Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRONG TOA XE KHÁCH TÀU ĐỊA PHƯƠNG PHÍA BẮC pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.26 KB, 10 trang )


ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRONG TOA XE KHÁCH
TÀU ĐỊA PHƯƠNG PHÍA BẮC



PGS. TS. LÊ QUÂN
Bộ môn Kinh tế Vận tải sắt
Khoa Vận tải kinh tế
Trường Đại học Giao thông Vận tải


Tóm tắt: Môi trường trong các toa xe có tác động rất lớn tới sức khỏe hành khách và
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) trong thị
trường vận chuyển hành khách. Bài báo nêu tóm tắt kết quả nghiên cứu các yếu tố môi trường
trong toa xe khách bằng phương pháp đo đạc, khảo sát và điều tra xã hội học, từ đó đề xuất
các biện pháp cải thiện điều kiện môi trường trên các đoàn tàu khách địa phương phía Bắc.

Summary: Environment in the carriages has a great impact on the health of passengers
and affects the competitiveness of enterprises of Vietnam Railway Administration (VRA) in the
passenger transportation market. The article summarizes the results of a research into
environmental factors in the passenger coaches by means of measurement, study, social
survey, which proposes solutions to improve environmental conditions on the fleets of local
trains in the North.


I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ MÔI
TRƯỜNG TRONG TOA XE KHÁCH
1.1. Khái niệm môi trường
Luật Môi trường quy định: “Môi trường


bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và thiên nhiên”.
Như vậy thành phần của môi trường là các
yếu tố tạo thành như không khí, đất, nước, sinh
vật, khu dân cư, khu sản xuất Môi trường có
ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sức khỏe con
người, chất lượng khí quyển xung quanh. Đối
với công tác vận chuyển hành khách, chất
lượng môi trường trong phương tiện vận
chuyển tác động trực tiếp tới sức khỏe hành
khách, nhân viên trong ngành và môi trường
xung quanh. Vì vậy bảo đảm chất lượng môi
trường trong phương tiện là nội dung quan
trọng đối với mỗi ngành vận tải.
1.2. Các yếu tố môi trường trong toa xe khách
Để đánh giá chất lượng môi trường trong
toa xe khách cần 1 hệ thống các chỉ tiêu, trong
đó chủ yếu là:
- Yếu tố vi khí hậu: nhiệt độ và độ ẩm
trong toa xe, lưu thông không khí và mức độ
cung cấp khí sạch cho toa xe, nồng độ các
chất độc hại (CO, CO
, NH , NO , H S) và
2 3 x 2


nồng độ bụi trong toa xe

- Độ rung - lắc (ngang và thẳng đứng),
tiếng ồn trong toa xe.
- Mức độ chiếu sáng bên trong toa xe.
- Mật độ các sinh vật có hại trong toa xe
như ruồi, muỗi, gián, rệp
- Các tác nhân môi trường khác như thiết
bị và dụng cụ vệ sinh, mùi, chất lượng nước
sinh hoạt trong toa xe
II. NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ
MÔI TRƯỜNG TRONG TOA XE KHÁCH
2.1. Kết quả đo đạc, khảo sát yếu tố
môi trường
Do Trung tâm y tế dự phòng ĐSVN thực
hiện với các mác tàu khách Thống nhất Bắc -
Nam, tàu du lịch và địa phương các tuyến phía
Bắc. Các chỉ tiêu, phương pháp và dụng cụ đo
tuân thủ đúng quy định trong Tiêu chuẩn
ngành /2/, /3/, /4/.
Kết quả cụ thể như sau:
1. Các yếu tố vi khí hậu
- Trên các mác tàu có điều hòa không
khí: tương đối ổn định. Trong điều kiện mùa
hè, ban ngày, trời nắng, nhiệt độ trong toa xe
duy trì ở mức 25 – 27
0
C, ở các khoang giường
nằm là 24 – 25
0
C; ban đêm hoặc khi nhiệt độ
ngoài trời xuống thấp thì nhiệt độ trong toa xe

thấp hơn (từ 19
0
C – 21
0
C). Độ ẩm và vận tốc
gió trong toa xe ổn định, ít phụ thuộc vào bên
ngoài. Lưu lượng cấp gió tươi đạt 14 đến
18m
3
/h-người;
- Trong các toa xe không có điều hòa
không khí: phụ thuộc vào thời tiết bên ngoài,
ít có sự thay đổi so với nhiệt độ ngoài trời (chỉ
thấp hơn 1
0
C – 2
0
C), độ ẩm và vận tốc gió
không có sự khác biệt. Lưu lượng cấp gió lớn
hơn đối với toa xe có điều hòa không khí.
2. Tiếng ồn trong toa xe khách
- Với các toa xe có điều hòa không khí:
cường độ tiếng ồn vẫn tương đối cao (71-75
dBA), khi dừng ở ga, cửa đóng thì tiếng ồn
thấp hơn (55-60 dBA). Vị trí đầu tiếp giáp 2
cửa toa, khu vệ sinh có tiếng ồn rất lớn (trên
81 dBA);
- Với các toa xe không có điều hòa không
khí: cường độ tiếng ồn cao (trên 81 dBA,
thậm chí có những lúc lên tới trên 86 dBA);

