Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

bài tập nhóm_NVTT mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.84 KB, 37 trang )

i



MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM .............................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................. v
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ ............ 2
1. Khái niệm và phân loại ........................................................................................................... 2
1.1. Khái niệm ........................................................................................................................ 2
1.2 Phân loại .......................................................................................................................... 2
2. Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở ........................................................................ 2
2.1. Tác đông trực tiếp đến cơ số tiền tệ .................................................................................. 2
2.2. Tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường ......................................................................... 3
3. Đối tượng tham gia................................................................................................................. 4
3.1. Thành viên tham gia NVTTM .......................................................................................... 4
3.2. Giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trường mở .............................................................. 6
4. Ưu và nhược điểm của NVTTM ............................................................................................. 8
4.1. Ưu điểm .......................................................................................................................... 8
4.2. Nhược điểm ..................................................................................................................... 9
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NVTTM TẠI VIỆT NAM 2008–2012
................................................................................................................................... 10
1. Quy định chung về NVTTM tại Việt Nam ............................................................................ 10
1.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................................................. 10
1.2. Thành viên tham gia thị trường mở ................................................................................ 11
1.3. Các GTCG được giao dịch trên TTM ............................................................................. 12
ii




1.4. Phương thức giao dịch trên thị trường mở ...................................................................... 14
1.5. Phương thức đấu thầu trên thị trường mở ....................................................................... 14
1.6. Cách thức giao dịch nghiệp vụ thị trường mở: ................................................................ 16
2. Hoạt động NVTTM tại Việt Nam từ 2008 – 2012 ................................................................. 17
2.1. Thành viên tham gia ...................................................................................................... 17
2.2. Số lượng phiên giao dịch................................................................................................ 20
2.3. Khối lượng giao dịch và lãi suất trúng thầu .................................................................... 22
Chương 3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
......................................................................................................................................................... 28
1. Hạn chế ................................................................................................................................ 28
2. Đề xuất giải pháp ................................................................................................................. 30
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 32


iii



DANH SÁCH NHÓM

Họ và tên Lớp
Nguyễn Mạnh Cường (Nt)

Bùi Thị Phương Dinh

Đỗ Mai Hương

Nguyễn Thị Tuyết


Nguyễn Ngọc Yến

Đặng Thị Bồng


iv



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- NHNN :Ngân hàng nhà nước
- NHTW :Ngân hàng trung ương
- TTM :Thị trường mở
- GTCG :Giấy tờ có giá
- NVTTM :Nghiệp vụ thị trường mở
- TMCP :Thương mại cổ phần
- TCTD :Tổ chức tín dụng


v



DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1: Tổng số lượt thành viên tham gia các phiên NVTTM..................... 17
Bảng 2.2: Thống kê số lượng thành viên các tổ chức tham gia TTM.............. 18
Bảng 2.3: Số phiên giao dịch NVTTM theo thời kỳ........................................ 20

Bảng 2.4: Kết quả giao dịch NVTTM từ năm 2008 đến nay........................... 23
Hình 2.1: Tổng doanh số giao dịch trên thị trường mở tính đến ngày 19/10.. 21
Hình 2.2: Lượng tiền bơm/Hút trên TTM ...................................................... 22
Hình 2.3: Lãi suất trúng thầu bình quân các phiên giao dịch NVTTM từ
2008 đến nay....................................................................................................
24

