SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
1. Cơ sở lí luận
Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ
môi trường nói chung và giáo dục về bảo vệ môi trường nói riêng đã được Đảng, Nhà
nước quan tâm từ nhiều năm nay và đã có một số chủ trương, biện pháp giải quyết các
vấn đề nói trên. Giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào chương trình giảng dạy bậc
trung học cơ sở với hình thức lồng ghép, tích hợp.
Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ
Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện
đại hoá đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục
quốc dân"; Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
đặc biệt Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Bảo vệ môi trường là mục tiêu, là một trong những nội dung cơ bản của phát triển
bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế-
xã hội của từng ngành, từng địa phương. Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của
mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người.
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ phức tạp, cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng
rất cao, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng, quyền lực của Nhà nước, sự tham
gia tích cực của nhân dân.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1.Trên phương diện toàn cầu.
Các hoạt động của con người đã và đang thải vào môi trường không khí một khối
lượng các khí độc hại khổng lồ (như CO, CO
2
, CFC
2
) gây nên hiệu ứng nhà kính, làm
biến đổi khí hậu, nguyên nhân của hiện tượng nóng lên của trái đất và sự suy giảm tầng
ôzôn.
Nhu cầu sử dụng nước tăng lên 6 lần trong thế kỷ qua và còn tiếp tục tăng nữa.
Do vậy làm cho nguồn nước trở nên khan hiếm. Một phần ba dân số thế giới sống trên
các quốc gia thiếu nước.
Theo đánh giá của các nhà khoa học trên thế giới thì hơn 2/3 các loài động- thực
vật trên hành tinh có thể đã bị mất trong 100 năm qua. Các lỗ thủng lớn trong mắt xích
của sự sống đang ngày một gia tăng và vô số cá loài được dùng cho việc cung cấp thức
ăn và dược liệu đã bị mất đi. .
Theo kinh nghiệm quá khứ cho thấy, đối với một hành tinh, để phục hồi lại sự đa
dạng đó phải cần 10 triệu năm. 4/5 diện tích rừng nguyên sinh của trái đất bị chặt phá,
xâm hại, phân cắt, thu hẹp hoặc suy thoái. Khoảng 16 triệu ha rừng đã bị mất mỗi năm.
Hậu quả của nó tới môi trường là rất to lớn như gây xói mòn, rửa trôi, lũ lụt .
Phải hàng ngàn năm mới có thể hình thành vài centimet(cm) lớp đất mặt, nhưng
chỉ cần một vài năm mưa là có thể rửa trôi lớp đất này. Mỗi năm thế giới mất đi 25 tỉ tấn
đất mặt. Khoảng 2 tỉ ha đất canh tác và đồng cỏ trên toàn thế giới đã bị suy thoái từ trung
bình đến nghiêm trọng.
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 1 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
2.2. Tình hình môi trường ở Việt Nam
Không thể tách khỏi tình trạng chung của toàn cầu, các thành phần môi trường
Việt Nam nhìn chung đã bị ô nhiễm hoặc suy thoái, có nơi hết sức nặng nề.
Việt Nam có diện tích tự nhiên 33.169.000 ha. Đất đồng bằng gồm 7 triệu ha,
trong đó 3,8 triệu ha "đất có vấn đề". Đất dốc khoảng 25 triệu ha, trong đó hơn 13 triệu
ha đất thoái hóa nghiêm trọng. Như vậy diện tích đất có vấn đề về độ phì và sức sản xuất
kém chiếm trên 50 % diện tích tự nhiên cả nước.
Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên nước trong khu vực, nhưng so sánh chung
toàn thế giới chưa phải quốc gia giàu tài nguyên nước.
Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp xả trực tiếp vào hệ thống sông đã
làm cho các con sông này ô nhiễm cục bộ nghiêm trọng (như vụ Vê đan làm ô nhiễm
sông Thị Vải ).
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, rừng bị tàn phá mạnh trong thời gian qua.
Rừng tự nhiên mất trung bình mỗi năm từ 120.000 ha đến 150.000 ha, rừng trồng mỗi
năm khoảng 200.000 ha.
Đa dạng sinh học bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện nay , 365
loài động vật và 356 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị diệt chủng ở mức độ khác
nhau.
2.3. Tình hình môi trường ở địa phương
Ở huyện Ba Tơ nói chung, xã Ba Lế nói riêng, tình hình tàn phá rừng đầu nguồn
diễn ra hết sức khốc liệt, lâm tặc hoành hành khắp nơi đồng nghĩa với hàng nghìn hăcta
rừng bị tàn phá, lực lượng tham gia nhiều và hình thức khai thác gỗ lậu rất đa dạng và
tinh vi. Thời gian qua, số lượng cá thể trong loài và thành phần các loài động vật trên địa
bàn giảm sút trầm trọng, đặc biệt là những động vật quí hiếm. Bên cạnh đó, tại địa
phương cũng xuất hiện những bãi rác tự phát không được xử lí và lượng rác thải ngày
càng tăng dần dọc theo những con đường trên địa phương xã Ba Lế.
Dạy học tích hợp giáo dục môi trường ở một số môn học nói chung và môn sinh
học bậc trung học cơ sở nói riêng được Bộ Giáo dục - đào tạo hướng dẫn và qui định cụ
thể trong khung phân phối chương trình bắt đầu thực hiện từ năm học 2008-2009. Qua
tìm hiểu, thăm dò ý kiến đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên bộ môn sinh học trung học cơ
sở trên địa bàn huyện Ba Tơ, giáo viên giảng dạy có liên hệ thực tế, giáo dục học sinh
bảo vệ môi trường nhưng không bám sát hướng dẫn cụ thể trong khung phân phối
chương trình. Việc dạy học lồng ghép giáo dục môi trường trong từng môn học ở một số
đơn vị trường học còn xem nhẹ, chưa đưa vào kế hoạch dạy học, hiệu quả giáo dục chưa
cao.
Qua cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nêu ra, bản thân xây dựng nội
dung kiến thức dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh vào chương
trình sinh học 9.
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 2 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
1. Hệ thống bài học bắt buộc dạy tích hợp giáo dục môi trường
( Theo khung phân phối chương trình năm học 2008-2009 của Bộ GD&ĐT )
Tiết Bài Tên bài
1 1 Mendel và di truyền học
2 2 Lai một cặp tính trạng
3 3 Lai một cặp tính trạng(tiếp theo)
4 4 Lai hai cặp tính trạng
5 5 Lai hai cặp tính trạng(tiếp theo)
6 6 Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại.
