TCNCYH 28 (2) - 2004
1
Mối liên quan giữa tính đa hình thái của FcR và bệnh
lupus ban đỏ hệ thống
Phạm Đăng Khoa, Vũ Triệu An
Bộ môn Miễn dịch - Sinh lý bệnh,
Trờng Đại học Y Hà Nội
Tính đa hình thái của FcRIIA, FcRIIIA và FcRIIIB ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống (SLE:
systemic lupus erythematosus) đợc khảo sát bằng phơng pháp PCR (polymerase chain reaction)
với ADN và primer đặc hiệu alen.
Trong tần xuất các genotype của FcRIIA, thể đồng hợp FcRIIA-H131 xuất hiện 10 (10,1%) trong
số 99 bệnh nhân SLE và 32 (34,4%) trong số 93 ngời chứng (p<0,01). Tần xuất alen FcRIIA-H131
ở bệnh nhân cũng thấp hơn một cách có ý nghĩa so với chứng (p<0,01).
Trong tần xuất các genotype của FcRIIIB, thể đồng hợp FcRIIIB-NA2/2 xuất hiện 18 (26,9%)
trong số 67 bệnh nhân SLE và 7 (10,6%) trong số 66 ngời chứng (p<0,05). Tần xuất alen FcRIIIB-
NA2 ở bệnh nhân cũng cao hơn một cách có ý nghĩa so với chứng (p<0,01).
Không thấy mối liên quan giữa tần xuất các genotype của FcRIIIA và SLE.
Sự phân bố bất thờng trong tính đa hình thái của FcRIIA và FcRIIIB gợi ý rằng FcRIIA và
FcRIIIB, chứ không phải FcRIIIA, có thể liên quan tới sự xuất hiện SLE.
i. Đặt vấn đề
Sai sót trong việc thải loại phức hợp miễn
dịch đợc xem là yếu tố quan trọng nhất trong
cơ chế bệnh sinh của bệnh lupus ban đỏ hệ
thống (SLE: systemic lupus erythematosus).
FcR (receptor dành cho phần Fc của IgG) là
công cụ để thải loại phức hợp miễn dịch bởi các
tế bào làm nhiệm vụ thực bào [1]. Ba loại FcR
chính đã đợc phát hiện ở ngời, đó là: FcRI
(CD64), FcRII (CD32) và FcRIII (CD16).
Chúng bao gồm các gien riêng biệt và chứa
đựng các biến thể phân cắt khác nhau [2]. Cho
tới nay, ngời ta đã xác định đợc 6 biến thể
khác nhau của FcRII, chúng đợc mã hoá bởi
3 gien (FcRIIA, IIB và IIC) và 2 biến thể gần
giống nhau của FcRIII (IIIA và IIIB) đợc mã
hoá bởi 2 gien khác nhau. Tính đa hình thái về
gien chỉ đợc thấy ở các gien mã hoá cho
FcRIIA, FcRIIIA và FcRIIIB [3].
Trong bài báo này, chúng tôi khảo sát sự
phân bố genotype của FcRIIA, FcRIIIA và
FcRIIIB ở bệnh nhân SLE nhằm nghiên cứu
mối liên quan giữa tính đa hình thái của FcR
và bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
ii. Đối tợng và phơng pháp
nghiên cứu
1. Đối tợng
Bệnh nhân SLE đợc chẩn đoán và điều trị
tại Viện Da liễu. Tất cả bệnh nhân có ít nhất 4
tiêu chuẩn để xếp loại SLE theo American
College of Rheumatology [4]. Số lợng bệnh
nhân đợc khảo sát genotype của FcRIIA,
FcRIIIA và FcRIIIB lần lợt là 99, 67 và 67.
Nhóm chứng là những ngời cho máu tình
nguyện. Số lợng ngời thờng đợc khảo sát
genotype của FcRIIA, FcRIIIA và FcRIIIB
lần lợt 93, 62 và 66.
