Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dụng cụ Cắt vàĐo lường Cơ khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.85 KB, 84 trang )

Luận văn tốt nghiệp
MỞĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế
thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên còn một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm “làm thế nào để
quản lí và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất”. Nguyên nhân này một
phần do giai đoạn chuyển đổi cơ chế mới bắt đầu, các doanh nghiệp nước ta
còn nhiều bỡ ngỡ với nền kinh tế thị trường. Hiệu quả sử dụng vốn thấp kém
ảnh hưởng một phần không nhỏđến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp hiện nay.
Vốn lưu động là một bộ phận nằm trong vốn kinh doanh của doanh
nghiệp, nhưng nó chính là mạch máu, quyết định mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Với sự luân chuyển biến đổi hình thái liên tục
của nó, công tác quản trị vốn lưu động trở nên khó khăn phức tạp đòi hỏi tốn
công sức.
Xuất phát từ những suy nghĩ trên, sau một thời gian thực tập tại
Công ty Dụng cụ Cắt vàĐo lường Cơ khí, em quyết định chọn đề tài “Thực
trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở
Công ty Dụng cụ Cắt vàĐo lường Cơ khí“.
Do kiến thức và thời gian hạn chế, luận văn khó tránh khỏi những
hạn chế. Em rất mong được sự góp ý của thày cô và các bạn để em hoàn
thành ý tưởng này tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn tiến sĩ .... cùng toàn
thể cô chú trong Công ty Dụng cụ Cắt vàĐo lường Cơ khíđã giúp em hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Nội dung luận văn được chia làm 3 phần:
Phần I: Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh
nghiệp
Phần II: Thực trạng về sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dụng cụ Cắt vàĐo
lường Cơ khí
Phần III: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động ở Công ty Dụng cụ Cắt vàĐo lường Cơ khí.


1
Luận văn tốt nghiệp
PHẦN I
VỐNLƯUĐỘNGVÀHIỆUQUẢSỬDỤNGVỐNLƯUĐỘNGTRONG
DOANHNGHIỆP
I. KHÁINIỆM, HIỆUQUẢSỬ
1. Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động
1.1.Khái niệm.
Một doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động
phải cóđối tượng lao động. Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được thể
hiện thành các bộ phận. Một bộ phận là vật tư dự trữ cho quá trình sản xuất
làm cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục ( như nguyên,
nhiên, vật liệu...), một bộ phận khác là vật tưđang trong quá trình chế biến,
sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá. Mặt khác doanh nghiệp nào cũng
gắn liền với lưu thông, do đó trong lưu thông lại hình thành nên một số
khoản hàng hoá, tiền tệ và vốn trong thanh toán.
Như vậy, doanh nghiệp nào cũng phải có vốn thích đáng đểđầu tư
mua sắm các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản đó gọi là vốn lưu
động trong doanh nghiệp. Hay nói một cách tổng quát: Vốn lưu động là một
bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, được biểu hiện bằng giá trị của tài sản
lưu động bao gồm tiền mặt, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải
thu, dự trữ tồn kho và các tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền trong
vòng một năm trở lại mà không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.2. Đặc điểm vốn lưu động
- Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của phần tài sản lưu động
nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
thực hiện thường xuyên liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của
chúng vào giá trị hàng hoá và thông qua lưu thông toàn bộ giá trị của chúng
được hoàn lại một lần sau một chu kì sản xuất kinh doanh.

2
Luận văn tốt nghiệp
- Vốn lưu động khi được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh
sẽ luân chuyển không ngừng và mang nhiều hình thái khác nhau.
Vòng luân chuyển của vốn lưu động được thể hiện qua sơđồ tổng
quát sau.
Sơđồ 1:Vòng luân chuyển của vốn lưu động
+ Vốn lưu động bằng tiền ban đầu, ở dạng tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng, các khoản tương đương tiền...
+ Khi doanh nghiệp sử dụng tiền để mua sắm nguyên, vật liệu, phụ
tùng thay thế, bán thành phẩm đầu vào...Vốn bằng tiền chuyển sang vốn vật
chất. Vốn vật chất này khi tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm sẽ biểu
hiện tiếp tục ở dạng vốn vật chất dưới hình thức: sản phẩm đang chế tạo,
thành phẩm...
+ Khi thành phẩm được tiêu thụ, vốn vật chất trở về hình thái vốn
bằng tiền ban đầu kết thúc một vòng luân chuyển vốn lưu động và bắt đầu
vòng luân chuyển mới...
Quá trình trên được diễn ra liên tục và thường xuyên lập lại theo chu
kì vàđược gọi là quá trình tuần hoàn và chu chuyển của vốn lưu động.
Trong thực tế, quá trình vận động của vốn lưu động diễn biến phức
tạp hơn nhiều bởi vì ngoài các giai đoạn cơ bản như trên, vốn lưu động có
khi còn phải chuyển hoá qua một hoặc nhiều giai đoạn trung gian như: công
nợ phải thu của người mua vật tư hàng hoá chưa trả tiền, công nợ phải trả
của người bán đã nhận tiền nhưng chưa giao hàng, các khoản tiền tạm ứng
cho công nhân viên chưa được thanh toán, các khoản vốn phải thu khác...
- Trong quá trình vận động, các giá trị của vốn lưu động có thểđược
biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế khác nhau.
3
Vốn bằng tiền ban đầu Vốn bằng tiền thu hồi
Vốn vật chất

Luận văn tốt nghiệp
+ Khi vốn lưu động được đầu tư vào chu kì sản xuất kinh doanh, giá
trị của vốn lưu động được biểu hiện qua chi phí biến đổi (như chi phí
nguyên vật liệu, chi phí cho lao động trực tiếp, chi phí thuê ngoài chế biến,
hoa hồng bán hàng...)
+ Khi vốn lưu động được hoàn lại, một phần giá trị vốn lưu động
được biểu hiện qua doanh thu bán hàng sau mỗi chu kì sản xuất kinh doanh.
2. Cơ cấu vốn lưu động
Để quản lí và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành
phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau.
Thông thường có các cách phân loại sau đây:
2.1.Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển của vốn lưu động:
Người ta chia vốn lưu động thành 3 loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm giá trị các khoản:
nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế,
công cụ lao động nhỏ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất gồm các khoản: giá trị sản phẩm
dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển...
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông gồm: thành phẩm, vốn bằng
tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, các khoản thế chấp, kí
cược, kí quỹ ngắn hạn.
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động
trong từng công đoạn sản xuất. Nó giúp cho doanh nghiệp có biện pháp kịp
thời đểđiều chỉnh cơ cấu vốn sao cho có hiệu quả nhất ( như việc hạn chế
vật liệu và thành phẩm tồn kho...)
2.2. Căn cứ vào nguồn tài trợ
* Nguồn tài trợ dài hạn: Là những nguồn vốn mà doanh nghiệp có
thể sử dụng trên một năm gồm những khoản sau:
Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:
+ Nguồn vốn do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.