7 7 Bài luyện tập
8 8 Nhiễm sắc thể
9 9 Nguyên phân
10 10 Giảm phân
11 11 Phát sinh giao tử và thụ tinh
12 12 Cơ chế xác định giới tính
13 13 Di truyền liên kết
14 14 Thực hành: quan sát hình thái NST
15 15 ADN
16 16 AND và bản chất của gen
17 17 Mối quan hệ giữa gen và ARN
18 18 Prôtêin
19 19 Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
20 20 Thực hành: Quan sát và lắp ráp mô hình AND
21 Kiểm tra 1 tiết
22 21 Đột biến gen
23 22 Đột biến cấu trúc NST
24 23 Đột biến số lượng NST
25 24 Đột biến số lượng NST( tiếp theo)
26 25 Thường biến( liên hệ về BVMT)
27 26 Thực hành: nhận biết một vài dạng đột biến( liên hệ về BVMT)
28 27 Thực hành: quan sát thường biến( liên hệ về BVMT)
29 28 Phương pháp nghiên cứu di truyền người
30 29 Bệnh và tật di truyền ở người( lồng ghép GDMT 1 phần)
31 30 Di truyền học với con người( lồng ghép GDMT 1 phần)
32 31 Công nghệ tế bào
33 32 Công nghệ gen( liên hệ về BVMT)
34 40 Ôn tập học kì I
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 3 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
36 33
Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
( lồng ghép GDMT 1 phần)
35 Kiểm tra học kì I
37 34 Thoái hoá do tự thụ phấn và giao phối gần
38 35 Ưu thế lai
39 36 Các phương pháp chọn lọc
40 37 Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
41 38 Thực hành: tập dợt thao tác giao phấn
42 39 Thực hành: tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng
43 41 Môi trường và các nhân tố sinh thái( lồng ghép GDMT toàn phần)
44 42
Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
( lồng ghép GDMT toàn phần)
45 43
Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
( lồng ghép GDMT toàn phần)
46 44
Ảnh hưỡng lẫn nhau giữa các sinh vật
( lồng ghép GDMT toàn phần)
47 45
Thực hành: ảnh hưởng của môi trường và ảnh hưởng của một số nhân
tố sinh thái lên đời sống sinh vật
48 46
Thực hành: ảnh hưởng của môi trường và ảnh hưởng của một số nhân
tố sinh thái lên đời sống sinh vật
( lồng ghép GDMT toàn phần)
49 47 Quần thể sinh vật( lồng ghép GDMT toàn phần)
50 48 Quần thể người( lồng ghép GDMT toàn phần)
51 49 Quần xã sinh vật( lồng ghép GDMT toàn phần)
52 50 Hệ sinh thái( lồng ghép GDMT toàn phần)
53 Bài tập HST, giới hạn sinh thái( lồng ghép GDMT toàn phần)
54 Kiểm tra giữa HK II( kiểm tra thực hành)
55 51 Thực hành: hệ sinh thái( lồng ghép GDMT toàn phần)
56 52 Thực hành: hệ sinh thái( lồng ghép GDMT toàn phần)
57 53
Tác động của con người đối với môi trường
( lồng ghép GDMT toàn phần)
58 54 Ô nhiễm môi trường( lồng ghép GDMT toàn phần)
59 55 Ô nhiễm môi trường( lồng ghép GDMT toàn phần)
60 56
Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
( lồng ghép GDMT toàn phần)
61 57
Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
( lồng ghép GDMT toàn phần)
62 58-59
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
( lồng ghép GDMT toàn phần)
Khôi phục môi trường, giữ gìn tài nguyên hoang dã
( lồng ghép GDMT toàn phần)
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 4 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
63 60 Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái( lồng ghép GDMT toàn phần)
64 61 Luật bảo vệ môi trường( lồng ghép GDMT toàn phần)
65 62
Thực hành: Vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi
trường ở địa phương( lồng ghép GDMT toàn phần)
66 64 Tổng kết chương trình toàn cấp( lồng ghép GDMT toàn phần)
67 65 Tổng kết chương trình toàn cấp( lồng ghép GDMT toàn phần)
68 66 Tổng kết chương trình toàn cấp( lồng ghép GDMT toàn phần)
69 63 Ôn tập( lồng ghép GDMT toàn phần)
70 Kiểm tra học kì II
2. Nội dung kiến thức dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào từng bài:
Tiết 26-Bài 25: THƯỜNG BIẾN
Trong thực tiễn, người ta thường gặp hiện tượng một kiểu gen có nhiều kiểu hình
khác nhau khi sống ở các điều kiện môi trường khác nhau. Sinh vật sống ở môi trường
càng thuận lợi thì sẽ biểu hiện hết giới hạn thường biến của một kiểu gen. Chính vì vậy,
trong chăn nuôi hay trồng trọt, các em phải tăng cường khâu chăm sóc, bảo vệ vật nuôi-
cây trồng tránh những tác nhận gây hại của môi trường đến cơ thể như thời tiết xấu,
nguồn nước ô nhiễm, vi sinh vật gây bệnh…bằng những việc làm cụ thể như vệ sinh
chuồng trại, bổ sung thức ăn giàu chất dinh dưỡng…( đối với vật nuôi); vệ sinh đồng
ruộng, bón phân bổ sung hợp lí…( đối với cây trồng)
Tiết 27- Bài 26: THỰC HÀNH: NHẬN DẠNG MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN
Đột biến, hầu hết thường gây hại cho cơ thể sinh vật. Đột biến gen hay đột biến
nhiễm sắc thể có thể do ảnh hưởng của môi trường. Ví dụ như: quái thai do cơ thể bị
nhiễm hoá chất độc hại như chất độc màu da cam…
Thế giới đang khuyến cáo, các quốc gia không được sản xuất bom hạt nhân,
không sử dụng các hoá chất cực độc trong trồng trọt. Bản thân các em phải biết tránh bị
nhiễm các chất độc hoá học, các tia phóng xạ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng kĩ
thuật- khoa học… bằng cách không tiếp xúc với các hoá chất cực độc, nếu buộc phải tiếp
xúc thì phải có trang bị bảo hộ như găng tay, khẩu trang, kinh mắt …., lưu ý để hoá chất
xa tầm tay trẻ em.
Tiết 28- Bài 27: THỰC HÀNH: QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN
Qua việc quan sát những cá thể thực vật- động vật bị biến đổi hình thái so với
nguyên trạng của nó mà những biến đổi đó không di truyền lại cho đời sau, đó là thường
biến. Thường biến là do tác động trực tiếp của môi trường. Nếu môi trường sống thuận
lợi đối với một giống loài nào đó, chúng sẽ thể hiện mức phản ứng tối đa. Nếu môi
trường bị ô nhiễm, bị thay đổi, sự biến đổi về hình thái cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến
quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật đó. Chúng ta phải biết cải tạo và đáp ứng
tốt môi trường thích hợp cho cây trồng- vật nuôi phát triển bình thường, mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 5 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
Tiết 30- Bài 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯÒI
Cho đến năm 1990, di truyền y học đã thống kê được gần 5000 gen gây bệnh.
Một số bệnh tật do bị nhiễm chất phóng xạ hoặc chất độc hoá học trong chiến tranh để
lại, không cẩn thận trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì thế, trong sinh
hoạt cũng như trong sản xuất, các em phải tuyệt đối cẩn thận với hoá chất độc hại, đồng
thời không được đối xử mất thiện cảm đối với những người bị bệnh, tật di truyền mà
phải sẽ chia, động viên, tạo điều kiện cho họ được hưởng mọi quyền lợi như những
người khác.
Tiết 31- Bài 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
Thông qua di truyền y học tư vấn, sau này trước khi kết hôn, các em có thể đến
những trung tâm tư vấn về lĩnh vực này để nhận được những lời khuyên. Dựa trên cơ sở
những lời khuyên ấy, các em có quyền quyết định có nên kết hôn hoặc không nên kết
hôn với đối tượng mà mình lựa chọn. Nếu đã kết hôn, các em có quyền quyết định có
nên hoặc không nên sinh con vì những bệnh mang gen lặn có khả năng xuất hiện. Một
gia đình hạnh phúc chỉ khi được nuôi nấng, dạy dỗ, chăm sóc những đứa con mạnh khoẻ,
phát triển tốt về trí tuệ. Ngược lại, gia đình có những người con không may bị dị tật bẩm
sinh, thiểu năng về trí tuệ thì đó là điều bất hạnh về bản thân, đau khổ cho gia đình và
tăng thêm gánh nặng cho xã hội.
Để đảm bảo cho xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc, mỗi cặp vợ chồng chỉ có
từ 1 – 2 con.
Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường đã được xác định rõ. Cần phải xử lí tận
gốc các chất thải do hoạt động công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hoá chất. Các hoá
chất này đi vào cơ thể người qua không khí, nước uống, thực phẩm…Các thuốc diệt cỏ,
thuốc trừ sâu đã làm tăng tần số đột biến nhiễm sắc thể ở người sử dụng. Việc sử dụng
thuốc trừ sâu không đúng quy cách và các loại thuốc đã cấm sử dụng gây hậu quả xấu
đối với môi trường. Ngoài ra các loại chất thải trong sinh hoạt cũng góp phần không nhỏ
đến ô nhiễm môi trường.
Tiết 33- Bài 32: CÔNG NGHỆ GEN
Thế kỉ XXI được xem là thế kỉ của công nghệ sinh học. Tất cả các quốc gia trên
thế giới, đều xúc tiến đầu tư phát triển công nghệ sinh học theo hướng riêng của đất
nước mình.
Ở Việt Nam, điểm xuất phát ứng dụng công nghệ sinh học nói chung và công
nghệ gen nói riêng vào trong cuộc sống và sản xuất muộn hơn so với nhiều quốc gia
khác. Trong điều kiện phòng thí nghiệm đã chuyển được gen kháng rầy nâu, kháng sâu,
kháng bệnh bạc lá, kháng một số loại nấm, gen tổng hợp vitamin A, gen kháng virus, gen
chín sớm…vào một số cây trồng như lúa, ngô, khoai tây, cà chua, bắp cải, thuốc lá, đu
đủ… Bên cạnh đó đã chuyển được gen tổng hợp hoocmôn sinh trưởng ở người vào cá
trạch làm cho cá có trọng lượng cao hơn bình thường.
Chúng ta đang và sẽ sử dụng những loại lương thực-thực phẩm là sản phẩm biến
đổi gen. Tuy nhiên có hai quan điểm ngược nhau, một bên là ủng hộ, còn một bên là
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 6 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
không đồng tình với việc sử dụng những sản phẩm biến đối gen, bởi hậu quả mang lại
cho con ngưòi chưa được xác định rõ ràng. Chính vì thế, chúng ta phải biết lựa chọn, đề
phòng với những sản phẩm có thể có ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đối với sức khoẻ
con người.
Tiết 36- Bài 33: GÂY ĐỘT BIẾN TRONG CHỌN GIỐNG
Với phương pháp gây đột biến nhân tạo, con người đã tạo ra các chủng vi sinh vật
mới có hoạt tính cao, những giống cây trồng có năng suất, phẩm chất cao. Nhưng đối với
vật nuôi rất khó gây đột biến vì chúng phản ứng và dễ bị chết khi xử lí các tác nhân lí
hoá. Mặt khác, những tác nhân gây đột biến thường không có lợi cho sức khoẻ con
người. Nếu không cẩn thận trong lúc thực hiện gây đột biến, chúng có thể gây ra những
biến đổi kiểu gen của con người gây những bệnh, tật di truyền hay ảnh hưởng đến môi
trường sống của các loài sinh vật xung quanh.
Tiết 43- Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Môi trường nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm những gì bao xung quanh chúng
có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới sinh trưởng phát triển và sinh sản của sinh vật.
