Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần may Hải Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.89 KB, 63 trang )

Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
Trang

LỜI NÓI ĐẦU
01
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HẢI ANH
03
1.1 QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
03
1.2 NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
03
1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
04
1.3.1 Đặc điểm bộ máy tổ chức, cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty
05
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân
05
1.4 ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
07
1.5 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
08
1.5.1 Ngành nghề kinh doanh
08
1.5.2 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty
08
1.5.3 Phương thức kinh doanh chủ yếu của Công ty hiện nay
09
1.5.4 Chất lượng đội ngũ lao động của Công ty


09
1.5.5 Đặc điểm, chính sách pháp luật về thị trường tiêu thụ sản phẩm của
Công ty
10
1.5.6 Đặc điểm, Chính sách, pháp luật về xuất khẩu của Nhà nước Việt Nam
12
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY HẢI ANH
14
2.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
14
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
2.1.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty
14
2.1.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
16
2.1.3 Vốn kinh doanh
19
2.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
22
2.2.1 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
24
2.2.2 Các chỉ tiêu hiêu quả kinh doanh bộ phận 28
2.3PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP MÀ CÔNG TY ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
37
2.3.1 Quyết định lựa chọn xây dựng Công ty
37

2.3.2Đối với chiến lược kinh doanh
37
2.3.3Đối với giải pháp về nguồn nhân lực và phát triển trình độ cho đội ngũ
lao động
38
2.3.4 Đối với giải pháp về công tác quản trị và tổ chức sản xuất
38
2.3.4Giải pháp tăng cường và mở rộng quan hệ cầu nối giữa Công ty và
xã hội
39
2.3.6 Các giải pháp khác
39
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY
40
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY HẢI ANH
44
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI
GIAN TỚI
44
3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY
45
3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường
46
3.2.2 Khai thác một cách tối đa các nhân tố nội lực của Công ty
48

SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
3.2.3 Nâng cao hiệu quả của công tác tuyển dụng và đào tạo lao động
51
3.2.4 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
53
3.2.5 Một số giải pháp khác
54
3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC
55
KẾT LUẬN
56
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- BQ: Bình quân
- CBCNV: Cán bộ công nhân viên
- CSH : Chủ sở hữu
- Doanh thu BH&CCDV : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- HĐKD : Hoạt động kinh doanh
- NLĐ : Người lao động
- P : Phòng
- SP : Sản phẩm
- Chi phí QLDN : Chi phí Quản lý doanh nghiệp
- TSCĐ : Tài sản cố định
- TN PTTH : Tốt nghiệp phổ thông trung học
- TN THCS : Tốt nghiệp trung học cơ sở
- TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
- TSLĐ : Tài sản lưu động
- VLĐ : Vốn lưu động

- VCĐ : Vốn cố định
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập

LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản
xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời
cũng chứa đựng những nguy cơ de doạ cho các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển
trong nền kinh tế thị trường đầy biến động luôn có sự cạnh tranh gay gắt mà Nhà nước
chỉ đóng vai trò định hướng thì đòi hỏi các Doanh nghiệp phải tự nỗ lực đi lên, chủ
động tìm kiếm các nguồn lực, các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất cũng như thị
trường cho các yếu tố đầu ra. Mục tiêu mà các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu là lợi
nhuận, mở rộng quy mô sản xuất, khai thác mọi tiềm năng của doanh nghiệp và nâng
cao đời sống cho người lao động. Để đạt được điều đó thì mỗi doanh nghiệp cần phải
quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp.
Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả
thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của
nền kinh tế này: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thước đo tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp. Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một
đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều
phải quan tâm đến.
Qua thời gian đến thực tập tìm hiểu tình tình thực tế tại Công ty cổ phần may Hải
Anh, trên cơ sở những kiến thức đã học tập được ở trường cùng với sự hướng dẫn chỉ
bảo tận tình của phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huyền và các anh chị trong Công ty
cổ phần may Hải Anh em xin được đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Phân tích thực trạng
và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần may
Hải Anh” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
1
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em ngoài phần mở đầu và phần kết luận chuyên
đề được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1 : Khái quát chung về Công ty cổ phần may Hải Anh
Chương 2: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Hải
Anh
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty cổ phần
may Hải Anh
Thông qua chuyên đề này em hi vọng những phân tích và đánh giá của mình có thể
giúp được một phần nhỏ trong công việc của công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của công ty.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do khả năng, trình độ và thời gian nghiên cứu có
hạn nên chuyên đề của em không tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các anh chị để chuyên đề của em được hoàn
thiện hơn.
Hải Dương, ngày tháng năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Mạnh Hà
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
2
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY HẢI ANH
1.1 QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty cổ phần May Hải Anh được thành lập vào ngày 15 tháng 3 năm 2006 theo
giấy phép đăng ký kinh doanh số 0403000810 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải
Dương cấp.