1



LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế thế giới ngày càng có nhiều sự biến động lớn. Các chính phủ gặp nhiều khó
khăn hơn trong việc đưa ra các chính sách tài chính - tiền tệ nhằm điều tiết hoạt động
của các dòng tiền trong nước. Bắt đầu hoạt động từ 7/2000, trải qua hơn 12 năm hoạt
động, nghiệp vụ thị trường mở đã phần nào thể hiện được sự hiệu quả đối với chính
phủ trong việc điều tiết cung cầu tiền, giữ vững sự ổn định của hệ thống tài chính.
Chính vì điều này, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài “Thực trạng và giải
pháp hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam giai đoạn 2008 –
2012”.
Chuyên đề có 3 chương, trong đó chương 1 đưa ra khung lý thuyết về nghiệp vụ thị
trường mở với các định nghĩa, tác động đến cơ số tiền và lãi suất thị trường, đối tượng
tham gia và đánh giá sơ bộ về ưu, nhược điểm của hoạt động này. Chương 2 nêu lên
thực trạng hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam từ năm 2008 – 2012.
Chương 3 đưa ra các đánh giá và đề xuất giải pháp để hoàn thiện hoạt động NVTTM ở
Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Do đây là nghiệp vụ thị trường còn rất mới mẻ nên việc tìm kiếm các tài liệu nghiên
cứu, số liệu thống kê về hoạt động của thị trường mở ở Việt Nam là tương đối khó
khăn. Bên cạnh đó là hạn chế về thời gian cũng như trình độ, bài nghiên cứu có thể còn

nhiều thiếu sót, nhiều vấn đề tiếp tục phải nghiên cứu và trao đổi, nhóm rất mong muốn
nhận được các ý kiến đóng góp.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!


2



Chương 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
1. Khái niệm và phân loại
1.1. Khái niệm
Nghiệp vụ Thị trường mở (Open Market Operation) là việc Ngân hàng trung ương
(NHTW) mua và bán các chứng khoán có giá ( chủ yếu là tín phiếu kho bạc nhà nước)
nhằm thay đổi lượng tiền cung ứng.
Tuy nhiên, theo các quy định của pháp luật Việt Nam, đối tượng thực hiện nghiệp
vụ Thị trường mở đã được thu hẹp lại, cụ thể điều 2 Quy chế nghiệp vụ Thị trường mở
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ – NHNN ngày 05/01/2007 của thống
đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) ) đã quy định:
" Nghiệp vụ Thị trường mở là việc NHNN thực hiện mua, bán ngắn hạn các loại
giấy tờ có giá với các tổ chức tín dụng ".
1.2 Phân loại
Có hai loại nghiệp vụ thị trường mở:
Nghiệp vụ thị trường tự do năng động (chủ động): mục đích là thay đổi mức dự
trữ và cơ số tiền tệ.
Nghiệp vụ thị trường tự do thụ động: nhằm bù lại những tác động của các nhân
tố khác đã ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ
2. Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở
2.1. Tác đông trực tiếp đến cơ số tiền tệ
Khi NHTW mua/bán các giấy tờ có giá (GTCG) , nó sẽ tác động ngay lập tức

đến dự trữ của các NHTM (R), như vậy nó đã gây ra tác động trực tiếp đến cơ sở tiền
3



tệ (MB) từ đó ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng (MS) qua mô hình đã phân tích ở
trên.
Cụ thể:
- Khi bán giấy tờ có giá, NHTW đã thu hẹp cơ số tiền tệ tại NHTM.Sự giảm
xuống của dự trữ sẽ dẫn đến giảm khả năng cho vay của các ngân hàng, từ đó
khối lượng tiền cung ứng ra thị trường sẽ giảm xuống theo bội số, đo lường
bằng số nhân tiền tệ.
- Khi mua các giấy tờ có giá, ngược lại, NHTW đã làm tăng cơ số tiền tệ, dự trữ
của các NHTM tăng lên, khối lượng tín dụng tăng lên, qua đó làm tăng khối
lượng tiền cung ứng.
2.2. Tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường
Thứ nhất, khi thực hiện nghiệp vụ TTM, NHTW làm thay đổi lượng dự trữ của
hệ thống ngân hàng, điều này sẽ tác động đến cung cầu vốn của NHTW trên thị trường
tiền tệ liên ngân hàng. Sự biến động này lại dẫn đến sự thay đổi lãi suất thị trường liên
ngân hàng.Mức lãi suất ngắn hạn này, thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt
động arbitrage về lãi suất, sẽ truyền tác động tới các mức lãi suất trung và dài hạn trên
thị trường tài chính.
Thứ hai, việc mua bán GTCG sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung cầu về
loại GTCG đó trên thị trường và giá cả của nó. Khi giá chứng khoán thay đổi, tỷ lệ sinh
lời của chúng cũng thay đổi. Nếu khối lượng chứng khoán này chiếm tỷ trọng lớn trong
các giao dịch trên thị trường tài chính thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời của nó sẽ tác động
trở lại lãi suất thị trường, và vì thế mà tác động đến nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu
dùng của xã hội. Do đó, làm thay đổi sản lượng, giá cả và công ăn việc làm.