Mỗi loài sinh vật có môi trường sống riêng và đặc trưng của mình, trong quá trình sống
chúng luôn chịu sự tác động của các nhân tố sinh thái. Về mặt tự nhiên, nhân tố vô sinh
và nhân tố hữu sinh tác động đến sinh vật một cách ổn định. Mặt khác, vì nhu cầu sản
xuất, sinh hoạt của con người tác động mạnh mẽ đến đời sống của nhiều loài sinh vật.
Ví dụ 1: Cá sống ở ruộng đồng, nếu người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật không hợp lí, không an toàn làm ô nhiễm môi trường nước ở nơi đó thì sự sống của
cá sẽ bị ảnh hưởng xấu, làm giảm số lượng hoặc mất hẵn môi trường sống bình thường.
Ví dụ 2: Bộ linh trưởng thành sống leo trèo trên cây. Con người vô tình phá rừng
lấy gỗ, làm nương rẫy đồng nghĩa với việc huỷ diệt môi trường sống của chúng.
Qua những ví dụ trên, bản thân các em phải có ý thức bảo vệ môi trường sống
của những loài sinh vật sống xung quanh chúng ta, cho dù môi trường sống đó có phạm
vi rộng hay hẹp. Tuy nhiên, không nhất thiết phải bảo vệ môi trường sống của tất cả các
loài sinh vật mà phải biết loại bỏ những điều kiện sống của những loài sinh vật gây hại
như môi trường sống của muỗi, các loài giun sán, sâu bậnh…
Tiết 44- Bài 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG
LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho mọi hoạt động sống của sinh
vật. Cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời khi quang hợp. Động vật sử dụng
gián tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời.
Ở rừng nhiệt đới, ánh sáng mặt trời góp phần hình thành sự phân tầng thực vật.
Những cây thân gỗ vươn cao để tận hưởng nguồn ánh sáng mạnh cung cấp cho quá trình
quang hợp, những loài thực vật sống dưới tán những cây lớn nhận cường độ chiếu sáng
yếu hơn( gọi là cây ưa bóng). Do nhu cầu gỗ để làm nhà và vật dụng trong gia đình, một
số người dân đã chặt hạ những cây gỗ lớn đồng nghĩa với việc làm tăng cường độ chiếu
sáng cho những cây phía dưới tán, những cây này là ưa bóng. Do đó, với cường độ chiếu
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 7 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
sáng mạnh các loài thực vật ưa bóng sẽ bị rối loạn quá trình sinh lí, kém sức sống. Chính
vì thế, các em không được chặt phá cây bừa bãi, biết lợi dụng bóng râm của một số cây
gỗ to để trồng những cây ưa bóng như trầu không, hồ tiêu, phong lan…
Tiết 45- Bài 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM
LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật.
Thực vật và động vật biến nhiệt như ếch, nhái, các loài bò sát phụ thuộc trực tiếp
vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể chúng
cũng tăng hay giảm theo. Động vật đẳng nhiệt có cơ thể không phụ thuộc vào môi
trường như chim, thú có thể phát tán và sinh sống ở khắp nơi.
Nhiệt độ môi trường tăng làm tăng tốc độ quá trình sinh lý trong cơ thể sinh vật.
Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao thì chu kì sống của chúng càng
ngắn. Chẳng hạn như ruồi giấm sống được 10 ngày ở 25
0
C, còn ở 18
0
C sống được 17
ngày. Sự biến đổi của nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái và
sinh thái như chim di trú vào mùa đông, cây cối bị cằn cỗi khi nhiệt độ nóng quá. Ngoài
ra, khi nhiệt độ môi trường tăng lên làm cho băng ở 2 vùng Nam cực và Bắc cực tan ra
dẫn đến mực nước biển tăng lên gây ra hiện tượng ngập úng một số vùng trủng thấp ven
biển.
Các nhà khoa học đã dự báo và cho rằng: nhiệt độ trái đất đang và sẽ tăng lên vài
0
C
trong vài năm tới. Vậy tại sao nhiệt độ trái đất lại tăng lên? Có thể nói rằng: nguyên
nhân chủ yếu là do công nghiệp hoá, đô thị hoá toàn cầu, khí thải từ các nhà máy, các
loại động cơ sử dụng xăng dầu… đã thải ra môi trường một lượng khí cacbonic khá lớn,
từ đó gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên.
Việc giữ ổn định nhiệt độ môi trường không phải chỉ riêng cá nhân ai, của quốc
gia nào mà là trách nhiệm của toàn thế giới. Nhưng bản thân chúng ta phải có những
hành động cụ thể, vừa sức với chúng ta để góp phần ngăn chặn sự tăng lên của nhiệt độ
môi trường như không được đốt phá rừng, tuyên truyền mọi người tự giác cùng chung
tay bảo vệ môi trường, hướng đến tương lai nhu cầu sử dụng các loại năng lượng sạch để
đun đốt, thấp sáng, sử dụng các loại phương tiện đi lại hạn chế tối đa lượng khí cacbonic
thải ra ngoài môi trường.
2. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sóng sinh vật.
Thực tế chúng ta đều thấy, khí hậu có sự thay đổi rõ rệt. Người ta nói: “
Thiên nhiên đang giận dữ”, bằng chứng là vụ sóng thần ở Bali( Indonesia), lũ lụt ở
Banlađắt, Trung Quốc, Việt Nam…, hạn hán ở Châu Phi… Những biến đổi ấy làm thay
đổi hướng thích nghi của rất nhiều loài thực vật, động vật, loài nào thích nghi chậm sẽ bị
đào thải dần và có thể dẫn đến bị tuyệt chủng. Những loài sinh vật ưa ẩm, nếu như môi
trường sống ở đó bị hạn hán kéo dài, tất yếu chúng sẽ bị giảm sút về số lượng và cũng có
thể bị diệt vong. Bên cạnh đó, những sinh vật ưa khô, nếu bị lũ lụt, ngập úng kéo dài, sẽ
ảnh hưởng đến sự sinh tồn của chúng.
Nguyên nhân của sự hạn hán, lũ lụt là do rừng đầu nguồn bị tàn phá, không còn
khả năng điều tiết nước vào mùa khô và giữ nước vào mùa mưa. Chính vì thế các em
không được chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, trồng keo khi không được
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 8 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
cho phép của nhà nước, bản thân các em hãy cố gắng trở thành một tuyên truyền viên,
một tình nguyện viên bảo vệ rừng.
Tiết 46- Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
Tất cả các loài sinh vật cùng sinh sống trong một môi trường ít nhiều đều có mối
quan hệ với nhau, thể hiện ở sự hỗ trợ hay đối địch với nhau. Tạo hoá tự nhiên sinh ra,
vốn chúng đã có mối quan hệ lẫn nhau. Con người tác động vào những mối quan hệ đó
sẽ dẫn đến nhiều hướng thay đổi khác nhau.
Ví dụ: Ngoài tự nhiên, chuột và các loài rắn ăn chuột cùng sống chung trong một
môi trường. Số lượng chuột sẽ bị khống chế bởi số lượng rắn, khi số lượng rắn tăng thì
số lượng chuột sẽ giảm, khi số lượng chuột bị giảm thì số lượng rắn cũng giảm theo. Cứ
như thế, số lượng cá thể giữa hai loài được ổn định qua thời gian. Nếu con người tác
động mạnh vào một trong hai đối tượng trên sẽ gây mất ổn định số lượng cá thể giữa hai
loài. Chẵn hạn, mọi người dân đều đi bắt rắn để bán lấy tiền thì số lượng rắn sẽ giảm,
trong khi đó số lượng chuột sẽ tăng lên, mà chuột là động vật gây hại rất lớn đến sản
xuất hoa màu, lương thực, dụng cụ sinh hoạt gia đình…
Khi hiểu được vấn đề trên, bằng những biện pháp khoa học, bản thân các em phải
biết khống chế những động vật gây hại khi chúng tăng lên quá mức, bảo vệ và nhân
giống những loài có lợi khi chúng đang trong nguy cơ giảm sút số lượng.
Tiết 48- Bài 46: THỰC HÀNH:
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ
SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT.
Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái luôn có tác động qua lại, sự biến đổi
của một nhân tố sinh thái này có thể làm thay đổi về lượng và có khi về chất của nhân tố
sinh thái khác. Tất cả các nhân tố đều gắn bó chặt chẽ với nhau thành tổ hợp sinh thái
phức tạp.
Trong mối quan hệ qua lại giữa sinh vật với môi trường tác động lên sinh vật,
sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái của môi trường và có thể làm thay đổi
tính chất của nhân tố đó.
Kết quả trồng rừng ở nhiều địa phương cho thấy, rừng trồng sau khi khép tán
đóng vai trò rất lớn trong việc cải tạo môi trường tự nhiên. Tán rừng che phủ mặt đất làm
tăng độ ẩm không khí và đất. Trong đất xuất hiện nhiều vi sinh vật, thân mềm, giun…
Các vi sinh vật đất này hoạt động mạnh phân huỷ mùn bã hữu cơ từ thảm rừng, làm cho
đất rừng thêm màu mỡ và tơi xốp, nhiều loài động vật, thực vật mới xuất hiện, đất không
bị xói mòn và có khả năng giữ nước, cung cấp nước cho các vùng nông nghiệp xung
quanh. Như vậy rừng trồng đã làm thay đổi nhiều nhân tố khí hậu, môi trường đất, nước
và hệ thống động- thực vật trong rừng. Từ cơ sở khoa học trên, chúng ta cùng nhau tích
cực tham gia trồng và chăm sóc rừng để góp phần cải tạo tự nhiên, tăng thu nhập kinh tế
gia đình từ sản phẩm của rừng.