Công ty có tên giao dịch quốc tế: HAIANHTEX JOINT STOCK COMPANY
Tên công ty viết tắt : HATEX JSC
Trụ sở chính của công ty đặt tại: Thôn Bá Đông, xã Bình Minh, huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương
Công ty cổ phần may Hải Anh là pháp nhân theo luật pháp Việt Nam kể từ ngày
được cấp đăng ký kinh doanh, thực hiện hạch toán độc lập, có tài khoản riêng và con
dấu riêng, hoạt động theo điều lệ công ty và Luật công ty. Công ty có vốn điều lệ ban
đầu khi mới thành lập là 4.000.000.000 đồng từ nguồn đóng góp của các cổ đông. Có
năm cổ đông sáng lập công ty.
Năm nay là năm thứ năm đi vào hoạt động, mặc dù thời gian đầu mới thành lập
Công ty đã gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều khách hàng, nhưng nhờ có sự cố gắng
của tất cả cán bộ công nhân viên, Công ty đã vượt qua không ngừng vươn lên và tự
khẳng định mình. Sự phát triển của công ty được thể hiện rõ qua kết quả hoạt động
kinh doanh trong những năm gần đây. Công ty đã góp phần tạo công ăn việc làm, giải
quyết tình trạng thất nghiệp cho hàng trăm người lao động ở địa phương và tạo thu
nhập ổn định cho người lao động đồng thời tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà
nước.
1.2 NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiêm
chỉnh các quy định của luật pháp. Tuân thủ các quy định của nhà nước về quản lý tài
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
3
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam
kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh
doanh của Công ty.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tự tạo nguồn vốn cho sản xuất
kinh doanh, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị đảm bảo thực hiện
sản xuất kinh doanh có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
May và gia công các sản phẩm may cho thị trường nội địa, xuất khẩu theo các đơn

đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước.
Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh
và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để phù hợp với hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty và theo kịp sự đổi mới của đất nước.
1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
1.3.1 Đặc điểm bộ máy tổ chức, cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty
Công ty Cổ phần May Hải Anh là doanh nghiệp trực thuộc Sở Công thương Hải
Dương, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh rộng lớn. Nhưng mô hình tổ chức bộ
máy quản lý gọn nhẹ được thực hiện theo kiểu trực tuyến chức năng đơn giản, ít cấp
quản lý. Đây là hình thức tổ chức theo mô hình tập trung để giám đốc có thể nắm bắt
tình hình thực tế hoạt động kinh doanh một cách chính xác, kịp thời. Cơ cấu tổ chức
của Công ty bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc, các khối phòng ban và các tổ sản xuất
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân
1.3.2.1. Giám đốc
- Đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty: Trực tiếp chịu
trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của công ty. Có nhiệm vụ quản lý, điều
hành tổ chức chung, lãnh đạo và chỉ đạo các phòng ban như: Phòng kế toán - tài chính,
phòng kế hoạch, phòng tổ chức hành chính, đồng thời phụ trách trực tiếp các tổ, phân
xưởng sản xuất mà không qua phòng ban nào. Xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển
dài hạn.
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
4
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc cho giám đốc về mặt kỹ thuật, đồng
thời trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật, chịu trách nhiệm khâu kiểm tra chất lượng, phụ
trách phòng KCS
- Phó giám đốc hành chính kiêm chủ tịch công đoàn: Là người giúp việc cho giám
đốc về mặt hành chính, đối nội, đối ngoại, chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc mua
sắm, sửa chữa máy móc thiết bị, tài sản cố định của công ty. Phụ trách phòng Xuất –

Nhập khẩu
1.3.2.2 Các khối phòng ban
Các phòng, ban chức năng trong công ty hoạt động một cách tương đối độc lập với
nhau, cùng nhau thực hiện chức năng là bộ phận tham mưu cho giám đốc trong việc
quản lý công ty. Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban chính như sau:
 Phòng kế hoạch thị trường:
- Xây dựng và điều hành kế hoạch sản xuất của công ty.
- Cung ứng và quản lý vật tư, sản phẩm của công ty trong các kho do phòng quản lý.
- Tiến hành công tác Marketing về việc tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài
nước.
 Phòng kế toán-tài chính:
- Lập và chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo kế toán với cơ quan Nhà nước và
cấp trên theo biểu mẫu do Nhà nước quy định.
- Lập kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế cho
các dự án đầu tư.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc kí kết hợp đồng mua bán vật tư, thành
phẩm với khách hàng. Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ, kịp thời.
 Phòng Xuất-nhập khẩu:
- Giới thiệu sản phẩm với các bạn hàng trong và ngoài nước, đồng thời tìm
kiếm các bạn hàng xuất nhập khẩu.
- Công tác Xuất khẩu: giao dịch, đàm phán, kí kết các hợp đồng xuất khẩu.
Thường xuyên liên hệ với các phòng ban chức năng khác, chuẩn bị các chứng từ để
làm thủ tục hải quan, kiểm tra liên hệ hàng-tàu.
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
5
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
- Công tác Nhập khẩu: mua nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng từ các nước.
Theo dõi tiến độ hàng về, hoàn tất các thủ tục nhập khẩu, mời các chuyên gia giám
định chất lượng hàng nhập khẩu…
 Phòng Tổ chức hành chính:

- Tổng hợp, phân tích, báo cáo, thống kê các hoạt động thuộc lĩnh vực phòng
quản lý để phục vụ công tác chung.
- Tổ chức quản lý và sắp xếp nhân sự phù hợp với việc tổ chức quản lý sản
xuất kinh doanh của công ty và các đơn vị thành viên.
- Lập và thực hiện kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo
và tuyển dụng nhân sự.
- Thực hiện các chính sách đối nội đối với người lao động, quản lý và theo dõi
các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
 Phòng kỹ thuật:
- Có nhiệm vụ tiếp nhận mẫu hàng của nước ngoài, xây dựng quy cách kỹ
thuật, thiết bị dây truyền sản xuất sao cho phù hợp với máy móc, thiết bị của công ty
hiện có. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân đồng thời giác mẫu hướng dẫn để công
nhân làm đảm bảo năng suất, chất lượng và đảm bảo an toàn lao động.
 Phòng KCS:
- Có nhiệm vụ kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm mà công nhân đã sản
xuất ra, phát hiện sản phẩm hỏng mắc lỗi trước khi nhập kho hay xuất cho khách hàng.
Có quyền từ chối khi chất lượng hàng không đảm bảo
1.3.2.3 Các tổ sản xuất
- Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện việc sản xuất theo từng công đoạn từ nguyên
liệu, sản phẩm, nhập kho theo đúng quy trình công nghệ mà công ty đã đề ra. Có 14 tổ
sản xuất và 3 tổ phục vụ may: đó là tổ cắt, tổ cơ điện và tổ đóng gói. Trong các tổ
không có quản đốc mà chỉ có tổ trưởng, tổ phó và các công nhân trực tiếp sản xuất sản
phẩm.
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
6
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Sơ đồ 1.1
Cơ cấu tổ chức của Công ty
1.4 ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Là một công ty may nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất kinh doanh các mặt

hàng may mặc, chủ yếu là nhận gia công các mặt hàng may mặc của khách hàng nước
ngoài, xuất khẩu hàng may mặc. Sau năm năm đi vào hoạt động mặc dù còn gặp nhiều
khó khăn nhưng công ty đã vượt qua, không ngừng vươn lên để tự khẳng định mình và
đứng vững trên thị trường. Công ty không những duy trì được các khách hàng truyền
thống mà ngày càng có thêm nhiều khách hàng mới. Giá trị sản lượng tiêu thụ ngày
càng cao, doanh thu và lợi nhuận ngày một tăng so với năm trước, đời sống cán bộ
công nhân viên cũng nhờ vậy mà được chăm lo hơn. Tuy nhiên trong hai năm gần đây
do sự suy thoái chung của tình hình kinh tế thế giới làm cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty cũng gặp không ít khó khăn. Nhờ sự linh hoạt nhạy bén trong công
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
CHỦ TỊCH HĐQT -
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
PHÓ GIÁM ĐỐC
HÀNH CHÍNH
PHÒNG
KSC
P.KỸ
THUẬT
P. KẾ
HOẠCH
P. KẾ
TOÁN
TÀI
CHÍNH
CÁC
TỔ
SẢN
XUẤT

P. TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
P.
XUẤT
NHẬP
KHẨU
7
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất của toàn thể ban giám đốc và sự cố gắng, nỗ lực
làm việc không ngừng của các cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty đã đạt
được những kết quả rất đáng ghi nhận.
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu
BH&CCDV
Triệu đồng
6.723
8.052 9.895 9.774
Lợi nhuận Triệu đồng
404 501 658 647
Thu nhập bình
quân NLĐ
Triệu
đồng/tháng
1,150 1,500 1,650 1,719
Kim ngạch xuất
khẩu
USD

402.512 476.750 565.058 526.134
Nguồn: Phòng kế hoạch – Trích từ báo cáo tổng kết các năm
1.5 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.5.1 Ngành nghề kinh doanh
Công ty cổ phần may Hải Anh là đơn vị chuyên kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất
hàng may mặc gia công, xuất nhập khẩu hàng may mặc, trang thiết bị bảo hộ lao động.
Bên cạnh đó công ty còn kinh doanh thêm các nghành nghề tổng hợp mà nhà nước cho
phép như là kinh doanh dịch vụ vận tải, ăn uống, dịch vụ in ấn bao bì trên mọi chất
liệu. Trong đó lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là mua bán và sản xuất, nhận gia
công các mặt hàng may mặc của khách hàng ở thị trường Mỹ là chủ yếu.
1.5.2 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty
Sản phẩm của công ty phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng khách
hàng và phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng, thời tiết. Sản phẩm chính của công ty
là các loại quần áo dệt kim, áo thun nam, nữ dùng cho xuất khẩu. Đây là mặt hàng phụ
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
8
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, mùa vụ, tâm lý người tiêu dùng và kiểu dáng thời
trang. Vì thế, công ty đã tích cực cải tiến về công nghệ sản xuất, cũng như làm tốt công
tác quản lý kỹ thuật nên sản phẩm của Công ty ngày càng được các bạn hàng tin tưởng,
tín nhiệm. Sản lượng và giá trị của công ty không ngừng tăng qua các năm.
Đặc điểm sản phẩm của công ty có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động nâng cao
hiệu quả kinh doanh của Công ty. Đặc biệt sản phẩm của công ty là xuất khẩu, đây là
một đặc điểm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty
1.5.3 Phương thức kinh doanh chủ yếu của Công ty hiện nay
Công ty chủ yếu xuất khẩu sản phẩm theo hình thức xuất khẩu trực tiếp theo
hai dạng:
- Dạng thứ nhất: Xuất khẩu sau khi gia công xong (CMT)
Theo hình thức này công ty ký hợp đồng gia công với bạn hàng nước ngoài sau đó