Chiết tách AND
ADN đợc chiết tách từ bạch cầu máu
ngoại vi theo phơng pháp salting out có cải
tiến [5]. Khoảng 100 ng ADN đợc dùng cho
mối phản ứng PCR, tổng thể tích phản ứng
PCR là 15 àl.
Xác định genotype
Genotype của FcRIIA đợc xác định theo
phơng pháp PCR-SSP (PCR-sequence
specific primer), kỹ thuật theo Yap và CS [6].
Genotype của Fc
RIIIA đợc xác định theo
phơng pháp PCR-SSP, kỹ thuật theo Wu và CS [7].
TCNCYH 28 (2) - 2004
2
Genotype của FcRIIIB đợc xác định theo
phơng pháp PCR-SSP, kỹ thuật theo
Hessner và CS [8].
Xử lý số liệu.
Tần xuất genotype và tần xuất alen của
FcRIIA (R131 và H131), FcRIIIA (V158 và
F158) và FcRIIIB (NA1 và NA2) đợc xác định
ở nhóm bệnh và nhóm chứng. Sự phân bố các
tần xuất này đợc so sánh ở 2 nhóm bằng thử
nghiệm
2
để xác định mối liên quan.
iii. Kết quả
Xác định genotype của Fc
RIIA
Bốn phản ứng PCR đợc dùng để xác định
genotype của FcRIIA, hai phản ứng xác định
sự hiện diện của một alen. ở cá thể đồng hợp,
sản phẩm khuếch đại đợc thấy ở 2 trong 4
phản ứng PCR. ở cá thể dị hợp, sản phẩm
khuếch đại đợc thấy ở cả 4 phản ứng PCR.
Tần xuất genotype và tần xuất alen của FcRIIA
đợc trình bày trong bảng 1. Tần xuất của
R/R131, R/H131 và H/H131 ở 99 bệnh nhân lần
lợt là 15 (15,1%), 74 (74,1%) và 10 (10,1%) và
ở 93 ngời chứng lần lợt là 11 (11,8%), 50
(53,8%) và 32 (34,4%). Sự phân bố tần xuất 3
genotype giữa 2 nhóm khác biệt có ý nghĩa với
2
= 16,61 và p<0,01. Đặc biệt, cá thể đồng hợp
H/H131 ở nhóm bệnh là 10 (10,1%) và nhóm
chứng là 32 (34,4%), sự khác biệt này có ý
nghĩa với
2
=16,6 và p<0,01.
Tần xuất alen R131 là 104 (52,5%) ở nhóm
bệnh và 72 (38,7%) ở nhóm chứng. Tần xuất
alen H131 là 94 (47,5%) ở nhóm bệnh và 114
(61,3%) ở nhóm chứng. Nh vậy, ở nhóm bệnh,
tần xuất alen H131 thấp hơn ở nhóm chứng một
cách có ý nghĩa với
2
=7,4 và p<0,01.
Bảng 1. Tần xuất genotype và alen của
gien mã hoá cho Fc
RIIA
Tần xuất Nhóm bệnh
(n = 99)
Nhóm chứng
(n = 93)
Genotype
R/R131
R/H131
H/H131
15 (15,1%)
74 (74,7%)
10 (10,1%)
a
11 (11,8%)
50 (53,8%)
32 (34,4%)
Alen
R131
H131
104 (52,5%)
94 (47,8%)
b
72 (38,7%)
114 (61,3%)
a
2
=16,6 và p<0,01 so với nhóm chứng
b
2
=7,4 và p<0,01 so với nhóm chứng
Xác định genotype của Fc
RIIIA. Hai phản
ứng PCR đợc dùng để xác định genotype
của FcRIIIA, mỗi phản ứng xác định sự hiện
diện của một alen. ở cá thể đồng hợp, sản
phẩm khuếch đại đợc thấy ở 1 trong 2 phản
ứng PCR. ở cá thể dị hợp, sản phẩm khuếch
đại đợc thấy ở cả 2 phản ứng PCR. Tần xuất
genotype và tần xuất alen của FcRIIIA đợc
trình bày trong bảng 2. Tần xuất của V/V158,
V/F158 và F/F158 ở 67 bệnh nhân lần lợt là
11 (16,4%), 28 (41,8%) và 28 (41,8%) và ở 62
ngời chứng lần lợt là 10 (16,1%), 29
(46,8%) và 23 (37,1%). Sự phân bố tần xuất 3
genotype giữa 2 nhóm khác biệt không có ý
nghĩa với
2
= 0,36 và p>0,1 .
