Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nhận biết trái cây sử dụng chất bảo quản pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.6 KB, 9 trang )

Nhận biết trái cây sử dụng
chất bảo quản


- Táo: Các loại táo to đang bày bán trên thị trường chủ
yếu là nhập từ Trung Quốc, New Zealand, Mỹ. Quả táo có
sử dụng chất bảo quản thường tròn, được bọc trong lưới
xốp (lưu ý khi bóc lưới xốp ra thấy rất nhiều hạt trắng mịn
đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản vỏ bị bay
hơi).



- Nho: Nho nhập ngoại chủ yếu là nho Mỹ thông qua các
nước là Nhật và New Zealand, gồm nho xanh và nho tím.
Trung Quốc không xuất nho. Nho tím của Việt Nam quả
thường nhỏ, nho xanh thì chùm ngắn, có màu xanh tươi;
cuống nho nội rất tươi và thời vụ chính là từ tháng 7 đến
tháng 10. Giống nho Mỹ màu tím quả tròn, to; giống nho
xanh chùm rất dài và có màu xanh vàng. Vì trải qua nhiều
công đoạn như hái, bảo quản, vận chuyển dài ngày nên
cuống nho ngoại thường bị héo.





- Chuối: Nên chọn nải chuối có lác đác những quả xanh,
chín xen kẽ. Không nên chọn những nải chuối chín vàng
đều, sờ thấy cứng, mẫu mã đẹp, cuống héo hoặc mốc.



- Cam: Hiện nay, cam ngoại trên thị trường chủ yếu là
hàng nhập lậu từ Trung Quốc, chứ không có cam Mỹ,
Australia, New Zealand như người bán quảng cáo. Loại
cam này quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do bị
tẩm hóa chất và bị đánh bóng.



- Quýt: Người tiêu dùng hay nhầm quýt nhập lậu của
Trung Quốc với loại quýt chum nội. Tuy nhiên, vẫn có thể
phân biệt được qua các dấu hiệu: quýt ta mỏng vỏ, vỏ bị
rám, cao thành; quýt Trung Quốc vỏ dày, bị đánh bóng, quả
thấp và khi bóc ra hai đầu múi quýt thường khô. Quýt chính
vụ của Việt Nam thu hoạch từ tháng 10 đến khoảng tháng 2
năm sau.


- Hồng: Hồng có chất bảo quản thường có vỏ rất đẹp, đỏ
đậm (do bị bôi phẩm màu). Còn hồng thường xấu mã, núm
quả có nhiều đốm đen, bóc ra thấy phần ruột gần núm hơi
bị cứng.




- Dưa hấu: Phần lớn dưa hấu trên thị trường (loại vàng vỏ,
vàng ruột) là của Trung Quốc nhưng lại lấy nhãn mác New
Zealand. Loại quả này hay bị tiêm nước đường hóa học vào
ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột quả sẽ bị nhũn.



- Nhãn: người bán thường sử dụng lưu huỳnh để bảo quản.
Theo PGS.TS Nguyễn Kim Vũ, phó chủ tịch Hội Khoa học
Kỹ thuật Lương thực Thực phẩm Việt Nam: đầu cuống của
nhãn sử dụng chất bảo quản có mùi lạ lạ hăng hắc, mất mùi
thơm tự nhiên, vỏ sáng hơn nhãn tự nhiên. Khi mua nhãn
người tiêu dùng nên chọn những loại nhãn có cuống còn
xanh, không mua những loại nhãn có vỏ trắng sạch, không
mua nhãn đã rụng cành, thối nhũn… Khi ăn nhãn, tuyệt đối
không được cho nhãn vào miệng cắn bởi vỏ nhãn có nhiều
nấm, mốc và vi khuẩn, thậm chí có cả hóa chất bám trên bề
mặt vỏ nhãn.


- Một số loại quả có tinh dầu: dùng móng tay bấm nhẹ,
tinh dầu bắn ra là quả đạt chất lượng, không bị ngâm.

×