Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng tại Doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Minh Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.82 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Sinh viên thực tập: Lê Quốc Đạt
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC BÁN HÀNG TẠI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI MINH ANH
Hải Dương, Tháng 4 năm 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC BÁN HÀNG TẠI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI MINH ANH
Sinh viên thực tập: Lê Quốc Đạt
Lớp: QTKDTH-K39
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp
Hệ: Tại chức
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Huyền
Hải Dương, Tháng 4 năm 2010
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần 1: Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác bán
hàng tại Doanh nghiệp TNTM Minh Anh
3
1. Sơ lược về doanh nghiệp TNTM Minh Anh 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp 3
1.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 5
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ chung của doanh nghiệp 5
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận… 7


1.3. Các thành tựu chủ yếu mà doanh nghiệp đã đạt được 13
1.3.1. Lao động 14
1.3.2. Nguồn vốn 16
1.3.3. Doanh thu 17
1.3.4. Nộp ngân sách nhà nước 19
1.3.5. Thu nhập bình quân 20
1.3.6. Chính sách xã hội đối với cán bộ, công nhân viên 21
1.3.7. Công tác hoạt động từ thiện của doanh nghiệp 22
1.3.8. Những phần thưởng cao quý đã đạt được của doanh
nghiệp
23
2. Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác bán hàng
tại doanh nghiệp TNTM Minh Anh.
24
2.1. Đặc điểm thị trường 24
2.2. Đặc điểm sản phẩm 25
2.3. Đặc điểm lao động 25
2.4. Đặc điểm máy móc thiết bị công nghệ 26
2.5. Đặc điểm nguyên vật liệu 26
3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của DN trong những năm qua 26
3.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 26
3.1.1. Kết quả theo doanh thu 27
3.1.2. Kết quả kinh doanh theo mặt hàng 28
3.1.3. Kết quả kinh doanh theo phương thức bán hàng 32
3.2. Đánh giá công tác bán hàng của doanh nghiệp 33
3.2.1. Đánh giá công tác bán hàng tại chi nhánh 1 Lai Cách -
Cẩm Giàng - Hải Dương
34
3.2.2. Đánh giá công tác bán hàng ở chi nhánh 2 - Chí Linh -
HD

37
3.3 Đánh giá giải pháp tổ chức bán hàng 39
3.3.1. Thiết kế cửa hàng 39
3.3.2. Trình bày hàng hoá 40
3.3.3. Các giải pháp thúc đẩy bán hàng 41
3.3.3.1. Khuyến khích nhân viên 41
3.3.3.2. Khuyễn mãi 42
3.3.3.3. Giá cả 43
3.3.3.4. Quảng cáo 43
4. Đánh giá tổng quát về công tác bán hàng tại doanh nghiệp 44
4.1. Những hạn chế và nguyên nhân 45
4.1.1. Những hạn chế 45
4.1.2. Nguyên nhân 45
Phân 2: Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng tại Doanh nghiệp
TNTM Minh Anh
47
1. Hoàn thiện thiết kế cửa hàng và trình bày sản phẩm 47
1.1. Thiết kế cửa hàng 47
1.2. Trình bày sản phẩm 48
1.2.1. Nguyên tắc tiện lợi 48
1.2.2. Nguyên tắc ưu tiên 49
1.2.3. Nguyên tắc đảo hàng 49
1.2.4. Nguyên tắc hợp lý 50
2. Tổ chức đội ngũ nhân viên bán hàng 50
2.1. Tuyển dụng nhân viên bán hàng 50
2.2. Nâng cao công tác đào tạo 51
2.3. Công tác trả lương, thưởng cho nhân viên bán hàng 52
2.4. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ của bán hàng 54
3. Tổ chức các hoạt động bán hàng 56
3.1. Hoàn thiện mạng lưới bán hàng 56

3.2. Định giá bán cho sản phẩm 58
3.3. Nâng cao hiệu quả dự trữ hàng bán 59
3.4. Các dịch vụ sau bán hàng 60
3.5. Các biện pháp hỗ trợ tổ chức bán hàng 61
3.5.1. Quảng cáo 61
3.5.2. Tham gia các hội chợ triểm lãm 61
4. Các kiến nghị đối với ngành du lịch và nhà nước 62
4.1. Kiến nghị ngành du lịch 62
4.2. Kiến nghị với nhà nước 63
Lời kết luận 64
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BQ Bình quân
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CĐKT Cao đẳng kỹ thuật
DN Doanh nghiệp
DS Doanh số
DT Doanh thu
ĐVT Đơn vị tính
KH Kế hoạch
UBND Uỷ ban nhân dân
LĐ Lao động
LN Lợi nhuận
LNST Lợi nhuận sau thuế
LNTT Lợi nhuận trước thuế
NSNN Ngân sách nhà nước
NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu
TH Thực hiện
TNTM Tư nhân thương mại

