Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Trình bày các loại hình ngân hàng thương mại theo mô hình tổ chứcx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.83 KB, 3 trang )

Câu 13 : Trình bày các loại hình ngân hàng thương mại theo mô hình tổ chức (tập
đoàn đa năng, ngân hàng thuộc tập đoàn, ngân hàng độc lập). Liên hệ thực tiễn VN
Bài làm
NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng
nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài
chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Các loại hình ngân
hàng thương mại theo mô hình tổ chức được chia ra chủ yếu làm 3 loại sau đây:
- Tập đoàn đa năng
- Ngân hàng thuộc tập đoàn
- Ngân hàng độc lập
a. Mô hình ngân hàng theo tập đoàn đa năng
Mô hình ngân hàng đa năng là mô hình tập đoàn ngân hàng thực hiện tất cả các hoạt động,
nghiệp vụ kinh doanh của cả ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Ngân hàng đa
năng cũng có thể tham gia sở hữu các cổ phần trong các tập đoàn công nghiệp. Do vậy,
ngân hàng đa năng được coi là hiện thân của một loạt các dịch vụ tài chính như: kinh
doanh các công cụ tài chính, kinh doanh ngoại hối, nhận bảo hiểm các loại nợ (hay bảo
lãnh nợ), phát hành cổ phiếu, quản lý đầu tư, bảo hiểm cũng như mở rộng việc cung cấp
các tín dụng hay dịch vụ tiền gửi. Mô hình ngân hàng đa năng ra đời sớm ở Mỹ và một số
nước tại Châu Âu. Tại Châu Âu, hai ngân hàng Deutsche Bank của Đức và Crédit Lyonnais
của Pháp được thành lập vào thế kỷ 19 và đã đóng vai trò như là một bộ phận không tách
rời của cách mạng công nghiệp nổ ra vào đầu thế kỷ này. Ở Mỹ, hệ thống các ngân hàng
Mỹ cũng đã không ngừng phát triển theo mô hình ngày càng đa năng như một điều tất yếu.
Ở Mỹ, loại hình tập đoàn này là sản phẩm của Đại luật Glass - Steagall Act of 1933. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển, xuất hiện và tồn tại việc phân định giữa ngân hàng thương
mại và ngân hàng đầu tư. Mặc dù cho đến thời điểm hiện nay, ở châu Âu, việc phân định
ranh giới giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư đã không còn, tuy nhiên cho đến
khi cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng toàn cầu năm 2008 diễn ra thì vẫn còn một
lượng lớn các ngân hàng đầu tư thuần tuý và các ngân hàng đầu tư thuần tuý lớn nhất đã
phải ngừng hoạt động bằng cách tuyên bố phá sản hoặc bán cho một ngân hàng đa năng.
Liên hệ Việt Nam : Việc hình thành mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng đã được manh
nha từ lâu. Xu hướng này ngày càng rõ nét với sự ra đời của hàng loạt công ty con của các