Bảng 2. Tần xuất genotype và alen của
gien mã hoá cho Fc
RIIIA
Tần xuất Nhóm bệnh
(n = 67)
Nhóm chứng
(n = 62)
Genotype
V/V158
V/F158
F/F158
11 (16,4%)
28 (41,8%)
28 (41,8%)
a
10 (16,1%)
29 (46,8%)
23 (37,1%)
Alen
V158
F158
50 (37,3%)
84 (62,7%)
b
49 (39,5%)
75 (60,5%)
a
2
= 0,3 và p>0,1 so với nhóm chứng
b
2
= 0,13và p>0,1 so với nhóm chứng
Xác định genotype của Fc
RIIIB. Hai phản
ứng PCR đợc dùng để xác định genotype
của FcRIIIB, mỗi phản ứng xác định sự hiện
diện của một alen. ở cá thể đồng hợp, sản
phẩm khuếch đại đợc thấy ở 1 trong 2 phản
ứng PCR. ở cá thể dị hợp, sản phẩm khuếch
đại đợc thấy ở cả 2 phản ứng PCR. Tần xuất
genotype và tần xuất alen của FcRIIIB đợc
trình bày trong bảng 3. Tần xuất của NA1/1,
NA1/2 và NA2/2 ở 67 bệnh nhân lần lợt là 16
(23,9%), 33 (49,2%) và 18 (26,9%) và ở 66
ngời chứng lần lợt là 27 (40,9%), 32
(48,5%) và 7 (10,6%). Sự phân bố tần xuất 3
genotype giữa 2 nhóm khác biệt có ý nghĩa
với
2
= 7,66 và p<0,05. Đặc biệt, cá thể đồng
hợp NA2/2 ở nhóm bệnh là 18 (26,9%) và
TCNCYH 28 (2) - 2004
3
nhóm chứng là 7 (10,6%), sự khác biệt này có
ý nghĩa với
2
= 5,77 và p<0,05.
Tần xuất alen NA1 là 65 (48,5%) ở nhóm
bệnh và 86 (65,2%) ở nhóm chứng. Tần xuất
alen NA2 là 69 (51,5%) ở nhóm bệnh và 46
(34,8%) ở nhóm chứng. Nh vậy, ở nhóm bệnh,
tần xuất alen NA2 cao hơn ở nhóm chứng một
cách có ý nghĩa với
2
=7,5 và p<0,01.
Bảng 3. Tần xuất genotype và alen của
gien mã hoá cho Fc
RIIIB
Tần xuất Nhóm bệnh
(n = 67)
Nhóm chứng
(n = 66)
Genotype
NA 1/1
NA 1/2
NA 2/2
16 (23,9%)
33 (49,2%)
18 (26,9%)
a
27 (40,9%)
32 (48,5%)
7 (10,6%)
Alen
NA 1
NA 2
65 (48,5%)
69 (51,5%)
b
86 (65,2%)
46 (34,8%)
a
2
= 5,77 và p<0,05 so với nhóm chứng
b
2
= 7,5và p<0,01 so với nhóm chứng
iv. Bàn luận
Trong nghiên cứu này chúng tôi chứng
minh rằng ở nhóm bệnh tần xuất H131 thấp
hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm chứng.