4



3. Đối tượng tham gia
3.1. Thành viên tham gia NVTTM
Thị trường mở thực chất là thị trường tiền tệ mở rộng nên các chủ thể tham gia thị
trường này rất đông đảo, phong phú với nhiều mục đích khác nhau.
Các Ngân hàng thương mại
Các NHTM tham gia thị trường mở nhằm điều hoà mức dự trữ ngân quỹ để duy trì
khả năng thanh toán, cho vay khoản vốn dư thừa để kiếm lãi.Đồng thời qua thị trường
này các NHTM thực hiện nghiệp cụ môi giới và kinh doanh chứng khoán.
Các NHTM đóng vai trò quan trọng trên thị trường mở vì:
NHTM là trung gian tài chính lớn nhất, nhận một số lượng khổng lồ vốn gửi và
dùng tiền gửi huy động được để cho khách hàng vay; NHTM là thành viên đặc biệt của
thị trường tiền tệ, vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng bao gồm: Các công ty bảo hiểm, công ty tài
chính, quỹ đầu tư…Các tổ chức này coi thị trường mở như là nơi kiếm thu nhập qua
việc sử dụng vốn nhàn rỗi để mua, bán các chứng khoán có giá trị ngắn hạn hoặ dài
hạn. Các tổ chức này thường có khối lượng chứng khoán lớn và họ thường xuyên thay
đổi cơ cấu danh mục đầu tư nhằm đảm bảo mức sinh lời cao nhất và rủi ro dự tính thấp
nhất.
Đó là động cơ của họ để tham gia vào Nghiệp vụ thị trường mở.
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn
Các doanh nghiệp có nhu cầu bán chứng khoán để đổi ra tiền mặt hặc để kiếm lời
trong thời gian ngắn. Khi thừa vốn kinh doanh các doanh nghiệp có thể mua các loại
5




chứng khoán ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi… để kiếm
lời.
Các hộ gia đình
Hộ gia đình tham gia thị trường mở phải chuyển các giấy tờ có giá ngắn hạn mà họ
đang nắm giữ thành tiền mặt có tính lỏng mạnh nhất, họ mua các chứng khoán phòng
ngừa rủi ro bật ngờ, đầu tư vào giấy tờ có giá nhờ vào sự thay đổi lãi suất dự đoán.
Các nhà giao dịch chuyên nghiệp
Tham gia vào thị trường mở với tư cách là người trung gian trong việc mua bán các
chứng từ có giá trị giữa NHTW và các đối tác khác như các hãng sản xuất kinh doanh;
các nhà đầu tư tư nhân; các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng.Qua nghiệp
vụ này họ hưởng chênh lệch giữa giá mua, giá bán.
Ngân hàng Trung Ương
NHTW tham gia thị trường mở với vị trí là người điều hành, quản lý thị trường
thông qua việc mua, bán các giấy tờ có giá trị ngắn hạn nhằm cung cấp cho hệ thống
ngân hàng khả năng thanh toán cần thiết phù hợp với nhu cầu về vốn cho nền kinh
tế.NHTW sử dụng Nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở hoạch định chính sách tiền
tệ.Qua đó NHTW quản lý khối lượng tiền cung ứng kiểm soát và điều tiết hoạt động tín
dụng của các tổ chức tín dụng. NHTW tham gia thị trường mở không phải để kinh
doanh mà để quản lý, chi phối thị trường làm cho chính sách tiền tệ được thực hiện
theo đúng mục tiêu của nó.
Kho bạc Nhà nước
Kho bạc Nhà nước cung ứng hàng hoá cho thị trường mở như tín phiếu, trái phiếu
kho bạc.Kho bạc cung cấp hàng hoá và kết hợp với NHTW trong hoạt động của thị
trường mở.
6



