Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

HỆ THỐNG LÀM MÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.1 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN SỐ: MÔDUL - 23 Thời gian thực hiện:.2 GIỜ
Tên chương: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT
Thực hiện ngày tháng.3.năm.2009.
TÊN BÀI: BÀI SỐ 1 HỆ THỐNG BÔI TRƠN
MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Kiến thức: Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của hệ thống boi
trơn dùng trong động cơ.
+ Kỹ năng: Tháo lắp được hệ thống bôi trơn cưỡng bức đúng quy định, quy phạm và yêu cầu kỹ
thuật.
+ Thái độ: Tác phong công nghiệp, thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự:
- Hình thành lòng yêu nghề, quý trọng lao động.
- Thói quen đúng giờ.
- Kỹ thuật - Kỷ luật lao động chính xác.
ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Hồ sơ chuyên môn:
- Phấn, giáo án, các tài liệu cần có trong tiết học, vật thật của hệ thống:
I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian:
- Số học sinh vắng: SS: ; HD: ; P: ; K:
- Tên:
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC:
TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
1 Dẫn nhập
(Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học )
- Gợi trí tò mò để kích thích học sinh tiếp thu kiến thức mới.


- Nêu mục tiêu , nội dung, yêu cầu đạt được của bài học.
Sự cần thiết về sự bôi trơn: (Mão – 55 )
Trong động cơ, nếu có một bộ phận nóng thái quá, bộ phận ấy sẽ mất sự cứng rắn và có sự dãn
nở không đều.
Hệ số cọ thay đổi tuỳ theo trạng thái của diện tích cọ, thể chất của kim loại. Có sự khác nhau
rất lớn giữa hai trạng thái cọ xát hay cọ trượt và cọ lăn.
Thay vì hai vật cọ nhau khô, ta để giữa hai diệntích cọ một lớp dầu nhót. Lớp dầu này làm cho
hai diện tích cọ không còn trực tiếp tiếp xúc với nhau nữa và làm cho những chỗ lồi lõm
không chun vào nhau. Làm như thê ta đã đổi sự cọ trợt ra sự cọ lăn, trơn hơn và hấp thụ động
tác ít hơn.
Ngoài công dụng làm trơn các bộ phạn, dầu nhớt còn có công dụng truất nhiệt của các bộ phận
cọ xát.
Đối với Piston trong xilanh, dầu nhớt còn có công dụng làm kín hai bộ phận ấy.
Sự lực chọn một thứ dầu tốt (Mão – 55 )
Làm trơn bằng cách tát dầu( Mão – 56)
Nhớt làm trơn:
 Các chất bôi trơn dùng trong ôtô gồm có: dầu bôi trơn dùng cho động cơ xăng, dầu bôi trơn
dùng cho động cơ Diesel, dầu làm trơn hộp số, dầu cho hộp số tự động, hệ thống trợ lực tay
lái, hệ thông thắng
 Hầu hết các chất bôi trơn dùng trong ôtô đều có thành phần chính là các sản phẩm chứng
cất từ dầu mỏ và được thêm vào nhiều chất phụ gia khác nhau tuỳ theo đặc tính yêu cầu của
Người thực hiện: Lê Phụng Hoàng – 2008-2009; Lớp dạy: CĐ – ÔTÔ – 08 – 3n - 1 -
TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
mõi loại. Một vài loại thì thành phần chính là dầu nhân tạo.