4
Luận văn tốt nghiệp
+ Nguồn vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu.
+ Nguồn vốn có do liên doanh, liên kết.
+ Nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận giữ lại.
Nguồn vốn nợ dài hạn: Là những khoản nợ dài hạn của danh nghiệp,
thường là trên một năm hoặc phải trả sau một kỳ kinh doanh, không phân
biệt đối tượng và mục đích cho vay. Nợ dài hạn có thể là vay ngân hàng
hoặc phát hành các loại trái phiếu dài hạn.
* Nguồn tài trợ ngắn hạn: Là những khoản tiền mà doanh nghiệp có
trách nhiệm trả trong vòng một chu kỳ kinh doanh, thông thường là một
năm. Nguồn ngắn hạn bao gồm những khoản sau:
- Nợ dài hạn đến hạn trả.
- Tín dụng thương mại:Đây là nguồn vốn ngắn hạn thường hay được
các doanh nghiệp khai thác nhất. Nó còn được gọi là tín dụng nhà cung cấp.
Nguồn vốn này được khai thác một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán
chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Nguồn vốn tín dụng thương mại cóảnh
hưởng hết sức to lớn không chỉđối với toàn doanh nghiệp màđối với toàn bộ
nền kinh tế. Trong một số công ty, nguồn vốn tín dụng thương mại dưới
dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20% thậm chí 30% trong tổng
nguồn vốn. Có thể nói, đây là một phương pháp tài trợ tiện lợi trong kinh
doanh, mặt khác nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh
doanh một cách lâu bền. Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thểđược ấn định
khi hai bên ký kết hợp đồng kinh tế nói chung. Tuy nhiên cần nhận thấy tính
chất rủi ro của nguồn vốn này khi quy mô tài trợ vượt quá giới hạn an toàn.
Đó là mức chi phí cho các khoản trả chậm. Khi mua bán hàng hoá trả chậm,
chi phí này thường được ấn định dưới hình thức thay đổi mức giá (nâng đơn
giá cao hơn để bao hàm lãi suất tín dụng trong đó). Tốt nhất, tuỳ theo lãi
suất và thời hạn, doanh nghiệp phải xác định quy mô khoản tín dụng này ở
mức an toàn nhất.

- Tín dụng ngân hàng: Trong một khoảng thời gian ngắn nhất, đây là
nguồn tài trợ quan trọng đối với doanh nghiệp. Các ngân hàng có thểđáp
ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất theo các
phương thức sau:
5
Luận văn tốt nghiệp
+ Cho vay theo món: Theo phương thức này, khi phát sinh nhu cầu
bổ sung vốn với một lượng nhất định và thời gian xác định, doanh nghiệp
làm đơn xin vay. Nếu được ngân hàng chấp nhận, ngân hàng sẽ ký khếước
nhận nợ và sử dụng tiền vay. Việc trả nợđược thực hiện theo các kỳ hạn nợ
hoặc trả một lần vào ngày đáo hạn.
+ Cho vay luân chuyển: Phương pháp này được áp dụng khi doanh
nghiệp có nhu cầu vốn bổ sung thường xuyên trong suốt quá trình sản xuất
kinh doanh vàđáp ứng những điều kiện nhất định mà ngân hàng đặt ra. Theo
phương thức này, doanh nghiệp và ngân hàng thoả thuận một hạn mức tín
dụng cho một thời gian nhất định (ví dụ 1 năm). Hạn mức tín dụng được xác
định trên nhu cầu vốn bổ sung của doanh nghiệp và mức cho vay tối đa mà
ngân hàng có thể chấp nhận được. Căn cứ vào hạn mức tín dụng đã thoả
thuận, doanh nghiệp có thể nhận tiền vay nhiều lần, nhưng tổng các món nợ
không được vượt quá hạn mức đã xác định.
- Các khoản nợ ngắn hạn khác: Bao gồm các khoản như lương và
phụ cấp phải trả cho công nhân viên, thuế phải nộp cho Nhà nước, tiền ứng
trước của khách hàng, các khoản chi phí chưa chi...
Sơđồ 2: Các nguồn vốn tài trợ cho tài sản lưu động
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này sẽ giúp doanh nghiệp
luôn biết được cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của mình.
Từđó có thểđưa ra cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm tối đa chi phí sử dụng
vốn của doanh nghiệp.
2.3. Căn cứ vào hình thái biểu hiện ta có:
Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt hiện có trong két, tiền gửi ngân

hàng và các khoản tiền đang chuyển. Nóđược sử dụng đểđáp ứng nhu cầu
6
TÀI
SẢN
LƯU
ĐỘNG
Vay ngắn
hạn
Vay dài
hạn
Vốn chủ sở
hữu
Luận văn tốt nghiệp
thanh toán ngay lập tức của doanh nghiệp. Tiền bản thân nó là loại tài sản
không sinh lãi. Do vậy, trong công tác quản lý tiền thì việc tối thiểu hoá
lượng tiền phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên, việc giữ tiền
trong kinh doanh cũng hết sức cần thiết bởi những lý do sau:
- Giữđủ tiền mặt giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội
trong kinh doanh, chủđộng trong các hoạt động thanh toán chi trả.
- Khi mua hàng hoá dịch vụ, nếu cóđủ tiền mặt, công ty có thểđược
hưởng lợi thế chiết khấu.
- Khi cóđủ tiền mặt doanh nghiệp có thểđối phó với những tình
huống khẩn cấp như hỏa hoạn, đình công...
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Do tiền không sinh lãi nên
những doanh nghiệp muốn duy trì một lượng tài sản có tính lỏng cao thường
để chúng dưới dạng đầu tư tài chính ngắn hạn. Chúng thường là những
chứng khoán như trái phiếu hoặc cổ phiếu dễ dàng mua và bán trên thị
trường tài chính theo mức giáđãđịnh. Khác với việc giữ tiền, đầu tư tài chính
mang lại một khoản thu nhập cho doanh nghiệp. Sự chuyển dịch từ tiền sang
chứng khoán ngắn hạn tuỳ theo khả năng của các nhà quản lý tài chính và

