Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các tật khúc xạ ở trẻ em doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.51 KB, 6 trang )


Các tật khúc xạ ở trẻ em




Mắt có tật khúc xạ là mắt có thị lực kém. Trong lớp học, trẻ mắt kém
không nhìn rõ trên bảng, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ ảnh hưởng đến
chất lượng học tập. Đây là bệnh rất hay gặp ở trẻ em, cần nhận biết và có
biện pháp khắc phục sớm.
Các loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em
Cận thị là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất
khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía trước của võng mạc.
Người bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều
tiết của mắt trừ khi cận thị quá nặng. Cận thị có thể là bẩm sinh hay mắc
phải. Điều chỉnh mắt cận thị là đeo kính phân kỳ để giúp cho ảnh của vật rơi
đúng vào võng mạc và khi đó vật sẽ được nhìn rõ.
Viễn thị ngược lại với cận thị là mắt có trục nhãn cầu ngắn hơn bình
thường và khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía sau của võng mạc. Người bị
viễn thị nhìn xa rõ hơn nhìn gần. Điều chỉnh mắt viễn thị bằng đeo kính hội
tụ để kéo ảnh của vật về đúng trên võng mạc. Cần lưu ý là mắt viễn thị
thường gây nhược thị và có thể là yếu tố gây ra lác điều tiết nên cần phải
được phát hiện và điều trị sớm.
Loạn thị là mắt có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Vật nhìn
không in hình rõ nét trên võng mạc và người bệnh nhìn mờ cả xa và gần. Trẻ
bị loạn thị thường nhìn mờ khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm, chẳng hạn như
chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H, chữ I đọc thành chữ T
Loạn thị có thể là đơn thuần hoặc phối hợp với cận thị hay viễn thị. Điều
chỉnh mắt loạn thị bằng cách đeo kính trụ.
Lệch khúc xạ là hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt,
có thể là một mắt cận còn mắt kia viễn hoặc cả hai mắt cùng cận hay cùng


viễn nhưng khác nhau về mức độ. Đôi khi là một mắt chính thị còn mắt kia
là cận thị đơn thuần, viễn thị đơn thuần hay cận loạn hoặc là viễn loạn.
Hậu quả không thể xem thường
Nhìn chung, mắt có tật khúc xạ là mắt có thị lực kém và trẻ thường
biểu hiện bằng nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có
nhức đầu, nhức mắt Trong lớp học trẻ không nhìn rõ trên bảng, hay cúi
đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ thậm chí
còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Những trường hợp này cần
được phát hiện sớm và gửi đi khám bác sĩ mắt để có phương hướng điều trị
thích hợp. Ngoài ra trẻ phải tuân thủ đầy đủ chế độ vệ sinh học đường như tư
thế ngồi học, bàn ghế, bảng đen, ánh sáng phòng học, chế độ giải lao vui
chơi và dinh dưỡng hợp lý để không bị mắc phải cận thị học đường hoặc nếu
có bị những tật khúc xạ bẩm sinh thì cũng không bị nặng hơn.
Lác mắt không chỉ là vấn đề thẩm mỹ
Lác là một bệnh mắt thường gặp ở trẻ em và là một vấn đề xã hội vì
có tới 4% trẻ em sinh ra hằng năm bị lác. Lác mắt là hiện tượng lệch trục
nhãn cầu biểu hiện bằng độ lác khi quan sát thấy. Đây không chỉ là vấn đề
thẩm mỹ mà còn gây ra nhược thị và rối loạn thị giác hai mắt đi kèm. Lác có
thể là lác trong (khi nhãn cầu lệch vào trong), lác ngoài (khi nhãn cầu lệch ra
ngoài) hay lác đứng (khi nhãn cầu lệch lên trên hoặc xuống dưới). Khi mắt
bị lác, hai mắt sẽ nhìn theo hai hướng khác nhau và sẽ bị nhìn hai hình. Lúc
đó não sẽ xóa bỏ hình ảnh của mắt lác, ức chế không cho mắt này nhìn và
gây ra nhược thị. Vì vậy người bệnh sẽ mất khả năng nhìn bằng hai mắt
đồng thời và sẽ không có được thị giác hai mắt.
Triệu chứng của lác ở trẻ em thường được phát hiện bởi bố mẹ trẻ.
Bất cứ trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên xuất hiện lác cần phải coi là nghiêm trọng
và phải được đưa đi khám ngay.
Điều trị lác có 3 bước liên quan chặt chẽ với nhau là: Điều trị nhược
thị, điều trị thẳng trục nhãn cầu để hết lác và điều trị phục hồi thị giác hai
mắt. Mắt bị lác thường có tật khúc xạ đi kèm và gây trầm trọng thêm tình

trạng nhược thị cũng như các rối loạn thị giác hai mắt nên bất cứ trẻ lác nào
có tật khúc xạ đi kèm đều phải bắt buộc đeo kính. Thời gian điều trị lác càng
sớm càng tốt, điều trị sớm không những rút ngắn thời gian điều trị mà còn
tăng cường hiệu quả điều trị và nâng cao cơ hội phục hồi thị giác hai mắt.
Các phương pháp điều trị khác nhau như: đeo kính, bịt mắt tập chỉnh quang,
điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật là tùy theo chỉ định của thầy thuốc với
từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra trẻ sau khi điều trị khỏi lác vẫn cần phải
theo dõi lâu dài và duy trì kết quả điều trị đã đạt được.
Nhược thị và khiếm thị
Nhược thị là hiện tượng mắt kém ở một hoặc hai bên do các nguyên
nhân khác nhau như: lác mắt, do tật khúc xạ hay một số bệnh lý tại mắt. Tuy
nhiên nhược thị có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm và
điều trị đúng. Các phương pháp điều trị nhược thị có thể là đeo kính, bịt mắt
lành, tập chỉnh quang hay phẫu thuật tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Khác với nhược thị, khiếm thị là một tình trạng khiếm khuyết về chức
năng của cơ quan thị giác gây ra bởi các bệnh mắt bẩm sinh, di truyền hay
mắc phải, do chấn thương mắt trong cuộc sống mà không thể điều trị khỏi
được bằng các phương pháp điều chỉnh khúc xạ, bằng thuốc hay bằng phẫu
thuật. Phương pháp điều trị đối với trẻ bị khiếm thị là sử dụng các phương
tiện trợ thị thích hợp giúp cho trẻ có thể tận dụng một cách hữu ích nhất
phần thị lực còn lại để có thể hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.

×