Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bệnh luput ban đỏ hệ thống do thuốc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.5 KB, 6 trang )

Bệnh luput ban đỏ hệ
thống do thuốc




Luput ban đỏ hệ thống là bệnh khớp có tổn thương nội tạng nhiều
nhất, bất thường về miễn dịch phong phú nhất. Luput có biểu hiện rất
đa dạng, từ biểu hiện nhẹ trên da, tổn thương khớp cho đến suy thận
tiến triển nhanh, co giật, những tổn thương thần kinh và có thể gây mù
lòa, thậm chí tử vong.
Có nhiều nguyên nhân gây luput, trong đó luput do thuốc là một vấn
đề chưa được quan tâm đúng mức.
Các thuốc gây nên luput ban đỏ hệ thống
Có tới hơn 100 thuốc có thể gây nên luput. Đầu tiên phải kể đến một
số thuốc kháng sinh thông dụng. Đó là amoxycillin, minocyclin,
streptomycin, isoniazid, griseofulvin. Minocyclin, một kháng sinh điều trị
trứng cá ở người trẻ tuổi, hiện nay được dùng để điều trị cơ bản viêm khớp
dạng thấp. Một trong những đặc biệt của luput cảm ứng bởi minocyclin là
viêm gan kết hợp (hơn 50% trường hợp) và tần suất cao của kháng thể kháng
chuỗi kép DNA (40% trường hợp). Tiếp theo là một số thuốc tim mạch đang
được sử dụng rộng rãi. Ở những người cao tuổi, thuốc chẹn beta giao cảm
như propranolol, acebutolol thường là nguyên nhân chính của luput do
thuốc. Có thể kể ra một số thuốc tim mạch khác: thuốc hạ áp như
methyldopa, hydralazin, thuốc chữa loạn nhịp tim như quinidin,
procainamid. Ở những bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp
đang được điều trị, các thuốc thường gây nên luput cảm ứng là salazopyrin
và kháng TNF (infliximab và etanercept). Một số thuốc kháng TNF
(infliximab và etanercept) để điều trị các bệnh khớp cũng đã được khẳng
định gây nên luput cảm ứng. Liên quan đến kháng TNF, người ta quan sát
thấy sau 6 tháng điều trị 11% kháng thể kháng nhân trong nhóm bệnh nhân


viêm khớp dạng thấp điều trị bằng etanercept có hiệu giá kháng thể từ 1/40
trở lên và 15% có test Farr dương tính. Đôi khi có cả tự kháng thể kháng
chuỗi kép DNA. Tuy nhiên chỉ gặp khoảng một chục trường hợp luput do
dùng thuốc này được thông báo. Luput thực sự do etanercept và infliximab
hiếm gặp. Trong các nghiên cứu lâm sàng tỷ lệ luput cảm ứng do dùng
infliximab dưới 0,22%, mặc dù thuốc được dùng rộng rãi trong bệnh Crohn
và trong viêm khớp dạng thấp. Sau khi ngừng thuốc các triệu chứng giảm
dần sau 4 đến 6 tuần, hiếm khi còn tồn tại sau 6 tháng, còn kháng thể kháng
nhân tồn tại sau 6-12 tháng, hãn hữu sau vài năm.
Một số thuốc khác cũng bị quy kết là carbamazepin, chlopromazin.
Các kháng thể kháng phospholipid có thể xuất hiện, đặc biệt khi dùng nhóm
thuốc chống động kinh phenothiazin, chủ yếu là chlopromazin. Các tự kháng
thể kháng phospholipid thường không kèm theo các triệu chứng luput. Gần
70% bệnh nhân dùng chlopromazin xuất hiện antiprothrombinase sau
khoảng 2,5 năm dùng thuốc. Các huyết khối kết hợp với kháng thể kháng
phospholipid rất hãn hữu và có nhiều nguyên nhân.
Biểu hiện lâm sàng của luput do thuốc
Trong luput do thuốc số lượng bệnh nhân nữ gấp 1-3 lần bệnh nhân
nam và bệnh có biểu hiện lâm sàng tương đối nhẹ. Các triệu chứng đầu tiên
của luput xuất hiện vài tháng sau lần đầu tiên dùng thuốc. Biểu hiện lâm
sàng thường là luput da hay khớp phối hợp với các dấu hiệu toàn thân. Hay
gặp những biểu hiện ở nhu mô phổi và có tràn dịch màng phổi hay tràn dịch
màng ngoài tim. Hiếm khi có tổn thương thận hay các tổn thương thần kinh
trung ương. Dấu hiệu khớp kiểu đau khớp hay viêm khớp khá thường gặp
trong 80-90% trường hợp, sau đó là đau cơ (50%), triệu chứng ngoài da (25-
53%), sau đó là viêm thanh mạc (viêm màng phổi, ngoại tâm mạc), sốt, gan
to, lách to. Thường không ghi nhận các biểu hiện thần kinh trung ương hay
thận. Trong các triệu chứng da, thường gặp mẫn cảm với ánh sáng, nốt sẩn,
hạt, ban xuất huyết. Tổn thương thận chỉ gặp khi dùng một số thuốc như D-
penicillamin, hydralazin, procainamid. Về dấu hiệu sinh học, thiếu máu,

giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu hiếm gặp. Đa số bệnh nhân có kháng thể kháng
nhân, kiểu phát huỳnh quang đồng nhất hay lốm đốm. Sự có mặt của kháng
thể kháng histon gặp trong 80% bệnh nhân luput do thuốc, trong khi kháng
thể anti-DNA nguyên sinh âm tính rất gợi ý chẩn đoán. Tuy nhiên kháng thể
antihiston cũng gặp trong 20% bệnh nhân luput không do thuốc. Sự có mặt
của kháng thể anti-H2A-H2B đặc trưng cho luput do thuốc, đặc biệt với các
loại thuốc như sulfasalazin, D-penicillamin, procainamid, isoniazid. Các tự
kháng thể anti-Sm, anti-SSA hay SSB thường vắng mặt. Các kháng thể
kháng phospholipid có thể xuất hiện, đặc biệt khi dùng nhóm thuốc
phenothiazin, chủ yếu là chlopromazin. Các tự kháng thể kháng
phospholipid thường không kèm theo các triệu chứng luput. Gần 70% bệnh
nhân dùng chlopromazin xuất hiện kháng thể antiprothrombinase sau khoảng
2,5 năm dùng thuốc. Các huyết khối kết hợp với kháng thể kháng
phospholipid rất hãn hữu và có nhiều nguyên nhân.
Chẩn đoán và điều trị luput do thuốc
Chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn sau: dùng thuốc có tiềm năng gây
luput, vắng mặt triệu chứng lâm sàng trước khi dùng thuốc, có mặt kháng
thể kháng nhân với ít nhất một triệu chứng lâm sàng của luput ban đỏ hệ
thống; cải thiện lâm sàng nhanh và giảm dần hiệu giá kháng thể kháng nhân
và bất thường miễn dịch khác sau khi ngừng thuốc. Sự biến mất các triệu
chứng thay đổi tùy theo bệnh nhân trong giai đoạn từ 3 tuần cho đến 2 năm.
Để điều trị đau khớp hay viêm khớp có thể dùng thuốc chống viêm
không steroid hay corticoid, đặc biệt khi kết hợp với viêm màng phổi hay
màng ngoài tim. Corticoid có thể dừng lại sau vài tuần. Tái phát thường gặp
sau khi dùng lại thuốc
Tóm lại, cần chú ý đến một số loại thuốc có thể gây ra luput do thuốc.
Cũng cần nắm được các đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm của bệnh để có thể
phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi ngừng điều trị các thuốc gây bệnh,
các dấu hiệu lâm sàng thường hết trong vài ngày hoặc vài tháng. Đôi khi
phải dùng thêm corticoid.


×