nhận nguyên liệu phụ, tổ chức gia công và xuất hàng theo hợp đồng gia công. Hình
thức này mang lại lợi nhuận thấp và chỉ thu được phí gia công và chi phí bao bì, phụ
liệu khác nhưng nó giúp cho công ty làm quen và từng bước thâm nhập vào thị trường
nước ngoài, có điều kiện tiếp cận sâu hơn với các bạn hàng và máy móc, thiết bị mới
hiện đại.
- Dạng thứ hai: Xuất khẩu trực tiếp dưới dạng mua nguyên liệu bán thành phẩm
(FOB)
Đây là hình thức kinh doanh chủ yếu của công ty. Theo phương thức này, khách
hàng nước ngoài đặt gia công tại công ty. Dựa trên qui cách mẫu mã mà khách hàng đã
đặt, công ty tự mua nguyên phụ liệu và sản xuất, sau đó bán thành phẩm lại cho khách
hàng nước ngoài. Xuất khẩu theo hình thức này mang lại lợi nhuận cao hơn song do
khâu tiếp thị với thị trường nước ngoài còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa thật sự
đáp ứng được với yêu cầu của khách hàng nên để tìm kiếm được các đơn hàng như vậy
thì là vẫn là vấn đề khó khăn mà trong thời gian tới công ty cần phải có các kế hoạch
để chinh phục các bạn hàng nước ngoài.
1.5.4 Chất lượng đội ngũ lao động của Công ty
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
9
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Đội ngũ lao động bình quân của công ty tính đến thời điểm cuối năm 2009 là 576
người. Trong đó cơ cấu quản lý chiếm gần 8%. Đối với cán bộ quản lý của Công ty đều
có trình độ từ trung cấp đến đại học, được đào tạo từ các trường kinh tế và kỹ thuật phù
hợp với nhu cầu phát triển chung của Công ty
Lực lượng lao động của công ty còn trẻ với tuổi đời trung bình là 26 tuổi. Đây là độ
tuổi sung sức, năng động nhiệt tình với công việc, có khả năng sáng tạo và có thể tiếp
thu, ứng dụng công nghệ mới một cách nhanh chóng
Là Công ty chuyên sản xuất các loại hàng may mặc nên đặc thù là thường sử dụng
lao động nữ để làm việc. Số lao động nữ trong công ty chiếm tỷ lệ khoảng 87% tổng số
lao động. Đối với số công nhân làm việc tại công ty hầu hết đều đã tốt nghiệp phổ
thông trung học, đây là một thuận lợi cho việc đào tạo nâng cao tay nghề và phát triển

nguồn nhân lực của công ty sau này. Công ty cũng luôn quan tâm đến việc phát triển
nguồn nhân lực bằng các chế độ đãi ngộ để giữ chân công nhân ở lại, các CBCNV đều
là những người đã gắn bó lâu năm với công ty. Mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề
cho công nhân. Việc phát triển nguồn nhân lực của Công ty đã góp phần quan trọng
vào công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh
Bảng 1.2 Tình hình lao động của công ty qua các năm
Năm
Tổng số
CBCNV
Trình độ
đại học
(người)
Trình độ
cao đẳng
(người)
Trình độ
trung cấp
(người)
Số công
nhân TN
PTTH
Số công
nhân TN
THCS
2006 277 04 02 25 175 71
2007 390 09 13 10 293 65
2008 434 09 21 8 351 45
2009 576 15 14 30 473 44
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
1.5.5 Đặc điểm, chính sách pháp luật về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Hiện tại thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của công ty là Mỹ, các đơn đặt hàng lớn
của Công ty hầu hết đều đến từ Mỹ. Theo kết quả thống kê của Hiệp hội Dệt May Việt
Nam thì Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam trong nhiều
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
10
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
năm qua chiếm 57% tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2009. Hàng dệt kim
của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong năm 2008 đứng thứ 2 sau Trung Quốc.
Tuy nhiên việc tiếp xúc trực tiếp với các nhà nhập khẩu tại thị trường Mỹ vẫn còn
hạn chế. Doanh nghiệp Việt Nam không có nhiều cơ hội tham gia xúc tiến, quảng
bá vì chi phí tham gia thường là rất lớn các doanh nghiệp không có đủ điều kiện
để chi trả. Đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp tại các hội chợ chuyên ngành lớn tổ chức ở
Mỹ hay ở các thị trường khác.
Bên cạnh đó các chính sách thương mại của Hoa Kỳ về quản lý hàng nhập khẩu
cũng rất chặt chẽ. Hàng dệt may của Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ ngoài
việc chịu thuế nhập khẩu và làm các thủ tục nhập khẩu theo quy định còn phải phù hợp
với quy chế hạn ngạch và visa nhập khẩu theo Hiệp định Dasoi do Bộ thương
mại(DOC) Hoa Kỳ quản lý. Luật mới của Hoa Kỳ về hàng hóa xuất khẩu vào thị
trường nước này được thi hành bắt đầu từ tháng 8/2009. Theo đó, các sản phẩm hàng
hóa muốn thâm nhập thị trường Mỹ sản phẩm xuất khẩu bắt buộc phải tuân thủ theo
nhiều quy định khác nhau trong đó có đạo luật “ Cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng”
Đạo luật cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng áp dụng đối với ngành dệt may có hiệu
lực từ 10/02/2010. Đây là một đạo luật rất phức tạp, có tính bắt buộc chứng nhận tiêu
chuẩn cao hơn so với luật cũ, nếu vi phạm có thể dẫn đến các mức phạt dân sự và hình
sự, đồng thời Chính phủ Mỹ có thể ra lệnh tiêu hủy sản phẩm nếu vi phạm. Với nhiều
quy định quy định khắt khe hơn và lộ trình hiệu lực khác nhau điều này đã tác động
trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh gây khó khăn không nhỏ cho việc xuất khẩu sản
phẩm dệt may sang thị trường Mỹ của ngành dệt may Việt Nam nói chung cũng như
của Công ty cổ phần may Hải Anh nói riêng. Như vậy trở ngại lớn nhất hiện nay của
Công ty cổ phần may Hải Anh trong việc tuân thủ các quy định mới phần lớn bị động