Kết quả này phù hợp với các báo cáo trớc
đây của Sato và của Song khi khảo sát ở
bệnh nhân SLE ngời Nhật và ngời Hàn
Quốc. Trái lại, một số báo cáo khác lại cho
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa trong
sự phân bố genotype của FcRIIA giữa nhóm
bệnh và nhóm chứng ở ngời Âu Mỹ
(Caucasian), ngời Phi ở vùng Caribe, ngời
Trung Quốc và ngời Malai. FcRIIA đợc
biểu lộ trên màng tế bào của tế bào đơn
nhân, đại thực bào, bạch cầu hạt trung tính và
tiểu cầu. FcRIIA có 2 alen biểu lộ đồng trội,
R131 và H131, khác nhau chỉ ở vị trí amino
acid 131 (Arginine hoặc Histamine). Do đó,
các cá thể có thể đợc xếp thành 3 loại
FcRIIA H/H131, R/H131 và R/R131. Hình
thái alotype H131 tác dụng có hiệu quả với
các phức hợp miễn dịch hơn rất nhiều hình
thái R131. Vì vậy, việc loại trừ phức hợp miễn
dịch tốt nhất ở các cá thể H/H131, các cá thể
R/H131 có khả năng trung bình và khả năng
này kém nhất ở các cá thể R/R131.
FcRIIIA đợc biểu lộ trên bề mặt tế bào
NK và đại thực bào, có khả năng gắn với cả 2
dới lớp IgG1 và IgG3, giúp cho khả năng gây
độc tế bào và thực bào. Tính đa hình thái
thờng gặp nhất là đột biến điểm dẫn đến sự
thay thế phenylalnin (F) cho valin (V) ở vị trí
amino acid 158. Tính đa hình thái này gây ra
sự biến đổi về chức năng, cá thể đồng hợp
V/V có khả năng gắn IgG1 và IgG3 tốt hơn cá
thể đồng hợp F/F. Sự phân bố tần xuất
genotype của FcRIIIA trong nghiên cứu của
chúng tôi không có sự khác biệt có ý nghĩa
giữa hai nhóm bệnh và chứng. Kết quả này
không phù hợp với nghiên cứu của Koene khi
nghiên cứu ở bệnh nhân SLE ngời Âu Mỹ
(Caucasian). Mặt khác, theo Yun và Oh khi
nghiên cứu ở bệnh nhân ngời Hàn Quốc và
ngời Mỹ gốc Phi lại thấy không có mối liên
quan giữa tính đa hình thái của gien mã hoá
cho FcRIIIA và SLE.
Với FcRIIIB, hai dạng xác định bằng huyết
thanh học đã đợc mô tả, đó là NA1 và NA2
(NA: neutrophil antigen). Hai biển thể này có 4
điểm khác nhau trong chuỗi amino acid tại các
vị trí 36, 65, 82 và 106. Tính đa hình thái này có
ý nghĩa đối với chức năng sinh lý, cá thể đồng
hợp NA2 có khả năng thực bào kém hơn cá thể
mang NA1. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy tần xuất NA2 ở nhóm bệnh cao hơn
một cách có ý nghĩa so với nhóm chứng. Kết
quả này phù hợp với kết quả của Hatta khi
nghiên cứu trên bệnh nhân SLE ở ngời Nhật.
Mặt khác, Yap khi khảo sát trên ngời Malay và
Trung Quốc lại thấy không có sự liên quan giữa
tính đa hình thái của FcRIIIB và SLE.
Sự khác nhau trong các nghiên cứu trên
có thể đợc lý giải theo một số cách nh
sau.