- Trên khu gian sử dụng ray hàn liền
Nông Sơn – Trà Kiệu tiếng ồn ở mức thấp
nhất (61 – 65 dBA).
3. Độ rung-lắc trên toa xe
Vận tốc rung đứng và rung ngang trong
khoảng 0,14 đến 0,89 cm/s.
4. Các khí độc trên toa xe khách
Nhìn chung, kết quả khảo sát đo đạc
không phát hiện thấy khí độc, ở một số khu
vực hành khách ngồi trong toa xe có nồng độ
khí NH
, H S và CO
3 2 2
ở dạng vết (tức là nồng
độ thấp, chưa đủ để định lượng). Tại các toa
hàng ăn do dùng nhiều bếp ga để đun nấu thức
ăn nên nồng độ khí CO ở mức 37,2 đến 46,5
mg/m
3
.
5. Về rác thải trên các toa xe khách
Bình quân trong một ngày đêm, mỗi hành
khách và nhân viên trên tàu thải ra khoảng
1kg rác, 2 lít nước tiểu và 0,3kg phân.
6. Các loại côn trùng trên toa xe khách
- Sau khi phun hóa chất (bình Raid Max)
2 ngày, các toa xe chở khách đều không phát
hiện gián, trên các toa xe hàng ăn do đun nấu
và có nhiều khe hở nên có 2 - 5 con, sau 3
tuần lượng gián nằm trong khoảng 2 - 5



con/TX, toa xe hàng ăn trên 5 con, nhưng sau
5 tuần lượng gián sinh sôi rất nhanh (trên 50
con/TX)
- Các côn trùng khác: không có đánh giá.
7. Về việc cung cấp nước sinh hoạt và
nước uống trên toa xe khách
- Mỗi toa xe 2 buồng vệ sinh thì có 2
bồn, mỗi bồn chứa 750 lít nước. Trên tuyến
Thống Nhất có 9 điểm cấp nước bổ sung lên
tàu quy định ở những ga tàu có đỗ tác nghiệp
hành khách.
- Hầu hết nước sinh hoạt trên tàu được
lấy từ các giếng khoan và giếng đào, chỉ có ga
Nha Trang dùng nước máy. Nước uống là
nước tinh khiết đóng chai do Xí nghiệp vận
dụng toa xe khách Hà Nội và Sài Gòn cung
cấp theo định lượng
- Kết quả khảo sát cho thấy nguồn nước
sinh hoạt cung cấp cho các đoàn tàu có tỷ lệ
không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm cao, đặc biệt là tại bể chứa và vòi cấp
dưới ga, dù đã được xử lý diệt khuẩn bằng
Cloramin B. Nguyên nhân là do nguồn nước
giếng và chế độ vệ sinh bể chứa không đảm
bảo, vòi nước bị hư hỏng nhiều và đặt thấp
hơn mặt sân ga, đường ray nên dễ bị ngập
nước, bể chứa trên toa xe không được thau rửa
thường xuyên.

2.2. Kết quả điều tra hành khách đi
tàu về môi trường trong toa xe khách
2.2.1. Mục tiêu và phương pháp điều tra
Điều tra tâm lý hành khách đi tàu nhằm
phát hiện tác động của yếu tố môi trường
trong toa xe tới sự thoải mái của hành khách
khi di chuyển và qua đó tác động tới tâm lý
tiêu dùng của họ.
Phương pháp điều tra được lựa chọn là
“phỏng vấn” bằng “bảng hỏi” theo hình thức
“tóm chộp”. Bảng hỏi được dùng điều tra kết
cấu thành 5 phần:
- Phần 1 là những thông tin liên quan đến
cá nhân người được hỏi. Xử lý các nội dung
này cho phép biết được kết cấu mẫu, các đặc
trưng cơ bản của mẫu để từ đó đánh giá được
mức độ hài lòng của từng đối tượng hành
khách;
- Phần 2 là những thông tin về sử dụng
phương tiện đường sắt nhằm đánh giá mức độ
tin cậy của các câu trả lời;
- Phần 3 là các thông tin liên quan đến
yếu tố môi trường trong toa xe khách. Đây là
nội dung chính của bảng hỏi, được xây dựng
chi tiết theo các nội dung cụ thể để đánh giá
chính xác phản ứng của hành khách. Các câu
hỏi có nhiều phương án trả lời để đánh giá
mức độ hài lòng từ thấp đến cao;
- Phần 4 là đánh giá, so sánh của hành
khách về môi trường trong toa xe với các