theo yêu cầu của nhà nhập khẩu bởi vì nguyên nhân chính là do công ty chưa có đầu
mối quản lý một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầu mang tính quy chuẩn tại các thị
trường nhập khẩu, Công ty lúng túng rất lớn trong việc tìm hiểu các quy định và thủ tục
cụ thể để biết xem các chất có trong sản phẩm của mình như thế nào mới đúng, quy
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
11
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
định này làm ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn nguyên vật liệu cho sản xuất của
Công ty
Vì vậy để sản phẩm hàng hóa của Công ty vào được thị trường này, Công ty phải
nắm bắt rất kỹ và phải tuân thủ nghiêm ngặt đạo luật này.
Bên cạnh những khó khăn về thị trường xuất khẩu thì Công ty cũng đã có những
thuận lợi như là theo thông báo mới đây của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam(VCCI) Chính phủ Mỹ đã chấm dứt cơ chế giám sát hàng nhập khẩu đối với một
số hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Và so với tổng kim ngạch nhập
khẩu 90 tỷ USD hàng may mặc tại Mỹ thì hàng dệt may Việt Nam nói chung và sản
phẩm của Công ty nói riêng vẫn còn rất nhiều cơ hội để gia tăng sản lượng cũng như
giá trị xuất khẩu. Hơn nữa, do những điều tiết của nền kinh tế Trung Quốc, nước xuất
khẩu dệt may đứng đầu tại Mỹ, đang có dấu hiệu giảm thị phần vào Mỹ. Theo số liệu
thống kê của Mỹ thì trong 350 triệu dân Mỹ, có đến 65% sử dụng các sản phẩm bình
dân. Xu hướng kinh doanh nhỏ sẽ đi vào vùng sâu, xa thay cho các chuỗi cửa hàng lớn
tại Mỹ. Đây cũng là cơ hội thuận lợi cho hàng hóa của Công ty gia tăng thị phần xuất
khẩu vào Mỹ trong thời gian tới.
Đối với thị trường nội địa Công ty cũng chỉ nhận may gia công chứ không trực tiếp
bán sản phẩm cho người tiêu dùng
1.5.6 Đặc điểm, Chính sách, pháp luật về xuất khẩu của Nhà nước Việt Nam
Đặc điểm thị trường Việt Nam: Ngành may mặc ở Việt Nam khá phát triển, trang
thiết bị được đổi mới và hiện đại hóa tới 90%. Lực lượng lao động dồi dào, có kỹ năng
và tay nghề tốt, có kỷ luật, chi phí lao động còn thấp so với nhiều nước. Có khả năng
sản xuất được các loại sản phẩm phức tạp, chất lượng cao, được phần lớn khách hàng

khó tính chấp nhận
Một đặc điểm nữa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến làm ăn là tình hình chính
trị ở nước ta được đánh giá là ổn định, an toàn về xã hội
Môi trường kinh doanh: Việt Nam gia nhập WTO từ ngày 11.1.2007, từ khi gia
nhập Việt Nam có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu do các
rào cản thương mại đã được dỡ bỏ. Nhưng đổi lại Việt Nam phải cam kết mở cửa thị
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
12
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
trường, giảm thuế và các hàng rào bảo hộ khác. Đây vừa một thuận lợi nhưng cũng là
một thách thức với Công ty vì khi các hàng rào bảo hộ được dỡ bỏ Công ty sẽ gặp khó
khăn hơn trong việc cạnh tranh với hàng hoá của nước ngoài tràn vào thị trường nội địa
Khó khăn của Hàng dệt may Việt Nam nói chung cũng như của Công ty khi xuất
khẩu hàng sang thị trường Mỹ: Việc cải cách hành chính còn chậm. Lộ trình tiến hành
các thủ tục hải quan còn rườm rà mất thời gian. Các hoạt động xúc tiến thương mại cấp
cao còn ít, chưa có chính sách thiết thực trong công tác tổ chức các trương trình xúc
tiến thương mại, dự đoán cung cấp các thông tin thị trường còn chậm, thiếu chính xác.
Về cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật: ngành công nghiệp dệt và phụ trợ còn yếu, dẫn
đến 70% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá trị gia tăng không cao,
thiếu linh hoạt. Kỹ năng quản lý sản xuất còn kém, năng lực quảng cáo tiếp thị hạn chế.
Thiết kế mẫu mốt chưa phát triển. Năng lực cạnh tranh quốc gia về hạ tầng cơ sở còn
thấp so với các đối thủ cạnh tranh, chi phí vận chuyển, cảng khẩu… còn khá cao so với
các nước. Đây là một thiệt thòi cho Công ty khi tham gia xuất khẩu hàng hóa sang thị
trường Mỹ từ đó là giảm sức cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ khác trên thị
trường
Trong năm 2009 Chính phủ Việt Nam cũng đã có những chuyển biến tích cực trong
việc trợ giúp ngành dệt may thoát khỏi tình trạng khó khăn do chịu ảnh hưởng từ
khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may thông qua 3 gói hỗ trợ. Theo đó, gói
đầu tiên sẽ dành cho người lao động, gói thứ hai dành hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách

bù lãi suất vay ngân hàng và gói thứ ba dùng cho hoạt động quảng bá và xúc tiến
thương mại ở những thị trường mới
Chính phủ cũng đã trợ giúp một phần chi phí để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu
xúc tiến thương mại. Vì từ trước đến nay, chi phí xúc tiến, quảng bá, giới thiệu ở nước
ngoài chủ yếu tự thân doanh nghiệp lo. Và với khoản chi phí khá lớn trong mỗi lần xúc
tiến, tham gia hội chợ thì chỉ có các công ty lớn mới đủ điều kiện tham gia.
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
13
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Trên đây là những thuận lợi và khó khăn mà Công ty đã gặp phải khi tham gia xuất
khẩu hàng hoá sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp
đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HẢI ANH
2.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Bất kỳ một công ty nào khi hoạt động kinh doanh trên thị trường đều phải quan tâm
đến kết quả hoạt động kinh doanh. Vì đó là kết quả mà doanh nghiệp đạt được sau khi
tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, nó phản ánh tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định xem doanh nghiệp đó làm ăn có hiệu quả
hay thua lỗ.
2.1.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Mặc dù mới đi vào hoạt động được một thời gian ngắn nhưng Công ty đã có những
chính sách hợp lý khi tìm kiếm thị trường có nhu cầu cao về hàng may mặc. Công ty đã
có được một thị trường tiêu thụ tương đối ổn định tại Mỹ với các khách hàng truyền
thống nhờ đó mà sản lượng tiêu thụ của Công ty không ngừng tăng qua các năm.
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
14
Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Bảng 2.1 Bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm may mặc từ năm 2007 - 2009

Tên sản
phẩm
Năm thực hiện So sánh
2007 2008 2009
2008
2007
2009
2008
Số
lượng
(SP)
Giá trị
(Triệu
đồng)
Số
lượng
(SP)
Giá trị
(Triệu
đồng)
Số
lượng
(SP)
Giá trị
(Triệu
đồng)
Số
lượng
(SP)
Giá trị

(Triệu
đồng)
Tỷ lê
%
Số lượng
(SP)
Giá
trị
(Triệu
đồng)
Tỷ lệ
%
Áo len nữ 98.864 1.087,5 157.234 1.808,2 158.658 1.903,9 58.370 720,7 66,27 1.424 95,7 5,29
Áo len
nam
127.236 1.399,6 190.675 2.230,9 197.413 2.388,7 63.439 831,3 59,40 6.738 157,8 7,07
Áo thun
nam
197.011 1.773,1 253.901 2.589,8 208.745 2.296,2 56.890 816,7 46,06 -45.156 -293,6 -11,33
Áo thun
nữ
202.577 1.823,2 232.154 2.275,1 189.855 2.088,4 29.577 451,9 24,79 -42.299 -186,7 -8,21
Các loại
khác
110.364 986,6 68.924 634,1 76.565 704,4 -41.440 -352.5 -35,73 7.641 70,3 11,09
Cộng 736.052 7.070 902.888 9.538,1 831.236 9.381,6 166.836 2.468,1 34,91 -71.652 -156,5 -1,64
(Nguồn: Phòng kế toán - Báo cáo chi tiết tình hình tiêu thụ sản phẩm)
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
15
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

Qua số liệu tổng hợp được ở bảng 2.1 ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
qua các năm đều tăng cả về số lượng và giá trị. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là
166.836 sp tương ứng với giá trị tăng là 2.468,1triệu đồng với tỷ lệ tăng rất cao là
34,91%. Trong đó mặt hàng áo len nam, nữ đều tăng với tỷ lệ rất cao. Năm 2008 số lượng
tiêu thụ của áo len nam tăng so với năm 2007 là 58.370 sp, áo len nữ là 63.439 sp. Tổng
giá trị tiêu thụ hai loại sản phẩm này tăng là 1.552 triệu đồng. Số lượng tiêu thụ Áo thun
nam, nữ cũng tăng 786.467sp làm tăng tổng giá trị tiêu thụ hai mặt hàng này so với năm
2007 là 1.268,6 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm
2008 tăng rất cao so với năm 2007 là do trong năm hoạt động công ty đã có những chiến
lược tiêu thụ đúng đắn, hợp lý khi chú trọng vào phát triển thị trường truyền thống. Giữ
vững uy tín với khách hàng. Đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các bạn hàng về chất
lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng, có nhiều tiến bộ trong công tác tiếp thị, linh hoạt
trong đàm phán với khách hàng. Có các chính sách hợp lý về giá cả, nhờ đó mà không
những Công ty đã giữ được các bạn hàng cũ mà còn có thêm được nhiều đơn đặt hàng của
các khách hàng mới.
Năm 2009, do thị trường xuất khẩu sang Mỹ gặp nhiều khó khăn vì phải đối mặt với
khủng hoảng kinh tế toàn cầu và do các công ty nhập khẩu Mỹ lo ngại chính quyền Mỹ sẽ
áp dụng chính sách, đạo luật mới về giám sát hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ nên có 2
đơn hàng về áo thun của nam và nữ bị cắt giảm. Việc cắt giảm hai đơn hàng này đã làm
cho tổng sản lượng tiêu thụ của hai mặt hàng này trong năm 2009 giảm đi so với năm
2008 là 87.455 sp tương ứng với đó là giá trị xuất khẩu cũng giảm theo là 480,3 triệu
đồng. Các sản phẩm khác như là áo len, quần áo ngủ có tăng nhẹ so với năm 2008 nhưng
không đủ bù đắp so với hai đơn hàng bị cắt giảm. Nên so với năm 2008 thì tổng sản lượng
tiêu thụ của tất cả các sản phẩm vẫn giảm là 71.652 sp, với giá trị giảm là 156,5 triệu
đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 1,64%.
2.1.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
16
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2.2 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2006 - 2009