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung của thời kỳ trước, mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều thực hiện theo chỉ tiêu,
kế hoạch của nhà nước giao cho, do vậy mục tiêu của các doanh nghiệp là
hoàn thành kế hoạch được giao chứ không quan tâm đến vấn đề tổ chức bán
hàng, bởi vấn đề đó đã có nhà nước bao tiêu – đây chính là những tồn tại yếu
kém của nền kinh tế nước ta trước đây mắc phải. Ngày nay khi nền kinh tế
nước ta đã hoà chung vào biển cả đó là nền kinh tế thị trường, vận động theo
qui luật thị trường thì vấn đề tổ chức bán hàng và hiệu quả của việc bán hàng
ngày càng được khẳng định tầm quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả đạt được từ
công tác tổ chức bán hàng càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở
rộng thị trường kinh doanh, nâng cao thị phần. Đối với xã hội tổ chức bán
hàng tốt là việc đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá, giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động, tiết kiệm chi phí lao động xã hội. Đối với nhà
nuớc thì việc tổ chức bán hàng tốt sẽ giúp bán được nhiều hàng, doanh nghiệp
làm ăn có hiệu quả giúp doanh nghiệp thực hiện hoàn thành các nghĩa vụ đối
với nhà nước. Bản thân doanh nghiệp thì việc tổ chức bán hàng tốt là điều
kiện để doanh nghiệp thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng, uy tín
doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, giúp doanh nghiệp có vị trí ổn định
và phát triển hơn trong thương trường.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức bán hàng
trong doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp thương mại nói chung và
Doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Minh Anh nói riêng, kết hợp với những
kiến thức đã được học và nghiên cứu tại trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà
Nội bởi vậy em chọn đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng tại Doanh
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
6
nghiệp tư nhân Thương Mại Minh Anh làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp
của mình.

Phạm vi nghiên cứu được tiến hành trên tất cả các chi nhánh của toàn
doanh nghiệp, nội dung nghiên cứu tình hình tổ chức bán hàng của doanh
nghiệp và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng
của doanh nghiệp. Kết cấu của chuyên đề gồm các phần sau:
- Lời mở đầu
- Phần 1: Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác tổ chức bán
hàng tại Doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Minh Anh
- Phần 2: Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng tại Doanh nghiệp tư
nhân Thương Mại Minh Anh
- Lời kết luận
Do trình độ còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những sai
sót, em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn
để chuyên đề của em được hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình em nghiên cứu thực hiện đề
tài. Qua đây em xin chân thành cảm ơn bà Giám đốc Phạm Thị Hà và toàn thể
anh chị em trong toàn Doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Minh Anh đã tạo
điều kiện giúp đỡ và cung cấp số liệu cần thiết trong quá trình thực tập để em
hoàn thành chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hải Dương, tháng 4 năm 2010
Sinh viên
Lê Quốc Đạt
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
7
PHẦN 1
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
VÀ CÔNG TÁC BÁN HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP
TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI MINH ANH
1. Sơ lược về Doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Minh Anh

Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Minh Anh là một doanh nghiệp tư
nhân, hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng và hoạt động
theo luật doanh nghiệp nhà nước Việt Nam.
Tên tiếng Việt: Doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Minh Anh
Tên tiếng Anh: MINHANH TRADING PRIVATE ENTERPRISE
Trụ sở chính: Thôn Tiền – Lai Cách - Cẩm Giàng - Hải Dương
Điện thoại: 03203 890 176
Số Fax: 03203 781 999
Số tài khoản tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Hải Dương
VNĐ: 0341000002011
USD: 0341370002030
Mã số thuế: 0800260166
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Vào năm 1994 ngành du lịch Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh, ở miền
Bắc nước ta thì Hà Nội và Hạ Long là nơi được rất nhiều du khách đến thăm
quan để tìm hiểu về di tích lịch sử văn hoá Việt và ngắm cảnh đẹp thiên nhiên
ban tặng, Lịch trình từ Hà Nội - Hạ Long là một chặng đường dài nên du
khách cần có một địa điểm dừng chân nghỉ ngơi. Nắm bắt được nhu cầu đó
cho nên anh Nguyễn Hữu Khanh và chị Phạm Thị Hà (hiện là giám đốc doanh
nghiệp) đã chọn chính ngôi nhà 50m
2
của mình tại cửa ngõ phía Tây thành
phố Hải Dương làm điểm dừng chân phục vụ khách du lịch trong nước và
quốc tế. Tại đây du khách được nghỉ ngơi và được thưởng thức một số đặc
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
8
sản Hải Dương miễn phí. Với phong cách phục vụ chu đáo, nhiệt tình, văn
minh, lịch sự cơ sở của anh chị ngày càng đông khách, mặt bằng hiện tại quá
bé nhỏ không đảm bảo được không gian để khách nghỉ ngơi mua săm đó là
điều làm anh chị trăn trở để tìm cách mở rộng qui mô cửa hàng.