phương tiện vận chuyển khác mà hành khách
đã có dịp sử dụng;
- Phần 5 là những ý kiến đóng góp của
hành khách để môi trường trong toa xe khách
được tốt hơn. Phần này để trống cho hành
khách tự do điền ý kiến.
2.2.2. Quy trình điều tra
- Vùng điều tra là tất cả các mác tàu địa
phương phía Bắc: Hà Nội – Lào Cai (HN-
LC), Hà Nội – Vinh, Hà Nội - Đồng Đăng
(HN-ĐĐ), Hà Nội – Hải Phòng (HN-HP),
Yên Viên – Hạ Long (YV-HL) và Hà Nội –
Quán Triều (HN-QT). Mỗi tuyến chọn cả tàu
nhanh (nếu có) và tàu thường. Ngoài ra còn
tiến hành điều tra với một số mác tàu Thống
Nhất để kiểm chứng.


- Kết cấu mẫu: thể hiện trên bảng 1
- Đối tượng điều tra là hành khách trên
các đoàn tàu này.
- Đặc điểm của mẫu:
- Chuẩn bị điều tra:
+ Số lần đi lại bằng đường sắt trong năm
đối với tuyến HN - LC nằm ở mức trung bình
(2 đến 6 lần), tuyến HN - ĐĐ và HN - HP ở
mức cao (6 đến 12 lần);
+ Lựa chọn tập hợp mẫu: theo phương
pháp phi xác suất thuận tiện trong số hành
khách ngẫu nhiên có mặt tại địa điểm phỏng

vấn khi điều tra viên tác nghiệp;
+ Hầu hết hành khách trên các tuyến (50
– 75%) lựa chọn đường sắt “đầu tiên” khi có
nhu cầu di chuyển;
+ Tổ chức nhân sự điều tra được hình
thành theo mô hình sau:
+ Thời điểm đi lại trong năm thường là
vào “mùa hè” (từ tháng 7 đến tháng 9). Mục
đích di chuyển chủ yếu là “đi du lịch”.
. Người nghiên cứu: là Giảng viên ĐH
GTVT, có nhiệm vụ xây dựng chương trình
điều tra, quy định bảng hỏi, địa bàn phỏng vấn
và hướng dẫn, đào tạo đội ngũ điều tra viên;
phân công, giám sát họ trong quá trình thực
hiện; chấn chỉnh, bổ sung câu hỏi nếu thấy
cần thiết;
2. Về tiếng ồn trong toa xe khách
- Đánh giá chung: trừ tuyến HN-HP còn
hầu hết hành khách (50 – 60%) đánh giá là
“ồn” và “rất ồn”, nhất là những hành khách
ít đi tàu (dưới 2 lần/năm) và không chọn
đường sắt đầu tiên khi di chuyển. Các hành
khách đi tàu không có điều hòa nhiệt độ (trên
các tuyến HN - ĐĐ, HN - QT và YV - HL)
bức xúc về tiếng ồn nhất vì thực tế những toa
xe này thường mở cửa sổ để lấy thoáng và
mát do toa xe không trang bị điều hòa không
khí;
. Đội ngũ điều tra viên được lựa chọn
trong số học viên ngành vận tải trường Cao

đẳng nghề đường sắt I. Họ là những người có
chuyên môn, có khả năng gây tin tưởng cho
người được hỏi, đủ năng lực và kiên nhẫn gợi
hỏi, giải thích các vấn đề liên quan cho người
được phỏng vấn;
- Thời điểm tiến hành điều tra: quy định
vào ban ngày, khi mà người được điều tra có
trạng thái tâm lý tốt nhất.
- Những lúc tiếng ồn gây khó chịu cho
hành khách nhất là khi đoàn tàu “đi qua cầu,
hầm” (tuyến HN - LC và HN - QT). Trên các
tuyến còn lại (toa xe không có điều hòa) hành
khách khó chịu vì tiếng ồn “trên toàn bộ hành
trình”.
2.2.3. Kết quả điều tra
1. Kết cấu và đặc điểm mẫu
Bảng 1. Kết cấu mẫu điều tra về môi trường trong toa xe khách
Đơn vị: %
3. Về nhiệt độ trên
toa xe khách
TUYẾN
LOẠI
TÀU
TT
TUYẾN
KHÁC
HN - LC HN - ĐĐ HN - HP
TỔNG
1 Nhanh
- Hành khách đi tàu

tuyến HN - LC đánh giá là
“phù hợp”(do đây là các
đoàn tàu có trang bị điều
hòa nhiệt độ trên toa xe),
30,5 10,5 41,0
2 Thường
17,0 7,0 16,25 18,75 59,0
Tổng 47,5 17,5 16,25 18,75 100
Ghi chú: Tàu thường không có điều hòa nhiệt độ trên toa xe