tuỳ thuộc vào lãi suất thị trường.
Các khoản phải thu:Đây là một trong những bộ phận quan trọng
của vốn lưu động. Khi doanh nghiệp bán hàng hoá của mình cho doanh
nghiệp khác, thông thường người mua sẽ không trả tiền ngay lúc giao hàng.
Các hoáđơn chưa được trả tiền này thể hiện quan hệ tín dụng thương mại và
chúng tạo nên những khoản phải thu khách hàng. Các khoản phải thu khách
hàng có tính “lỏng” ở mức trung bình, thường được chuyển thành tiền trong
từ 30-60 ngày. Tuy nhiên cũng có những trường hợp rủi ro do khách hàng
không trả tiền. Do vậy khi xem xét thực hiện chính sách tín dụng thương
mại, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ.
Ngoài ra còn có một số khoản phải thu khác như thu nội bộ, tiền ứng
trước cho người bán, tiền thế chấp...
Hàng dự trữ: Bao gồm vật tư, hàng hoá, thành phẩm, giá trị sản
phẩm dở dang. Đây là loại tài sản có tính “lỏng” thấp nhưng rất quan trọng
7
Luận văn tốt nghiệp
trong quá trình sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp cần có phương pháp quản lý
hiệu quảđể tránh thiếu hay tồn đọng quá lớn gây khó khăn cho sản xuất.
Tài sản lưu động khác:Đây là những khoản tồn tại của vốn lưu
động mà người ta khó có thể phân loại chúng vào một nhóm nào đó. Nó bao
gồm: tạm ứng, chi phí trả trước chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử
lý, các khoản ký quỹ, ký cược... Tạm ứng là những khoản tiền doanh nghiệp
giao cho cán bộ công nhân viên nhận tạm để thực hiện nhiệm vụ nào đó cho
doanh nghiệp. Chi phí trả trước là những khoản chi phí thực tếđã phát sinh
nhưng chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và sẽđược kết chuyển sau
này.
Dựa vào cách phân loại này, doanh nghiệp có cơ sởđể thanh toán,
kiểm tra kết cấu tối ưu của vốn lưu động, từđó có những quyết định để tận
dụng số vốn lưu động đã bỏ ra.
2.4. Căn cứ vào phương pháp xác định

Có thể chia vốn lưu động làm 2 loại:
Vốn lưu động định mức: là số vốn lưu động cần thiết tối thiểu,
thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, bao gồm có: vốn dự trữ, vốn
trong sản xuất và thành phẩm, hàng hoá mua ngoài cần cho tiêu thụ sản
phẩm, vật tư thuê ngoài chế biến.
Vốn lưu động không định mức: là số vốn lưu động phát sinh trong
quá trình kinh doanh nhưng không có căn cứđể tính toán định mức được.
Mặc dù có thể phân loại vốn lưu động theo nhiều tiêu thức khác nhau, song
về cơ bản, vốn lưu động được cấu thành từ các khoản mục nhất định mà mỗi
một trong sốđóđều có vị trí và tầm quan trọng riêng. Vì vậy việc hiểu rõ
từng bộ phận của vốn lưu động nhằm sử dụng chúng một cách có hiệu quả
nhất làđòi hỏi tất yếu được đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp.
3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
8
Luận văn tốt nghiệp
Đặc trưng cơ bản nhất của vốn lưu động là sự luân chuyển liên tục
trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh và chuyển toàn bộ giá trị một lần
vào sản phẩm trong chu kì kinh doanh. Do vậy khi đánh giá về hiệu quả sử
dụng vốn lưu động, người ta chủ yếu đánh giá về tốc độ luân chuyển của nó.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức
các mặt công tác, mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp
hợp lí hay không hợp lí, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không tốt,
các khoản phí tổn trong sản xuất kinh doanh cao hay thấp, tiết kiệm hay
không tiết kiệm.
Ngoài mục tiêu sử dụng cho mua sắm, dự trữ, vốn lưu động còn
được sử dụng trong thanh toán. Bởi vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn
thể hiện ở khả năng đảm bảo lượng vốn lưu động cần thiết để thực hiện
thanh toán. Đảm bảo đầy đủ vốn lưu động trong thanh toán sẽ giúp doanh
nghiệp tự chủ hơn trong kinh doanh, vừa tạo uy tín với bạn hàng và khách

hàng.
Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ và năng lực quản lí vốn lưu động của doanh nghiệp, đảm
bảo vốn lưu động được luân chuyển với tốc độ cao, đảm bảo khả năng thanh
toán của doanh nghiệp luôn ở tình trạng tốt và mức chi phí vốn bỏ ra là thấp
nhất.
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3.2.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động
sản xuất kinh doanh
* Sức sản xuất của vốn lưu động : Là chỉ sốđược tính bằng tỷ lệ giữa
tổng doanh thu tiêu thụ trong một kì chia cho vốn lưu động bình quân trong
kì của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu
động nhanh hay chậm, trong một chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được
bao nhiêu vòng
9
Sức sản xuất
của
vốn lưu động
=
Tổng doanh thu tiêu thụ
Vốn lưu động bình quân
Luận văn tốt nghiệp
Nếu chỉ số này tăng so với những kì trước thì chứng tỏ doanh
nghiệp hoạt động luân chuyển vốn có hiệu quả hơn và ngược lại.
*Thời gian của một vòng chu chuyển
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho một vòng quay của vốn
lưu động trong kì phân tích. Thời gian luân chuyển của vốn lưu động càng
ngắn thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động rất linh hoạt, tiết
kiệm và tốc độ luân chuyển của nó sẽ càng lớn.
* Hệ sốđảm nhiệm của vốn lưu động

