Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Công nghệ Xẻ Mộc - Chương 1 - Mở đầu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.32 KB, 9 trang )

Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n Bé m«n C«ng nghÖ XÎ

Méc
Chương 1
Mở đầu
Vật liệu trang sức nội ngoại thất là vật liệu cơ bản trong các công trình
trang sức kiến trúc. Hiệu quả thực tế của công trình trang sức có liên quan rất
nhiều đến màu sắc, chất liệu văn hoa của vật liệu trang sức. Do vậy, khi tiến
hành trang sức cho một kiến trúc nào đó, trước hết phải hiểu rõ tính năng và
đặc điểm của các loại vật liệu trang sức, từ đó mới có thể sử dụng các vật liệu
trang sức một cách hợp lý và nghệ thuật.
Đ1: Vai trò và xu hướng phát triển của vật liệu trang sức
I. Vai trò của vật liệu trang sức
Vật liệu trang trí nội ngoại thất có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả
mỹ quan và công năng của vật liệu kiến trúc. Hiệu quả thiết kế của một vật
kiến trúc không chỉ có quan hệ với thủ pháp thiết kết kiến trúc tạo hình mặt
đứng, tỷ lệ kích thước và công năng của từng khối mà còn có quan hệ mật
thiết với việc lựa chọn vật liệu trang sức. Hiệu quả trang sức lớp bề mặt của
vật kiến trúc thông thường thể hiện trên ba khía cạnh: màu sắc, cảm giác và
đường nét. Vai trò của vật liệu trang sức chính là làm đẹp cho vật kiến trúc,
làm đẹp cho môi trường xung quanh. Ngoài ra, do các vật liệu trang sức hầu
như là vật liệu trang sức bề mặt của vật kiến trúc nên cần có tính chất bảo vệ
vật kiến trúc, kéo dài tuổi thọ của vật kiến trúc. Các vật liệu trang sức hiện đại
còn có những tính năng khác nữa như: chống cháy, chống mốc, giữ nhiệt,
cách nhiệt và cách âm Tóm lại, vật liệu trang sức nội ngoại thất có vai trò
làm đẹp, bảo vệ và những tính năng khác cho vật kiến trúc.
II. Xu thế phát triển của vật liệu trang sức
Sử dụng vật liệu trang sức nội ngoại thất đã có hàng nghìn năm lịch sử.
Trong các công trình kiến trúc cổ đã xuất hiện rộng rãi những vật liệu do
người dân lao động Trung Quốc thời kỳ cổ đại tạo ra như “gạch Tần, ngói
Hán” và một vật liệu trang sức tuyệt vời khác nữa - Chế phẩm lưu ly. Sự phát


