Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nước nhiễm kim loại nặng và hậu quả với sức khỏe con người ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.71 KB, 5 trang )

Nước nhiễm kim loại nặng và hậu quả
với sức khỏe con người

Kim loại nặng là khái niệm để chỉ các kim loại có nguyên tử lượng
cao và thường có độc tính đối với sự sống. Kim loại nặng thường liên
quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Nguồn gốc phát thải của kim loại
nặng có thể là tự nhiên (như asen-As), hoặc từ hoạt động của con người,
chủ yếu là từ công nghiệp (các chất thải công nghiệp) và từ nông nghiệp,
hàng hải (các chế phẩm phục vụ nông nghiệp, hàng hải ).
Nhiều nước Đông Âu trước đây đã phát triển công nghiệp theo công
nghệ cũ và sử dụng rất nhiều loại chế phẩm trong nông nghiệp nên nước và
đất ở nhiều vùng, và nhất là trong cặn lắng của các dòng sông, bị nhiễm kim
loại nặng ở mức độ rất cao, cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1.000 - 10.000 lần.
Có một số hợp chất kim loại nặng bị thụ động và đọng lại trong đất,
song có một số hợp chất có thể hoà tan dưới tác động của nhiều yếu tố khác
nhau, nhất là do độ chua của đất, của nước mưa. Điều này tạo điều kiện để
các kim loại nặng có thể phát tán rộng vào nguồn nước ngầm, nước mặt và
gây ô nhiễm đất.

Một số chất tẩy rửa gia dụng có chứa các tác nhân tạo phức mạnh
(như EDTA, NTA) khi thải ra cũng góp phần làm tăng khả năng phát tán của
kim loại nặng.
Các kim loại nặng có mặt trong nước, đất qua nhiều giai đoạn khác
nhau trước sau cũng đi vào chuỗi thức ăn của con người. Chẳng hạn các vi
sinh vật có thể chuyển thuỷ ngân (Hg) thành hợp chất metyl thủy ngân
(CH3)2Hg, sau đó qua động vật phù du, tôm, cá mà thuỷ ngân đi vào thức
ăn của con người. Sự kiện ngộ độc hàng loạt ở Vịnh Manimata (Nhật Bản)
năm 1953 là một minh chứng rất rõ về quá trình nhiễm thủy ngân từ công
nghiệp vào thức ăn của con người.
Khi đã nhiễm vào cơ thể, kim loại nặng (ví dụ thuỷ ngân) có thể tích
tụ lại trong các mô. Đồng thời với quá trình đó cơ thể lại đào thải dần kim


loại nặng. Nhưng các nghiên cứu cho thấy tốc độ tích tụ kim loại nặng
thường nhanh hơn tốc độ đào thải rất nhiều. Thời gian để đào thải được một
nửa lượng kim loại nặng khỏi cơ thể được xác định bằng khái niệm chu kỳ
bán thải sinh học (biologocal half - life), tức là qua thời gian đó nồng độ kim
loại nặng chỉ còn một nửa so với trước đó, ví dụ với thuỷ ngân chu kỳ này
vào khoảng 80 ngày, với cadimi là hơn 10 năm. Điều này cho thấy cadimi
tồn tại rất lâu trong cơ thể nếu bị nhiễm phải.

Sự kiện bị ngộ độc cadimi trên thế giới là sự kiện cũng xảy ra ở Nhật
Bản với bệnh Itai - Itai nổi tiếng có liên quan đến ô nhiễm nguồn nước bởi
cadimi.
Cadimi, do có số phối tử là 4, dễ dàng tạo ra các tương tác với protein
và chuyển vào gan, thận. Tuy nhiên cadimi lại ít đi vào hệ thần kinh vì
nguyên tố này khó tạo thành các hợp chất hữu cơ ái lipit ( lipophillic ),là
những chất dễ đi vào hệ thần kinh. Trong khi đó, thuỷ ngân và chì lại dễ đi
vào hệ thần kinh do tạo thành các hợp chất alkyl ái lipit.
Các kim loại nặng như chì, cadimi có thể tập trung trong xương, ức
chế emzym axit 5-amino-levulin và gây bệnh thiếu máu. Cadimi có khả năng
đuổi kẽm khỏi một số emzym và gây bệnh máu heamatopoiesis, v.v
Tóm lại cơ chế nhiễm độc của các kim loại nặng rất đa dạng và phức
tạp và hiện nay vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu cả về lĩnh vực bệnh học
và điều trị.

×