Hệ sốđảm nhiệm vốn lưu động phản ánh đểđược một đồng doanh
thu tiêu thụ thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng
cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động
tiết kiệm được càng lớn.
*Sức sinh lợi của vốn lưu động:
Chỉ tiêu này đánh giá một đồng vốn lưu động hoạt động trong kì
kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
3.2.2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
a. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện khá rõ nét qua một số
chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán
phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong
kì với các khoản phải thanh toán trong kì. Do tính chất “lỏng” cao, vốn lưu
động được coi là nguồn chủ yếu để thực hiện thanh toán của doanh nghiệp.
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán gồm:
10
Thời gian một
vòng chu chuyển
Thời gian của kì phân tích
Số vòng quay của vốn lưu động
trong kì
=
Hệ sốđảm nhiệm
vốn lưu động
Vốn lưu động bình quân
Tổng doanh thu tiêu thụ
=
Sức sinh lợi của
vốn lưu động
Lợi nhuận trước thuế

Vốn lưu động bình quân trong kì
=
Luận văn tốt nghiệp
* Hệ số thanh toán hiện hành: Là tỷ lệđược tính bằng cách chia tài
sản lưu động cho nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động thường bao gồm tiền, các
khoản chứng khoán ngắn hạn bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng, tín dụng
thương mại và các khoản phải trả khác. Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn
đều có một thời hạn tồn tại rất ngắn (thường < 1 năm). Tỷ lệ này là thước đo
khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các
khoản nợ của chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể
chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn các
khoản nợđó.
Tuỳ thuộc vào từng ngành kinh doanh và từng thời kỳ kinh doanh
mà hệ số này được đánh giá là tốt hay xấu. Tuy nhiên, chủ nợ sẽ tin tưởng
hơn nếu chỉ số này của doanh nghiệp > 1.
*Hệ số thanh toán nhanh: Là tài sản được tính bằng cách chia tài sản
quay vòng nhanh cho nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài
sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền bao gồm: tiền, chứng khoán
ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ (tồn kho), là những tài sản khó
chuyển đổi thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu
được đem bán. Do vậy, hệ số thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả
các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ vàđược
xác định bằng cách lấy tài sản lưu động trừđi phần dự trữ và chia cho nợ
ngắn hạn
Nếu chỉ số này >1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp được
đánh giá là khả quan, ngược lại doanh nghiệp sẽ có nguy cơ rơi vào tình
trạng vỡ nợ.
11
Hệ số thanh toán
hiện hành

Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
=
Hệ số thanh toán
nhanh
Tài sản lưu động- dự trữ
Nợ ngắn hạn
=
=
Tiền mặt + CK ngắn hạn + phải thu
Nợ ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp
*Hệ số thanh toán tức thời:
Tỷ lệ này phản ánh khả năng thanh toán ngay lập tức tại thời điểm
xác định tỷ lệ không phụ thuộc vào các khoản phải thu và dự trữ. Nóđược
tính bằng tỷ lệ giữa tổng số vốn bằng tiền hiện có và nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp. Tổng số vốn bằng tiền được xác định là toàn bộ số tiền mặt và
chứng khoán thanh khoán có khả năng thanh khoản cao mà doanh nghiệp
đang nắm giữ.
Chỉ số này thường > 0,5 đối với các doanh nghiệp được đánh giá là
có tình hình thanh toán tương đối tốt. Ngược lại thì doanh nghiệp khó khăn
trong tiền mặt dự trữ. Tuy nhiên, nếu tỷ suất này quá cao thì nó lại phản ánh
tình hình không tốt vì lượng vốn bằng tiền quá lớn gây rủi ro chi phí cơ hội
cao, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
b. Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng hoạt động của các bộ phận
của vốn lưu động.
Vốn lưu động được hợp thành từ nhiều bộ phận cấu thành. Do vậy,
khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta cần đánh giáđến những chỉ
tiêu hoạt động của bộ phận cấu thành nên vốn lưu động. Nhóm chỉ tiêu này
bao gồm:

*Vòng quay tiền mặt:
Vòng quay tiền mặt phản ánh một đồng tiền mặt và chứng khoán
ngắn hạn tạo được mấy đồng doanh thu trong kì nghiên cứu hay nó quay
được bao nhiêu vòng. Chỉ số này nói lên hiệu quả sử dụng tiền mặt và chứng
khoán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp
đang sử dụng có hiệu quả tài sản này.
*Vòng quay hàng tồn kho:
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng đánh giá hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, vòng quay dự trữđược xác định bằng tỷ lệ giữa
12
Hệ số thanh toán
tức thời
Tiền mặt + CK ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
=
Vòng quay
tiền mặt
Tổng doanh thu tiêu thụ
Tiền mặt và CK ngắn hạn bình quân
=
Luận văn tốt nghiệp
doanh thu tiêu thụ trong năm và giá trị tài sản dự trữ (nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá bình quân...)
Thông thường chỉ tiêu này > 9 thìđược đánh giá là tương đối tốt.
*Thời gian một vòng quay hàng tồn kho:
Chỉ tiêu này cho biết trong một chu kì kinh doanh, hàng dự trữ quay
hết một vòng tốn bao nhiêu thời gian. Chỉ tiêu này có thể lớn hay nhỏ tuỳ
thuộc vào ngành kinh doanh và tính chất của sản phẩm. Tuy nhiên, dù thế
nào thì nó vẫn rất quan trọng đối với quản lí hàng tồn kho. Doanh nghiệp có
khả năng quản lí vốn dự trữ tốt thì chỉ tiêu này thường nhỏ hơn so với chỉ

tiêu trung bình của ngành, nó phản ánh đồng vốn lưu động của doanh nghiệp
rất linh hoạt không bịứđọng ở khâu dự trữ.
* Vòng quay các khoản phải thu:
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng thu hồi vốn từ các khoản
phải thu của doanh nghiệp. Nó xác định trong một chu kì kinh doanh các
khoản phải thu của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng.
*Kì thu tiền bình quân:
Trong phân tích tài chính, chỉ tiêu này được sử dụng đểđánh giá khả
năng thu hồi vốn trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh
thu tiêu thụ bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc
vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp và các khoản trả trước.
13
Vòng quay hàng
tồn kho
=
Tổng doanh thu tiêu thụ
Dự trữ bình quân
Thời gian một vòng
quay hàng tồn kho
Thời gian kì phân tích
Số vòng quay hàng tồn kho trong kì
=
Vòng quay của các
khoản phải thu
=
Tổng doanh thu tiêu thụ
Các khoản phải thu bình quân
Kì thu tiền
bình quân
=