cá biệt có hành khách cao tuổi thấy “lạnh” ở
“cuối hành trình”;
- Các tuyến khác, đặc biệt là HN - ĐĐ,
hành khách chưa hài lòng. Nhiệt độ đặc biệt
“khó chịu” khi đoàn tàu đi qua các “vùng có
khí hậu nóng bức” do nhiệt độ ngoài trời
khuếch tán vào bên trong toa xe vì cửa sổ để
mở.
4. Về độ rung-lắc trên toa xe
- Nhìn chung hành khách đều cảm thấy
“khó chịu” nhưng mức độ khác nhau. Các
đoàn tàu có điều hòa, tàu du lịch hành khách
thấy “dễ chịu” hơn các đoàn tàu khác (chỉ
10,6% người được hỏi cảm thấy “khó chịu”
so với từ 21,4 đến 32,5% trên các đoàn tàu
khác)
- Hành khách cảm thấy rung - lắc rõ nhất
khi “đoàn tàu chạy với tốc độ cao” (trên
50%) và nhiều hành khách (31,2% đến

35,7%) người được hỏi cho rằng độ rung - lắc
này “khó chịu” “trên suốt hành trình”.
5. Về bầu không khí trên toa xe
Có sự khác biệt về chất lượng không khí
đầu và cuối hành trình do đầu hành trình sức
khỏe của hành khách vẫn đang dồi dào và
không khí trên toa xe “tươi” hơn. Cụ thể như
sau:
- Đối với tuyến HN - LC số người được
hỏi cảm thấy “dễ chịu” và “chấp nhận được”
ở “đầu hành trình” giảm từ 94,8% xuống còn
87%, số người cảm thấy “mệt mỏi” tăng từ
5,3% đầu hành trình lên 7,9% ở “cuối hành
trình”
- Đối với tuyến HN - ĐĐ: nhìn chung là
“khó chịu”, cụ thể số người được hỏi cảm
thấy “dễ chịu” chỉ chiếm 7,1% ở “đầu hành
trình” và được giữ nguyên đến “cuối hành
trình” nhưng số người cảm thấy “chấp nhận
được” giảm từ 50% xuống còn 28,6%, đồng
thời số người “mệt mỏi” tăng từ 21,4% “đầu
hành trình” lên 50% “cuối hành trình”, đặc
biệt có 14,3% người được hỏi thấy “rất mệt
mỏi”
- Các tuyến khác: 100% người được hỏi
thấy “dễ chịu” và “chấp nhận được”.
- Ảnh hưởng của “mùi khó chịu” lên tư
trang hành khách đi tàu: Đa số người được hỏi
“chấp nhận được” (94,7% ở tuyến HN - LC,
50% tuyến HN - ĐĐ và 76,9% ở các tuyến

khác).
6. Về các sinh vật có hại trên toa xe
- Muỗi: 44,7% người được hỏi trên tuyến
HN - LC, 42,9% trên tuyến HN - ĐĐ và
30,8% tuyến khác đánh giá là “không nhận
thấy”, trong khi chỉ có 2,6% tuyến HN - LC
đánh giá “nhiều” và 42,9% trên tuyến HN -
ĐĐ đánh giá là “rất nhiều”.
- Ruồi: 100% người được hỏi trên các
tuyến “chấp nhận được” hoặc là “không cảm
thấy”.
- Các loại côn trùng khác như rận, rệp,
gián, chuột : chỉ có 35,7% người được hỏi
trên tuyến HN - ĐĐ thấy “rệp” và 7,1% thấy
sự xuất hiện của “gián”.
7. Về thiết bị vệ sinh trên toa xe khách
- Đầu hành trình: nhìn chung, những
người được hỏi trên các tuyến đều đánh giá là
“sạch” hoặc “dùng được”, tuy nhiên vẫn còn
2,6% người được hỏi trên tuyến HN – LC
đánh giá là “bẩn”. Đặc biệt tuyến HN - ĐĐ
có đến 35,7% người được hỏi cho là “bẩn” và
14,3% là “rất bẩn”
- Trong hành trình: lượng hành khách
đánh giá là “bẩn” tăng từ 2,6% đầu hành trình


lên 5,2% trên tuyến HN - LC, trong khi tỷ lệ
đánh giá “sạch” giảm từ 44,7% xuống còn
39,5%. Số liệu tương ứng trên tuyến HN - ĐĐ