Tiết 49- Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT
Dạng tháp tuổi ổn định là nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sinh sản có tỉ lệ
xấp xỉ bằng nhau. Đối với con người, nếu tỉ lệ này mất cân đối sẽ ảnh hưởng đến sự phát
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 9 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
triển kinh tế, xã hội của quốc gia đó. Hiện nay tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản ở nước ta so
với nhóm tuổi sinh sản vẫn còn cao hơn, do đó mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 – 2 con là phù
hợp hoàn toàn với hoàn cảnh của nước ta hiện nay.
Các điều kiện sống của môi trường ảnh hưởng đến sự thay đổi số lượng cá thể của
quần thể. Khi số lượng cá thể của quần thể thay đổi sẽ dẫn đến mất cân bằng hệ sinh
thái. Cần phải có biện pháp bảo vệ các loại môi trường như môi trường nước, môi trường
không khí, môi trường trên cạn…
Tiết 50- Bài 48: QUẦN THỂ NGƯỜI
Để hạn chế ảnh hưởng xấu của việc tăng dân số quá nhanh, ở Việt Nam đã và
đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân,
gia đình và toàn xã hội. Nhà nước Việt Nam quy định mỗi gia đình chỉ có từ 1 – 2 con.
Quần thể người có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà quần thể sinh vật khác
không có. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự
điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. Mặt
khác, dân số tăng nhanh sẽ có nhiều tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường, vì vậy cần
phải có nhiều biện pháp để bảo vệ sự phát triển bền vững. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm
môi trường ở nước ta đang được báo động, ô nhiễm nguồn nước, không khí… Tình trạng
chặt phá rừng vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi. Để khắc phục cần phải có những biện pháp
ngăn chặn kịp thời, trước hết, bản thân mỗi chúng ta phải có ý thức tự giác về việc bảo
vệ môi trường.
Tiết 51- Bài 49: QUẦN XÃ SINH VẬT
Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức
độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
Nếu dân số tăng nhanh sẽ làm cho quần xã mất cân bằng dẫn đến nạn đói nghèo, thất
học, thiếu lương thực, thực phẩm… Chính vì vậy mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 – 2 con.
Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự
thay đổi. Con người tác động tiêu cực đến môi trường thì môi trường sẽ gây ra các hậu
quả xấu đối với đời sống con người. Ví dụ: Khi con người chặt phá rừng bừa bãi thì sẽ
gây ra sự biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng hạn hán, mất mùa, lũ lụt, ô nhiễm không
khí…Khi con người săn bắn các loài chim thì sâu gây hại sẽ phát triển ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp…
Tiết 52- Bài 50: HỆ SINH THÁI
Khi dân số tăng nhanh sẽ tác động xấu đến các hệ sinh thái. Muốn cho hệ sinh
thái phát triển bền vững thì biện pháp cần thiết là phải hạn chế sự phát triển dân số quá
nhanh. Mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 – 2 con.
Một trong những tác động của con người tới môi trường tự nhiên là phá huỷ thảm
thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu. Chính con người đã tác động và làm ô nhiễm
môi trường, có ảnh hưởng bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khoẻ của
con người.
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 10 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
Tiết 53: BÀI TẬP HỆ SINH THÁI, GIỚI HẠN SINH THÁI
1. Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.
STT Biện pháp Hiệu quả
1 Xây dựng kế hoạch để khai thác
nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù
hợp
Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng
2 Xây dựng các khu bảo tồn tự nhiên Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan
trọng, giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ
nguồn gen quí.
3 Trồng rừng Góp phần phục hồi các hệ sinh thái bị
thoái hoá, chống xói mòn đất và tăng
nguồn nước
4 Phòng cháy rừng Góp phần bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu
nguồn
5 Vận động đồng bào dân tộc ít người
định canh, định cư
Để hạn chế mức độ khai thác, không khai
thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên
6 Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc
di dân tự do tới ở và trồng trọt trong
rừng
Giảm áp lực sử dụng tài nhuyên thiên
nhiên quá mức
7 Tăng cường công tác tuyên truyền và
giáo dục về bảo vệ môi trường
Để toàn dân tích cực tham gia bảo vệ
rừng
2. Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển
STT Tình huống Cách bảo vệ
1 Loài rùa biển đang vị săn lùng khai thác lấy mai
làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít, rùa
thường đẻ trứng tại các bãi cát ven biển, chúng ta
cần bảo vệ loài rùa biển như thế nào?
Bảo vệ bãi cát nơi đẻ trứng
của rùa biển và vận động mọi
người không đánh bắt rùa
biển
2 Rừng ngập mặn là nơi sống của ấu trùng tôm, tôm
và cua biển con, nhưng diện tích rừng ngập mặn
ven biển đang bị thu hẹp dần, ta cần làm gì để bảo
vệ nguồn giống cua và tôm biển
Bảo vệ rừng ngập mặn hiện
có đồng thời trồng lại rừng
đã bị chặt phá
3 Rác thải, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật theo các
dòng sông chảy từ đất liền ra biển, chúng ta cần
làm gì để nguồn nước biển không bị ô nhiễm?
Xử lí nước thải trước khi đổ
ra sông, biển
4 Em cho biết hằng năm trên thế giới và ở Việt Nam
có tổ chức ngày “ làm sạch bãi biển” Theo em tác
dụng của hoạt động đó là gì?
Làm sạch bãi biển và nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường
của mọi người
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 11 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
Tiết 55, 56- Bài 51, 52: THỰC HÀNH: HỆ SINH THÁI
Một trong những tác động gây hậu quả nghiêm trọng nhất của con người lên các
hệ sinh thái tự nhiên là làm phá vỡ các quá trình, chu trình tự nhiên do sản phẩm thải ra
trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Có thể nói con người đã tạo ra một khối lượng
khổng lồ các phế thải có tỉ lệ lớn gấp nhiều lần các quần thể vi sinh vật có thể có được ở
các bậc dinh dưỡng phân huỷ trong tự nhiên. Mặt khác, các chất thải lại thường ở dạng
hoá tổng hợp, đôi khi còn rất mới đối với các quần thể sinh vật phân huỷ có trong tự
nhiên.
Về mặt lí thuyết, nếu có đủ thời gian tiến hoá thì các sinh vật phân huỷ sẽ thích
nghi với bất kì loại chất thải nào theo nguyên tắc “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Thế
nhưng, hiện nay chúng ta đã tạo ra quá nhiều chất liệu mới, chủ yếu là các chất tổng hợp
nhân tạo. Các chất này được tích lũy lại với số lượng lớn do không có hoặc không đủ vi
sinh vật phân huỷ. Đó là những sinh vật có khả năng thích nghi với việc phá vỡ cấu trúc
và việc phân giải các chất tổng hợp thành các nguyên tố vô cơ và tái tạo lại, trả lại cho
các hệ sinh thái các chất dinh dưỡng theo qui luật tự nhiên thông thường.
Tiết 57-Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
Hoạt động khai thác các tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh, có ý
thức hoặc không có ý thức của con người đã làm biến đổi môi trường về thành phần đất,
không khí, môi trường biển, môi trường rừng… nghĩa là các hoạt động có ảnh hưởng tới
khí hậu, đến sinh quyển.
Các tác động trực tiếp, gián tiếp của con người làm cho nguồn tài nguyên tái sinh,
không tái sinh cạn kiệt dần, rừng bị triệt phá nhiều làm lượng ôxi trong không khí và
lượng chất hữu cơ bị giảm sút rõ rệt. Lượng nước dự trữ do rừng để lại càng ít dần, làm
cho quá trình sa mạc hoá, thảo nguyên hoá ngày càng tăng, giảm đa dạng sinh học và
mất cân bằng sinh thái.
Quá trình đô thị hoá nhanh làm cho diện tích đất trồng ngày càng thu hẹp. Sự
phân phối nước ngọt cho người và vật nuôi, cây trồng bị hạn chế. Tiến bộ khoa học kĩ
thuật được áp dụng tích cực vào sản xuất đã kéo theo sự nhiễm bẩn của tất cả các quyển,
nhiều thành phố lớn ở Tây Âu và Mĩ đã có hiện tượng “sương mù hoá chất” gây độc hại
cho người và sinh vật. Các chất thải của nhà máy làm cho ao hồ, sông ngòi, cửa biển bị
nhiễm bẩn. Các hoạt động giao thông trên biển hàng năm đã thải ra khoảng 2 triệu tấn
dầu, làm chết hàng loạt sinh vật biển.
Dân số tăng quá nhanh, với độ gia tăng 1,7% đến 2% làm ảnh hưởng đến rừng,
đất trồng, tăng mức ô nhiễm môi trường.