Các khoản phải thu
Doanh thu bình quân một ngày
Luận văn tốt nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để doanh nghiệp thu được
nợ từ các khoản phải thu trong một ngày là bao nhiêu. Nó cũng đánh giá thể
hiện rõ chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp (thoáng hay chặt
chẽ). Chỉ tiêu này nằm vào khoảng từ 20-30 ngày là có thể chấp nhận được.
II.
CÁCNHÂNTỐẢNHHƯỞNGĐẾNHIỆUQUẢSỬDỤNGVỐNLƯUĐỘ
NGỞDOANHNGHIỆP
Các chỉ tiêu trên đã cho thấy sựđánh giá kháđầy đủ về tình hình sử
dụng vốn lưu động trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động quản kinh
doanh vốn rất đa dạng. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động không chỉđược đánh
giá từ giác độđịnh lượng tài chính. Muốn thực hiện tốt công tác phân tích,
đánh giá quản líđể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì cần xem xét
dưới góc độ tổng thể. Do đó, để có kết quảđánh giá chính xác thì cần xem
xét đến các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động này.
Ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động có rất nhiều nhân tố,
tuy nhiên để tiện lợi cho việc nghiên cứu ta có thể chia làm hai nhóm:
1. Nhóm nhân tố chủ quan ở doanh nghiệp
1.1. Quản trị vốn tiền mặt ở doanh nghiệp
Tiền mặt tại quỹ là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền
của doanh nghiệp .
Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn có nhu
cầu dự trữ tiền mặt hay tiền mặt tương đương (các chứng khoán có khả năng
chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng ) ở một quy mô nhất định.
Nhu cầu dự trữ tiền mặt trong doanh nghiệp thông thường làđểđáp
ứng nhu cầu giao dịch hằng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh
toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng
đểứng phó với nhu cầu vốn bất thường chưa dựđoán được vàđộng lực “ đầu

cơ ‘ trong việc dự trữ tiền mặt để có thể sử dụng ngay khi xuất hiện các cơ
hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức tiền mặt đủ
lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ hội thu được chiết khấu trên hàng
mua trảđúng kỳ hạn, làm tăng khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.
14
Luận văn tốt nghiệp
Quy mô vốn tiền mặt là kết quả thực hiện nhiều quyết định kinh
doanh trong các thời kỳ trước, song việc quản trị vốn tiền mặt không phải là
một việc thụđộng. Nhiệm vụ quản trị vốn tiền mặt do đó không chỉ làđảm
bảo cho doanh nghiệp cóđầy đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết đểđáp ứng kịp
thời nhu cầu thanh toán mà quan trọng hơn là tối ưu hoá số ngân quỹ hiện
có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hoá việc
đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời.
Nội dung quản trị vốn tiền mặt trong doanh nghiệp thông thường
bao gồm:
- Xác định mức tồn tối thiểu.
Mức tồn quỹ tối thiểu cần được xác định sao cho doanh nghiệp có
thể tránh được .
+ Rủi ro do không có khả năng thanh toán ngay, phải ra hạn thanh
toán nên phải trả lãi cao hơn.
+ Mất khả năng mua chịu của doanh nghiệp
+ Không có khả năng tận dụng các cơ hội kinh doanh tốt.
Phương pháp thường dùng để xác định mức tồn quỹ tối thiểu là lấy
mức xuất quỹ trung bình hằng ngày nhân với số lượng ngày dự trữ tồn quỹ.
- Dựđoán và quản lý các nguồn nhập xuất ngân quỹ .
- Dựđoán ngân quỹ là tập hợp các dự kiến về nguồn và sử dụng
ngân quỹ. Ngân quỹ hàng năm được lập vừa tổng quát vừa chi tiết cho từng
tháng và tuần..
Dựđoán các nguồn nhập ngân quỹ bao gồm luồng thu nhập thu nhập
từ kết quả kinh doanh, luồng đi vay và các nguồn tăng vốn khác. Trong các

luồng thu nhập ngân quỹ kể trên, luồng nhập ngân quỹ từ kết quả kinh
doanh là quan trọng nhất. Nóđược dựđoán dựa trên cơ sở các khoản doanh
thu bằng tiền mặt dự kiến trong kỳ.
Dựđoán các nguồn xuất ngân quỹ thường bao gồm các khoản chi
cho hoạt động kinh doanh như mua sắm tài sản, trả lương, các khoản chi cho
hoạt động đầu tư theo kế hoạch của doanh nghiệp, các khoản chi trả tiền lãi
phải chia, nộp thuế và các khoản chi khác.
Trên cơ sở so sánh các luồng thu nhập và luồng xuất ngân quỹ,
doanh nghiệp có thể thấy được mức dư hay thâm hụt ngân quỹ. Từđó thực
15
Luận văn tốt nghiệp
hiện các biện pháp cân bằng thu chi ngân quỹ như tăng tốc độ thu hồi các
khoản nợ phải thu, đồng thời giảm tốc độ xuất quỹ nếu có thể thực hiện
được hoặc có nghệ thuật sử dụng các khoản nợđang trong quá trình thanh
toán. Doanh nghiệp cũng có thể huy động các khoản vay thanh toán của
ngân hàng. Ngược lại khi luồng nhập ngân quỹ lớn hơn luồng xuất ngân quỹ
thì doanh nghiệp có thể sử dụng phần dư ngân quỹđể thực hiện các khoản
đầu tư trong thời hạn cho phép để nâng cao hiệu quả sử dụng số vốn tạm
thời nhàn rỗi của mình
1.2.Quản trị các khoản phải thu ở doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác
nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán: các khoản
phải thu, phải trả. Tỷ lệ các khoản phải thu phải trả trong các doanh nghiệp
có thể khác nhau, thông thường chúng chiếm từ 15% - 20% trên tổng tài sản
của doanh nghiệp.
Các nhân tốảnh hưởng đến quy mô các khoản phải thu thường là:
- Khối lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ bán chịu cho khách hàng:
trong một số trường hợp để khuyến kích người mua, doanh nghiệp thường
áp dụng phương thức bán chịu (giao hàng trước, trả tiền sau) đối với khách
hàng. Điều này có thể làm tăng thêm một số chi phí do việc tăng thêm các