19
Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n Bé m«n C«ng nghÖ XÎ

Méc
hiện những vật liệu trang sức kiến trúc này đã làm phong phú thêm kho tàng
kiến trúc thế giới. Tuy nhiên do những hạn chế trong trình độ sản xuất lúc bấy
giờ, những vật liệu trang sức cổ đại không chỉ chủng loại tương đối ít mà
phạm vi sử dụng cũng chỉ hạn chế ở các kiến trúc cung đình. Cùng với sự
phát triển của lực lượng sản xuất và sự tiến bộ của văn minh nhân loại, vật
liệu trang sức nội ngoại thất cũng phát triển như vũ bão. Vật liệu trang sức
không chỉ chủng loại tăng nhanh mà tính năng của vật liệu cũng không ngừng
tăng lên mang lại cho con người nhiều sự lựa chọn. Đối với một gia đình hiện
đại, khi tiến hành trang sức có thể có tới hàng trăm loại vật liệu trang sức.
Trước những năm của thập kỷ 80, nền tảng của vật liệu trang sức nội thất
còn tương đối kém chủng loại ít, chất lượng kém. Sau những năm của thập
niên 80, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 2000 loại kỹ thuật và thiết bị sản xuất
vật liệu trang sức. Sự xuất hiện của những thiết bị và kỹ thuật này đã đưa nền
công nghiệp sản xuất vật liệu trang sức của Trung Quốc lên một giai đoạn
phát triển mới. Chủng loại mới của vật liệu trang sức của Trung Quốc đã ồ ạt
xuất hiện. Ngày nay, công nghiệp sản xuất vật liệu trang sức của Trung Quốc
đã tương đối phát triển, sản phẩm tương đối đầy đủ và chất lượng tương đối
tốt, có khả năng cung cấp thiết bị và vật liệu trang sức đầy đủ cho một khách
sạn 3 sao.
Từ thời cổ đại, con người phần lớn sử dụng những vật liệu trang trí là
những vật liệu trang sức từ tự nhiên như các vật liệu từ đá, gỗ, da động
vật v v Tuy nhiên, do dân số thế giới không ngừng tăng nhanh và sự hạn
chế về những nguồn tài nguyên này đã hạn chế rất nhiều việc sử dụng các vật
liệu trang sức này. Cùng với sự tiến bộ của văn minh nhân loại, nhờ vào sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, con người đã tạo ra nhiều vật liệu trang sức
nhân tạo có vẻ đẹp không chút thua kém các vật liệu trang sức tự nhiên như

đá hoa cương nhân tạo, sơn giả đá. Những vật liệu nhân tạo này đã được sử
dụng rộng rãi trong các công trình trang sức nội ngoại thất. Không kể là vật
20
Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n Bé m«n C«ng nghÖ XÎ

Méc
liệu tự nhiên hay vật liệu nhân tạo, mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm
nhất định. Vật liệu tự nhiên thông thường có tính năng trang sức mạnh, ít gây
ô nhiễm môi trường nhưng lại bị hạn chế về số lượng, gia công, vận chuyển
nên giá cả tương đối cao. Vật liệu nhân tạo thường có tính năng trang sức tốt,
tuy nhiên một số chất gây ô nhiễm, có độc. Do vậy, khi lựa chọn vật liệu trang
sức nội ngoại thất chúng ta cần xem xét đặc tính của vật liệu, tính hợp lý
trong việc sử dụng để vật liệu trang sức có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu trang
sức.
Từ xưa đến nay, khi lựa chọn vật liệu trang sức, phần nhiều người ta hay
chú trọng đến tính trang sức của vật liệu mà bỏ qua những ảnh hưởng của
công năng vật liệu đến các không gian hoạt động của con người. Trang sức
không gian hiện đại đòi hỏi vật liệu trang sức không chỉ đáp ứng được yêu
cầu về hiệu quả thiết kế bề mặt mà còn phải đáp ứng được những yêu cầu
nhất định của không gian trang sức đối với tính năng của vật liệu, ví dụ vật
liệu trang sức tường phải đảm bảo cách âm, cách nhiệt; Vật liệu lát nền trong
các khu vệ sinh phải có tính chống ẩm, chống trơn Vật liệu trang sức hiện
đại không chỉ có một tính năng cụ thể mà nó còn có nhiều tính năng tổng hợp
khác.
Từ xa xưa tới nay, trong các công trình trang sức, việc tiến hành thi công
trang sức phần nhiều đều thi công ướt tại hiện trường như màu đá granitô làm
nền hay những công nghệ thi công truyền thống lấy những vật liệu kim loại
làm lưới để giữ đá Thi công trang sức bởi công nghệ này thường đòi hỏi
cường độ lao động lớn, thời gian của chu kỳ thi công dài, không kinh tế và
mức độ ô nhiễm môi trường lớn, do đó chúng không phù hợp với yêu cầu

phát triển của công trình thi công hiện đại. Những vật liệu trang sức hiện đại
như giá đỡ kim loại nhẹ, vật liệu hợp kim, kính xây dựng dạng mới khi thi
công chỉ cần sử dụng công nghệ thi công lắp ghép là có thể hoàn thành,
21
Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n Bé m«n C«ng nghÖ XÎ

