Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lỗi cần tránh trong hồ sơ xin việc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.65 KB, 4 trang )

Lỗi cần tránh trong hồ sơ xin việc


Đối với người đi xin việc, bộ hồ sơ được coi như tấm giấy thông hành
vào thế giới việc làm, đồng thời cũng là một công cụ marketing cho chính bản
thân mình. Một bộ hồ sơ xin việc hiệu quả sẽ không mắc phải những lỗi dưới
đây.
1. Một bản tóm tắt tiểu sử: không nên coi hồ sơ xin việc là nơi trình bày
đến những chi tiết nhỏ nhất của cuộc đời bạn. Nhà tuyển dụng không cần biết bạn
sinh ra và lớn lên hàng ngày như thế nào mà chỉ cần thông tin đầy đủ về cá nhân
bạn. Tất nhiên, bạn có thể thêm vào một vài thông tin có lợi nhưng không quá vặt
vãnh.
2. Một danh sách những điều phóng đại về bản thân: điều này là tối kị
trong quá trình xin việc. Nhiều bạn khi giới thiệu về thành tích của mình trong thư
gửi nhà tuyển dụng đã tô vẽ thêm những thứ không hề có cho hình ảnh của chính
mình. Các bạn đừng quên, nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra thực tế qua phỏng vấn hoặc
kiểm tra những thông tin đó dưới nhiều hình thức khác. Và các bạn có thể tưởng
tượng được điều gì sẽ xảy ra khi họ biết là bạn đã nói dối không?
3. Bản miêu tả tỉ mỉ từng công việc đã làm: đừng coi hồ sơ xin việc là một
bản báo cáo cụ thể đến từng chi tiết về những công việc mà bạn đã trải qua. Nhà
tuyển dụng chỉ yêu cầu thông tin giới thiệu sơ bộ về thời gian bạn đảm nhận công
việc và những kết quả, thành tích nổi bật đạt được hay những chức danh, vị trí mà
bạn đã từng nắm giữ có liên quan tới vị trí dự tuyển. Bạn cũng có thể nêu ra người
sẵn sàng xác nhận cho mình nếu nhà tuyển dụng yêu cầu.


4. Lỗi chính tả: năng lực về các kỹ năng mềm của người xin việc sẽ bị nhà
tuyển dụng đánh giá thấp nếu họ đọc thấy nhiều lỗi chính tả trong đơn xin việc.
Họ sẽ cho rằng khả năng giao tiếp (viết, nói) của bạn không thạo, do đó, kỹ năng
đàm phán, thuyết phục sẽ kém. Hơn nữa, nhà tuyển dụng còn cho rằng bạn là
người cẩu thả, khó có thể đảm nhiệm công việc hoặc cương vị quan trọng. Và kết


quả cuối cùng thì chính bạn cũng sẽ tưởng tượng ra được rồi đấy.
5. Một văn bản toàn các số liệu khô cứng: đưa ra con số chứng minh thực
tế là điều cần thiết, nhưng nếu cả bộ hồ sơ chỉ toàn con số và số liệu thì sẽ phản tác
dụng. Ngoài những con số, nhà tuyển dụng còn cần biết thêm quan điểm của bạn,
suy nghĩ của bạn về công việc mà bạn dự định ứng tuyển và kỹ năng nhìn nhận,
tổng hợp, phân tích, giải trình vấn đề của bạn.
Nói chung, một hồ sơ xin việc hiệu quả không chỉ hướng tới công việc đang
tìm kiếm, tập trung những ưu điểm, thành tích đã đạt được mà còn phải rõ ràng,
ngắn gọn, trung thực, súc tích, không mắc các lỗi cơ bản.
Thu Hoài

×