là 14,3% “sạch” giảm xuống còn 7,1% trong
khi tỷ lệ đánh giá là “bẩn” tăng từ 35,7% lên
42,9%, đặc biệt số người cho là “rất bẩn”
tăng từ 14,3% lên đến 21,$%. Các tuyến khác
cũng có đến 7,7% hành khách thấy “bẩn”
- Cuối hành trình: tỷ lệ người đánh giá là
“bẩn” và “rất bẩn” tăng lên ở các tuyến HN -
LC và HN - ĐĐ, giữ nguyên trên tuyến HN -
HP và HN - QT tương ứng với số người đánh
giá là “sạch” và “dùng được” giảm đi. Tuy
nhiên, cố điều đặc biệt là trên tuyến HN - LC
số người đánh giá thiết bị vệ sinh trong toa xe
ở trạng thái “sạch” tăng cao hơn so với đầu
hành trình (50%), điều này được lý giải là do
khi tàu sắp vào ga nhân viên toa xe bắt buộc
phải vệ sinh lau dọn toa xe nên các thiết bị
này sạch hơn.
- Về vật dụng trong phòng vệ sinh (xà
phòng, giấy vệ sinh)
+ Đánh giá của hành khách đi tàu tuyến
HN - ĐĐ là 50% cho rằng “thiếu”, 21,4%
“rất thiếu” trong “suốt hành trình”
+ Tuyến HN - LC tình trạng “thiếu” vật
dụng vệ sinh tăng dần khi tàu đi đến “cuối
hành trình” (từ 2,6% “thiếu” khi bắt đầu
hành trình tăng lên 10,5% khi kết thúc hành
trình)
+ Trên tuyến HN - HP và HN - QT cũng
có tình trạng tương tự nhưng thay đổi từ “đầy
đủ” sang “đủ dùng”, không có người nào

thấy “thiếu” và “rất thiếu”.
8. Đánh giá về tình trạng nước sinh hoạt
và nước uống trên toa xe
- Về nước sinh hoạt: tất cả các tuyến đều
đánh giá là “thiếu” từ đầu đến cuối hành trình
với mức độ khác nhau. Cụ thể: tuyến HN - LC,
HN - QT và HN - HP tương đối “đầy đủ”, chỉ
một lượng rất ít (2,6%) đánh giá là “thiếu”.
Tuyến HN - ĐĐ thiếu nước sinh hoạt rất trầm
trọng: đầu hành trình có 21,4% người đánh giá
“thiếu” và 14,3% “rất thiếu” tăng lến đến
42,9% “thiếu” và 21,5% “rất thiếu” cuối hành
trình
- Về nước uống: 13,2% số người được
hỏi trên tuyến HN - LC đánh giá là “thiếu” và
2,7% đánh giá là “rất thiếu”. Trên tuyến HN -
ĐĐ vẫn còn đến hơn 50% số người được hỏi
cho là “thiếu” hoặc “rất thiếu” nước uống.
9. Đánh giá chung về tình trạng môi
trường trong toa xe khách so với các phương
tiện vận chuyển khác
- Rất nhiều hành khách không có trả lời
vì họ không có điều kiện hoặc không muốn so
sánh
- Đại đa số những người có trả lời cho
rằng môi trường trên toa xe “tốt hơn” (14,3%
- 57,9%) hoặc “tương đương” (15,4% - 50%)
với các phương tiện khác, chỉ có trên tuyến
HN - ĐĐ còn 28,6% số người đánh giá là
“kém hơn”.

10. Kết luận chung
Môi trường trong các toa xe khách hiện
nay đã được cải thiện rất nhiều so với trước
đây, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố cần phải
chấn chỉnh. Các toa xe khách không trang bị
điều hòa nhiệt độ trong thành phần các đoàn
tàu khách địa phương tuyến HN - ĐĐ và các
đoàn tàu thường có môi trường kém hơn cả.
Thời gian sắp tới Doanh nghiệp ĐSVN cần
nhanh chóng có những biện pháp khắc phục
để nâng cao sức cạnh tranh của ngành so với
các Doanh nghiệp vận tải khác.


III. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRONG TOA XE
KHÁCH TÀU ĐỊA PHƯƠNG PHÍA BẮC
3.1. Biện pháp về cơ chế chính sách
1. Thành lập và kiện toàn hệ thống làm
công tác môi trường từ trên xuống dưới nhằm
thống nhất chỉ đạo công tác môi trường của
Doanh nghiệp ĐSVN. Giao chức năng cụ thể
về môi trường cho Ban (Phòng) Khoa học
công nghệ để tham mưu ban hành các văn bản
hướng dẫn thi hành Quy chế môi trường, tham
gia đóng góp ý kiến về Chiến lược và Quy
hoạch phát triển, Tiêu chuẩn thiết kế chế tạo,
cải tạo và các hoạt động cụ thể khác, giám
sát thực hiện các quy định bảo đảm môi
trường trong hoạt động đường sắt.

