Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

10 bí quyết thoả thuận lương trong cuộc phỏng vấn tuyển dụng pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.34 KB, 5 trang )

10 bí quyết thoả thuận lương trong
cuộc phỏng vấn tuyển dụng

Thông thường, thỏa thuận lương chỉ kéo dài trong một khoảnh khắc ngắn
nhưng lại ảnh hưởng đến tinh thần và năng lực cả quá trình làm việc lâu dài.
Trong những giây phút đầy căng thẳng này, chỉ một sự sơ suất hoặc thiếu
sự chuẩn bị là bạn có thể tuột mất nhiều quyền lợi.
1. Luôn cập nhật thông tin liên quan đến bậc lương
Nghe có vẻ hơi lạ lẫm với bạn, nhưng điều này là cần thiết. Trong thực tế,
đã có nhiều ứng viên đi đến buổi phỏng vấn trong khi vẫn còn mơ hồ về những
con số ảnh hưởng đến tương lai của mình. Biết rõ quyền lợi của mình, bạn sẽ có
thêm nhiều lý lẽ và tự tin hơn để nói chuyện tiền bạc.
2. Biết rõ giá trị của mình
Bạn có bao giờ thử nghĩ xem mình giá trị đến mức nào. Một lần, hãy viết ra
ra giấy những mặt ưu điểm của bạn: kỹ năng, năng lực, kiến thức, kinh nghiệm,
khả năng nổi bật… Động tác tưởng chừng đơn giản này sẽ giúp bạn có cái nhìn
tích cực hơn về bản thân mình. Nhờ thế, khi các nhà tuyển dụng cố làm bạn thiếu
tự tin về giá trị của mình trong lúc thương lượng, bạn vẫn có cơ sở quật ngã những
lời nhận xét cố làm bạn mất phương hướng.
3. Đừng hé lộ mức lương hiện tại
Tránh tiết lộ vội vàng với nhà quản lý tương lai về mức lương hiện tại hoặc
đưa ra đề nghị quá sớm về con số bạn mong muốn kiếm được trong tương lai. Khi
viết thư xin việc hay resume, bạn tránh đưa các con số vào, thay vào đó hãy ghi là
“thương lượng”. Tại sao cần phải cẩn trọng như thế? Bởi vì, một khi bạn phô bày
những thông tin cực kỳ nhạy cảm này bạn sẽ có nguy cơ bị thiệt thòi trong quá
trình thương lượng về lương. Nhà tuyển dụng có thể căn cứ vào đó trả cho bạn số
tiền không tương đương với mức họ dự định.
4. Tránh đề xuất mức lương mong muốn quá chi tiết, cụ thể
Bí quyết này sẽ giúp bạn tận dụng và tìm kiếm thêm nhiều lợi thế hơn nữa.
Nếu bạn đưa ra thông tin chi tiết về mức lương, bạn sẽ có nguy cơ hưởng ít hơn số
tiền mà công ty dự định chi trả cho bạn. Thêm vào đó, nếu bạn chọn mức lương


không phù hợp với năng lực bản thân bạn sẽ tự mang thêm rắc rối vào mình. Vì
thế nên linh động và nhạy bén, tùy theo diễn biến câu chuyện mà phất cờ.
5. Đừng dè dặt khi nói chuyện lương bổng
Chẳng có gì xấu hổ khi định giá sức lao động của mình cả. Để bảo đảm lợi
nhuận, nhà tuyển dụng sẽ cố ép bạn xuống mức tối thiểu, sự dè dặt của bạn sẽ tạo
thêm cơ hội cho họ. Hãy tự tin khi và thẳng thắn đòi hỏi quyền lợi cho chính mình,
bạn bán sức lao động để kiếm cơm chứ không ngồi chơi chờ hưởng lợi.
6. Tận dụng thời cơ
Lúc nào là thời điểm quan trọng. Một qui luật cốt yếu cần ghi nhớ là đừng
vội vàng nhanh nhảu đoảng. Tuyệt đối không nên thoả thuận qua điện thoại, tốt
nhất là mặt đối mặt. Nếu như cái giá họ đưa ra không làm bạn vừa ý thì cố giữ
bình tĩnh và thể hiện sự không hài lòng của mình một cách khéo léo rõ ràng. Như
thế, bạn có thể tác động nhà tuyển dụng nâng cao mức lương. Nếu tình thế có vẻ
khó khăn, người phỏng vấn không thể quyết định nhanh chóng, hãy đề nghị một
cuộc hẹn khác. Hãy tỏ ra nhiệt tình và sẵn sàng hợp tác.
7. Lưu tâm đến các quyền lợi khác
Nếu nhà tuyển dụng dứt khoát không thay đổi con số đã đưa ra, bạn có thể
yêu cầu được biết về những khoản khác như: tiền trợ cấp, tiền thưởng, lợi ích từ
lợi nhuận, tiền thưởng cho thành tích vượt trội… Bạn yêu cầu nhà tuyển dụng cam
kết về thời hạn tăng lương, các khoản thu nhập khác được hưởng trong hợp đồng
rõ ràng. Nếu nhà tuyển dụng tỏ ra cứng rắn, bạn có thể hỏi họ về các hình thức làm
việc khác như bán thời gian hay tư vấn…
8. Định rõ giới hạn chấp nhận được
Đây là điều bạn cần phải luôn lưu tâm và suy nghĩ nghiêm túc tường tận
trước mỗi buổi phỏng vấn. Hãy vạch ra giới hạn rõ ràng, con số tối đa mà bạn có
thể đạt được, con số tối thiểu mà bạn chấp nhận được.
9. Đừng quên những bài học quá khứ
Nhớ lại những lần thương lượng về lương trước đây mà bạn đã trải qua, cho
dù đó là những sai lầm thì vẫn là những bài học quý giá giúp bạn thêm kinh
nghiệm trong “cuộc chiến” giành quyền lợi cho chính mình.

10. Tiền không phải là tất cả
Chúng ta luôn muốn được trả công xứng đáng, nhưng nên nhớ tiền không
phải là tất cả. Tiền lương cần nhưng đừng để nó chi phối mọi hành động của bạn.
Đừng để đồng tiền ép bạn vào những công việc không yêu thích hoặc từ bỏ những
cơ hội lớn của tương lai.
HR Vietnam (Theo Ezinerarticle

×