Năm 1996 anh chị đã mạnh dạn mua 2000m
2
ao tại km số 6 đường thị
trấn Lai Cách - Cẩm Giàng - Hải Dương xây dựng điểm dừng chân cho khách
du lịch quốc tế đầu tiên ở phía Bắc mang tên “Tourisn 77 Hải Dương” Tại
đây du khách được hưởng các dịch vụ nghỉ dọc đường, thưởng thức đặc sản
Hải Dương miễn phí. Với những phong cách phục vụ văn minh, lịch sự, an
toàn, chu đáo trong một khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, môi trường luôn
xanh sạch đẹp 77 Hải Dương đã trở thành địa chỉ tin cậy của các lữ hành quốc
tế và tổng cục du lịch Việt Nam. Công suất đón khách dừng chân ngày một
nhiều chiếm 80-90% lượng khách du lịch trên tuyến Hà Nội - Hạ Long đi qua
địa phận Hải Dương. Sản phẩm tiêu thị tại cơ sở là những sản phẩm mang
đậm bản sắc dân tộc Việt Nam như: bánh đậu xanh, bánh gai, hàng thêu ren,
hàng chạm khắc gỗ mỹ nghệ, gốm… Từ đó đến năm 2000 cơ sở đã trải qua
nhiều thăng trầm trong hoạt động kinh doanh thế những vẫn luôn phát triển và
ngày càng hoàn thiện hơn trong việc tiếp đoàn khách lữ hành dừng chân.
Năm 2001 Doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Minh Anh ra đời và hoạt
động theo luật doanh nghiệp. Công việc làm ăn ngày càng thuận lợi nên năm
2002 doanh nghiệp mở thêm chi nhánh 2 tại Chí Linh - Hải Dương mang tên
Trung tâm nhân đạo Minh Anh. Bước đầu thành lập với sự thay đổi từ mô
hình hoạt động kinh doanh cá thể nhỏ lẻ chuyển sang mô hình với quy mô
lớn, doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn. Thế nhưng được sự giúp đỡ của
chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, doanh
nghiệp đã dần đi vào thế ổn định. Đến nay đã giải quyết việc làm ổn định cho
hơn 100 cán bộ công nhân viên (trong đó công nhân khuyết tật chiếm 40%).
Tăng cường xuất khẩu tại chỗ, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương, góp
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
9
phần đưa nền kinh tế địa phương phát triển, góp phần nhỏ bé của mình vào
công cuộc phát triển ngành du lịch Việt Nam.

Năm 2006 Doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng dự án: "Trung tâm
thương mại và du lịch văn phòng". Đây là khu trung tâm cao 7 tầng với tổng
diện tích sử dụng 5600m
2
tại số 76-78-80 Trần Hưng Đạo, thành phố Hải
Dương. Trung tâm đã hoàn thành và đi vào hoạt động từng phân vào cuối
năm 2008, dự kiến sẽ chính thức hoạt động kinh doanh đồng loạt vào 6 tháng
đầu năm 2010 tạo thêm công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.
Hiện nay doanh nghiệp có 98 người bao gồm cán bộ công nhân viên:
- Số lao động hợp đồng không xác định thời hạn là 98
- Chất lượng lao động của doanh nghiệp cụ thể như bảng sau:
Bảng 1: Số lượng và cơ cấu lao động của Doanh nghiệp
STT Trình độ Số lượng
1 Đại học 9
2 Cao đẳng 18
3 TCKTN 35
4 PTTH 32
(nguồn: bộ phận kế toán tài chính của doanh nghiệp)
1.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ chung của doanh nghiệp
Doanh nghiệp Tư nhân Thương Mại Minh Anh được sở kế hoạch và
đầu tư tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận kinh doanh và đăng ký thuế với
các ngành nghề kinh doanh:
a. chức năng
- Buôn bán ruợu bia, thuốc lá điếu sản xuất tại trong nước, hoá mỹ
phẩm, bánh đậu xanh, bánh gai và các loại bánh kẹo khác.
- Sản xuất và buôn bán hành thủ công mỹ nghệ, hàng thêu ren
- Giáo dục mầm non (hoạt động của trường mầm non kết hợp nhà trẻ và
mẫu giáo nhận trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi)
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương

10
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách sạn, du lịch nữ hành trong nước
và quốc tế.
- Cho thuê nhà làm văn phòng đại lý mua bán và gửi hàng hoá, san lấp
mặt bằng công trình, đầu tư và xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu dân cư.
- Sản xuất mua bán hàng gốm sứ, thuỷ tinh may mặc, điện tự sản xuất,
chế biến mua bán thực phẩm, sản xuất bánh kẹo mua bán chế biến lương thực,
mua bán nước giải khát.
b. nhiệm vụ
Doanh nghiệp có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
theo quy chế hiện hành phù hợp.
- Thực hiện đúng, đủ các chính sách, chế độ quản lý của nhà nước.
Thực hiện các chính sách về thuế nộp ngân sách nhà nước
- Kinh doanh đúng ngành nghề, đúng hàng hoá mà doanh nghiệp đã
đăng ký.
- Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động và sử dụng các biện
pháp khuyến khích vật chất tinh thần đúng chế độ, chính sách của nhà nước,
đảm bảo mức lương tối thiểu và cải thiện đời sống cho người lao động.
- Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ nghiệp vụ
chuyên môn phù hợp.
- Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, nâng cao trình
độ tổ chức quản lý, phát huy năng lực kinh doanh, tăng năng suất lao động.
- Nghiên cứu thị trường, nắm vững nhu cầu thị hiếu của người tiêu
dùng để hoạch định chiến lược Maketing đúng đắn, đảm bảo cho kinh doanh
của doanh nghiệp được chủ động, ít rủi ro và mang lại hiệu quả cao.
Bộ máy của doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức
năng. Mô hình này đã giúp doanh nghiệp tận dụng tốt vai trò của các thành
viên ở mỗi chi nhánh đều hoạt động độc lập và có các phó giám đốc điều
hành, theo sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Mọi thông tin trong quá trình

Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
11
hoạt động sản xuất kinh doanh đều được đưa lên trực tiếp cho giám đốc, tạo
nên một bộ máy hoạt động linh hoạt và đạt hiệu quả cao, không cồng kềnh mà
rất nhạy bén trong từng tình huống cụ thể. Tuy nhiên mô hình này cũng tạo
cho người đứng đầu doanh nghiệp luôn bề bộn công việc, cần nhiều thời gian
giải quyết.
Hình 1. Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận quản trị
- Giám đốc: bà Phạm Thị Hà - chủ doanh nghiệp trực tiếp làm Giám đốc và
quản lý doanh nghiệp, điều hành mọi hoạt động của Doanh nghiệp và là người
chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Có
quyền quyết định hoàn toàn trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và
kỷ luật đối với tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.
- Phó giám đốc: Dưới Giám đốc có phó giám đốc, các phó giám đốc có
nhiệm vụ tham mưu chính cho Giám đốc đồng thời là những người luôn có
mặt hàng ngày để giúp Giám đốc điều hành các chi nhánh trong doanh
nghiệp. Các phó giám đốc hoạt động theo sự phân công, uỷ quyền của Giám
đốc nên chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được
Giám đốc phân công.
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
12
Giám đốc
Chi nhánh 1
Phó Giám đốc
Chi nhánh 2
Phó Giám đốc
Chi nhánh 3
Phó Giám đốc
Phòng

kinh
doanh
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
bảo
vệ
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kế
hoạch
sản
xuất
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
bảo

vệ
Phòng
kinh
doanh
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
bảo
vệ
Tuỳ theo quy mô từng chi nhánh của Doanh nghiệp nên các chi nhánh
có thể là 1 hoặc 2 phó giám đốc.
- Phó giám đốc thứ nhất (phụ trách kỹ thuật) giúp Giám đốc phụ trách
trực tiếp về các công việc như tổ chức, chỉ đạo các công tác kinh doanh, bán
hành, sản xuất, quản lý thiết bị vật tư, vật liệu, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
công nhân viên các dịch vụ thuê ngoài, trực tiếp đảm nhận việc quan hệ và
hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước tìm kiến và ký kết các hợp đồng
kinh tế.
- Phó giám đốc thứ 2 (phụ trách về kinh tế) giúp Giám đốc doanh
nghiệp trực tiếp phụ trách các mặt công tác hành chính quản trị và đời sống
cán bộ công nhân viên, y tế, chăm sóc sức khoẻ, quản lý và kinh doanh vật tư,
xây dựng cơ bản nội bộ… kiểm tra thi đua khen thưởng và kỷ luật trực tiếp
- Phòng kinh doanh:

a. Chức năng
- Tổ chức tốt khâu kinh doanh, đặc biệt là khâu đón tiếp và phục vụ
khách hàng theo quy định của doanh nghiệp đề ra.
- Tổ chức khâu tiêu thụ hàng hoá (nhất là khâu bán hàng trực tiếp tại
doanh nghiệp)
- Quản lý các mẫu hàng hoá sản phẩm và thu thập thông tin phản hồi từ
khách hàng để triển khai thêm mẫu mã, chủng loại sản phẩm phong phú nhằm
đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.
b. Nhiệm vụ
- Triển khai công tác xúc tiến thương mại, quảng cáo thương hiệu của
doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Trực tiếp đàm phán, ký kết và dự thảo hợp đồng thương mại trong
nước vàquốc tế trình Giám đốc duyệt.
- Xây dựng bảng giá hàng bán, xây dựng catologue cho hàng hoá, sản
phẩm của doanh nghiệp, xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu cho
doanh nghiệp.
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
13
- Lập kế hoạch sản xuất và hợp đồng sản xuất cho nhà sản xuất, nhà
cung ứng hàng hoá cho doanh nghiệp, thực hiện, giám sát, kiểm tra từng hợp
đồng, đơn hàng… đảm bảo đúng thời gian, chất lượng, chủng loại, số lượng.
- Đảm bảo tốt khâu đóng gói và vận chuyển hàng theo đúng nguyên tắc,
trình tự (nhất là hàng xuất khẩu.)
- Trực tiếp làm công tác giao - nhận hàng hoá với khách hàng.
- Theo dõi, quản lý tốt các điểm bán hàng, các khách hàng và trực tiếp
thu hồi công nợ.
- Làm tốt các dịch vụ sau bán hàng.
- Nắm bắt các thông tin về kinh tế, tin tức, thời sự quốc tế có ảnh
hưởng đến nguồn khách du lịch vào Việt Nam, các văn bản, chính sách của
nhà nước về công tác xuất nhập khẩu.