 Sự khác nhau cơ bản giữa dầu bôi trơn động cơ và các chất bôi trơn khác là dầu làm trơn
trở nên bẩn trong quá trình làm việc do muội than, axít và các sản phẩm khác của sự đốt cháy
nhiên liệu trong động cơ.
 Dầu làm trơn phải có độ nhớt thích hợp. Nếu độ nhớt quá thấp thì màng dầu dễ bị đứt
khoẳng và xảy ra sự kết dính giữa hai chi tiết. Nếu như độ nhớt quá đặc, thì nó sẽ tạo ra sức
cản lớn trong sự chuyển động của các chi tiết làm giảm công suất động cơ và động cơ khó
khởi động.
 Độ nhớt của dầu làm trơn phải tương đối ổn định trong một sự thay đổi nhiệt độ nhất định,
dầu làm trơn phải chóng lại sự ăn mòn hen rỉ của các chi tiết. Trong quá trình làm việc không
được tạo bọt và phải sử dụng đúng loại để phù hợp với kiểu động cơ đã được thiết kế.
 Dầu nhớt sử dụng trong động cơ có thể chia làm hai loại là dầu đơn câp và dầu đa cấp.
- Dầu đơn cấp : là dầu được xếp vào cấp của nó thông qua giá trị
tuyệt đối của nhiệt độ.
- Dầu đa cấp : là dầu được xếp hạng khác nhau khi lạnh và khi nóng.
dầu đa cấp được chế tạo để sử dụng như dầu loãng khi nhiệt độ
lạnh và có xu hướng đặc lại và hoạt động như dầu đặc ở nhiệt độ
cao.
 Chỉ số SAE nói với thang nhiệt độ mà dầu có thể bôi trơn tốt nhất. Chỉ số SAE là 10 xác
định dầu làm trơn tốt nhất ở nhiệt độ thấp nhưng nó sẽ loẵng ở nhiệt độ cao. Chỉ số SAE30 cho
biết dầu bôi trơn tốt ở nhiệt độ trung bình nhưng nó sẽ đặc ở nhiệt độ thấp.
 Dầu đa cấp có nhiều hơn một chỉ số độ nhớt. Ví dụ SAE10W30 là dầu yêu cầu phải có 10%
trong lượng dầu dùng để khởi động và bôi trơn ở nhiệt độ lạnh và phải có 30% trọng lươnghj
dầu ở nhiệt độ trung bình
 Tiêu chuẩn SAE là do hiệp hội Kỹ sư người Mỹ thành lập. Ngoài ra, dầu bôi trơn động cơ
còn được phan loại theo tính chất tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn đặt ra của viện dầu mỏ Hoa
kỳ( API ), cách phân loại theo API thường được đánh giá rõ rằng, chính xác hơn SAE, do vậy
việc chọn lựa loại dầu làm trơn phù hợp với từng loại ôtô được dễ dàng hơn.
1. Dầu bôi trơn phân loại API dùng cho động cơ xăng:
SA: Loại dầu hoàn toàn chưng cất bằng dầu mỡ không có pha thêm các chất phụ gia.
SB: Loại dầu dùng cho động cơ có tải nhỏ, loại này có chứa một số chất chống oxy hoá.

SC:Loại dầu có chứa các chất tẩy rửa – làm sạch, các chất chống oxy hoá.
SD: Loại dầu này dùng cho động cơ làm việc ở nhiệt độ cao hoặc trong hặoc trong các điều
kiện khắc nghiệt. Có chứa các chất tẩy rửa – làm sạch, chất chống lại oxy hoá, chống lại các
tác nhân ăn mòn kim loại.
SE: Loại dầu dùng trong động cơ làm việc ở điều kiện khắc nghiệt hơn so với SD. Chất phụ
gia của loại dầu này có chứa các chát tẩy rửa – làm sạch, chống lại tác nhân ăn mòn kim loại,
chống oxy hoá
SF: Loại dầu này chống lại sự ăn mòn kim loại và sử dụng được lâu dài.
2. Phân loại dầu bôi trơn theo API dùng ch động cơ Diesel:
Động cơ Diesel có áp suất nén và áp suất cháy trong động cơ rất lớn nên lực tác dụng lên các
chi tiết lên động cơ lớn. Vì vậy, dầu bôi trơn dùng cho động cơ Diesel pahỉ là loại dầu cóp
màng dầu rất bền.
Ngaòi ra nhiên liệu Diesel có chứa lưu huỳnh, nó sẽ tạo ra axít Sunfua trong quá trình đốt cháy
nhiên liệu. Dầu bôi trơn đòi hỏi phải có khả năng trung hòa axít, khả năng hoà tan tẩy rửa tốt
để ngăn chận sự hình thành cặn bã trong dầu làm trơn.
CA: Sử dụng cho động cơ Diesel tải nhỏ, có chứa các chất ohụ gia như chất tẩy rửa làm sạch,
chống ôxy hoá.
Người thực hiện: Lê Phụng Hoàng – 2008-2009; Lớp dạy: CĐ – ÔTÔ – 08 – 3n - 2 -
TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
CB: Sử dụng cho động cơ Diesel tải trung bình, sử dụng loại nhiên liệu có phẩm chất thấp.
Các chất phụ gia gồm các chất tẩy rửa – làm sạch, chất chống oxy hoá
CC:Loại dầu này dùng cho động cơ Diesel tăng áp và có thể dùng cho động cơ xăng làm việc
trong điều kiện khắc nghiệt. Loại này có số lượng các phụ gia lớn hơn các loại trên.
CD: Sử dụng cho động cơ Diesel tăn áp dùng loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao.