2. Đánh giá, rà soát và ban hành các văn
bản, quy định về bảo đảm môi trường. Ban
hành các quy định cụ thể về đảm bảo môi
trường trong hoạt động của Doanh nghiệp
ĐSVN trên tất cả các lĩnh vực xây mới, thiết
kế chế tạo, cải tạo, kinh doanh vận tải Các
tiêu chuẩn này thiết kế rất cụ thể và tiếp cận
tiêu chuẩn hiện đại trong khu vực và trên thế
giới.
3. Xây dựng và ban hành các Quy định
về thưởng phạt, trích nộp phí bảo vệ môi
trường cho các đơn vị trực thuộc ĐSVN và
kinh doanh đường sắt ở Việt Nam.
3.2. Biện pháp kỹ thuật
3.2.1. Thu gom xử lý chất thải sinh hoạt
trên các đoàn tàu khách
Chất thải sinh hoạt từ các đoàn tàu khách
không chỉ trực tiếp ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe của hành khách và nhân viên trên tàu mà
còn gây ô nhiễm môi trường dọc tuyến đường
sắt nếu không có những biện pháp xử lý thích
hợp. Vì vậy thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt
là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết.
1. Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt trên các đoàn tàu
khách bao gồm rác thải của toa xe ăn, rác do
hành khách thải ra trong hành trình với thành
phần chủ yếu là bao gói suất ăn chế biến sẵn,
giấy, lá bánh, túi ni lông, các loại vỏ chai, vỏ
hộp, thức ăn thừa

Quy trình công nghệ thu gom rác thải
như sau: Rác trong toa xe ăn do nhân viên
cung ứng thu gom, trong toa xe khách do nhân
viên bao toa đảm nhiệm. Sau khi thu gom, rác
được cho vào các túi kín và bền, chờ đến ga
có đỗ quy định thì đưa xuống, từ đó rác được
tập trung, xử lý sơ bộ trước khi chuyển tới
điểm tập kết xử lý triệt để của địa phương.
2. Thu gom, xử lý phân, nước tiểu, nước
thải sinh hoạt theo 2 hướng
- Xử lý triệt để và khử trùng bằng clo
trước khi thải ra 2 bên đường sắt theo công
nghệ của hãng Microphor và Petech. Ưu điểm
của phương pháp này là xử lý độc lập cho
từng toa xe, ít phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng,
nước thải sau xử lý đảm bảo vệ sinh môi
trường. Tuy nhiên nhược điểm là đắt tiền (từ
110 đến 150 triệu VND/TX). Hiện nay thiết bị
này đã được lắp cho một số toa xe khách trong
đoàn tàu mác cao.
- Thu gom chất thải trên toa xe sau đó
đưa xuống các điểm tập trung xây dựng tại
các ga có đỗ, tại đây chất thải được xe chuyên
dùng đưa đến các điểm xử lý. Ưu điểm của
phương pháp này là giá thành thấp hơn nhưng
việc tổ chức phức tạp vì thời gian đỗ ga ngắn,
xây dựng các bể chứa tại ga khó khăn và dung
lượng hạn chế.
Qua nghiên cứu, phân tích, tác giả nhận
thấy: đối với các tàu Thống nhất hoặc tàu du



lịch nên sử dụng công nghệ Microphor hoặc
Petech, tàu địa phương do lượng chất thải
nhỏ, thời gian đỗ ga lâu nên áp dụng hình thức
tập trung thu gom (bố trí tại các ga Hà Nội,
Yên Viên, Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Hải Phòng và Hạ Long) sau đó đưa
đến điểm xử lý quy định của địa phương.
3. Dùng các thiết bị có tiếng ồn nhỏ khi
hoạt động để đặt trong toa xe, đặc biệt là hệ
thống điều hòa không khí, quạt gió
4. Nâng cao chất lượng cầu đường, nhất
là những tuyến đi qua vùng nền đường không
ổn định, sử dụng công nghệ tiên tiến trong
việc đặt ray như hàn liền ray, mài trơn mặt
ray, đặt tấm giảm âm 2 bên thân ray, sử dụng
bản tiện mềm
3.2.2. Vệ sinh toa xe khách cả bên trong
lẫn bên ngoài
3.2.4. Giải pháp đảm bảo vi khí hậu
trong toa xe
Công việc này được thực hiện tại các ga
kỹ thuật hành khách nhằm đảm bảo vệ sinh
môi trường xung quanh, nâng cao năng lực tác
nghiệp và hiệu quả vệ sinh toa xe (xem /6/).
Việc diệt côn trùng nên thực hiện bằng hóa
chất (DDVP, Permethrin) với thời gian tối
thiểu 1 tháng/1 lần và theo đúng quy trình tác
nghiệp nhằm bảo đảm an toàn, chống ngộ độc

cho hành khách và nhân viên.
1. Hợp lý hóa thiết kế chế tạo toa xe
khách, đảm bảo độ kín chống gió lùa, có kết
cấu ngăn che nhằm hạn chế trao đổi nhiệt
trong và ngoài toa xe, thiết kế thành, mái toa
xe, kính cửa theo tiêu chuẩn 2 lớp có đệm
không khí ở giữa;
2. Tiến hành thông gió trong toa xe hợp