(Đơn vị tính : Đồng VN)
Chỉ tiêu
M
S
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Năm 2007/2006 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008
Số tiền
Tỷ
lệ
%
Số tiền
Tỷ
lệ
%
Số tiền
Tỷ
lệ %
Doanh thu
BH &
CCDV
10 6.723.015.100 8.052.295.170 9.895.150.732 9.774.092.863 1.329.800.070 19,8 1.842.855.562 22,9 -121.057.869 -1,2
Giá vốn
hàng bán
11 5.591.263.875 6.856.221.577 8.503.682.114 8.437.954.213 1.264.984.702 22,6 1.647.460.537 24 -65.727.901 -0,8
Lợi nhuận
gộp
20 1.131.751.225 1.196.073.593 1.391.468.618 1.336.138.650 64.322.368 5,7 195.395.025 16,3 -55.329.968 -3,9
Chi phí bán
hàng
24 281.882.931 278.884.540 270.048.702 295.491.327 -2.998.391 -1,1 -8.835.838 -3.2 25.442.625 9,4

Chi phí
QLDN
25 171.385.710 127.532.600 131.367.513 130.527.921 -43.853.110 -25,6 3.834.913 3 -839.592 -0,6
Chi phí tài
chính
22 102.700.901 110.815.925 137.013.007 83.371.574 8.115.024 7,9 26.197.082 23,6 -53.641.433 -39
Trong đó lãi
vay PT
99.851.901 100.815.925 120.952.715 81.020.321 964.024 0,97 20.136.790 19,97 -2.351.253 -1.9
LN thuần
HĐKD
30 575.781.683 678.840.528 853.039.396 826.747.828 103.058.845 17,9 174.198.868 25,7 -26.291.568 -3.1
Tổng lợi
nhuận trước
thuế TNDN
50 561.798.872 697.140.528 914.401.215 862.993.621 135.341.656 24,1 217.260.687 31,2 -51.408.394 -5,6
Lợi nhuận
sau thuế
60 404.495.187 501.941.180 658.368.875 647.245.216 97.445.992 24,1 156.427.695 31,2 -11.123.659 -1, 7
(Nguồn: Phòng kế toán - Trích báo cáo kết quả kinh doanh các năm)
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
17
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp
Qua bảng 2.2 ta thấy doanh thu qua các năm tăng với một tốc độ đáng kể, năm 2007
doanh thu tăng so với năm 2006 là 1.329.800.070 đồng tương đương với 19,8% Doanh
thu năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 1.842.855.562 đồng tương đương 22,9%.
Doanh thu năm 2009 so với năm 2008 giảm đi 121.057.869 đồng tương đương với tỷ lệ
giảm 1,2% nhưng so với kế hoạch đã đặt ra thì doanh thu vẫn tăng. Điều đó cho ta thấy
Công ty ngày càng phát triển, quy mô sản xuất được mở rộng, số lượng sản phẩm tiêu thụ
tăng lên không ngừng. Nhưng điều đó chưa phản ánh hết được hiệu quả kinh doanh, để

thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh ta phải xét đến lợi nhuận của doanh nghiệp đạt
được qua các năm.
Lợi nhuận năm 2007 tăng so với năm 2006 là 97.445.992 đồng tương đương với
24,1%. Ta thấy tỷ lệ tăng của lợi nhuận lớn hơn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu điều này cho
thấy trong năm Công ty làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận gộp tăng và đã tiết kiệm được các
khoản chi phí, chi phí bán hàng giảm 1,1%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 25,6% từ
đó làm tăng tổng lợi nhuận.
Tổng doanh thu của năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 22,9%, lợi nhuận sau thuế
năm 2008 so với năm 2007 tăng 156.427.695 đồng với tỷ lệ 31,2%. Xét tỷ lệ tăng doanh
thu với tỷ lệ tăng lợi nhuận ta thấy tỷ lệ tăng doanh thu vẫn nhỏ hơn tỷ lệ tăng lợi nhuận
đây là dấu hiệu tốt nhưng tuy nhiên ta cũng thấy một điều không tốt là tốc độ tăng của giá
vốn và chi phí tài chính là rất cao.
Tổng doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008 là 1,2%, lợi nhuận sau thuế năm
2009 cũng giảm 11.123.659 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,7%. Qua đây ta thấy tốc
độ giảm của doanh thu thấp hơn tốc độ giảm của lợi nhuận, điều đó có nghĩa là trong năm
2009 hoạt động kinh doanh của công ty không được tốt, mặc dù giá vốn, chi phí quản lý,
chi phí tài chính có giảm nhưng chi phí bán hàng lại tăng.
Nhìn chung lợi nhuận của Công ty khá ổn định qua các năm. Điều đó chứng tỏ Công
ty làm ăn có hiệu quả và đã sử dụng hợp lý nguồn vốn kinh doanh. Nhưng do Công ty
mới đi vào hoạt động nên phần chi phí tài chính thường là rất lớn do Công ty phải đi vay
vốn nhiều, trong khi đó doanh thu từ hoạt động tài chính không có, dẫn đến lợi nhuận từ
hoạt động tài chính các năm đều âm.
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
18
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.3 Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ một hoạt
động sản xuất kinh doanh nào. Vốn kinh doanh bao gồm : vốn lưu động, vốn cố định là
hình thái giá trị của mọi tài sản, máy móc thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
thuộc quyền sử dụng và quản lý của Công ty