Loại này có chứa nhiều chất tẩy rửa và làm sạch.
2 Giảng bài mới 2h
1. Nhiệm vụ:
(Đối 263)
Nhiệm vụ của HTBT là làm giảm ma sát tại các mặt tiếp xúc ma sát của máy( trừ li hợp ma
sát), đồng thời có thể góp phần tản nhiệt và mang các sản phẩm hao mòn ra khỏi các bề mặt
ma sát, lọc và loại chúng ra khỏi dầu bôi trơn.
Nhiệm vụ: (SCXM – 50)
Các mặt làm việc dù chế tạo bằng phương pháp gia công nào cũng không thể tuyệt đối nhẵn,
bao giờ cũng có độ nhám ( nhấp nhô) nhất định. Vì vậy muốn giảm lực ma sát, phải tăng độ
nhẵn và độ trơn của mặt tiếp xúc động.
Mục đích: (SCXM – 50)
Hệ thống bôi trơn nhằm đưa dầu( vào tất cả các mặt tiếp xúc động của động cơ với những mục
đích sau:
- Chuyển động cọ xát thành chuyển động trượt trơn, ma sát khô
thành ma sát ướt. Giảm lực ma sát. Giảm cọ xát hao mòn. Tránh
những biến dạng, vỡ, hỏng. Giảm công cơ học vô ích.
- Rửa sạch bụi bẩn, mạt kim loại. Làm sạch mặt tiếp xúc động.
- Dầu tiếp nhận và vận chuyển một phầ nhiệt. Làm mát các bộ phận
của động cơ.
- Dầu nhờn có thể làm kín các kẽ hở giữa các chi tiết của động cơ
như giữa xécmăng và Piston; giữa ống dẫn và thân xupáp; giữa mặt
tấm đệm và mặt ghép nối catte.
Chức năng: Trong quá trình động cơ làm việc, hệ thống bôi trơn sẽ cung cấp dầu nhờn dưới
một áp suất nhất định đến các chi tiết chuyển động cần phải bôi trơn, nhằm kéo dài tuổi thọ
của động cơ. Hệ thống bôi trơn gồm có các chức năng sau:
 Làm giảm ma sát cho các chi tiết chuyển động.
 Có tác dụng làm kín Piston – Xécmăng và lòng xilanh.
 Làm mát các chi tiết của động cơ.
 Bảo vệ bề mặt các chi tiết, chống rỉ sét.

 Lôi cuốn các hạt mài mòn xuống catte và làm sạch bề mặt lắp ghép .
 Làm cho các chi tiết chuyển động êm dịu, giảm tiếng ồn.
Nguyên lý bôi trơn thuỷ động: Một lớp dầu mỏng được hình thành ở giữa trục và ổ đỡ để ngăn
cản chúng ma sat trực tiếp với nhau khi trục chuyển động.
Các điều kiện để hình thành một chêm dầu:
- Khe hở lắp ghép phải bé.
- Nhớt được cung cấp đến ổ đỡ dưới một áp suất nhất định.
- Độ nhớt của dầu làm trơn phải đúng.
- Tốc độ quay của trục phải đạt một tốc dộ tối thiểu.
Khi trục quay với một tốc độ nhất định, do nhớt được cung cấp đến bề mặt lắp ghép. Một lớp
nhớt mỏng sẽ bám lên bề mặt của trục. Do đó khi trục chuyển động, nhớt sẽ bị cuốn xuống bên
dưới trục và tạo thành một chêm dầu. Khi áp suất chêm dầu đủ lớn, nó sẽ đẩy trục nổi lên và
Người thực hiện: Lê Phụng Hoàng – 2008-2009; Lớp dạy: CĐ – ÔTÔ – 08 – 3n - 3 -
TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
lúc này trục chuyển động không ma sát trực tiếp với ổ đỡ. Đây chính là nguyên lý bôi trơn
thuỷ động .
2. Phân loại:
Thường có hai loại hệ thống bôi trơn:
- Hệ thống bôi trơn động cơ bốn kỳ :
1. Bôi trơn bằng vẩy dầu.
2. Bôi trơn bằng bơm dầu.
- Hệ thống bôi trơn động cơ hai kỳ:
1. Pha dầu vào xăng :
2. Vẩy dầu từ catte do chuyển động