- Phòng Tài chính kế toán
a. Chức năng
- Quản lý toàn bộ tài sản (vô hình và hữu hình của công ty) hàng hoá,
tiền tệ, vốn, các khoản thu, chi, tiền lương cán bộ công nhân viên trong công
ty, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
- Định hướng xây dựng kế hoạch về công tác tài chính ngắn hạn, dài
hạn, tìm các biện pháp tạo nguồn vốn và thu hút nguồn vốn.
- Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, cân đối và
sử dụng các nguồn vốn hợp lý, có hiệu quả.
b. Nhiệm vụ
- Báo cáo định kỳ quyết toán tài chính, báo cáo nhanh mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh để Giám đốc kịp thời điều chỉnh.
- Tham gia thẩm định các dự án đầu tư dài hạn, đầu tư bổ xung mở
rộng sản xuất kinh doanh.
- Kiểm tra chứng từ thanh quyết toán của doanh nghiệp đảm bảo đúng
nguyên tắc quản lý tài chính của nhà nước trước khi trình Giám đốc duyệt.
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
14
- Hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị thành viên đang được hạch toán kinh tế
nội bộ trong công ty thực hiện đúng quy định về tài chính kế toán của nhà
nước, của doanh nghiệp.
- Được phép đề nghị duyệt các phương án kinh doanh, đề nghị cấp vốn,
cho vay vốn đối với các phương án của từng đơn vị lên doanh nghiệp đúng
thời hạn và theo chỉ số quy định.
- Chỉ đạo các kế toán viên của các đơn vị trong việc hạch toán, lập bảng
biểu, ghi chép sổ sách chứng từ… theo đúng quy định của nhà nước, của
doanh nghiệp.
- Được phép đề nghị thay đổi kế toán của các đơn vị thành viên khi
không làm đúng chức năng, làm sai nguyên tắc, làm sai quy định và hướng
dẫn của doanh nghiệp.

- Chủ động quan hệ với các cơ quan quản lý cấp trên, các cơ quan
nghiệp vụ (tài chính, thuế, ngân hàng).
- Trình duyệt lên Giám đốc lương hàng tháng của cán bộ công nhân
đảm bảo tính chính xác và đúng kỳ hạn.
- Phòng tổ chức hành chính
a. Chức năng
- Phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc Doanh nghiệp
về công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Công tác tổ chức lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, công
tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, công tác đảm bảo an ninh, chính trị của
doanh nghiệp.
b. Nhiệm vụ
* Về công tác tổ chức lao động
- Quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên từ cấp trưởng phòng trở
xuống, quản lý vàtheo dõi diễn biến nhân sự của toàn doanh nghiệp.
- Xét tuyển lao động, tiếp nhận lao động, làm thủ tục ký hợp đồng lao
động ngắn hạn, dài hạn, thử việc lao động thời vụ, đề nghị sa thải, chấm dứt
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
15
hợp đồng lao động với cán bộ công nhân viên không thực hiện theo đúng hợp
đồng lao động, khi công ty không có nhu cầu sử dụng hoặc đối tượng lao
động vi phạm các quy chế, quy định của doanh nghiệp.
- Thực hiện giải quyết các chế độ có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của người lao động, các chính sách về lao động, tiền lương, tiền thưởng theo
quy định của công ty và các văn bản quy định khác của nhà nước.
- Báo cáo định kỳ 6 tháng/lần về lao động, tiền lương và các hình thức
bảo hiểm với các cơ quan quản lý khác.
- Kết hợp với các phòng và Hội đồng thi đua kiểm tra, giám sát, đôn
đốc cán bộ công nhân viên thực hiện tốt quy chế, quy định về giờ giấc làm
việc và công tác thực hành tiết kiệm.

* Về công tác quản trị hành chính, văn thư, phục vụ
- Quản lý toàn bộ tài sản cố định, tài sản văn phòng doanh nghiệp như:
trang thiết bị văn phòng, xe cộ, điện nước…
- Sắp xếp bố trí xe cộ, phương tiện phục vụ cán bộ doanh nghiệp đi
công tác.
- Tổ chức cuộc họp, hội thảo, đại hội của doanh nghiệp.
- Phục vụ lễ tân, tiếp khách, phục vụ lãnh đạo
- Quản lý dấu theo quy định của bộ công an và quy định sử dụng của
giám đốc, quản lý lưu trữ hồ sơ, tài liệu các văn bản pháp quy của nhà nước,
các quyết định, công văn đến, đi có liên quan đến mọi hoạt động sản xuất,
kinh doanh, tổ chức của doanh nghiệp.
- Quan hệ đối ngoại với các cơ quan quản lý hành chính, chính quyền
địa phương, các đơn vị trong địa bàn và với cơ quan quản lý cấp trên.
- Ký hợp với công đoàn, đoàn thanh niên chăm lo tới đời sống, văn hoá
xã hội, thăm nom ốm đau, hiếu hỉ của cá nhân, gia đình cán bộ công nhân
viên doanh nghiệp.
- Bí mật mọi công tác tổ chức lao động, tổ chức cán bộ, không phát tán
số liệu, tài liệu khi chưa có ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp.
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
16
- Phòng kế hoạch sản xuất
a. Chức năng
- Quản lý theo dõi việc mua bán vật tư đúng thời điểm, chủng loại, số
lượng, giá thành hợp lý và làm thủ tục nhập, xuất khi theo trình tự quy định
của công ty.
- Quản lý công tác kỹ thuật, công tác sáng kiến cải tiến trong sản xuất,
điều chỉnh, sửa đổi quy trình công nghệ.
b. Nhiệm vụ
- Chỉ được phép triển khai các đơn hàng, các hợp đồng sản xuất do
phòng kinh doanh chuyển giao.