khoản nợ phải thu của khách hàng (chi phí quản lý khoản phải thu, chi phí
thu hồi nợ, chi phí rủi ro ...). Đổi lại, doanh nghiệp cũng có thể tăng thêm
được lợi nhuận nhờ mở rộng số lượng sản phảm tiêu thụ .
- Sự thay đổi theo thời vụ của doanh thu: Đối với các doanh nghiệp
sản xuất có tính chất thời vụ, trong những thời kỳ sản phẩm của doanh
nghiệp có nhu cầu tiêu dùng lớn, cần khuyến khích tiêu thụđể thu hồi vốn.
Giới hạn của lượng vốn thu hồi: nếu lượng vốn phải thu quá lớn thì không
thể tiếp tục bán chịu vì sẽ làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp.
- Thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi doanh nghiệp,
Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản
phẩm cóđặc điểm sử dụng lâu bền thì kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn
các doanh nghiệp ít vốn, sản phẩm dễ hư hao, mất phẩm chất, dễ bảo quản.
16
Luận văn tốt nghiệp
- Một điều dễ nhận thấy, hầu như các doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản đều mắc một sai làm nghiêm trọng là quá dễ dãi trong vấn đề
bán chịu.
Trong thương mại, hình thức bán chịu không thể bị loại bỏ mà buộc
các doanh nghiệp phải chấp nhận sự tồn tại của nó song song với các hình
thức bán sản phẩm khác. Bạn muốn có nhiều cơ may phát triển thì phương
thức bán “ đồng trảđồng chịu“ phải được coi như là một chính sách, một
điều tất yếu trong hoạt động kinh doanh của bạn nhưng cóđiều bán hàng
thiếu chịu cho ai? đều phải được xử lý thận trọng.
Doanh nghiệp chỉ nên cho thiếu chịu những người xét thấy có khả
năng được hưởng sự tín dụng, đó là những người “tâm huyết với nghề” đều
trả những khoản nợđúng hẹn. Họ không thuộc những thành phần hay khuếch
trương về doanh thu vàđặc biệt họ không bao giờ chấp nhận giá cả một cách
tuỳ tiện.
Không ít doanh nghiệp cho bạn hàng thiếu chịu, sau đó không thể
thu hồi được đồng vốn, mà trong số các lý do không chỉđơn thuần là việc tin

tưởng khách hàng ngay lần gặp gỡđầu. Có những khách hàng thời gian đầu
thanh toán rất đúng hẹn nhưng đến một lúc nào đó số nợ tăng lên lớn quá,
với tốc độ gia tăng rất nhanh và chủ doanh nghiệp buộc phải đến ngân hàng
vay tiền vì số tiền thu vềđãít lại chậm không đủđể trang trải cho khoản chi
cần thiết. Trong trường hợp này chủ doanh nghiệp là người phải chịu trách
nhiệm trước nhất. Các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng
chủ yếu do những nguyên nhân sau:
- Cả nể và dễ tin vào lời hẹn của khách hàng .
- Sợ mất một bạn hàng.
- Muốn khuếch chương thực lực của mình.
Trong trường hợp này, phía khách hàng thường đưa ra những
nguyên nhân dẫn đến chậm thanh toán .
- Hàng hoá không bán được, tốc độ lưu thông chậm.
- Chưa thu được nợ của bạn hàng.
- Những biến cố bất ngờ
Vàđể kết thúc cuộc trao đổi thông tin, phía bên cho nợ sẽ tự biện hộ
cho mình:
17
Luận văn tốt nghiệp
- Cứ suất hàng để kịp giao cho khách rồi ngày một ngày hai sẽ thanh
toán số tiền còn lại .
- Số nợ như vậy không đáng kể gì so với thực lực kinh tế của doanh
nghiệp đang cho nợ.
Để giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải
thu, hạn chế việc phát sinh các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, doanh
nghiệp cần coi trọng các các biện pháp chủ yếu sau đây:
- Phải mở sổ theo rõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài
doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn.
- Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán (lựa
chọn khách hàng, giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả

trước một phần giá trịđơn hàng, bán nợ ...)
- Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng. Khi bán
chịu cho khách hàng phải xem xét kĩ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp
đồng kinh tếđã ký kết.
- Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá
giới hạn thanh toán theo hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất tương
ứng như lãi suất quá hạn của ngân hàng.
- Phân loại các khoản nợ quá hạn: Tìm nguyên nhân của từng khoản
nợ (khách quan, chủ quan) để có biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ;
thoảước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng hoặc yêu cầu toàán kinh
tế giải quyết theo thủ tục phá sản doanh nghiệp.
1.3. Quản trị vốn tồn kho dự trữở doanh nghiệp
* Tồn kho dự trữ và các nhân tốảnh hưởng đến vốn tồn kho dự trữ.
Hàng dự trữ là một trong những tài sản có giá trị lớn trong doanh
nghiệp. Thông thường giá trị hàng dự trữ của các doanh nghiệp chiếm 40-
50% tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc quản lý
kiểm soát tốt hàng dự trữ có một ý nghĩa kinh tế vô cùng quan trọng, nó góp
phần đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục, có hiệu quả.
Bản thân vấn đề quản lý hàng dự trữ có hai mặt trái ngược nhau là,
đểđảm bảo sản xuất liên tục, tránh đứt quãng trên dây chuyền sản xuất, đảm
bảo sản xuất đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng trong bất kỳ
18
Luận văn tốt nghiệp
tình huống nào, doanh nghiệp cóýđịnh tăng dự trữ. Ngược lại, dự trữ tăng
lên, doanh nghiệp lại phải tốn thêm những chi phí khác có liên quan đến dự
trữ chung.
Vì vậy, bản thân doanh nghiệp cần phải tìm cách xác định mức độ
cân bằng giữa mức độđầu tư cho hàng dự trữ và lợi ích do thoả mãn nhu cầu
của sản xuất và nhu cầu người tiêu dùng với chi phí tối thiểu nhất.
Hàng dự trữ bao gồm các nguyên vật liệu, bán thành phẩm dụng cụ

