Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Làm việc với sếp nước ngoài dễ hay khó? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.28 KB, 5 trang )

Làm việc với sếp nước ngoài dễ hay khó?


Mặc dù không phải công ty nước ngoài nào cũng là miền đất hứa,
nhưng tôi thấy có 2 động cơ chính khiến giới trẻ thích chọn đường tiến thân ở
loại hình doanh nghiệp này.
Thứ nhất, đó là nhắm đến mục tiêu học hỏi kinh nghiệm làm việc trong một
môi trường thực sự chuyên nghiệp hoặc tìm cơ hội làm việc với các chuyên gia
nước ngoài. Thứ hai, là cơ hội thăng tiến.
Phần lớn các công ty nước ngoài có chính sách phát triển nguồn nhân lực
tốt hơn các công ty trong nước. Khi trình độ chuyên môn được nâng cao, bạn còn
có cơ hội được cử đi làm việc ở công ty mẹ hoặc các chi nhánh của công ty ở các
nước khác









Làm việc chung với ngư
ời
nước ngoài được nhiều bạn nữ y
êu
thích.

Để thành công, ngoài nguyên tắc hàng đầu phải thực sự có năng lực và có ý
chí học tập vươn lên, tôi xin chia sẻ với các bạn trẻ một vài kinh nghiệm như sau:


Xác định điều mình muốn:
Nếu mục đích của bạn là học hỏi kinh nghiệm và thăng tiến thì hãy gạt bỏ
tất cả những phiền toái thứ yếu khác do những bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa
Đừng buồn phiền khi sếp thiếu quan tâm, đừng tự ái khi bị giao những việc mà
bạn cho rằng dưới khả năng của mình.
Ngay cả chuyện lương bổng cũng không phải là yếu tố chính. Bản thân tôi
đã từng bỏ công việc có mức lương cao hơn để đến với một công ty trả lương thấp
hơn, nhưng cho tôi cơ hội thăng tiến nhiều hơn.
Xóa rào cản về văn hóa: Đừng quên rằng giữa mình và sếp nước ngoài có
một rào cản về văn hóa. Sự khác biệt về văn hóa sẽ dẫn đến nhiều trường hợp hiểu
lầm không đáng có. Vậy hãy tranh thủ mọi cơ hội để giúp sếp hiểu rõ hơn về văn
hóa Việt Nam và tìm hiểu nhiều hơn về nền văn hóa của sếp. Sếp sẽ rất cảm kích
trước nỗ lực của bạn đó.
Biết cách thể hiện bản thân: Đặc tính chung của tất cả các sếp nước ngoài
là chú trọng đến kết quả công việc, nên nếu bạn chứng tỏ được với sếp về khả
năng của mình là bạn đã thành công rồi đấy. Nhưng bạn phải hiểu sếp là người bận
rộn, nên phải chủ động thể hiện bản thân chứ đừng chờ sếp tìm hiểu về mình.
Thái độ ứng xử phù hợp: Bạn nên thiết lập một giới hạn rõ ràng trong
quan hệ với sếp khác phái. Hãy nhớ là sếp sẽ càng tôn trọng bạn hơn nếu bạn cư
xử với sếp một cách đàng hoàng, minh bạch.
Chắc chắn bạn sẽ muốn sếp đánh giá cao về bạn nhờ năng lực chứ không
phải nhờ ngoại hình. Chỉ có năng lực của bạn mới giúp bạn giữ vững vị trí của
mình trong công ty.
(Theo Người Lao động)

×