- Trực tiếp quản lý kho vật tư, kho hàng hoá, xuất hàng theo phiếu nhập
kho của phòng kinh doanh.
- Quản lý nhân lực sản xuất, giờ giấc làm việc, định mức vật tư nguyên
liệu, định mức lao động.
- Phòng bảo vệ
a. Chức năng
- Bảo vệ an toàn, an ninh trật tự trong phạm vi mặt bằng của doanh
nghiệp.
- Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, tài sản của cán bộ công nhân viên
(phương tiện đi lại)
b. Nhiệm vụ
- Phân công bố trí lực lượng thường trực trong phạm vi quản lý của
công ty 24/24 trong tháng. Phân công trực cụ thể do trưởng phòng Bảo vệ
đảm nhiệm.
- Kiểm tra, giám sát cán bộ công nhân viên thực hiện nội quy, quy chế
của doanh nghiệp (giờ giấc đi làm, chấp hành mọi nội quy, quy chế trong sản
xuất kinh doanh)
- Kiểm tra, giám sát vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị… của doanh
nghiệp khi mang ra, vào địa phận của doanh nghiệp
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
17
- Thường xuyên canh gác, tuần tra trong địa phần của doanh nghiệp
quản lý, đặc biệt là sau giờ hành chính, kịp thời phát hiện các trường hợp gây
mất trật tự, gây nguy hiểm cho người và thiết bị.
- Làm tốt công tác thường trực phòng chống lũ lụt, cháy nổ… củ doanh
nghiệp
- Được phép ra, vào vị trí công nhân viên làm việc (nhưng không ảnh
hưởng đến sản xuất), kinh doanh để kịp thời kiểm tra, nhắc nhở người ao
động thực hiện tốt nội quy, quy chế của doanh nghiệp và ngăn chặn các hành
vi vi phạm.

- Được quyền khám xét tư trang của cán bộ công nhân viên ra vào
doanh nghiệp nếu thấy có nghi ngờ trộm cắp tài sản hoặc đưa vào doanh
nghiệp những chất dễ cháy nổ, hàng quốc cấm…
1.3. Các thành tựu chủ yếu mà Doanh nghiệp đã đạt được
Từ ngày thành lập tới nay tuy trong quá trình hoạt động kinh doanh
luôn có những biến động thăm trầm nhưng Doanh nghiệp tư nhân Thương
Mại Minh Anh vẫn luôn phát triển đi lên. Với sự lao động không biết mệt mỏi
của bà giám đốc Phạm Thị Hà cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong
doanh nghiệp nên trong gần 10 năm qua kể từ ngày thành lập doanh nghiệp đã
đạt được những thành tựu rất khả quan.
1.3.1. Lao động
Lao động là nguồn lực vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nhất
là với những doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Đội ngũ lao động chính là
những người trực tiếp tạo ra doanh số bán hàng, góp phần quan trọng cho sự
phát triển của doanh nghiệp. Ngày đầu thành lập, doanh nghiệp tư nhân
thương mại Minh Anh chỉ hơn 20 lao động cho đến nay, tổng số lao động của
doanh nghiệp là 98. Điều này cho thấy hàng năm song song với sự tăng
trưởng của doanh thu thì doanh nghiệp cũng thu hút được rất nhiều lao động,
tạo công ăn việc làm ổn định cho rất nhiều người, góp phần nhỏ bé của mình
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
18
trong việc đưa đất nước ngày càng phát triển và phồn vinh. Tình hình lao
động của doanh nghiệp qua các năm như sau:
Bảng 2: Cơ cấu lao động của DN trong các năm 2005-2009
Đơn vị: Người
STT Các chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006

Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
1 Lao động nam 16 20 23 27 26
2 Lao động nữ 40 48 62 75 73
3 Tổng số LĐ 56 68 85 102 98
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính doanh nghiệp TNTM Minh Anh)
Theo số liệu ở bảng 2, ta thấy hàng năm số lao động làm việc tại doanh
nghiệp đều tăng và tăng nhanh. Điều này chứng tỏ môi trường làm việc rất
thuận lợi. Năm 2009 giảm nguyên nhân là do tình hình kinh tế toàn cầu khủng
hoảng, nên những lao động cũ có nhu cầu xin nghỉ và chuyển công tác khác
trong khi doanh nghiệp không tuyển thêm lao động mới.
Tổng số lao động của Doanh nghiệp năm 2006 tăng 21,4% so với năm
2005 tương đương là 12 người. Năm 2007 tăng 25,0% so với năm 2006 tương
đương là 17 người. Năm 2008 tăng 20,0% so với 2007 tương đương là 17
người. Năm 2009 giảm 04% so với năm 2008 tương đương 4 người.
Số lao động nam năm 2006 tăng 25,5% so với năm 2005 cụ thể là 04
người. Năm 2007 tăng 15,0% so với năm 2006 cụ thể là 03 người. Năm 2008
tăng 17,3% so với năm 2007 cụ thể là 04 người. Năm 2009 giảm 3,8% so với
năm 2008 cụ thể là giảm 1 người. Số lao động nữ năm 2006 tăng 20,0% so
với năm 2005 tương đương 08 người. Năm 2007 tăng 29,1% so với năm 2006
tương đương 14 người. Năm 2008 tăng 20,9% so với năm 2007 tương đương
với 13 người. Năm 2009 giảm 2,7% so với năm 2008 tương đương với 2
người. Theo số liệu trên thì doanh nghiệp rất quan tâm đến lao động nữ. Bởi
ngoài đặc thù công việc hoạt động kinh doanh thương mại mà lực lượng lao
động chủ yếu là bán hàng nên lao động nữ thường chiếm ưu thế. Bên cạnh đó
hướng theo chính sách của nhà nước thì doanh nghiệp luôn có những sự quan

Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
19
tâm đặc biệt đối với lao động nữ, muốn tạo được nhiều công ăn việc làm ổn
định cho nữ giới để hướng tới sự bình đẳng giới.
Tuổi đời trung bình lao động trong doanh nghiệp hiện nay là 29. Đây là
một đặc điểm rất tốt bởi đội ngũ lao động trẻ có tính năng động sáng tạo cao,
phù hợp với công việc và ngành nghề của doanh nghiệp.
1.3.2. Nguồn vốn
Doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Minh Anh có nguồn vốn 100% là
của chủ sở hữu. Theo số liệu ở bảng 3 ta thấy tổng nguồn vốn kinh doanh của
doanh nghiệp tăng đều và tăng nhanh theo từng năm, điều này thể hiện doanh
nghiệp làm ăn rất có hiệu quả. Năm 2006 tổng nguồn vốn tăng 7,7% so với
năm 2005 tương đương 500 triệu đồng. Năm 2007 tổng nguồn vốn tăng
>8.5% so với năm 2006 tương tương 600 triệu đồng. Năm 2008 tổng nguồn
vốn tăng 11,8% so với năm 2007 tương đương 900 triệu đồng năm 2009 tăng
11,8% so với năm 2008 tương đương với 1.000 triệu đồng. Trong thời gian từ
2005-2009 tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng 3.000 triệu đồng (từ
6.500 triệu đồng năm 2005 lên 9.500 triệu đồng năm 2009).
Bảng 3: Cơ cấu các nguồn vốn kinh doanh của DN từ 2005-2009
ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
20
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
1 Vốn LĐ
800 12,3 1.300 18,6 1.900 25,0 2.800 32,9 2.500 26,3
2 Vốn CĐ
5.700 87,7 5.700 81,4 5.700 75,0 5.700 61,7 7.000 73,7
3 Tổng
NVKD
6.500 100 7.000 100 7.600 100 8.500 100 9.500 100
Vốn lưu động của doanh nghiệp tăng nhanh trong những năm qua là
một dấu hiệu rất khả quan bởi doanh nghiệp có chức năng chính là kinh doanh
thương mại năm 2006 vốn lưu động tăng 62,5% so với năm 2005 tương
đương số tiền 500 triệu đồng. Năm 2007 tăng 46,1% so với năm 2006 tương
đương số tiền 600 triệu đồng. Năm 2008 tăng 47,3% so với năm 2007 tương

đương số tiền là 900 triệu đồng. Năm 2009 doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ
tầng nhiều nên vốn lưu động giảm 11% so với năm 2008 tương đương số tiền
là 300 triệu đồng. Trong khi nền kinh tế toán cầu ở cuối năm 2008 vẫn còn
suy thoái nặng nề thì việc doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng để chuẩn bị
mặt bằng sản xuất kinh doanh trong những năm tới, hạn chế số vốn lao động
trên thị trường để giảm thiểu rủi ro điều này thể hiện tính cẩn trọng và sự tính
toán rất hợp lý của doanh nghiệp.
1.3.3. Doanh thu
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
những năm qua là tốt, có những dấu hiệu triển vọng rất khả quan.
Doanh thu của doanh nghiệp năm 2006 tăng 44,6% so với năm 2005
hay tương tương với 1.723,8 triệu đồng. Năm 2007 tăng 22,0% so với năm
2006 hay tương đương với 1.227,8 triệu đồng. Năm 2008 tăng 29,5% so với
năm 2007 hay tương đương với 2.010,8 triệu đồng. Năm 2009 tăng 37,3% so
với năm 2008 hay tương đương với 3.297,1 triệu đồng.
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
21
Bảng 4: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ 2005-2009
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
So sánh tăng trưởng %
06/0
5
07/0
6
08/0
7
09/08
1 Doanh thu
3856,7 5580,5 6808,3 8819,1 12116,2 114,6 112,0 129,5 137,3

2 Nộp NSNN
23,8 36,1 50,2 86,3 126,6 151,6 139,0 171,9 146,6
3 Lợi nhuận
4,8 7,7 12,3 20,1 20,8 160,4 159,7 163,4 103,5
4 Thu nhập BQ
0,9 1,1 1,2 1,4 1,6 122,2 109,0 116,6 114,2
(Nguồn : phòng kế toán tài chính doanh nghiệp TN TM Minh Anh)
Như vậy tốc độ tăng trưởng qua các năm đều đạt mức cao hơn 20%
thậm chí năm 2005 đạt mức tăng 44,6
Hình 2. Biểu đồ về doanh thu của DN qua các năm 2005-2009
Doanh
Thu (triệu
đồng)
0 2005 2006 2007 2008 2009
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
22
▬3856
,7
5580,5
6808,3
8819,1
12116,2
Kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp tăng trong các năm 2005-2009
được thể hiện qua đồ thị về doanh thu.
Lợi nhuận năm 2006 tăng 60,4% so với năm 2005 tương đương với 2,9
triệu đồng. Năm 2007 tăng 59,7% so với năm 2006 tương đương 4,6 triệu
đồng. Năm 2008 tăng 63,4% so với năm 2007 tương đương với 7,8 triệu đồng.
Năm 2009 tăng 3,5% so với năm 2008 tương đương 0,7 triệu đồng. Lợi nhuận
của doanh nghiệp tăng trên 50% ở các năm 2006, 2007, 2008. Riêng năm
2009 lợi nhuận của doanh nghiệp đạt ở mức thấp là do có nhiều chi phí mà

