ghi nhận vào chi phí
bán hàng. Cụ thể:
+ Nếu chi phí đã chi bằng ngoại tệ, kế toán ghi:
Nợ TK641: Ghi tăng chi phí bán hàng theo tỷ giá thực tế
Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK1112, 1122, 331 : Số ngoại tệ đã chi theo tỷ giá ghi sổ
Có TK515(hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh
Đồng thời ghi nhận số nguyên tệ đã chi dùng:
Có TK007: Số nguyên tệ đã xuất dùng
+ Nếu chi phí đã chi bằng tiền Việt Nam, kế toán ghi:
Nợ TK641: Ghi tăng chi phí bán hàng
Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK1111, 1121, 331 : Số tiền đã chi
1.6. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ chủ yếu:
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc

Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
Giải thích sơ đồ:
1. Trị giá thực tế hàng xuất gởi đi xuất khẩu chờ làm thủ tục bốc dỡ lên tàu.
2. Thuế xuất khẩu đã nộp.
3. Doanh thu hàng xuất khẩu.
4. Phản ánh thuế xuất khẩu phải nộp .Nộp bổ sung thuế TT ĐB ,thuế xấu khuẩ trong
trường hợp trong kỳ có phát sinh doanh thu hàng xuất khầu và không phát sinh doanh
thu hàng xuất khẩu.
5. Hàng gởi đi xuất khẩu chờ làm thủ tục đã hoàn tất .
6. Hàng xuất khẩu không chờ làm thủ tục.
7. Chiết khấu thương mại ,giảm giá hàng bán.
8. Hàng bán bị trả lại.
9. Nhận tiền của khách hàng nước ngoài thanh toán chi phí ngân hàng và khoản chiết
khấu thanh toán chao khách hàng (nếu có).
10. Doanh thu được hoàn thuế TTĐB ,hoàn thuế xuất khẩu trong trường hợp trong kỳ có
phát sinh doanh thu hàng xuất khẩu va không phát sinh doanh thu hàng xuất khẩu.
 Trường hợp theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Việc hạch toán lưu chuyển hàng hoá trong các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất
-nhập khẩu áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho cũng tương tự
như các doanh nghiệp thương mại nội địa. Cụ thể: trong kỳ, khi hàng hoá đã hoàn thành việc
xuất khẩu, kế toán sẽ tiến hành ghi nhận doanh thu và xác định thuế xuất khẩu phải nộp, sử
dụng các tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ", tài khoản 333(3333 -
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
Thuế xuất khẩu) Các nghiệp vụ ghi nhận trị giá vốn của hàng xuất khẩu sẽ được phản ánh
vào cuối kỳ, sau khi kiểm kê thực tế hàng tồn
2. Kế toán nhập khẩu trực tiếp:
2.1. khái niệm:

Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động của một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Viết Nam
(nhà nhập khẩu) với các tổ chức ,cá nhân ở nước ngoài (nhà xuất khẩu)thông qua mua bán.
Kế toán nhập khẩu hàng hóa là phương pháp kế toán theo dõi và phản ánh các giao dịch
liên quan đến hai chủ thể trong nước và ngoài nước.
Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là những mặt hàng trong nước chưa có hoặc chưa sản xuất
được ,hoặc đã có nhưng không đủ đế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội cả về mặt số
lượng ,chất lượng và thị hiếu …Đối với doanh nghiệp, khái niệm hàng hóa nhập khẩu rất đa
đạng :có thể là các loại máy móc thiết bị ,phương tiện vận tải (nhìn chung là các tài sản cố
định)phục vụ cho hoạt động sản xuất ,kinh doanh của doanh nghiệp,và cũng có thể là các loại
hàng hóa doanh nghiệp nhập khẩu về để kinh doanh thương mại.
Nhập khẩu trực tiếp có thể được tiến hành theo nghị định thư ký kết giữa hai Nhà nước
hoặc có thể nhập khẩu trực tiếp ngoài Nghị định thư theo hợp đồng thương mại ký kết giữa
hai hay nhiều tổ chức buôn bán cụ thể thuộc nước nhập khẩu và nước xuất khẩu.
Nhập khẩu trực trực tiếp gồm 2 giai đoạn:nhập và tiêu thụ hàng hóa .Doanh nghiệp nhập khẩu
trực tiếp được ghi nhận doanh số nhập khẩu và doanh số bán hàng ;các chi phí ,thuế nhập
khẩu được tính vào giá trị vốn hàng nhập khẩu .
Vai trò:
- Nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh thương mại, nó cung cấp
cho nền kinh tế một số nguyên vật liệu chính. Nhập khẩu tác động mạnh mẽ đến sự đổi mới
trong thiết bị và công nghệ sản xuất. Tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
đảm bảo nền kinh tế phát triển cân đối bền vững.
- Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Nhập khẩu vừa
thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào cho sản
xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
- Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu phát triển thể hiện nhập khẩu tạo
đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá
Việt nam ra nước ngoài.
2.2. Chứng từ hạch toán:
• Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

• Vận đơn đường biển(Bii of lading-B/L) hoặc đường hàng khong (BILL of air –B/A)
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
• Chứng từ bảo hiểm,có thể là đơn bảo hiểm(Insurance Policy) hoặc giấy chứng nhận
bảo hiểm (Insurance Certificate)
• Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality)
• Phiếu đóng gói (Parcking list)
• Một số chứng từ cần thiết khác như hối phiếu,tờ khai hải quan…
2.3. Nguyên tắc đánh giá:
Hàng nhập khẩu (nguyên vật liệu, công cụ, tài sản cố định, hàng hóa) được tính giá như
sau:
Trị giá hàng = giá mua ghi + các loại thuế trực tiếp + chi phí mua - các khoản được.
Nhập khẩu trên hóa đơn không hoàn lại hàng phát sinh giảm trừ
Trong đó: Các loại thuế trực tiếp không hoàn lại bao gồm:
• Thuế nhập khẩu:
- Thuế nhập khẩu phải nộp bằng với( =) giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu nhân với(*)
thuế suất thuế nhập khẩu
- Giá tính thuế hàng nhập khẩu là giá được ghi trên hóa đơn,có thể là giá được quy định theo
biểu giá Nhà nước quy định.
• Thuế TTĐB :
Thuế TTĐB phải nộp bằng(=)giá tính thuế TTĐB nhân với(*) thuế suất thuế TTĐB
-Giá tính thuế TT ĐB là bằng giá tính thuế hàng nhập khẩu công (+) với thuế nhập khẩu phải
nộp
• Thuế GTGT:
-Thuế GTGT phải nộp =giá tính thuế GTGT *thuế suất thuế GTGT
-Giá tính thuế GTGT bằng giá tính thuế hàng nhập khẩu cộng (+) thuế nhập khẩu và thuế
TTĐB phải nộp
• Chi phí mua hàng hóa phát sinh có thể bao gòm:
-Chi phí bào hiểm.

