Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.89 KB, 8 trang )
Lưu ý về thiếu hụt vitamin ở trẻ em
Thiếu hụt vitamin ở trẻ em trong những tháng đầu đời có liên quan đến tình
trạng vitamin ở bà mẹ có thai và cho con bú. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn
của bà mẹ thiếu vitamin nên không cung cấp đủ qua rau thai và sữa mẹ. Hậu quả
của sự thiếu hụt vitamin ở trẻ nhỏ có ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tâm vận
động, suy giảm miễn dịch và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến tử
vong hoặc để lại di chứng.
Thiếu hụt vitamin A
Vitamin A hòa tan trong chất béo có vai trò quan trọng đặc biệt với thị giác,
biệt hóa các tế bào biểu mô, tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch. Thiếu vitamin A
cấp tính trầm trọng thường dẫn đến khô mắt mù lòa.
Thiếu vitamin A hay gặp ở trẻ ăn sữa ngoài, ăn bổ sung quá sớm, thức ăn
bổ sung chủ yếu là ngũ cốc, nghèo thức ăn động vật, thiếu dầu mỡ và rau quả. Tuy
nhiên ở những trẻ bú mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời vẫn có nguy cơ
thiếu vitamin A vì nồng độ vitamin A trong sữa mẹ thấp, hơn nữa trẻ mới đẻ dự
trữ vitamin A trong gan ít.
Ở nước ta hiện nay thiếu vitamin A lâm sàng có tổn thương mắt rất hiếm
gặp, nhưng thiếu vitamin A tiền lâm sàng vẫn còn phổ biến và ở mức độ nặng theo
phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới.
Quáng gà là biểu hiện sớm của thiếu vitamin A, hiện nay được xếp vào loại
thiếu vitamin A tiền lâm sàng.
Dự phòng thiếu vitamin A tiền lâm sàng
Cung cấp đủ vitamin A trong chế độ ăn cho cả mẹ và con. Vitamin A có
nhiều trong thức ăn nguồn động vật (gan, cá, trứng, sữa) và b-caroten có trong
thức ăn nguồn thực vật (rau xanh và củ quả có màu vàng đỏ). Chế độ ăn cần có
dầu mỡ để hấp thu vitamin A. Cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ để nhận được sữa non
vì nồng độ vitamin A trong sữa mẹ cao nhất trong giai đoạn này.
Hiện nay, ở nước ta đang thực hiện cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi uống vitamin
A theo chiến dịch một năm 2 lần.