3.2.3. Giải pháp chống ồn và rung lắc
trên toa xe
- Phương pháp thông gió tự nhiên kết
hợp với cơ học: tăng diện tích cửa sổ kết hợp
với bố trí hợp lý hệ thống quạt mát có khả
năng tác động tới những vùng khuất nhất
trong toa xe. Các toa xe hàng ăn cần sử dụng
chụp hút mùi để loại bỏ mùi và giảm nhiệt độ
trong toa xe;
Tiếng ồn và rung lắc trên toa xe được gây
ra bởi chất lượng chế tạo toa xe và các thiết bị
lắp đặt trên toa xe; độ chuẩn xác khi lắp đặt
các thiết bị; chất lượng cầu, đường, ghi ,
vành bánh xe và mặt lăn mòn gây tiếng rít
Vì vậy để giảm tiếng ồn và độ rung lắc trên
toa xe cần áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:
- Trang bị điều hòa không khí cho các toa
xe. Phương pháp này giải quyết được triệt để
vấn đề vi khí hậu trong toa xe, có khả năng
điều chỉnh nhiệt độ thích hợp theo yêu cầu của
hành khách, cung cấp đủ lượng khí tươi cần

thiết cho mọi vị trí trong toa xe. Tuy nhiên,
lắp đặt điều hòa không khí đòi hỏi phải có một
hệ thống đồng bộ kèm theo như máy phát
điện, trạm bảo dưỡng sửa chữa nên cần kinh
phí lớn. Vì vậy, trước mắt chỉ nên trang bị cho
những Ram tàu đường dài, tàu du lịch.
1. Nâng cao chất lượng chất tạo toa xe
khách theo những tiêu chuẩn tiên tiến về đảm
bảo môi trường, đảm bảo độ chuẩn xác chắc
chắn trong kết cấu tránh sự cọ xát làm phát
sinh ra tiếng ồn. Sử dụng cao su lót các khe tại
cửa ra vào, nắp cầu thang để giảm tiếng ồn từ
ngoài vào. Nâng cao chất lượng chế tạo giá
chuyển hướng.
2. Sử dụng vật liệu cách âm làm cửa sổ
và cửa ra vào, lót sàn và thành toa xe.


3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng
nước sinh hoạt trong toa xe
Hầu hết đường ống dẫn nước trong sân
ga đều đặt chìm nên phải đảm bảo, chắc chắn,
kín nước. Các họng nước đặt tại các đường ke
phải cao hơn sân ga và có nắp đậy tránh bị
nước tràn vào và có hộp khóa bảo quản. Hệ
thống vòi nước trên toa xe bền, tiện sử dụng
và tiết kiệm nước
1. Đảm bảo chất lượng nguồn nước:
Đây là yếu tố quan trọng và quyết định
nhất. Theo kết quả khảo sát nước sinh hoạt,

trong thành phần của nước giếng khoan và
giếng đào cấp lên toa xe, nồng độ tạp chất và
các chất nguy hại đều vượt quá quy định, vì
vậy đảm bảo chất lượng nguồn nước sẽ ngăn
chặn ngay từ gốc việc cấp nước không đảm
bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm lên
toa xe. Để thực hiện được nhiệm vụ này cần
tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:
4. Vận hành, giám sát việc cấp và sử
dụng nước:
Nghiên cứu áp dụng thiết bị lọc nước
trang bị trên toa xe khách, trước mắt là cho
các đoàn tàu Thống nhất và du lịch. Nhân viên
cấp nước phải nắm được những kiến thức cơ
bản về vệ sinh cấp nước, thực hiện nghiêm túc
các quy định vệ sinh cấp nước. Thường xuyên
xét nghiệm, đánh giá chất lượng nước, kịp
thời xử lý những yếu tố không đảm bảo vệ
sinh an toàn. Giám sát việc thực hiện chế độ
vệ sinh, thau rửa, khử trùng nguồn nước sinh
hoạt.
- Lựa chọn địa điểm đào giếng có chất
lượng nguồn nước ổn định. Phối hợp với cơ
quan chức năng như Công ty kinh doanh nước
sạch, vệ sinh dịch tễ để kiểm tra, lựa chọn vị
trí nguồn nước thích hợp, sau đó dùng các
công nghệ lọc hoặc khử trùng đảm bảo chất
lượng nguồn nước;
3.2.6. Giải pháp chống rung-lắc trên toa
xe

