Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chiêu thu hút nhà tuyển dụng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.93 KB, 5 trang )

Chiêu thu hút nhà tuyển dụng





Bạn không có đủ tự tin vì thấy hồ sơ của mình không được đẹp lắm? Bạn
cảm thấy khó khăn khi phải nói đến những điểm yếu của mình? Liệu bạn có thể
hút mắt nhà tuyển dụng giữa một đống hồ sơ "đẹp" với rất nhiều bằng cấp khác
không?

Theo lời khuyên của các chuyên gia, nếu bạn mắc vào trường hợp trên, hãy
làm sao hút nhà tuyển dụng vào những điểm mạnh của mình và cân nhắc những
mẹo NÊN và KHÔNG NÊN sau:

- NÊN viết một bản lý lịch trích ngang thực tế - nghĩa là một bản lý lịch
nhấn nhiều hơn đến kinh nghiệm hơn là bằng cấp. Có thể đề cập đến những nỗ lực
của bạn xung quanh một công việc nào đó và hướng nhà tuyển dụng đến những
phẩm chất phù hợp với vị trí công việc.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ thực
sự có giá trị nếu bạn biết sắp xếp một cách có hệ thống theo "hạng, bậc". Những
thành tựu nào bạn đã đạt được ở vị trí cũ có liên quan nhiều nhất đến công việc
hiện tại, hãy đưa lên trước. Xếp theo thứ tự giảm dần.

- NÊN lồng list kinh nghiệm của mình vào hồ sơ, kèm theo đó là những
phẩm chất đặc biệt mà bạn có và chỉ ra chúng có liên hệ như thế nào tới vị trí công
việc mà bạn đang ứng tuyển. Đây là cách cực kỳ hiệu quả để thu hút sự chú ý của
nhà tuyển dụng. Tất nhiên điều này cũng còn phụ thuộc vào vị trí công việc mà
bạn đang ứng tuyển, chẳng hạn: giám sát bán hàng, dịch vụ khác hàng, kế toán hay
nhân viên đánh máy



- KHÔNG NÊN khoa trương bằng cấp của mình vì không có gì tệ hơn là
thổi phồng những cái mình không có, hoặc có rất ít rồi nói thao thao bất tuỵệt
trong cuộc phỏng vấn. Nó không những chẳng mang lại lợi ích gì mà thậm chí còn
làm cho bạn "há miệng mắc quai" nếu bạn gặp người già dặn kinh nghiệm. Tốt
nhất là hãy thành thật với những gì mình có.

- NÊN viết kèm một lá thư hấp dẫn kèm bản lý lịch trích ngang. Tốt nhất
không nên viết quá dài, chỉ một trang là đủ và cố gắng thuyết phục họ rằng, bạn có
đủ năng lực và có thể đóng góp rất nhiều cho công ty. Trong lá thư xin việc, hãy
"khéo léo" kể ra những yêu cầu của công ty mà bạn có thể đáp ứng. Chẳng hạn
nếu chỉ đáp ứng đươc 4 trong số 5 yêu cầu, hãy nhấn mạnh 4 yếu tố đó và làm mờ
yêu cầu còn thiếu. Hãy làm cho nó càng ít bị chú ý càng tốt.

- KHÔNG NÊN lệ thuộc vào một mẫu đơn xin việc nào có sẵn. Thư xin
việc là cơ hội đầu tiên cho bạn để hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng. Vì vậy
đừng viết một cách tuỳ tiện theo cảm hứng, viết tràn lan mà chỉ nên viết một cách
vắn tắt sao cho thể hiện được điểm mạnh của riêng mình mà không có ở bất cứ
một lá thư nào khác

- NÊN đặt mình vào vị trí của người tuyển dụng và tự trả lời câu hỏi "Tại
sao tôi lại thuê anh chị?". Có trả lời được chính xác câu hỏi đó, bạn mới có thể
khẳng định được ưu thế của mình trong lá thư xin việc.

- KHÔNG NÊN bỏ qua kỹ năng làm việc theo nhóm của mình. Bởi kỹ năng
hợp tác tốt với các bạn đồng nghiệp, khả năng suy nghĩ độc lập, quyết đoán và khả
năng "giữ mồm giữ miệng" được coi là những tiêu chí vàng của các nhà tuyển
dụng khi xem xét tuyển dụng bạn. Do đó, nên nhớ nhấn mạnh những điều này
trong thư xin việc.


- NÊN chỉ cho nhà tuyển dụng thấy, bạn là người ham học hỏi và sẵn sàng
thử nghiệm những cái mới. Nếu như bạn thiếu những kỹ năng yêu cầu nhưng lại
có được những kinh nghiệm cực kì giá trị, hãy cân nhắc đưa chúng lên đầu và đề
cập chúng trong thư xin việc. Nếu kinh nghiệm được coi là người thầy tuyệt vời
nhất, bạn hãy chỉ ra rằng trong công việc hiện tại bạn đã học hỏi như thế nào. Đó
là cách tốt nhất để nói rằng bạn hoàn toàn có khả năng đáp ứng công việc hiện tại.

- KHÔNG NÊN giới hạn kinh nghiệm của bạn chỉ trong công việc. Kinh
nghiệm là thứ rất dễ có trong các hoạt động tình nguyện, các trò chơi tập thể, trong
môi trường nhà trường và các hoạt động cộng đồng. Thậm chí kinh nghiệm đó còn
có thể là các kỹ năng trong cuộc sống mà bạn có được.

Hãy chỉ ra tất cả những kinh nghiệm đó, nếu như nó phù hợp với vị trí công
việc mà bạn ứng tuyển. Chẳng hạn, nếu công việc của bạn yêu cầu phải có kỹ năng
quản lý ngân sách, hãy chỉ cho các nhà tuyển dụng thấy vai trò thủ quỹ của bạn từ
việc quản lí chi tiêu, đến việc quản lý các dự án của công ty mà bạn đã từng làm.

×