-Chi phí vận chuyển
-Chi phí nâng hạ ,kiểm đếm.
-Chi phí bốc hàng ,dỡ hàng
- Chi phí bảo quản
• Các khoản được giảm trừ có thể bao gồm:
-Chiết khấu thương mại
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
-Giảm giá hàng mua.
-Hàng đã mua trả lại
2.4. Tài khoản sử dụng:
 Trường hợp theo phương pháp kiểm kê thường xuyên:
Để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trực tiếp trong các doanh nghiệp thương mại
kinh doanh xuất - nhập khẩu, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, kế toán sử
dụng các tài khoản chủ yếu sau:
- Các tài khoản 156, 151, 133(1331) để phản ánh trị giá hàng nhập khẩu. Các tài khoản này
có nội dung phản ánh giống ở các doanh nghiệp thương mại nội đã được trình.bày ở phần
trước.
- Ngoài ra, để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trực tiếp, kế toán sử dụng các tài
khoản: 333(3333), 144, 007, 413 với nội dung phản ánh cụ thể của các tài khoản này như
sau:
+ Tài khoản 3333 "Thuế xuất, nhập khẩu": Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình xác
định và nộp thuế xuất, nhập khẩu.
• Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3333 như sau:
Bên Nợ: Phản ánh số thuế xuất, nhập khẩu đã nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Bên Có: Phản ánh số thuế xuất, nhập khẩu phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư Có: Phản ánh số thuế xuất, nhập khẩu phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư Nợ (nếu có): Phản ánh số thuế xuất, nhập khẩu nộp thừa vào Ngân sách Nhà nước.
+ Tài khoản 144"Thế chấp, k. cược, ký quỹ ngắn hạn": Tài khoản này dùng để phản ánh tình

hình và sự biến động của các loại tài sản đem thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn. Trong kế
toán hoạt động nhập khẩu, tài khoản 144 được sử dụng để phản ánh số tiền đem ký quỹ khi
mở L/C.
• Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 144 trong trường hợp này như sau:
Bên Nợ: Phản ánh số tiền k. quỹ khi mở L/C theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá thực
tế bình quân.
Bên Có: Phản ánh số tiền ký.quỹ khi mở L/C dùng để thanh toán theo tỷ giá đang ghi sổ.
Số dư Nợ: Phản ánh số tiền ký quỹ
• Do trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá, đồng tiền được sử dụng trong thanh toán là
đồng ngoại tệ, trong khi đồng tiền để ghi sổ là đồng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do đó,
phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá b.nh
quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại
thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Đồng thời, doanh nghiệp phải phản ánh chi tiết số phát
sinh liên quan đến ngoại tệ trên TK007 "Ngoại tệ các loại" theo từng loại nguyên tệ, với kết
cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 007 như sau:
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
Bên Nợ: Phản ánh số ngoại tệ thu vào theo nguyên tệ.
Bên Có: Phản ánh số ngoại tệ chi ra theo nguyên tệ.
Số dư Nợ: Phản ánh số ngoại tệ hiện c.n theo nguyên tệ.
Tài khoản 151 “hàng mua đang đi đường”
Hàng mua đang đi đường đầu kỳ
- Giá mua theo hóa đơn đã nhậntrong kỳ,cuối
kỳ chưa có hàng về.
- Trị giá hàng mua đang đi trên đường cuối
kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
- Phí tổn thất kèm theo mua hàng (ghi theo
chứng từ nhận.
- Giá mua theo chứng từ của số hàng đã kiểm

nhận nhập kho ,hoăc405 đã gaio bán thẳn cho
khách hàng mua.
- Kết chuyển giá trị hàng mua trên đường
(theo phương pháp kiểm kê định định kỳ).
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Hàng mua đang đi trên đường tại ngày
cuối kỳ