Méc
phương pháp nhanh gọn, ít tốn sức lao động mà hiệu quả công việc cao nâng
cao hiệu quả kinh tế của công trình. Ngoài ra, việc kết hợp giữa kết cấu chủ
thể, thiết bị và vật liệu trang sức thành một khối thống nhất định sẵn đang
trong quá trình phát triển. Ví dụ các công trường xây dựng đã lần lượt cho
phát triển các loại tường phức hợp dạng bê tông dán gạch trang sức bề mặt, ,
bệ xí, bồn rửa mặt, gạch nền, trần hợp thành một tổng thể gọi là nhà vệ sinh
hộp tiêu chuẩn, đã đẩy nhanh tốc độ thi công rất nhiều.
Cùng với mức sống của người dân không ngừng được nâng lên, mà các
tiêu chuẩn đối với môi trường nội ngoại thất cũng ngày càng được nâng cao
đã đặt ra những yêu cầu mới về chất lượng của không gian sống. Việc trang
sức những công trình dân dụng không còn hạn chế ở việc sử dụng những vật
liệu sơn quét rẻ tiền mà những vật liệu cao cấp với những tính năng ưu việt
khác như vật liệu gỗ, đá, sành gốm, hợp kim cũng đang dần được sử dụng
rộng rãi. Chi phí trang sức cho một căn hộ 2 buồng, 1 phòng trong khoảng
20.000 tệ trở lên là một việc hết sức bình thường. Vật liệu trang sức cũng
đang phát triển theo hướng chuyển từ vật liệu rẻ tiền sang các vật liệu cao
cấp.
Một số vật liệu khi sử dụng có thể gây hại cho con người, như một số
loại sơn có chứa chất gây hại như Xylen, Toluen những vật liệu đó cho dù có
mang tính trang sức, sử dụng tiện lợi nhưng vì xét đến tính gây hại của chúng
mà người sử dụng sẽ ngày một lánh xa chúng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát
triển của những vật liệu có hại này. Rất nhiều bài học xương máu đã nhắc nhở
chúng ta rằng đã đến lúc phải tính đến tính chất chống cháy của vật liệu trang

sức. Những vật liệu không có tính chất chống cháy như chất liệu vải dùng để
trang sức bề mặt mà trước đây chúng ta vẫn sùng bái thì nay đã hoàn toàn bị
cấm sử dụng trong các công trình công cộng. Nhà nước cũng đã ban bố pháp
lệnh “quy phạm về thiết kế chống cháy trong trang sức nội thất” (GB50222 –
22
Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n Bé m«n C«ng nghÖ XÎ

Méc
95) quy định về yêu cầu tính chống cháy của vật liệu trang sức. Vật liệu trang
sức hiện đại còn bắt buộc phải có đặc tính chống cháy, không độc hại, sạch.
Tóm lại, vật liệu trang sức nội ngoại thất hiện đại sẽ phát triển theo
hướng đa dạng hoá, đa tính năng, dễ thi công, phòng chống cháy và không
độc hại.
23
Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n Bé m«n C«ng nghÖ XÎ

Méc
Đ 2. Phân loại và lựa chọn vật liệu trang sức
I. Phân loại vật liệu trang sức nội ngoại thất
Vật liệu trang sức nội ngoại thất hiện có hàng năm, thậm chí hàng vạn
loại, hơn nữa tốc độ đổi mới của dạng vật liệu này cũng vô cùng nhanh chóng.
Có rất nhiều cách phân loại vật liệu trang sức nội ngoại thất, thông thường có
các loại sau:
1. Phân loại theo chất liệu của vật liệu
• Vật liệu vô cơ: Đá, sành sứ, kính, thép không rỉ, hợp kim, nhôm
• Vật liệu hữu cơ: Gỗ, nhựa
• Vật liệu phức hợp vô - hữu cơ: Đá hoa cương nhân tạo, tấm kim loại,
sơn
2. Phân loại sự bố trí trong công trình kiến trúc của vật liệu trang
sức