doanh nghiệp phải bỏ ra trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu đang bị suy thoái
mạnh.
Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trong các năm 2005 – 2009 được thể
hiện qua đồ thị
Hình 3. Lợi nhuận của DN qua các năm 2005-2009
Lợi nhuận (triệu đồng)
20,8
20,1
12,3

7,7
4,8

2005 2005 2007 2008 2009 năm
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
23
1.3.4. Nộp ngân sách nhà nước
Nhờ hoạt động kinh doanh có kết quả tốt nên những năm qua nộp ngân
sách nhà nước của doanh nghiệp đều tăng cao sau mỗi năm cụ thể là: Năm
2006 tăng 51,6% so với năm 2005 tương đương với 12,3 triệu đồng. Năm
2007 tăng 39% so với năm 2006 tương đương 14,1 triệu đồng. Năm 2008
tăng 71,9% so với năm 2007 tương đương 36,1 triệu đồng. Năm 2009 tăng
46,6% so với năm 2008 tương đương 40,3 triệu đồng.
Bảng 5: Nộp ngân sách của doanh nghiệp qua các năm 2005-2009
STT Chỉ tiêu
Năm
2005 2006 2007 2008 2009
1 Doanh thu 3856,7 5580,5 6808,3 8819,1 12116,2
2 Nộp ngân sách 36,8 50,1 86,2 126,3 218,6
(Nguồn: Bộ phận kế toán tài chính doanh nghiệp)

1.3.5. Thu nhập bình quân
Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp tăng dần qua các
năm. Cụ thể là năm 2006 tăng 22,2% so với năm 2005 tương đương với
200.000đ/người. Năm 2007 tăng 9% so với năm 2006 tương đương với
100.000đ/người. Năm 2008 tăng 16,6% so với năm 2007 tương đương với
200.000đ/người/tháng. Năm 2009 tăng 14,2% so với năm 2008 tương đương
với 200.000đ/người/tháng.
Bảng 6: Thu nhập BQ/tháng của người LĐ từ năm 2005-2009
STT Chỉ tiêu
Năm
2005 2006 2007 2008 2009
1 Số lao động (người) 56 68 85 102 98
2 Phải trả cho người LĐ
(triệu đồng)
662,8 998,3 1380,2 1822,9 2086,5
3 Thu nhập BQ (triệu đồng) 0,9 1,1 1,2 1,4 1,6
Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán của doanh nghiệp TNTM Minh Anh
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
24
Thu nhập bình quân trên đầu người của doanh nghiệp tăng đều trong
các năm. Tốc độ tăng hầu hết đạt 10% /năm trong các năm. Điều đó thể hiện
sự nỗ lực phấn đấu làm việc của toàn thể doanh nghiệp trong quá trình hoạt
động kinh doanh. Đặc biệt là sự quan tâm, quyết tâm nâng cao đời sống cán
bộ công nhân viên của giám đốc doanh nghiệp đã được hiện thực hoá.
1.3.6. Chính sách xã hội đối với cán bộ, công nhân viên
Công đoàn cơ sở của doanh nghiệp được thành lập năm 2004 và luôn
phát huy tốt vai trò là người đại diện tham gia quản lý, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp chính đáng cho người lao động. Thể hiện qua sự phối hợp tốt với giám
đốc doanh nghiệp trong việc triển khai và có kế hoạch thực hiện tốt các quy
chế dân chủ trong cán bộ công nhân viên, giúp cho người lao động phát huy

vai trò làm chủ, tham gia quản lý doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. Hàng
năm thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng lao động, chấp hành và thực hiện tốt
các chính sách nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các quy định, quyền lợi đối
với cán bộ công nhân như: Tham gia BHXH, BHYT, nâng lương khám chữa
bệnh, trang bị các phương tiện phù hợp công việc. Động viên khích lệ cán bộ
công nhân viên tham gia các phong trào do huyện, tỉnh tổ chức như các cuộc
thi: Tuyên truyền viên BHXH, BHYT, công đoàn luôn giáo dục cán bộ công
nhân viên có ý thức thực hiện tốt việc chăm sóc cây cảnh, tạo cảnh quan môi
trường doanh nghiệp luôn xanh - sạch - đẹp. Cụ thể doanh nghiệp đã tham gia
BHXH, BHYT trong các năm qua:
Bảng 7: Tham gia BHXH,BHYT từ năm 2005-2009
ĐVT: đồng
STT Năm Số tiền
1 2005 65.216.800
2 2006 86.918.212
3 2007 109.201.700
4 2008 194.357.000
5 2009 275.993.030
Lê Quốc Đạt QTKDTH- K39 Hải Dương
25

×