3. Phương pháp pha dầu: Để đảm bảo cho động cơ làm việc tốt, kh pha dầu vào cần lưu ý
các điểm sau:
a). Chọn đúng dầu:
b). Pha đúng tỉ lệ: Tỉ lệ pha dầu vào xăng được tính theo phần trăm hoặc thể tích. Ví dụ: 5%
hoặc 50cm
3
(cc) dầu nhờn trong một lít xăng.
-
3. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của
hệ thống bôi trơn cưỡng bức:
a. Sơ đồ cấu tạo:
b. Nguyên tắc hoạt động
Bôi trơn bằng bơm: (Mão – 57)
Dầu nhờn bị dồn tới những bộ phận được bôi trơn với một áp lực từ 2 – 4KG/cm
2
bỡi một cái
bơm. Bơm hút dầu ở catte ngang qua cái lược sơ cấp và đẩy vào ống dẫn dầu. ỐNg này đem
dầu đến 3 bộ bợ trục cốt máy. Một phần dầu tiếp tục lên làm trơn các bộ bợ trục( Paliers) cốt
cam, phần khác chun vào bọng ở cốt máy đến làm trơn đầu thanh truyền. Từ đầu thanh truyền
dầu văng lên làm trơn lòng xilanh, xécmăng, trục Piston, cam, đệm đẩy. Sương dầu chui qua
những lỗ khoét ở phòng xupáp để làm trơn ống kềm xupáp nếu là máy có xupáp ở hông.
1. Trái khế điều khiển bơm dầu.
2. Mạch dầu lên trục đòn gánh.
3. Cốt cam.
4. Ống dẫn dầu đến 3 bộ trục cốt máy.
5. Chỗ lắp ống dầu đến đồng hồ dầu.
6. Nắp an toàn.
7. Lược thứ cấp.( lọc nhuyễn)
8. Câu thăm dầu.
9. Catte chứa dầu.

10.Bơm dầu.
11.Lược to hay lược sơ cấp.
Trong trường hợp má có xupáp ở đầu, một mạch dầu được lấy ở bộ bợ trục giữa cốt cam để
đem lên trục đòn gánh làm trơn đòn gánh và xupáp.
Một áp lực kế cho ta biết áp lực của dầu trong lúc động cơ chạy và báo cho ta biết lúc nào bơm
dầu hỏng hay dầu cạn.
Trên xe du lịch người ta thay thế áp lực kế bằng đèn báo nguy.
Tìm mạch dầu bôi trơn:
Phải nắm thật vứng chắt mạch dầu bôi trơn động cơ. Nếu mạch dầu quá bẩn, có mạt kim loại
hoặc bị tắc thì động cơ sẽ bị hỏng rất nhanh chóng.
Cấu trúc và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn:
Người thực hiện: Lê Phụng Hoàng – 2008-2009; Lớp dạy: CĐ – ÔTÔ – 08 – 3n - 4 -
TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
-Bơm nhớt hút dầu từ catte qua lưới lọc đặt bên dưới catte để cung cấp cho hệ thống.
-Nhớt từ bơm nhớt sẽ đi đến lọc tinh. Sau khi lọc sạch xong, nhớt sẽ được cung cấp đến mạch
dầu chính ở thân máy.
-Dầu nhớt từ mạch dầu chính sẽ được phân phối đến các cổ trục cam, cổ trục chính của trục
khuỷu.
-Từ các ổ trục chính, nhớt sẽ đến làm trơn các chốt khuỷu và sau đó bôi trơn Piston, Xécmăng
và xilanh.
-Từ một trong các cổ trục cam, nhớt được dẫn xuyên qua thân máy và nắp máy và sau đó đi
vào giữa các trục cò mổ. Từ trục cò mổ nhớt sẽ được phân phối đến các cổ trục cam và làm
trơn các chi tiết trên nắp máy.
-Sau khi đến bôi trơn các chi tiết, nhớt sẽ rơi trở lại catte.