Thứ nhất, SLE là một bệnh phức tạp về mặt
gien học và sự khác nhau về phenotype của
bệnh giữa các nhóm dân tộc có thể có mối
liên quan với sự khác nhau về sự phân bố các
genotype. Thứ hai, ở những ngời bình thờng
đã có sự phân bố khác nhau về tần xuất
genotype của các gien khảo sát giữa các
nhóm dân tộc. Cuối cùng, sự khác nhau này
có thể phản ánh tính phức tạp của sự nhạy
TCNCYH 28 (2) - 2004
4
cảm với SLE trong các quần thể có nguồn gốc
khác nhau.
v. Kết luận
Về mối liên quan giữa tính đa hình thái của
gien mã hoá cho Fc và bệnh lupus ban đỏ hệ
thống, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy:
1. Genotype của FcRIIA và FcRIIIB có
thể là yếu tố nguy cơ cho sự xuất hiện SLE.
2. Genotype của FcRIIIA không có liên
quan tới sự xuất hiện SLE.
Tài liệu tham khảo
1. Salmon JE, Kimberly RP, Gibofsky A et
al. Defective mononuclear phagocyte function in
systemic lupus erythematosus: dissociation of Fc
receptor-ligand binding and internalization. J
Immunol 1984; 133: 2525-2531.
2. Van de Winkel JGJ, Capel PJA.
Human IgG Fc receptor heterogeneity:
molecular aspects and clinical implications.
Immunol Today 1993; 14: 215-221.
3. Golzalez-Escribano MF, Aguilar F,
Sanchez-Roman J et al. FcRIIA, FcRIIIA and
FcRIIIB polymorphisms in Spanish patients
with systemic lupus erythematosus. Europ J
Immunogenet 2002; 29: 301-306.
4. Tan EM, Cohen AS, Fries JF et al. The
1982 revised criteria for the classification of
systemic lupus erythematosus. Arthritis Rheum
1982; 25: 1271-1277.
5. Miller SA, Dykes DD, Polesky HF. A
simple salting out procedure for extracting DNA
from human nucleated cells. Nucleic Acids Res
1988; 16: 1215.
6. Yap SN, Phipps ME, Manivasagar M et
al. Human Fc gamma receptor IIA (FcRIIA)
genotyping and association with systemic
lupus erythematosus (SLE) in Chinese and
Malays in Malaysia. Lupus 1999; 8:305-310.
7. Wu J, Edberg JC, Redecha PB et al. A
novel polymorphism of FcRIIIA (CD16) alters
receptor function and predisposes to
autoimmuno diseases. J Clin Invest 1997; 100:
1059-1070.
8. Henssner MJ, Curtis BR, Endean DJ et
al. Determination of neutrophil antigen gene
frequencies in five ethnic groups by polymerase
chain reaction with sequence-specific primers.
Transfusion 1996; 36: 895-899.
Summary
association between the polymorphism of FcR and
systemic lupus erythematosus
The polymorphisms of FcRIIA, FcRIIIA and FcRIIIB in patients with systemic lupus
erythematosus (SLE) were examined by using the polymerase chain reaction (PCR) method with
genomic DNA and allele-specific primers.
In the frequency of FcRIIA genotypes, the homozygosity of FcRIIA-H131 was 10 (10,1%) of 99
SLE patients and 32 (34,4%) of 93 healthy controls (p<0,01). The allele frequency of FcRIIA-H131 in
SLE patients was also significantly lower than that in the controls (p<0,01).
In the frequency of FcRIIIB genotypes, the homozygosity of FcRIIIB-NA2/2 was 18 (26,9%) of 67
SLE patients and 7 (10,6%) of 66 healthy controls (p<0,05). The allele frequency of FcRIIIB-NA2 in
SLE patients was also significantly higher than that in the controls (p<0,01).
No significant association was found between the frequency of FcRIIIA genotypes and SLE
patients.
The unusual distribution of FcRIIA and FcRIIIB polymorphism suggested that FcRIIA and
FcRIIIB, but not FcRIIIA, might be involved in the development of SLE.