- Sử dụng nước máy: phối hợp với Công
ty kinh doanh nước sạch mua nước máy,
nghiên cứu tính lại giá vé hợp lý để bù kinh
phí cho ngành.
Nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn đồng bộ
về toa xe khách, đường, cầu, hầm đường sắt.
Cụ thể là:
2. Đảm bảo chất lượng bể chứa nước:
- Tiêu chuẩn đường ray, ưu tiên sử dụng
đường ray không mối nối, đường cong có bán
kính lớn;
- Bể chứa tại điểm cấp: có thể xây theo
dạng nổi, chìm hoặc 1/2 nổi nhưng phải kín,
chắc chắn để không bị thấm nước mưa hay
nước bẩn khác, không để bụi và các loại sinh
vật, côn trùng rơi vào trong bể. Thực hiện đầy
đủ và nghiêm túc quy trình lọc rửa, khử trùng
bể chứa;
- Tiêu chuẩn giá chuyển, lò-xo giảm xóc,
độ dơ khai thác. Nghiên cứu áp dụng các công
nghệ mới như lò-xo không khí, giá chuyển 2
đầu toa xe như tàu cao tốc ;
- Bể chứa trên toa xe: đảm bảo bền, chắc
không han gỉ, tốt nhất là chế tạo bằng thép
không gỉ hoặc vật liệu composite, tiện thau
rửa.
- Quy định lại tốc độ cho phép khi chạy
qua ghi, hầm, đường cong ;
- Cải tạo và xây dựng mới các đoạn
đường hạn chế theo hướng đảm bảo êm thuận,

tăng tốc độ và độ an toàn khi khai thác.
3. Đảm bảo chất lượng đường ống, vòi
nước:


3.3. Các biện pháp khác
Nguồn này được áp dụng với những dự
án như liên kết đóng mới, cải tạo toa xe khách
(với Liên Việt, Victoria, Gold Star ), đảm
bảo môi trường cho các tuyến đường xây
dựng mới, các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan
có liên quan đến hoạt động đường sắt.
3.3.1. Tuyên truyền giáo dục cho hành
khách và người dân hiểu biết và tôn trong
những quy định đảm bảo môi trường trong toa
xe khách. Đây là biện pháp có tác dụng to lớn
và lâu dài, tuy nhiên để thực hiện được cần
những hoạt động mang tính sáng tạo, dễ được
tiếp nhận như phát tờ rơi, tổ chức các cuộc thi,
phát động phong trào tìm hiểu, hiến kế
3. Nguồn kinh phí trích nộp từ hoạt động
đường sắt: kiến nghị Nhà nước cho phép trích
nộp 1 phần từ tiền bán vé hành khách và cước
vận chuyển hàng hoá để làm công tác môi
trường. Tỷ lệ trích nộp căn cứ vào tính toán
của ngành và quy định chung của Nhà nước.
Đồng thời cũng cần có quy định các cơ sở
hoạt động gây ô nhiễm của ngành phải có
trích nộp hàng năm tiền môi trường phí cho
ngành, ngoài phần trích nộp theo quy định bảo

vệ môi trường chung của Nhà nước.
Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục
cũng cần ban hành những quy định thưởng,
phạt trong phạm vi của Luật đường sắt và
Luật môi trường để chế tài những hành vi
thiếu ý thức, gây tổn hại môi trường trong toa
xe khách.
3.3.2. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức
bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân viên của
ngành ĐSVN.


3.3.3. Giải pháp huy động vốn đầu tư và
kinh phí hoạt động đảm bảo môi trường cho
Doanh nghiệp ĐSVN.
Tài liệu tham khảo
[1]. Luật bảo vệ môi trường – NXB Giáo dục năm
1995.
Cải thiện và đảm bảo môi trường trong
toa xe khách nói riêng và cho hoạt động vận
tải đường sắt nói chung là rất lớn, vì vậy có
thể huy động từ các nguồn sau:
[2]. Phương tiện giao thông đường sắt – toa xe
khách: yêu cầu kỹ thuật khi sản xuất, lắp ráp mới.
22 TCN 347 – 06.
[3]. Yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường của phương tiện giao thông đường sắt. 22
TCN 348 – 06;
1. Từ nguồn kinh phí của Nhà nước:
khoản này có thể được giải trình và xem xét

cấp phí của Nhà nước đối với những hạng
mục có liên quan đến môi trường quốc gia
như kinh phí đảm bảo lộ giới đường sắt, kinh
phí làm tường rào cách âm ở những khu dân
cư, kinh phí di dời cơ sở đường sắt có độ ồn
và chất thải, khí thải lớn
[4]. Phương tiện giao thông đường sắt – toa xe
khách: phương pháp kiểm tra khi sản xuất, lắp ráp
mới. 22 TCN 349 – 06.
[5]. TS Lê Quân. Ứng dụng xã hội học điều tra tâm
lý hành khách và đề xuất các giải pháp nâng cao
chất lượng phục vụ hành khách ngành ĐSVN. Tạp
chí Khoa học GTVT. Số 7 tháng 5 năm 2004;
[6]. TS Lê Quân: Quy hoạch hệ thống ga kỹ thuật
hành khách trên mạng lưới ĐSVN. Tạp chí GTVT
số tháng 12 năm 2004.
2. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ
chức quốc tế và trong nước: nguồn này được
huy động để đầu tư cho các dự án, nghiên cứu
đồng lợi ích của các doanh nghiệp tham gia
kinh doanh đường sắt.
[7]. Các Quy định và văn bản liên quan đến vấn đề
môi trường do Bộ GTVT và TCTy ĐSVN ban
hành


×