Để phân tích Vốn kinh doanh của Công ty ta xét bảng sau :
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
19
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2.3 Cơ cấu Tài sản từ năm 2006-2009
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền
(Tr.đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(Tr.đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(Tr.đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(Tr.đồng)
Tỷ trọng
(%)
A Tài sản ngắn hạn 1.888.606.809 41,27
2.105.724.305 43,14 2.394.234.905 46,31 2.851.166.507 46,72
I. Tiền & các khoản
tương đương tiền 951.229.805 50,37
712.449.030 33,83 725.009.596 30,28 1.318.121.205 46,23
II. Các khoản phải thu 595.118.900 31,51
875.073.927 41,56 1.118.027.531 46,7 603.900.527 21,18
III. Hàng tồn kho 342.258.104 18,12

518.201.348 24,61 551.197.778 23,02 897.921.900 31,49
IV. TSLĐ khác
31.222.875 1,1
B Tài sản dài hạn 2.687.193.895 58,73
2.775.500.895 56,86 2.775.500.895 53,69 3.251.225.193 61,81
I. Tài sản cố định 2.687.193.895 100
2.665.193.895 96,02 2.701.193.714 97,32 3.181.499.193 97,86
II.Tài sản dài hạn khác
110.307.300 3,97 74.307.181 2,68 69.726.000 2,14
Cộng Tài sản 4.575.800.704 100
4.881.225.200 100 5.169.735.800 100 6.102.391.700 100
Nguồn: Phòng kế toán - Trích bảng cân đối kế toán năm
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
20
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2.4 : Bảng phân tích tốc độ tăng, giảm Vốn qua các năm
Năm
Tốc độ tăng, giảm Vốn Tốc độ tăng, giảm VLĐ Tốc độ tăng, giảm VCĐ
Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ %
2007/2006 305.424.496 6,67 217.117.496 11,50 88.307.000 3,29
2008/2007 288.510.600 5,91 288.510.600 13,7 0
2009/2008 932.655.900 18,04 456.931.602 19,08 475.724.298 9,2
Qua bảng 2.4 ta thấy quy mô vốn kinh doanh của Công ty đều tăng qua các năm cụ thể
là: Năm 2006 tổng nguồn vốn kinh doanh là 4.575.800.704 đồng, năm 2007 là 4.881.225.200
đồng tăng 305.424.596 đồng với tỷ lệ tăng 6,67% trong đó vốn lưu động tăng 11,50%,
vốn cố định tăng 3,29%. Tỷ lệ vốn lưu động trong năm tăng là do hàng tồn kho và các
khoản phải thu của công ty tăng, đây là một dấu hiệu không tốt vì các khoản phải thu tăng
chứng tỏ Công ty đang bị chiếm dụng vốn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của
Công ty. Vốn cố định tăng 3.29% do tăng tài sản dài hạn khác. Năm 2008 tổng vốn kinh
doanh là 5.169.735.800 đồng tăng 288.510.600 đồng so với năm 2007 do trong năm công

ty tiếp tục tìm kiếm thêm các khách hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu, và kéo theo các
khoản phải thu tăng, hàng tồn kho tăng và các tài sản lưu động khác cũng tăng tuy nhiên
công ty cũng cần phải quan tâm đến công tác thu hồi nợ, cần có các biên pháp cụ thể thúc
đẩy thu hồi nợ được nhanh chóng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2009 tổng vốn
kinh doanh tăng 932.655.900 đồng tương ứng tỷ lệ là 18,04%, đây là tỷ lệ tăng tương đối
lớn, vốn lưu động tăng 19,8%, vốn cố định tăng 9,2%. Vốn lưu động tăng do cả tiền và
hàng tồn kho đều tăng, Công ty đã thu hồi được các khoản nợ của khách hàng và vào đầu
năm tới Công ty có đơn đặt hàng gia công lớn nên cần phải dự trữ nguyên vật liệu để sản
xuất. Các khoản phải thu giảm mạnh, như vậy công ty không bị chiếm dụng vốn, tăng khả
năng thanh toán nhanh, công ty có điều kiện thuận lợi để thực hiện các giao dịch cần tiền.
Tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản tăng do trong năm công ty đã nhập thêm
một số máy móc thiết bị mới phục vụ cho sản xuất.
SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH
21

×