• Vật liệu trang sức tường bên ngoài: Đá tự nhiên, đá nhân tạo, đồ sành sứ,
kính xây dựng, xi măng, vữa bê tông trang sức, sơn quét tường ngoài trời,
hợp kim nhôm
• Vật liệu trang sức bên trong: Đá, sơn quét tường trong nhà, giấy dán
tường, vải dán tường, kính và gỗ
• Vật liệu trang sức nền: Thảm, ván sàn nhựa, gạch men, đá, ván sàn gỗ, sơn
quét nền, ván chống tĩnh điện
• Vật liệu trang sức trần: Thạch cao, tấm lợp trần hợp kim, kính hữu cơ và
các loại vật liệu khung giá đỡ khác.
3. Phân loại theo mức độ bắt cháy của vật liệu trang sức
• Cấp độ A: Là những vật liệu không mang tính bắt cháy như thạch cao, đá
hoa cương
• Cấp độ B1: Là những vật liệu khó cháy như ván trang sức chống cháy,
giấy dán tường chống cháy
• Cấp độ B2: Là những vật liệu có thể cháy như ván dán, vải dán tường
24
Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n Bé m«n C«ng nghÖ XÎ

Méc
• Cấp độ B3: Là những vật liệu dễ cháy như sơn dầu, cồn
II. Lựa chọn vật liệu trang sức
Mục đích của trang sức kiến trúc là làm cho con người có cảm giác hài
hoà trong sự phân bố không gian kiến trúc, mà vật liệu trang sức đóng vai trò
quyết định trong việc tạo nên sự hài hoà đó. Một người thiết kế trang sức tài
ba phải biết xét đến thích hợp trong phạm vi sử dụng của mỗi loại vật liệu để
từ đó mà phối hợp và sử dụng chúng một cách hợp lý trên cơ sở của sự hiểu
biết về cơ cấu bên trong của mỗi loại vật liệu quen thuộc và những lý luận mỹ
thuật liên quan chứ không phải là một sự chắp vá giản đơn những vật liệu
trang sức đắt tiền. Do đó, người thiết kế cần chú ý đến tính “có thể tạo dáng”
của vật liệu, tức cùng một loại vật liệu trang sức nhưng trong trường hợp khác

nhau có thể có những biểu hiện hiểu quả khác nhau.
Thông thường việc xem xét lựa chọn vật liệu trang sức xuất phát từ
những điểm sau:
1. Bề ngoài của vật liệu
Bề ngoài của vật liệu chủ yếu thể hiện ở hình thể cảm giác, chất liệu,
màu sắc, và hoa văn Vật liệu hình khối thường đưa lại cảm giác chắc chắn;
Vật liệu dạng tấm đưa lại cảm giác trước mắt là mềm dẻo. Những chất liệu
khác nhau của vật liệu đưa lại cho con người những cảm giác về kích thước,
ấm, lạnh cũng khác nhau. Vật liệu len dạ thường đem lại cảm giác ấm cúng
mạnh mẽ , nhưng vật liệu gương kính lại đem lại cảm giác tinh tế, tỉ mỉ. Màu
sắc của vật liệu có ảnh hưởng rất rõ đến cảm giác của con người: Màu đỏ
thường đem lại cảm giác hưng phấn, kích thích; màu lục có tác dụng làm tiêu
tan sự căng thẳng và mệt mỏi Việc sử dụng hợp lý và nghệ thuật hiệu quả
ngoại quan của vật liệu trang sức sẽ làm cho việc trang sức nội ngoại thất có
tầng thứ rõ rệt lôi cuốn tự nhiên Khi tu bổ chùa Bố Đạt La ở Tây Tạng,
người ta đã sử dụng một lượng lớn vàng dát và hổ phách để tiến hành tu bổ.
25
Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n Bé m«n C«ng nghÖ XÎ