3.2. Giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trường mở

Tín phiếu kho bạc (TB)
Tín phiếu kho bạc là giấy nhận nợ do chính phủ phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời
trong năm tài chính. Thời hạn của tín phiếu thông thường là dưới 12 tháng. Đây là công
cụ chủ yếu của Nghiệp vụ thị trường mở của hầu hết NHTW các nước vì:
- Tín phiếu kho bạc có tính thanh khoản cao.
- Được phát hành định kỳ với khối lượng lớn và vì thế có thể thoả mãn nhu cầu
can thiệp của NHTW với liều lượng khác nhau.
Bộ tài chính là người có vai trò quan trọng trong việc xác định khối lượng phát
hành, thanh toán lãi và gốc của tín phiếu.Tín phiếu kho bạc được phát hành hàng tuần
để chi trả các khoản nợ ngắn hạn của chính phủ.
Vì vậy, khối lượng tín phiếu này thay đổi tuỳ theo nhu cầu vay mượn của chính phủ
và sự hạn chế tốc độ tăng trưởng của các nhà chức trách tiền tệ.
Chứng chỉ tiền gửi (CD)
Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của Ngân hàng hay các định chế tài chính phi
ngân hàng, xác nhận món tiền đã được gửi vào ngân hàng trong một thời gian nhất định
với một mức lãi suất định trước. Thời hạn của chứng chỉ tiền gửi thường là ngắn hạn.
Sự ra đời của chứng chỉ tiền gửi đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý
ngân hàng: Chuyển từ quản lý tài sản nợ sang quản lý tài sản có vì nó cung cấp một
hình thức huy động vốn chủ động cho ngân hàng thay vì phải phụ thuộc vào người gửi
tiền. Tình ưu việt của chứng chỉ tiền gửi chính là bảo đảm sự lưu thông của nó và do đó
nó được sử dụng như là hàng hoá phổ biến cho Nghiệp vụ thị trường mở.


7



Thương phiếu (CP)
Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết
thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định.Đây là

giấy nhận nợ được phát hành bởi các doanh nghiệp nhằm bổ xung vốn ngắn
hạn.Thương phiếu là tài sản có đối với người sở hữu và là tài sản nợ đối với người phát
hành thương phiếu.Cơ chế bảo lãnh của ngân hàng làm cho thương phiếu có tính
chuyển nhượng cao và vì thế được chấp nhận dễ dàng trong thanh toán.Việc mua bán
thương phiếu của NHTW sẽ ảnh hưởng mạnh đến dự trữ của các ngân hàng hoặc tiền
gửi của các khách hàng tại NHTM.
Trái phiếu chính phủ
Trái phiếu chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được Nhà nước phát hành nhằm bù
đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước. Mặc dù là dài hạn nhưng trái phiếu chính phủ được
sử dụng phổ biến trong Nghiệp vụ thị trường mở bởi tính an toàn, khối lượng phát
hành, tính ổn định trong phát hành và khả năng tác động trực tiếp đến giá cả trái phiếu
kho bạc trên thị trường tài chính.
Trái phiếu chính quyền điạ phương
Tương tự như trái phiếu chính phủ, những trái phiếu chính quyền địa phương khác
về thời hạn và các điều kiện ưu đãi liên quan đến trái phiếu. Thông thường người sở
hữu trái phiếu chính quyền địa phương được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập từ trái
phiếu.
Các hợp đồng mua lại
Đây là những món vay ngắn hạn, trong đó tín phiếu kho bạc được sử dụng làm vật
đảm bảo cho tài sản có mà người cho vay nhận được nếu người đi vay không thanh
toán nợ.
8