Như vậy, sự gia tăng dân số, sự công nghiệp hoá làm giảm sức lao động của con
người, đã làm cải biến môi trường sống. Sự thay đổi của môi trường lại tác động trở lại
đến sinh quyển làm thay đổi sinh quyển. Bản thân các em phải biết bảo vệ các loài sinh
vật, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên( tránh khai thác cạn kiệt), sử dụng nước
tiết kiệm, kiểm soát và giảm nhiều các nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường…
Tiết 58, 59- Bài 54, 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Ô nhiễm do các chất khí thải.
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 12 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
Trong quá trình hoạt động, các phương tiện giao thông thải vào không khí một
khối lượng lớn các loại khói, khí độc như CO, CO
2
, hydrocacbon, NO
2
, SO
2
, khói đen,
chì và các dạng hạt khác. Tùy theo loại động cơ và loại nhiên liệu mà khối lượng các
chất thải độc hại chiếm tỷ lệ khác nhau trong khí xả.
a. Cacbon monoxit (CO): CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn của nhiên liệu.
Xe cộ là nguyên nhân chủ yếu gây ra độ tập trung CO cao ở các khu vực đô thị. CO có ái
lực đối với hemoglobin cao gấp 200 lần so với O
2
. Vì vậy khi xâm nhập vào cơ thể CO
sẽ liên kết với hemoglobin trong máu, cản trở việc tiếp nhận O
2
, gây nghẹt thở. Chính do
tính chất này của CO mà nó rất có hại đối với phụ nữ có thai và người mắc bệnh tim
mạch. Trong nhiễm độc CO cấp tính nhẹ, có thể các triệu chứng: nhức đầu, buồn nôn,
mệt mỏi, rối loạn thị giác. Trong nhiễm độc cấp tính CO thể nặng, theo sự phát triển của
tình trạng thiếu oxy trong máu và mô, hệ thần kinh hệ tim mạch sẽ bị tổn thương, rối
lọan hô hấp, liệt hô hấp dẫn tới tử vong.
b. Cacbon dioxit (CO
2
). Trong những năm gần đây người ta chú ý nhiều đến giao
thông vận tải vì nó góp phần thải ra CO
2
– khí nhà kính quan trọng nhất. Trên toàn thế
giới khoảng 15% CO
2
trong không khí là do các phương tiện giao thông vận tải thải ra.
CO
2
là một chất gây ngạt. Bình thường tỷ lệ CO
2
trong không khí từ 0,3 – 0,4‰. Ở nồng
độ thấp CO
2
kích thích trung tâm hô hấp. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ
CO
2
5‰ đã gây trở ngại cho hô hấp. Tiếp xúc với CO
2
ở nồng độ 15‰ người ta không
thể làm việc được. Ở nồng độ 30 – 60‰ có thể gây nguy hiểm tính mạng cho con
người.
c. Hydro cacbon (C
n
H
m
) Có 3 nguồn thải Hydro cacbon từ các phương tiện giao
thông. Các hydro cacbon là những chất độc gây rối loạn hô hấp, ngay ở nồng độ thấp
chúng cũng có thể làm sưng tấy màng phổi, làm thu hẹp cuống phổi, làm viêm mắt, viêm
mũi. Hít phải hydrocacbon ở nồng độ 40 mg/l dẫn đến tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác
quan, gây cảm giác buồn nôn. Ngoài ra chúng còn được coi là nguyên nhân gây ung thư
phổi, họng và đường hô hấp.
d. Các oxit nitơ (NO
x
). Ở các khu đô thị, giao thông thải ra khoảng 50% lượng
NOx trong không khí. NOx được dùng để chỉ hỗn hợp NO và NO
2
trong không khí đồng
thời cùng có mặt. NO và NO
2
đóng vai trò quan trọng trong ô nhiễm không khí. NO
x
kết
hợp vớ Hemoglobin (Hb) tạo thành Methemoglobin (Met Hb), làm Hb không vận
chuyển được oxy, gây ngạt cho cơ thể. Sau một thời gian tiềm tàng dẫn tới phù phổi cấp,
tím tái biểu hiện co giật và hôn mê. Khi tiếp xúc với NOx ở các nồng độ thấp (nhiễm độc
mãn tính) có các biểu hiện sau: kích ứng mắt, rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản, tổn
thương răng.
e. Sunfua dioxit (SO
2
). Trong lĩnh vực ô nhiễm không khí, SO
2
là chất ô nhiễm
hàng đầu thường được quy kết là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tác hại
cho sức khỏe của người dân đô thị. SO
2
kích ứng niêm mạc mắt và các đường hô hấp
trên. Ở nồng độ rất cao, SO
2
gây viêm kết mạc, bỏng và đục giác mạc. Trường hợp tiếp
xúc ào ạt với SO
2
có thể làm chết người do nguyên nhân ngưng hô hấp. Tác hại của SO
2
đối với chức năng phổi nói chung rất mạnh khi có mặt của các hạt bụi trong không khí
hô hấp. Ngoài ra, SO
2
còn gây tác hại cho cơ quan tạo máu (tủy, lách), gây nhiễm độc
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 13 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
da, gây rối loạn chuyển hóa protein – đường, gây thiếu các vitamin B và C, ức chế
enzym oxydaza.
g. Clorofluorocacbon( CFC) là hoá chất được sử dụng trong nhiều ngành công
nghiệp( công nghiệp lạnh, công nghiệp rửa mạch điện tử…) từ đó hoá chất này xâm
nhập vào khí quyển. CFC đến thượng tầng khí quyển sẽ bị phân huỷ do các bức xạ tia
cực tím thành phân tử clo. Phân tử clo tham gia phản ứng với O
3
( ôzôn) sẽ phá huỷ tầng
ôzôn.
h. Khói đen, chì và các dạng hạt. Động cơ diesel thải khói đen gấp 7,5 lần so với
động cơ xăng. Nguyên nhân gây ra khói đen của xe diesel là do nguyên liệu có nguyên
tử cacbon. Nguyên tử cacbon là nguyên nhân gây ra 90% hiện tượng hấp thụ ánh sáng và
30% hiện tượng giảm tầm nhìn của người đi đường, gây nguy hiểm, không an toàn giao
thông. Chì là một trong những tác nhân gây ô nhiễm quan trọng nhất. Chì có trong khí
thải của động cơ xăng vì người ta pha tetraethyl chì – Pb(C2H5)4 vào xăng để chống
kích nổ. Hơi chì theo khí thải phân tán vào không khí, rất có hại cho sức khỏe của con
người, gia súc và cây cối. Xe diesel không chứa chì, nhưng lại thải ra nhiều hạt lơ lửng
trong không khí. Các hạt đó kết hợp với SO
x
thải ra trong không khí gây ra các bệnh như
khí thũng, viêm cuống phổi, hen suyễn. Có một số hạt có khả năng gây ung thư. Chì xâm
nhập vào đường hô hấp, đường da. Độc tính của chì ở nồng độ cao đã được biết đến từ
lâu. Nhưng tác động của chì ở nồng độ thấp mới được đánh giá một cách đầy đủ trong
hai thập kỷ gần đây. Do đó mà mức độ chì có thể chấp nhận được ngày càng trở nên
thấp, và việc sử dụng xăng không pha chì ngày càng trở nên phổ biến. Ở nhiều nước đã
cấm hoàn toàn việc sử dụng xăng pha chì( A83). Khi dòng xe lưu thông trên đường, đặc
biệt là khi hãm phanh, các lốp xe sẽ ma sát mạnh với mặt đường làm mòn đường, mòn
các lốp xe và tạo ra bụi đá, bụi cao su và bụi sợi. Các bộ phận ma sát của phanh bị mòn
cũng thải ra bụi kẽm, đồng, niken, crom, sắt và cadmi. Ngoài ra quá trình cháy không hết
nhiên liệu cũng thải ra bụi cacbon. Bên cạnh các nguồn bụi sinh ra từ xe, còn có bụi đất
đá, cát tồn đọng trên đường do chất lượng đường kém, do đường bẩn và do chuyên chở
các vật liệu xây dựng, chuyên chở rác. Nguồn bụi này thường tồn đọng trên đường, hoặc
bám theo xe và thường cuốn theo lốp xe khi xe chạy. Bụi kích thích cơ học gây khó khăn
cho các hoạt động của phổi. Chúng có thể gây nên các bệnh đường hô hấp, bệnh hen
suyễn, viêm cuống phổi, bệnh khí thũng, bệnh viêm cơ phổi, trước hết là các dạng bệnh
bụi phổi.
Khi hiểu được những tác nhân cũng như các con đường chất khí thải xâm nhập
vào cơ thể gây bệnh và gây ô nhiếm môi trường. Chúng ta phải biết hạn chế tiếp xúc với
các chất thải độc hại đeo khẩu trang khi tham gia giao thông, đun nấu bằng than, củi, dầu
hoả…đồng thời tích cực trồng, chăm sóc cây xanh ở gia đình và nơi công cộng để góp
phần làm cho bầu không khí trong lành.
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật.
Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất hoá học thường tích tụ ở trong hồ, ao, sông,
trong đất, trong đại dương và phát tán trong không khí theo mưa đi khắp nơi, bám và
ngấm vào cơ thể sinh vật; theo mưa thấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 14 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
Hiện nay, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là nhu cầu thiết yếu của người nông
dân. Mặt khác, cách thức sử dụng thuốc không khoa học đã gây ô nhiễm môi trường
xung quanh.
Một thực tế dễ nhìn thấy nhất, đó là những người bị nhiễm chất độc màu da cam
do lính Mĩ để lại trên đất nước Việt Nam. Chất độc màu da cam tích tụ từ thế hệ này
sang thế hệ khác, gây ra bao nhiêu nỗi bất hạnh và mất mát cho nhiều người dân phải
hứng chịu số phận đó.
Là thế hệ trẻ, chúng ta có kiến thức hãy vận dụng những tiến bộ khoa học vào
trong sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khi sử dụng
đảm bảo an toàn tuyệt đối( đi ủng, đeo găng tay, kính mắt, áo nilông, khẩu trang…), thu
dọn, vệ sinh dụng cụ, xử lí an toàn thuốc tồn dư trong quá trình sử dụng.
3. Ô nhiễm do chất phóng xạ.
Chất phóng xạ sinh ra chủ yếu ở các công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà
máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân. Chất này có khả năng gây đột biến ở người và
sinh vật. Ở Việt Nam, mức độ ô nhiễm chất phóng xạ chưa đến mức báo động như trên
thế giới, nhất là những quốc gia phát triển mạnh về vũ khí hạt nhân và điện hạt nhân thì
mức độ ô nhiễm tương đối cao.
Thời gian tới, Việt Nam tiến hành xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở
tỉnh Bình Thuận, các nhà khoa học đã đưa ra đề án một qui trình nghiệm ngặt tuyệt đối
không gây ô nhiễm chất phóng xạ
4. Ô nhiễm chất thải rắn.
Một số chất thải do con người sản sinh ra môi trường không thể đồng hóa được
hoặc cần có một thời gian rất dài(trong điều kiện bình thường, thời gian để phân hủy một
số chất thải rắn như sau: tàn thuốc lá trên 4 tháng; khăn tay bằng giấy: 3 tháng; giấy vụn:
3-4 tháng; kẹo cao su: 5 năm; Lon bia 330 mm không tráng verni: 10 năm, tráng verni :
100 năm; chai Platie: 100-1000 năm; chai thủy tinh: 4000 năm).
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc gia, và cả
thế giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả của ô nhiễm môi
trường gây ra. Trong đó việc xử lý và thu gom rác thải sinh họat gặp nhiều khó khăn cả
về phương tiện và phương pháp, hiện nay phổ biến là việc thực hiện 3R (Reduce: giảm
thiểu, Reuse: sử dụng lại, Recycle: tái chế) đang được áp dụng tại một số thành phố lớn
trên thế giới trong đó có thủ đô Hà Nội (Việt Nam) vài năm gần đây.
Nhưng vẫn có nhiều vấn đề phải nhắc đến, ở Việt Nam cách thức áp dụng hình
thức 3R vẫn chưa đại trà, tốn nhiều công sức công nhân, việc phát túi nilon tới hộ gia
đình khi túi nilon hỏng bản thân nó lại là rác thải cho môi trường. Trong khi đó, công
việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm tới từng người dân trong xã hội ngày nay, do vậy
tiến trình giảm thiểu giảm thải ô nhiễm môi trường chưa rộng khắp.
Trên địa bàn các trường học, hiện tượng học sinh vứt rác bừa bãi trong phòng học
và ngoài sân trường là vấn đề bình thường hằng ngày. Ở miền núi việc đầu tư phương
tiện thu gom, xử lí rác theo phương pháp 3R gặp nhiều khó khăn vì không có kinh phí.
Tuy nhiên, việc thu gom rác thải vào một chỗ để đốt hoặc chôn cũng có hiệu quả tạm
thời. Bên cạnh đó, rác túi ni lông tràn khắp đường làng, ngỏ xóm, trường học, cơ quan,
bởi một lí do tất cả mọi hàng hoá đều có thể chứa được trong chiếc túi nilông. Do vậy,
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 15 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
bản thân tự hình thành thói quen không xả rác bừa bãi trong lớp học, ngoài sân trường,
khi đi mua hàng hoá phải có chiếc giỏ riêng của gia đình dùng để đi chợ hằng ngày.
5. Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh.
Mầm bệnh đang tồn tại xung quanh môi trường sống của chúng ta, nếu gặp điều
kiện thuận lợi, chúng sẽ phát tán và gây bệnh.
Nguyên nhân của bệnh giun sán là do ăn thức ăn không được nấu chín, rửa chưa
sạch thức ăn như rau, củ, quả. Bên cạnh đó, ruồi nhặng phát sinh nhiều, đây là động vật
trung gian truyền một số loại bệnh giun san, bệnh tả, lị…. Một số gia đình ở vùng nông
thôn, miền núi chưa xây dựng được hố xí tự hoại hoặc che cất hố xí tạm thời, thậm chí
phóng uế bừa bãi ra môi trường xung quanh. Đây là điều kiện môi trường thuận lợi cho
các loài động vật trung gian sinh sản và phát triển mạnh.
Những năm trước đây, bệnh sốt rét phát triển và lây lan mạnh trong các cộng
đồng dân cư do động vật trung gian truyền bệnh đó là muỗi anophen. Muốn phòng tránh
bệnh sốt rét thì tiêu diệt muỗi anophen bằng nhiều cách như: diệt bọ gậy, giữ cho nơi ở
thoáng đãng, sạch sẽ, giữ vệ sinh nguồn nước để muỗi không có nơi đẻ trứng, đi ngủ
phải mắc màng…
Phong tục ma chay của người đồng bào dân tộc H’re, cúng tế thịt sống ngoài mồ
mã, để lâu ngày thịt phân rã bốc mùi hôi thối. Đây là điều kiện để mầm bệnh phát triển
và phát tán khắp nơi. Các em phải biết tuyên truyền người dân không nên để thịt sống
ngoài mồ mã lâu ngày.
Tiết 60,61- Bài 56, 57: THỰC HÀNH:
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
Trên địa bàn xã Ba Lế đang tồn tai những nhà máy chế biến gỗ hộ gia đình, hằng
ngày thải ra môi trường lượng bụi rất lớn, bên cạnh đó tiếng ồn của động cơ góp phấn
làm ô nhiễm môi trường khu dân cư.
Hiện nay, xuất hiện những bãi rác tự phát dọc tuyến đường Ba Bích- Ba Lế, do xe
vận chuyển từ nơi khác đến tập kết gây mất mỹ quang, gây ô nhiễm chất thải rắn.
Tập quán người dân chăn nuôi trâu bò thả rong, xây dựng chuồng trại không đúng
qui cách, nền chuồng trủng, tồn đọng phân trâu lâu ngày gây bốc mùi hôi thối, khi chăn
thả trâu gieo rắc phân ra môi trường xung quanh. Đây là điều kiện để mầm bệnh phát
sinh.
Phong tục cúng tế, ma chay của người đồng bào dân tộc H’re treo thịt sống ngoài
mồ mã lâu ngày bốc mùi hôi, dễ phát sinh bệnh tật truyền nhiễm.
Trên thực tế đang diễn ra tại địa phương, có những nhân tố có thể gây ra ô nhiễm
môi trường, bản thân các em đóng vai là một tuyên truyền viên đến nhà sản xuất kinh
doanh trên địa bàn, người dân địa phương góp tham gia hạn chế ô nhiễm môi trường.
Tiết 62- Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Bài 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN HOANG DÃ
1. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất.
Phải hàng ngàn năm mới có thể hình thành vài cm lớp đất mặt, nhưng chỉ cần một
vài năm mưa là có thể rửa trôi lớp đất này. Mỗi năm thế giới mất đi 25 tỉ tấn đất mặt.
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 16 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
Khoảng 2 tỉ ha đất canh tác và đồng cỏ trên toàn thế giới đã bị suy thoái từ trung bình
đến nghiêm trọng.
Việt Nam có diện tích tự nhiên 33.169.000 ha. Đất đồng bằng gồm 7 triệu ha,
trong đó 3,8 triệu ha "đất có vấn đề". Đất dốc khoảng 25 triệu ha, trong đó hơn 13 triệu
ha đất thoái hóa nghiêm trọng. Như vậy diện tích đất có vấn đề về độ phì và sức sản xuất
kém chiếm trên 50 % diện tích tự nhiên cả nước.
Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005 :
- Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học: sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh
tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và
xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các
loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K
2
SO
4
, KCl, super photphat còn tồn dư
axit, đã làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi
trường đất như ion Al
3
+, Fe
3
+, Mn
2
+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây
trồng.
- Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi
sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất- nước; tác dụng gây độc không phân biệt,
nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất. Theo các
kết quả nghiên cứu, hiện nay, mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở
Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
- Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt động công nghiệp: kết quả của một số
khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng
lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao
gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần.
Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng
hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe con người.
Do sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp, hiện nay tình hình ngộ độc thực
phẩm do các hóa chất độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra phức tạp và có
chiều hướng gia tăng.
Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường hãy ra sức tham gia tích cực và công
cuộc trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc góp phần chống sạt lỡ đất, xói mòn bề
mặt. Trong trồng trọt, hạn chế sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật thay vào đó
là bón phân hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp tổng hợp. Trong sinh hoạt,
sản xuất không đưa chất thải độc hại vào trong đất khi chưa được xử lí.
2. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước.
Nhu cầu sử dụng nước tăng lên 6 lần trong thế kỷ qua và còn tiếp tục tăng nữa.
Do vậy làm cho nguồn nước trở nên khan hiếm. Một phần ba dân số thế giới sống trong
các quốc gia thiếu nước. Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên nước trong khu vực,
nhưng so sánh chung toàn thế giới chưa phải quốc gia giàu tài nguyên nước.
Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp xả trực tiếp vào hệ thống sông đã
làm cho các con sông này ô nhiễm cục bộ nghiêm trọng (như vụ Vê đan làm ô nhiễm
sông Thị Vải )
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 17 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
Học sinh cần tuyên truyền cho mọi người biết tầm quan trong của nước trong sinh
hoạt, đời sống qua đó thuyết phục, vận động mọi người giữ gìn trong sạch nguồn nước,
tránh xả rác bừa bãi nơi sông ngòi. Nếu như phát hiện nguồn nước có hiện tượng bị ô
nhiễm, nhanh chóng thông báo cho người dân ý thức và các cơ quan nhà nước để kịp
thời xử lý, làm trong sạch lại nguồn nước.
Bản thân phải có những hành động cụ thể để khắc phục ô nhiễm nguồn nước như
khai thông dòng chảy nếu bị tắc, không đổ rác thải xuống sông suối, trồng cây gây rừng,
giữ sạch và thoáng nguồn nước, không tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển.
Sử dụng nước sạch tiết kiệm là cần thiết. Nếu ta lãng phí đến một ngày chúng ta
sẽ hết nước, đến lúc đó ta sẽ hối hận và muốn quay lại thời gian trước đó để có nước
dùng.
3. Bảo vệ tài nguyên sinh vật
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, rừng bị tàn phá mạnh trong thời gian qua.
Rừng tự nhiên mất trung bình mỗi năm từ 120.000 ha đến 150.000 ha, rừng trồng mỗi
năm khoảng 200.000 ha.
Theo đánh giá của các nhà khoa học trên thế giới thì hơn 2/3 các loài động, thực
vật trên hành tinh có thể đã bị mất trong 100 năm qua. Các lỗ thủng lớn trong mắt xích
của sự sống đang ngày một gia tăng và vô số các loài được dùng cho việc cung cấp thức
ăn và dược liệu đã bị mất đi.
Khai thác rừng quá mức: việc khai thác gỗ quá mức gây ra sự mất tán che cho đất,
hệ thống rễ cây bị mất gây ra sự xóa mòn đất và ức chế hoạt động của vi sinh vật làm
tăng độ phì của đất … Bên cạnh đó, hiện tượng đốt rừng bừa bãi và nạn cháy rừng đã
gây hạn hán, thiên tai, để lại thiệt hại to lớn cho hệ sinh thái và nền kinh tế. Đồng thời,
sự phá hủy hệ sinh thái rừng làm biến đổi nơi sinh sống của các giống loài. Qua 4 thế kỷ
gần đây, trên toàn cầu có toàn bộ hơn 700 loài bị tuyệt chủng được biết đến, bao gồm
100 loài động vật có vú, 160 loại chim(Fisher, 1968, Wood 1972; Soule 1983; Reid
1992).
Ở Ba Tơ, người dân chặt phá rừng bừa bãi bán cho những người buôn gỗ lậu. Bên
cạnh đó, người dân mở rộng diện tích trồng keo nguyên liệu nên diện tích rừng tự nhiên,
rừng đầu nguồn bị giảm sút rõ rệt, nhiều cánh rừng bị xóa trắng. Không những thế, nạn
buôn bán động vật hoang dã diễn ra mạnh với nhiều hình thức tinh vi.
Các em phải tự giác, tích cực bảo vệ những tài nguyên sinh vật vốn được thiên
nhiên ban tặng cho địa phương bằng những việc làm cụ thể: không tham gia chặt phá
rừng, vận chuyển gỗ lậu; không săn bắt động vật hoang dã, không tiếp tay và nhận bẫy
bắt động vật rừng từ người khác; tham gia tố giác những đối tượng làm trái với luật bảo
vệ môi trường; từ bỏ thói quen thích ăn thịt những động vật có số lượng giảm sút ở rừng
và hãy thay thế bằng thức ăn dễ tìm, có bán ở chợ; trồng keo trên diện tích đất nhà nước
cấp, không được tự ý đốt rừng tự nhiên để trồng keo.
Tiết 63- Bài 60: BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI
Đa dạng sinh học bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện nay, 365
loài động vật và 356 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị diệt chủng ở mức độ khác
nhau.
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 18 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
Theo kinh nghiệm quá khứ cho thấy, đối với một hành tinh, để phục hồi lại sự đa
dạng đó phải cần 10 triệu năm. 4/5 diện tích rừng nguyên sinh của trái đất bị chặt phá,
xâm hại, phân cắt, thu hẹp hoặc suy thoái. Khoảng 16 triệu ha rừng đã bị mất mỗi năm.
Hậu quả của nó tới môi trường là rất to lớn như gây xói mòn, rửa trôi, lũ lụt .
Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên của cả loài người bao gồm toàn bộ các loài
thực vật và động vật trên thế giới. Bảo vệ đa dạng sinh học có ý nghĩa và tác dụng rất lớn
đến tính di truyền, cải tạo, duy trì và phát triển cây con giống tốt nhằm bảo vệ tính đa
dạng của hệ sinh thái. Bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi
trường là việc quản lý và sử dụng sinh quyển của con người, sao cho các thế hệ hiện tại
vừa có thể sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên để phát triển xã hội, vừa bảo đảm duy trì
lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau. Sự bảo tồn những loài cây
cỏ và muôn thú hoang dã được hầu hết xã hội loài người cho là một mục đích quan trọng
và đáng khen ngợi. Tất cả để đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên quan
trọng như là: nhận dạng, thu thập và quản lý những địa điểm sinh sống của sinh vật quí
hiếm và bị nguy hiểm đến sự sống. Những mục đích rộng lớn của chương trình này là
để: duy trì tiến trình sinh thái thiết yếu và hệ thống cung cấp sự sống trên trái đất; giữ gìn
đa dạng sinh học và bảo đảm sự phát triển bền vững của nguồn tài nguyên tự nhiên của
trái đất, đây là mục tiêu chung nhưng quan trọng, một phần vì hệ thống liên hợp trực tiếp
của sự bảo tồn sinh học và sự phát triển lâu dài của nguồn tài nguyên toàn cầu và xã hội
loài người.
Chúng ta thừa hiểu rằng, không thể phát triển kinh tế nếu như không có diễn ra
những thay đổi này hay những thay đổi khác trong môi trường tự nhiên bao quanh.
Nhưng toàn bộ vấn đề là ở chỗ làm sao cho những thay đổi đó không mang lại những
thảm họa mà cũng không mang lại những hậu quả có hại. Những thay đổi đó phải thúc
đẩy khả năng cải thiện môi trường tự nhiên, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho
hoạt động và cuộc sống của con người. Để giải quyết những vấn đề trên đây, xu hướng
chung là phát triển các biện pháp sinh thái học dựa trên cơ sở chính sách kỹ thuật. Thực
hiện xu hướng này cần có kinh phí thoả đáng cho công tác điều tra, đánh giá; giám sát
môi trường tự nhiên một cách thường xuyên, từ đó đề ra các chính sách quản lý, kỹ thuật
cho phép cải tạo, bảo vệ và dự báo xu triển phát triển của môi trường bao quanh.
Tiết 64- Bài 61: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Mỗi các nhân, tập thể đều có trách nhiệm thực hiện tốt “Luật Bảo vệ môi trường”
không mang nặng tính hình thức khoa trương mà bằng hành động cụ thể và ý thức trách
nhiệm với môi trường tự nhiên.
Ví dụ: Mỗi một cá nhân không chỉ có ý thức trồng cây gây rừng, trồng cây tạo
thảm xanh thực vật trong thành phố, khu đô thị, giữ gìn vệ sinh chung…mà còn là việc
sử dụng hợp lí và đảm bảo vệ sinh khi sử dụng các nguồn tài nguyên, nước, đất…cũng
như tránh sử dụng các vật dụng đồ dùng làm từ các loại tài nguyên quí hiếm như áo lông
thú, dùng các món ăn có thịt thú rừng quí hiếm…
Ở phạm vi và lứa tuổi học sinh, các em tích cực tìm đọc và nghiên cứu Luật Bảo
vệ môi trường sẵn có ở tủ sách phát luật của uỷ ban nhân dân hoặc bưu điện văn hoá xã.
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 19 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
Cố gắng trao dồi kiến thức về bảo vệ môi trường, hãy tham gia tuyên truyền luật đến
từng người dân trong làng góp phần tốt trong công cuộc bảo vệ hành tinh xanh.