Lưới lọc: Lưới lọc hay lọc thô được đặt bên dưới catte chứa nhớt. Do lưới lọc được kết nối với
mạch hút của bơm nhớt, nên phải bảo đảm dộ kín của nó.
Chỉ thị áp lực của dầu bôi trơn:
Sự hoạt động của hệ thống bô trơn phải được kiểm tra một cách chặt chẽ, để ngăn ngừa sự
hỏng hóc bất thường của động cơ. Để kiểm tra áp suất nhớt trong hệ thống bôi trơn trong quá
trình động cơ hoạt động người ta sử dụng cảm biến áp suất nhớt và đồng hồ báo áp suất hoặc
sử dụng đèn báo.
Cảm biến áp suất nhớt được bố trí trên mạch dầu chính hoặc có thể bố trí ở đường nhớt từ thân
máy cung cấp cho nắp máy. Đống hồ áp suất nhớt hoặc đàn báo áp lực nhớt đựơc bố trí ở bảng
tableau (táp lô) phía trước mặt người lái xe.
Ngày nay ngưòi ta sử dụng đèn báo áp suất nhớt để biểu thị áp lực làm trơn là khá phổ biến.
Đèn áp suất nhớt có ánh sáng màu đỏ và hình dáng là catte chứa nhớt. Khi côngtắc máy từ vị
trí OFF chuyển sanh ON thì đèn báo sáng, khi động cơ hoạt động thì đèn sẽ tắt biểu thị áp lực
nhớt đầy đủ trong hệ thống.
Cảm biến áp suất nhớt kiểu dùng đèn báo là loại công tắc áp lực. Khi áp lực nhớt thấp thì công
tắc là ON, do vậy đèn báo áp lực nhớt sẽ sáng khi công tắc máy từ OFF chuyển sang ON hoặc
dộng cơ hoạt động nhưng áp lực nhớt thấp.
Khi động cơ làm việc, dưới tác dụng của áp suất nhớt sẽ làm công tắc trong cảm biến áp suất
nhớt OFF. Vì vậy đèn báo rẽ tắt biểu thị áp suất nhớt trong hệ thống làm trơn là bình thường.
Nếu đèn vẫn sáng khi động cơ hoạt động ở tôc sđộ cầm chừng, thì chúng ta kiểm tra như sau:
1) Tháo giắc nối đến công tắc áp suất nhớt và xoay công tắc máy ON thì đèn phải tắt.
2) Dùng dây điện nối giắc gim điện tử đèn báo ra mát thì đèn báo phải sáng.
3) Đo điện trở của công tắc áp suất nhớt khi động cơ dừng thì phải liên tục.
4) Kiểm tra sự không liên tục của công tắc áp suất nhớt khi động cơ hoạt động ở tốc độ
cầm chừng.
5) Khi áp suất nhớt trên 0,5KG/cm
2
thì công tắc áp suất nhớt phải không liên tục. Nếu
không đúng theo yêu cầu thì thay mới công tắc áp suất nhớt.
3 Củng cố kiến thức và kết thúc bài Hệ thống lại toàn bộ bài

giảng, nhấn mạnh những
trọng tâm nhằm ôn tập
nhắc nhở để học sinh nắm
vững kiến thức vững chắc và
đúng.
4 Hướng dẫn tự học - Học sinh tự kiểm tra và chuẩn bị cho bài
học sau.
Người thực hiện: Lê Phụng Hoàng – 2008-2009; Lớp dạy: CĐ – ÔTÔ – 08 – 3n - 5 -
TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
- Cần tham khảo các sách ôtô và các tài liệu
tham khảo ngay trên thư viện trường Cao
đẳng nghề Phú Yên và tìm đọc các tài liệu
khác ở ngoài thị trường.
Nguồn tài liệu tham khảo
- Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ôtô và máy nổ - NXB Giáo dục năm 2002.
- Tài liệu Động cơ đốt trong – NXB Khoa học kỹ thuật năm 2001.
- Sửa chữa Ôtô – NXB Công nhân Kỹ thuật – 1998
- Vật liệu cơ khí và Công nghệ kim loại – NXB công nhân Kỹ thuật-1978.
- Kỹ thuật Sửa chữa Ôtô và Động cơ nổ hiện đại – Ban giáo dục chuyên nghiệp – 1990
-YANMAR Diesel – Engine Co., LTD.
TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG TỔ
MÔN
Ngày 15 tháng 3 năm 2009
GIÁO VIÊN


Người thực hiện: Lê Phụng Hoàng – 2008-2009; Lớp dạy: CĐ – ÔTÔ – 08 – 3n - 6 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×