Hàng hoá trên thị trường mở ngày càng có xu hướng đa dạng hoá, điều này phụ
thuộc vào cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là
dưới ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá các hoạt động tài chính và sự xuất hiện nhiều
tổ chức cung cấp tài chính mới. Điều này đòi hỏi các tổ chức tài chính phải tìm kiếm
các công cụ mới thoả mãn nhu cầu thu hút vốn về các mặt: Thời hạn, mức độ rủi ro,

mức sinh lời, cách thức thanh toán nợ. Xu hướng này sẽ có ảnh hưởng đến sự thay đổi
cơ cấu hàng hoá trên thị trường mở.
4. Ưu và nhược điểm của NVTTM
4.1. Ưu điểm
Thứ nhất,, nghiệp vụ thị trường mở có tác động nhanh và có thể sử dụng ở bất kỳ
mức độ nào.Nghiệp vụ thị trường mở có thể hoàn thành nhanh chóng, ít bị ảnh hưởng
bới các thủ tục hành chính.Mặt khác việc thay đổi mức dự trữ hoặc cơ số tiền tệ ở mức
nhỏ, thì nghiệp vụ thị trường mở cũng đáp ứng được thông qua việc mua bán ít chứng
từ có giá. Ngược lại, muốn thay đổi mức dự trữ hoặc cơ số tiền lớn thì nghiệp vụ thị
trường mở đủ sức thự hiện điều đó thông qua việc mua hoặc bán khối lượng lớn
Thứ hai, Nghiệp vụ thị trường mở rất linh hoạt. Khi có một sai lầm xảy ra trong lúc
tiến hành nghiệp vụ thị trường mở, NHTW có thể lập tức đo ngược lại việc sử dụng
công cụ đó. Nếu NHTW thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do nó mua chứng
từ có giá trên thị trường mở quá nhiều, thì nó sẽ sửa chữa ngay lập tức bằng cách bán
lại các chứng từ có giá vừa mua.
Thứ ba, nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách tiền tệ chủ động, cho phép
NHTW có thể tạo ra những biến động có khả năng hướng dẫn xư hướng thị trường trên
cơ sở dự báo nhu cầu vốn khả dụng.
Thứ tư, việc hoàn thành nghiệp vụ thị trường mở không phụ thuộc nhiều lắm vào ý
thích chủ quan của các đối tác. Lợi dụng tác động của các lực lượng thị trường, NHTW
9



có thể buộc các đối tác có thể hoạt động theo mục tiêu của mình. Khả năng sử dụng
công cụ này hơn hẳn so với nghiệp vụ tái chiết khấu. Ở nghiệp vụ tái chiết khấu,
NHTW có thể khuyến khích hoặc hạn chế khối lượng tái chiết khấu và có thể chống
chế hạn mức tái chiết khấu nhưng không thể kiểm soát được nhu cầu tái chiết khấu của
NHTM.
4.2. Nhược điểm

Sự can thiệp của NHTW có thể trở nên vô hiệu khi có tác động ngược chiều, chẳng
hạn do mất cân đối trong cán cân thanh toán hoặc số dư tiền gửi ngân sách ở NHTW
tăng lên. Khi đó, các hoạt động của thị trường mở của NHTW nhằm tăng lượng tiền
cung ứng sẽ bị triệt tiêu một phần hay toàn bộ.
Khả năng phát huy hiệu quả tối đa của nghiệp vụ thị trường mở nhiều khi không
phụ thuộc vào ngân hàng mà nó còn bị chi phối bởi môi trường kinh tế vĩ mô, hành vi
của công chúng và các quyết định của NHTM.










Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×