phụ tùng, thành phẩm tồn kho... Tuỳ theo các loại hình doanh nghiệp khác
nhau mà các dạng hàng dự trữ cũng khác nhau và nội dung hoạch định, kiểm
soát hàng dự trữ cũng khác nhau.
Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp nhiều hay ít chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố. Tuỳ theo theo từng loại tồn kho dự trữ mà các nhân tốảnh
hưởng cóđặc điểm riêng.
Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu, thường phụ
thuộc vào:
+ Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất
của doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp thường
bao gồm 3 loại : dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ ( đối
với doanh nghiệp sản xuất có tính thời vụ ) .
+ Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường .
+ Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng
nguyên vật liệu với doanh nghiệp .
+ Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh
nghiệp.
+ Giá cả của các nguyên vật liệu, nhiên liệu được cung ứng.
Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các
nhân tốảnh hưởng gồm:
+ Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình
chế tạo sản phẩm .
+ Độ dài thời gian, chu kỳ sản xuất sản phẩm.
+ Trình độ sản xuất của doanh nghiệp .
Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm, thành phẩm, thường chịu ảnh
hưởng các nhân tố :
19
Luận văn tốt nghiệp
+ Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm .
+ Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng .

+ Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp .
* Các phương pháp quản trị vốn tồn kho dự trữ
Mô hình đặt hàng kinh tế cơ bản ( EOQ ).
Khi sử dụng mô hình này người ta dựa vào các giả thiết quan trọng
sau:
+ Nhu cầu phải biết trước và nhu cầu không đổi
+ Phải biết trước thời gian kể từ khi đặt hàng cho tới khi nhận được
hàng và thời gian đó không đổi.
+ Lượng hàng của mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến
hàng vàđược thực hiện ở một thời điểm đãđịnh trước.
+ Chỉ có duy nhất hai loại chi phí là chi phí tồn trữ và chi phíđặt
hàng.
+ Sự thiếu hụt trong kho hoàn toàn không xảy ra nếu nhưđơn đặt
hàng được thực hiện đúng thời gian.
Nếu ta gọi :
D - nhu cầu hàng năm về loại hàng dự trữ .
Q - lượng hàng dự trữ cho một đơn hàng.
S - chi phíđặt hàng tính trên một đơn hàng .
H - chi phí tồn trữ trung bình trên một đơn vị dự trữ trong năm .
D - nhu cầu hằng ngày về nguyên vật liệu.
d = D / số ngày sản xuất trong năm.
P - mức độ cung ứng hàng ngày.
L - thời gian vận chuyển một đơn hàng.
Với giả thiết trên đây sơđồ biểu diễn mô hình sử dụng hàng dự trữ cơ
bản có dạng như sau:
20
Q*
Q=Q*/2
Thời gian

Luận văn tốt nghiệp
Sơđồ 3: Biểu diễn mô hình sử dụng hàng dự trữ cơ bản
Khi đó C
tt
(chi phí tồn trữ) = Q x H/2.
C
dh
(chi phíđặt hàng) = D xS/Q.
Như vậy có hai loại chi phí là chi phí là biến đổi khi lượng dự trữ
thay đổi là C
tt
và C
dh
.
Mục tiêu của doanh nghiệp là tối thiểu hoá tổng các chi phí này.
Có TC = C
tt
+C
đh
= QxH/2 +DxS/Q.
Lấy đạo hàm 2 vế theo Q ta được:
(TC)’ =H/2 - DxS/Q
2
Để TC
min
thì (TC)’ =0 ⇔ H/2 =DxS/Q
2
⇔ Q*=
H
DS2

Vậy Q*=
H
DS2
thì TC
min
N =D/Q*
ROP (Điểm đặt hàng lại) = dxL
* Mô hình sản lượng theo đơn đặt hàng sản xuất (POQ)
Trong mô hình EOQ, chúng ta giảđịnh toàn bộ lượng hàng của một
đơn hàng được nhận ngay trong một chuyến hàng. Tuy nhiên, có những
trường hợp doanh nghiệp sẽ nhận hàng dần dần trong một thời gian nhất
định. Trong trường hợp như thế chúg ta hãy nghiên cứu mô hình POQ.
Trong mô hình này, các giả thiết giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt
duy nhất là hàng được đưa đến nhiều chuyến.
Cũng bằng phương pháp tương tự như trên ta tính được:
Q* =
)/1(
2
pdH
DS

*Mô hình khấu trừ theo số lượng
Để tăng doanh thu bán hàng, nhiều Công ty thường đưa ra chính sách
bán hàng theo giá giảm khi số lượng mỗi lần mua cao lên. Chính sách bán
21
Luận văn tốt nghiệp
hàng như vậy được gọi là mô hình bán hàng khấu trừ theo số lượng bán.
Nếu chúng ta mua với số lượng lớn sẽđược hưởng giá thấp. Nhưng số lượng
dự trữ sẽ cao và do đó, lượng chi phí tồn trữ sẽ tăng. Xét về mức chi phíđặt
hàng thì lượng đặt hàng tăng lên, sẽ dẫn đến chi phíđặt hàng giảm đi. Mục

tiêu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí về dự trữ hàng năm là
bé nhất. tổng chi phíđược tính như sau:
TC
dt
=Pr xD xS/Q + Q xH/2
Trong đó: Pr xD là chi phí mua hàng
Để xác định được lượng đơn hàng tối ưu phù hợp với các mức bán
hàng khác nhau, ta tiến hành 4 bước sau đây:
Bước 1: Xác định lượng đặt hàng tối ưu Q* ở từng mức khấu trrừ theo
công thức:
Q* =
H
DS2
=
Pr
2
I
DS
Trong đó:
Chi phí tồn trữ bằng tỷ lệ (%) chi phí tồn trữ tính theo giá mua một
đơn vị hàng.
I -là tỷ lệ % chi phí tồn trữ tính theo giá mua một đơn hàng.
Pr -là giá mua một đơn hàng.
Bước 2: Xác định lượng đơn hàng tối ưu điều chỉnh Q* theo mỗi
mức khấu trừ khác nhau, ở mỗi mức khấu trừ khác nhau, nếu sản lượng đơn
hàng đã tính ở bước 1 quá thấp đến nỗi không đủđiều kiện để hưởng mức
giá khấu trừ, chúng ta điều chỉnh sản lượng của đơn hàng lên đến mức sản
lượng tối thiểu đểđược hưởng giá khấu trừ.
Bước 3: Sử dụng công thức tính tổng chi phí của hàng dự trữ nêu trên
để tính toán tổng chi phí cho các mức sản lượng đãđược xác định ở bước 1