Méc
Việc tu bổ làm cho ngôi chùa toát lên vẻ cao quý, hào hoa, rực rỡ vô song làm
tăng thêm cảm giác cũng như trực giác về sự thần bí của ngôi chùa.
2. Tính năng của vật liệu
Khi sử dụng vật liệu trang sức cần xét đến tính phù hợp của tính chất vật
liệu với đặc điểm của nơi trang sức. Ví như ở những nơi đông người thì vật
liệu làm nền cần có đặc tính chống trơn, mòn, dễ làm sạch ; Khi trang sức
nền, tường và trần của gian bếp cần chọn loại vật liệu chống ố bẩn, dễ lau
chùi ; ở những nơi rạp hát, rạp chiếu phim, nếu dùng thảm trải nền thì sẽ gặp
nhiều khó khăn trong việc làm sạch và chống mòn, sử dụng trong thời gian
dài sẽ tạo thuận lợi cho vi trùng sinh sôi, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con

người. Trên đường Nam Kinh của Thượng Hải có một số cửa hàng sử dụng
những tấm hợp kim màu nhạt có đục lỗ để trang sức trần làm cho không gian
bên trong của các cửa hiệu này thực tế chật hẹp nhưng lại mang lại cảm giác
rộng rãi và sáng sủa, đồng thời cũng giảm được lượng tạp âm lớn do lưu
lượng người đông đúc tạo nên, tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái khi
mua hàng đồng thời cũng tăng hiệu quả kinh doang của chủ cửa hàng.
3. Tính kinh tế của vật liệu
Chi phí trang sức cho một công trình kiến trúc thông thường chiếm 1/2,
thậm chí có công trình đạt đến tỷ lệ 2/3 tổng đầu tư của công trình, nguyên
nhân chủ yếu là do giá cả của vật liệu tương đối cao. Do vậy, khi đầu tư trang
sức cần xem xét từ góc độ thời gian và kinh tế, làm sao sử dụng nguồn vốn ít
nhất mà đạt được hiệu quả tốt nhất, tức phải đáp ứng yêu cầu trước mắt và
thuận tiện cho việc thay đổi sau này. Ví dụ, khi trang sức nhà ở, việc thiết kế
đường ống nước cần tính đến những sửa chữa sau này, nếu không thì việc cải
tạo nội thất sau này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Lớp bảo vệ bên ngoài của các
công trình lớn như sân bay Phổ Đông – Thượng Hải và những công trình siêu
cao tầng khác của Hồng Kông thường được làm bằng loại kính phản nhiệt đặc
26
Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n Bé m«n C«ng nghÖ XÎ

Méc
biệt có tính giữ nhiệt, cách nhiệt. Cho dù các loại kính tường này có chi phí
đầu tư một lần rất lớn nhưng sau khi dùng loại kính tường này sẽ làm giảm rất
nhiều chi phí cho việc sử dụng điều hoà làm mát hay làm ấm không gian bên
trong công trình. Chi phí tiết kiệm được từ việc tiết kiệm năng lượng này
cũng tương đương với chi phí đầu tư xây dựng ban đầu. Do đó, từ góc độ kinh
tế lâu dài có thể thấy việc đầu tư sử dụng loại kính này là hợp lý.
Việc lựa chọn vật liệu và trang thiết bị trang sức đồng bộ cần đạt được sự
hài hoà với không gian tổng thể. Để đạt được sự thống nhất trong vấn đề tính
năng và mỹ thuật cần tính đến không gian, sự bố trí không gian, đặc tính bên

ngoài của vật liệu, tính năng của vật liệu và chi phí bỏ ra, từ đó việc trang sức
mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
27

×