Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

vao nha nguc quang dong cam tac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.25 KB, 1 trang )

Vào nhà ngục QĐ cảm tác
Hai câu đề nêu ngay vấn đề cần nói: quan niệm của ngời chiến sĩ CM khi bị bắt giam trong tù ngục:
Vẫn là .hãy ở tù
Đọc câu thơ chúng ta chú ý ngay đến hai từ Hán Việt hào kiệt phong l u . Hào kiệt là ngời có tài
năng, chí khí hơn ngời bình thờng; phong l u là ngời lịch lãm, ung dung đờng hoàng. Điệp từ vẫn kết hợp
với hai từ Hán Việt chia câu thơ ra làm hai tạo phép tiểu đối nh khẳng định t thế đàng, nhấn mạnh bản lĩnh
không gì lay chuyển. Dù đang ở trong tù- đang mất hết tự do, sự sống và cái chết liền kề nh ng PBC vẫn coi
mình là ngời tài cao chí lớn, luôn sống đàng hoàng lịch lãm. Câu thơ phủ nhận hoàn toàn thực tế đắng cay. Câu
thơ thứ hai PBC lí giải về việc vào tù một cách thật hóm hỉnh: chạy mỏi chân thì ở tù. PBC vào tù không phải
bị bắt mà do chạy nhiều, hoạt động nhiều, vất vả mệt mỏi thì vào tù để nghỉ chân. TD dùng nhà tù để uy hiếp,
để khuất phục ngời cách mạng. Song với họ, nhà tù lại trở thành chốn nghỉ ngơi, là nhà nghỉ để lấy lại sức lực.
Vậy thì nhà tù có gì là đáng sợ, ngời CSCM ung dung thanh thản bớc chân vào tù. Nói đến việc vào tù nhng
nhà thơ không hề đề cập đến khía cạnh rủi ro, đau khổ, càng không có chút lo âu mà ngợc lại ông chỉ coi đó là
thời gian tạm nghỉ. PBC đã biến thế bị động thành chủ động, biến rủi thành may, biến nhà tù thành trờng học
cách mạng . Ngời anh hùng khôn để cảnh ngộ chi phối, họ luôn vợt lên hoàn cảnh với sự thanh thản. Hai câu
thơ có giọng điệu đùa cợt khi nói về một biến cố quan trọng liên quan đến sự sống chết chứng tỏ PBC hoàn
toàn vợt lên trên hoàn cảnh. Hai câu thơ đúng là tuyên ngôn về nhân cách, về bản lĩnh của ngời tù cách mạng.
Hai câu thực TG trực tiếp giãi bày những suy ngẫm về cuộc đời mình:
Đã khách năm châu .
Vẫn giọng thơ chùng xuống xót xa tóm tắt chặng đờng đời gian lao mà mình vừa trải qua. Hình ảnh
khách không nhàphác hoạ ra chặng đờng gần 10 năm bôn ba khắp 4 phơng trời: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái
Lan PBC lao vào cuộc đấu tranh đầy nguy hiểm, sóng gió, xa gia đình, xa quê hơng, đất nớc. Suốt thời gian ấy,
PBC luôn bị truy đuổi, thậm chí ông đã bị kết án tử hình vắng mặt. Bọn quân phiệt TQ bấy giờ liên kết với
TDPháp gán cho PBC cái tội chống lại nhà nớc bảo hộ. Cụm từ ng ời có tội vừa giễu cợt bản án phi lí của
kẻ thù vừa pha chút xót xa vì sơ xuất để rơi vào tay kẻ giặc. Cặp phụ từ đã- lại có giá trị tăng cấp hoàn cảnh
ngặt nghèo . Đặt khách không nhà, ngời có tội trong bốn biển, năm châu - trong không gian bao la rộng
lớn đã nâng tầm vóc của ngời tù lên ngang tầm thiên nhiên vũ trụ. Nghệ thuật đối ở đây càng tôn cao vị thế ng-
ời tù. Đó là ngời của năm châu bốn biển, của thế giới, của nhân loại chứ không còn là ngời của một gia đình,
một dòng họ. Hai câu thơ thể hiện rõ tinh thần lạc quan, thái độ ngạo nghễ của ngời tù cách mạng.
Hai câu luận ngời tù tiếp tục thể hiện ý chí của mình:
Bủa tay oán thù .


Câu thơ TG đã sử dụng thành công cách nói khoa trơng phóng đại. Bồ kinh tế ở đậy là kinh bang tế
thế, là trị nớc cứu đời; cuộc oán thù là cách nói khái quát cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện-cái ác, giữa
bọn xâm lợc với nhân dân bị áp bức. Đó là những việc lớn liên quan đến vận mệnh dân tộc, đòi hỏi sự đóng
góp công sức của biết bao nhiêu ngời. Đang ở trong tù ấy vậy mà PBC vẫ nghĩ đến việc trị nớc cứu đời, đến
việc xoá tan thù oán. Dù ở tù, PBC vẫn không một phút xa rời lí tởng, xa rời mục đích của đời mình. Nghệ
thuật đối rất chỉnh. Hình ảnh bủa tay ôm chặt đối với mở miệng cời tan đặc tả hình dáng, hành động và ý
chí của con ngời mang lí tởng đẹp, quyết tâm cao, luôn chiến đấu kiên cờng. Hình ảnh bồ kinh tế đối với
cuộc oán thù giải thích rõ đối tợng mà ngời tù quan tâm. Một loạt những hành động bủa tay, ôm chặt, mở
miệng, cời tan liên tiếp xuất hiện tạo ra những hình ảnh khoa trơng mang tính anh hùng ca khắc hoạ tầm vóc
lớn lao của ngời tù CM. Âm điệu lời thơ trầm hùng mạnh mẽ nh lời thề son của con ngời có hoài bão đẹp.
Hai câu kết âm điệu có chút lắng lại để tiếp tục suy ngẫm về cảnh ngộ nhng vẫn mạnh mẽ:
Thân ấy gì đâu
Thân ấy ở đây là thân sống, là sự sống của PBC. PBC còn thì còn sự nghiệp, còn tiếp tục đấu tranh cho
độc lập của dân tộc. Chữ còn nhắc lại hai lần gắn kết hình ảnh thây ấy với sự nghiệp vừa tạo âm điệu dõng
dạc dứt khoát, vừa nhấn mạnh quyết tâm sống vì sự nghiệp của PBC. Dù trong tù ngục, dù bị tra tấn đánh đập,
them chí đã bị kết án tử hình nhng còn sống là còn đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc. Gông cùm, đòn roi
không khuất phục đợc ngời tù cách mạng. Câu thơ đằm xuống là một là thề sắt son. Khi đã xác định cuộc đời
mình gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc thì bao nhiêu đâu . Lợng từ bao nhiêu đã khái quát tất
cả nguy nan, thử thách mà ngời từ phải chịu đựng. Nguy hiểm dù có bao nhiêu cũng chỉ là chuyện vặt vãnh,
không có gì đáng kể. Câu thơ thật nôm na dễ hiểu nhng ý nghĩa nhân sinh vẫn sáng ngời đã khẳng định dứt
khoát niềm tin vào tơng lai, vào sự nghiệp cứu nớc, vào sức mạnh thi thần. Câu thơ kết bài đăng đối hài hoà với
câu thơ mở đầu góp phần nhấn mạnh, nâng cao chủ đề bài thơ, nó khái quát lại khắc hoạ cụ thể hình ảnh ngời
tù kiển trinh bất khuất trớc mọi gian nguy

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×