2.5. Phương pháp kế toán một số một số nghiệp vụ chủ yếu:
- Nếu doanh nghiệp áp dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng thì sau khi ký hợp
đồng nhập khẩu với nước ngoài, doanh nghiệp phải chuyển tiền ký quỹ để mở L/C. Số tiền ký
quỹ do ngân hàng quy ước tuỳ theo sự tín nhiệm của doanh nghiệp đối với ngân hàng, có thể
từ 30% đến 100% trị giá lô hàng nhập khẩu. Khi nhận được giấy báo của ngân hàng thông báo
về số tiền đã chuyển ký quỹ, kế toán ghi:
Nợ TK144: Số tiền ký quỹ theo tỷ giá thực tế.
Có TK112(1122): Số ngoại tệ đã dùng ký quỹ tại ngân hàng theo tỷ giá ghi sổ.
Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh.
Đồng thời ghi:
Có TK007: Số nguyên tệ đã sử dụng để ký quỹ.
- Nếu đơn vị nhập khẩu không có ngoại tệ chuyển khoản, phải vay ngân hàng để ký quỹ, kế
toán ghi:
Nợ TK144: Số tiền ký quỹ theo tỷ giá thực tế
Có TK311: Số ngoại tệ vay dùng để ký quỹ tại ngân hàng theo tỷ giá thực tế
- Khi hàng hoá được xác định đã hoàn thành nhập khẩu, căn cứ vào tờ khai hàng nhập khẩu và
các chứng từ ngân hàng có liên quan, kế toán sẽ phản ánh trị giá hàng nhập khẩu như sau:
Nợ TK151: Trị giá của hàng nhập khẩu đang đi đường theo tỷ giá thực tế.
Có TK144: Số tiền k. quỹ đã thanh toán theo tỷ giá ghi sổ.
Có TK331: Số tiền hàng nhập khẩu phải trả nợ người bán theo tỷ giá thực tế.
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 24

Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Hoàn chỉnh trung cấp
Có TK1112, 1122 : Số ngoại tệ đã thanh toán trực tiếp cho người xuất khẩu
theo tỷ giá ghi sổ.
Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh.
- Khi sử dụng ngoại tệ để thanh toán bổ sung tiền hàng, kế toán sẽ đồng thời ghi bút toán:
Có TK007: Số nguyên tệ đã sử dụng để thanh toán tiền hàng nhập khẩu
- Đồng thời, căn cứ vào thông báo thuế của Hải quan, kế toán phản ánh các khoản thuế phải
nộp của hàng nhập khẩu như sau:
+ Thuế nhập khẩu phải nộp:
Nợ TK151: Thuế nhập khẩu phải nộp tính vào trị giá thực tế của hàng nhập khẩu.
Có TK333(3333 - Thuế nhập khẩu): Số thuế nhập khẩu phải nộp của hàng nhập
khẩu.
+ Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp:
Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hạch toán như
sau:
Nợ TK133(1331): Thuế GTGT của hàng nhập khẩu được khấu trừ.
Có TK333(33312): Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu.
Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK151: Thuế GTGT phải nộp tính vào trị giá thực tế của hàng nhập khẩu.
Có TK333(33312): Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu.
+ Trường hợp hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán
phản ánh số thuế TTĐB phải nộp của hàng nhập khẩu như sau:
Nợ TK151: Thuế TTĐB phải nộp tính vào trị giá thực tế của hàng nhập khẩu.
Có TK333(3332): Số thuế TTĐB phải nộp của hàng nhập khẩu.
- Khi nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB của hàng nhập khẩu, căn cứ vào các
chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK333 (3333, 33312, 3332): Số thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB của
hàng nhập khẩu đã nộp.
Có TK1111, 1121 : Số tiền đã chi nộp thuế.
- Khi chuyển hàng nhập khẩu về nhập kho, kế toán phải tiền hành kiểm nhận hàng theo thực

tế và chỉ lập Phiếu nhập kho số hàng hoá thực nhận đủ tiêu chuẩn theo thoả thuận trong hợp
đồng. Nếu có sự chênh lệch giữa số thực nhận và số ghi trên hoá đơn thương mại, trên vận
đơn doanh nghiệp phải lập biên bản để thuận tiện cho việc xử lý về sau. Về phương diện kế
toán, kế toán cũng sẽ sử dụng các tài khoản 138(1381) và 338(3381) để theo dõi trị giá hàng
nhập khẩu thừa, thiếu đang chờ xử lý tương tự như nghiệp vụ mua hàng trong nước. Ví dụ:
Trường hợp hàng nhập khẩu chuyển về nhập kho đủ, căn cứ vào Phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK156(1561): Trị giá hàng nhập kho.
SVTT: Lê Viên Bảo Ngọc
Trang 25

×