Tiết 65- Bài 62: THỰC HÀNH: VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO
VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
Nội dung Luật bảo vệ môi trường
qui định
Nếu không có
luật Bảo vệ môi trường
Khai thác rừng - Cấm khai thác bừa bãi
- Không khai thác rừng đầu
nguồn
- Khai thác không có kế
hoạch
- Khai thác cả rừng đầu
nguồn
Săn bắt động vật hoang
dã
Nghiêm cấm Động vật hoang dã bị khai
thác dẫn đến cạn kiệt
Đổ chất thải công
nghiệp, rác thải sinh
hoạt
Qui hoạch bãi rác thải, nghiêm
cấm đổ chất thải độc hại ra môi
trường
Rác thải đổ không đúng
chỗ gây ô nhiễm
Sử dụng đất Có qui hoạch sử dụng đất, có kế
hoạch cải tạo đất
Đất sử dụng bất hợp lí sẽ
gây lãng phí và thoái hoá
đất
Sử dụng các chất độc
hại như chất phóng xạ
và các hoá chất độc hại
khác…
Có biện pháp sử dụng một cách
an toàn, theo tiêu chuẩn qui
định, phải xử lí chất thải bằng
công nghệ thích hợp
Chất độc hại nhiều, là nguy
cơ gây nguy hiểm cho
người và các sinh vật khác
Không vi phạm các điều
cấm của luật Bảo vệ môi
trường gây sự cố môi
trường
Cơ sở và cá nhân vi phạm bị xử
phạt và phải chi phí hoặc đền bù
cho việc gây ra sự cố môi
trường
Không có trách nhiệm đền
bù
Tiết 66, 67, 68- Bài 64, 65, 66: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP
Hướng học sinh đến những quan niệm sống trong việc góp phần hạn chế ô nhiễm
môi trường.
- “Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên”: Bạn có biết rằng thuốc bảo vệ thực vật và các
loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hằng ngày đang làm chúng ta chết dần vì là một
trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như ung thư và các bệnh liên quan đến
não. Vậy tại sao không sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận
dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để kiểm soát
dịch hại.
- “Rút các phích khỏi ổ cắm”: Có lẽ bạn không biết rằng việc để cho các thiết bị điện
gia dụng ở chế độ “chờ” trong thời gian dài đã làm tiêu tốn một lượng điện lớn, vì vậy
hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy
vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động khi không sử dụng.
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 20 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
- “Sử dụng năng lượng sạch”: Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ
khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời Đây là các loại năng lượng
sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà
kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.
- “Nguyên tắc 3R”: (reduce, reuse, and recycle): Giảm sử dụng - tái sử dụng - sử dụng
sản phẩm tái chế, hãy đối mặt với thực tế là chúng ta tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên
nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt, kể cả nước! Vì vậy,
trước hết hãy giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của bản thân hơn là phải tái sử dụng và tái sử
dụng sẽ còn tốt cho môi trường hơn phải tái chế các sản phẩm
đã vứt đi.
- “Ta tắm ao ta”: Ưu tiên sử dụng các sản vật được sản xuất từ địa phương, như vậy sẽ
giảm được sự vận chuyển là một trong những nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng và
tăng lượng thải các loại khí độc hại. Thử nghĩ xem, cứ gì phải sử dụng các loại trái cây
ướp lạnh từ cách xa hàng ngàn kilômet mang đến khi xung quanh ta tràn ngập các loại
trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng.
- “Tiết kiệm giấy”: Hãy tranh thủ lướt web để tìm kiếm thông tin, thay vì cứ chăm
chăm đọc báo, gửi email và file thay vì viết thư, đấy là bạn đã góp phần bảo vệ cây
xanh- là nguyên liệu chính sản xuất ra giấy.
- “Giảm sử dụng túi nilông”: Bạn có tin rằng các túi nilông không thể bị phân hủy sinh
học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm, vì vậy hãy sử dụng
giấy, các loại lá để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.
- “Tận dụng ánh sáng mặt trời”: Tại sao bạn không mở tung cửa sổ ngôi nhà bạn bất
cứ khi nào có thể để đón ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng, như
vậy bạn sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của
mình.
- “Sử dụng các thiết bị tiến bộ của khoa học”: Hãy dùng đèn huỳnh quang mặc dù
chúng đắt hơn một tí nhưng bền hơn và tiết kiệm đến 75% điện năng so với bóng đèn
bình thường. Nhưng phải lưu ý rằng trong chúng cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân,
tuy không đủ gây hại cho bạn nhưng sẽ tích lũy vào môi trường nếu không được thu gom
và xử lý tốt.
Tiết 69- Bài 63: ÔN TẬP
Nước ta còn nghèo, dân số đông. Để duy trì cuộc sống trước mắt, nhiều người
buộc phải khai thác mọi đủ thứ tài nguyên thiên nhiên, họ đã làm suy thoái môi trường
và gây tổn hại cho sự phát triển trong tương lai. Để giải quyết vấn đề khó khăn này,
không phải nâng cao kĩ thuật, tìm vốn đầu tư mà phải chú ý đến vấn đề kinh tế- xã hội
phức tạp mà chủ yếu là cải thiện mức sống của người dân, nâng cao nhận thức của họ về
bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí và bền vững tài nguyên thiên nhiên, xây dựng ngân
hàng giống, thành lập trạm cứu hộ động vật, lưu giữ nguồn giống trước mắt là cây lương
thực, một số vi sinh vật, động vật quí hiếm
Quảng Ngãi là vùng đất thuộc duyên hải miền trung, gồm có 13 huyện, 1 thành
phố. Trong đó có 6 huyện miền núi, 1 huyện đảo. Ở đây, hệ sinh thái rất đa dạng. Đặc
biệt ở địa bàn huyện Ba Tơ, địa hình bị chia cắt bởi địa hình nhiều sông suối, núi cao
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 21 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
hiểm trở. Dân số có khoảng 48.106 người, trong đó đồng bào dân tộc H’re chiếm
87,24%, phân bố trên 1.132,54km
2
, hơn 90% diện tích đất lâm nghiệp. Hiện nay, Ba Tơ
còn bảo vệ được 2 rừng nguyên sinh là Ba Lế và Ba Nam. Hệ động-thực vật ở rừng
nguyên sinh này rất phong phú, đặt biệt với sự có mặt các loại cây quí hiếm như lim, gõ,
chò chỉ…, động vật thì có gấu, hỗ, cầy hương…
Tuy nhiên, thực trạng 2 khu rừng nguyên sinh ở 2 địa bàn trên đang bị xâm hại
mạnh mẽ, dẫn đến suy thoái đa dạng sinh học do người dân vùng đệm và bọn lâm tặc
khai thác rừng, buôn bán động vật hoang dã diễn ra mạnh. Là người con của mảnh đất
này, các em ra sức bảo vệ hệ động- thực vật quí hiếm, đồng thời kiên quyết đấu tranh, tố
cáo những người tham gia tàn phá hệ sinh thái rừng.
3. Những lưu ý khi dạy tích hợp giáo dục môi trường trong bộ môn Sinh học.
3.1. Các kiến thức giáo dục môi trường trong môn Sinh học có thể phân biệt thành
2 nhóm:
* Hình thành kiến thức môi trường:
- Các nguyên lí sinh thái áp dụng cho môi trường: môi trường và các nhân tố sinh thái,
ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật, quần thể và đặc trưng của quần
thể, quần xã và đặc trưng của quần xã, hệ sinh thái và đặc trưng của các hệ sinh thái.
- Môi trường và con người
- Tài nguyên và môi trường
- Bảo vệ môi trường mà cốt lõi là bảo vệ cân bằng sinh thái.
* Hình thành thái độ, hành vi về môi trường
- Hình thành thái độ, hành vi bảo vệ môi trường
- Hình thành thái độ, hành vi sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường.
- Hình thành thái độ, hành vi chống ô nhiễm môi trường
3.2. Khi tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường cần tuân thủ các nguyên
tắc sau:
- Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép, làm
phương hại đến khả năng lĩnh hội của học sinh cả về kiến thức khoa học của bộ môn lẫn
nội dung và ý nghĩa giáo dục bảo vệ môi trường. Tránh làm nặng nề thêm các kiến thức
sẵn có. Xem xét và chọn lọc những nội dung có thể lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và
nhẹ nhàng. Tránh sự lồng ghép, liên hệ gượng ép làm mất tác dụng giáo dục.
- Phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 22 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
{1}. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo
vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
{2}. Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc
dân"
{3}. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
{4}. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
{5}. Khung phân phối chương trình năm học 2008-2009 của Bộ GD&ĐT
{6}. Nguyễn Văn Khánh- Sinh học 9 nâng cao, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh- năm 2005.
{7}. Trần Ngọc Danh & Lại Thị Phương Ánh- Luyện tập và nâng cao kiến thức Sinh học
9, Nhà xuất bản Giáo dục- năm 2007.
{8}. Võ Văn Chiến- Kiến thức cơ bản Sinh học 9, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm- năm
2006
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 23 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 24 -
SKKN: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 9
Người thực hiện: Nguyễn Mậu Hải Trường THCS Ba Lế, Ba Tơ
- 25 -