ngân hàng. Đặc biệt thời gian gần đây, Sacombank và ACB đã tuyên bố là tập đoàn cũng
cho thấy đây là mô hình phát triển tất yếu của những ngân hàng lớn, đầu đàn phù hợp với
xu thế thời đại, phù hợp với yêu cầu tất yếu của hội nhập và cạnh tranh khi năm 2012
chúng ta mở rộng cửa lĩnh vực tài chính theo lộ trình hội nhập WTO. Sự tuyên bố chắc
chắn đi trên con đường “Tập đoàn” tài chính – ngân hàng sau cổ phần hóa của các NHTM
Nhà nước như VietinBank, BIDV đang được thực hiện. Nguồn nhân lực và vật lực đã và
đang hình thành với sự ra đời liên tiếp của các công ty con trước cũng như sau cổ phần
hóa, khẳng định sự lớn mạnh và đa dạng trong hoạt động kinh doanh để chuẩn bị bước
đệm trở thành tập đoàn. Cộng thêm đằng sau đó là sự hậu thuẫn của Chính phủ cho phép
về nguyên tắc phát triển theo mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng của những NHTM
Nhà nước sau cổ phần hóa. Nếu tính trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay đang nổi
lên 5 ngân hàng lớn có khá đầy đủ các tiêu chí để trở thành một tập đoàn tài chính – ngân
hàng. Đó là VietinBank, Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank.
b. Ngân hàng thuộc tập đoàn
Căn cứ vào tính chất và phạm vi hoạt động, mô hình trên có hai loại: Mô hình công ty
mẹ nắm vốn thuần túy và mô hình công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh.
Trên thực tế, không có sự tách bạch rõ ràng, nhiều tập đoàn kinh doanh theo mô hình
công ty mẹ – công ty con là hỗn hợp của hai loại hình trên. Tập đoàn TC-NH theo mô
hình công ty mẹ – công ty con cũng hoạt động theo mô hình hỗn hợp, trong đó ngân
hàng mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh một số công ty con, đồng thời chỉ nắm
vốn thuần túy một số công ty con khác.
Ngoài hoạt động kinh doanh ngân hàng, tập đoàn TC-NH còn cung cấp dịch vụ tài
chính phi ngân hàng (do các công ty con thực hiện), những dịch vụ này liên quan chặt
chẽ với hoạt động ngân hàng và mang lại lợi ích chung cho tập đoàn.
Tại Mỹ, Berkshire Hathaway là một là những công ty thương mại đại chúng lớn nhất;
Công ty này sở hữu một vài công ty bảo hiểm, các thương nhân sản xuất; các nhà bán lẻ
và các loại công ty khác. Hai công ty mẹ thuần túy khác là UAL Corporation và AMR
Corporation, các công ty thương mại đại chúng mà mục đích chính của chúng là sở hữu
toàn bộ United Airlines và American Airlines.
Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, ta có thể thấy mô hình này hiện diện ở Tập đoàn

CitiGoup, HSBC….. Các cổ đông của công ty mẹ không trực tiếp quản lý những hoạt
động của các công ty con. Với ưu thế rủi ro của lĩnh vực này không ảnh hưởng đến lĩnh
vực khác, mô hình này đặc biệt phổ biến ở những tập đoàn tài chính quốc tế, ở Mỹ và
cũng đã được cho phép ở Nhật Bản.
Ví dụ điển hình là Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng Citigroup. Citigroup là tập đoàn
ngân hàng đa quốc gia, được hình thành thông qua việc hợp nhất giữa Citicorp và
Travelers Insurance, bao gồm nhiều công ty khác nhau, từ tín dụng thương mại đến hỗ
trợ tiêu dùng, môi giới đến bảo hiểm.
Trong những năm 80, Citibank đã mua lại một số tổ chức tài chính ở San Francisco,
Chicago, Miami, Washington DC và năm 1998 sáp nhập với Travelers Group (công ty
kinh doanh thẻ nổi tiếng) để trở thành tập đoàn tài chính – ngân hàng đứng đầu thế giới.
Doanh thu năm 2007 đạt 81,7 tỷ đô la Mỹ, lợi nhuận ròng đạt 3,62 tỷ đô la Mỹ.
XT-VPNHNN
Liên hệ Việt Nam : Trước đây 1 số tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp lớn như: Petro
Việt nam. Bảo Việt, FPT, … đã từng đứng ra xin mở ngân hàng: Ngân hàng dầu khí,
ngân hàng bảo việt, Ngân hàng Tiền Phong, … Đơn cử như BAOVIET Bank được
thành lập với cổ đông sáng lập lớn nhất là Tập đoàn Bảo Việt (chiếm 52% vốn điều lệ).
Sau gần 4 năm hoạt động, BAOVIET Bank đã nhanh chóng phát triển quy mô, mạng
lưới hoạt động, đẩy mạnh phát triển sản phẩm. Phát huy thế mạnh của Tập đoàn Bảo
Việt, bên cạnh những dịch vụ ngân hàng truyền thống, BAOVIET Bank đã triển khai
hiệu quả các sản phẩm liên kết Bảo hiểm – Ngân hàng Bancassurance
c. Ngân hàng độc lập
Ngân hàng này thường là các ngân hàng cổ phần. Hoạt động thuần tuý theo các nghiệp vụ
ngân hàng mà ko thuộc một tập đoàn hay tổ chức nào khác cũng như sở hữu các công ty
khác. Ngân hàng này có thể chỉ có một hội sở hoặc có nhiều chi nhánh. Ngân hàng này
thường là những ngân hàng nhỏ, một số ngân hàng có mô hình tổ chức độc lập hiện nay tại
Việt Nam như Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Đông Á, ngân hàng Việt Á, ngân hàng Sài
Gòn – Hà Nội,…


×