và bước 2.
Bước 4: Chọn Q* nào có tổng cho phí của hàng dự trữ thấp nhất đã
xác định ở bước 3. Đó chính là sản lượng tối ưu của đơn hàng.
2. Nhóm các nhân tố khách quan ở doanh nghiệp
Là nhóm các nhân tố do môi trường bên ngoài doanh nghiệp gây ra.
Nó không phụ thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp và không nằm trong
tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Đối với các nhân tố này, doanh nghiệp chỉ
22
Luận văn tốt nghiệp
có thể tận dụng hay tựđiều chỉnh nhằm phù hợp với quy luật của chúng. Ta
sẽ xem xét một số nhân tố sau:
* Các chính sách vĩ mô:
Trên cơ sở luật pháp, các chính sách kinh tế, Nhà nước tạo ra môi
trường cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Sự thay đổi
trong chếđộ chính sách đều có tác động tốt hoặc xấu đối với doanh nghiệp.
Đối với hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì các chính sách thuế, chính sách
tín dụng của Nhà nước sẽ có tác động rất lớn. Lãi suất và thuế suất thay đổi
sẽ có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần nắm bắt đúng đắn pháp luật để từđó lợi
dụng làm lợi cho mình từ những sựưu tiên hay những kẽ hở của luật pháp.
* Nhu cầu tiêu dùng:
Thị trường đầu ra là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp trong cơ chế
thị trường, có tác động trực tiếp lên hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu
như cầu tiêu dùng lớn, doanh thu tiêu thụ cao, doanh nghiệp sẽ tận dụng
được tối đa công suất của vốn lưu động, giảm tối thiểu thời gian ứđọng vốn.
Ngược lại, những biến động bất lợi về nhu cầu sẽ gây nên ứđọng vốn lớn,
ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Do
vậy, để có hoạt động tốt, doanh nghiệp cần tiến hành nắm bắt thị trường
thông qua nghiên cứu. Có như vậy doanh nghiệp mới lập được kế hoạch sử
dụng vốn lưu động có hiệu quả nhất.

* Tình hình cung ứng đầu vào:
Biến động thị trường đầu vào về lượng, về giáđều làm hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tăng hay giảm. Giá cả nguyên vật liệu tăng, cung về
nguyên vật liệu giảm đều sẽ có những tác động nhất định đến lượng hàng
tồn kho của doanh nghiệp, từđóảnh hưởng đến công tác nâng cao hiệu quảsử
dụng vốn lưu động. Vấn đề của doanh nghiệp là phải nắm bắt kĩ tình hình
thị trường đầu vào để có kế hoạch mua sắm phù hợp.
Ngoài ra thái độ người bán cũng cần được chúýđối với quản lí vốn
lưu động. Chính sách bán của người bán (bán chịu, chiết khấu) ảnh hưởng
rất lớn tới hoạt động huy động vốn lưu động trong doanh nghiệp. Với bạn
hàng, doanh nghiệp nên tận dụng tốt nhất nguồn vốn chiếm dụng để quay
23
Luận văn tốt nghiệp
vòng, nhưng cũng cần chúý tới những thay đổi từ phía bạn hàng để có
những ứng phó kịp thời với những bất ngờ.
*Tiến bộ khoa học công nghệ:
Ngày nay, khoa học đang tiến bộ không ngừng, nhiều phát minh mới
ra đời thay thế những cái cũ, lạc hậu. Công nghệ có tác động rất lớn tới hiệu
quả sử dụng vốn lưu động. Công nghệ mới sẽ làm rút ngắn thời gian vốn lưu
động bịứđọng trong sản xuất, tăng thêm vòng quay cho nó. Do đó, doanh
nghiệp cần phải thường xuyên cập nhật những công nghệ mới để cải tiến
quy trình sản xuất của mình thì mới nâng cao được hiệu quả hoạt động quản
lí vốn lưu động.
3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh
nghiệp
Như chúng ta đã biết, vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng cần
cho quá trình sản xuất như máu cần cho cơ thể con người. Nếu như con
người cần hấp thụ máu để tồn tại thì vốn đóng vai trò không thể thiếu được
trong việc làm lưu thông các mạch máu trong quá trình sản xuất tạo ra của
cải vật chất, duy trì vàđẩy nhanh tốc độ phát triển của toàn thể doanh

nghiệp. Vốn là nhân tố hàng đầu tạo ra sức bật cho doanh nghiệp tiến từng
bước vững chắc.
Tóm lại, tầm quan trọng của vốn nói chung và tầm quan trọng của
vốn lưu động nói riêng được mặc nhiên thừa nhận. Trong giai đoạn hiện
nay, rất nhiều doanh nghiệp đang phải đối diện trực tiếp với vấn đề nan giải
của sự “đói vốn”. Tuy vậy, điều đáng lo ngại vàđáng nói hơn đó là việc họđã
vàđang sử dụng vốn lưu động của mình đã thật sự có hiệu quả hay chưa. Bởi
vì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽđưa lại cho doanh nghiệp
những lợi ích to lớn, cụ thể là:
+ Vốn lưu động được sử dụng cho sản xuất kinh doanh càng có hiệu
quả cao thì năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm càng lớn. Vì
việc không ngừng tiết kiệm trong việc sử dụng vốn lưu động sẽ từng bước
hạ chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị
24
Luận văn tốt nghiệp
trường, tăng doanh thu, từđóđem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh
nghiệp.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động chính làđẩy nhanh tốc
độ chu chuyển vốn lưu động, làm cho nó quay được nhiều vòng hơn và tạo
ra nhiều lợi nhuận hơn từ một đồng vốn bỏ ra. Thêm vào đó, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động cũng góp một phần rất lớn vào việc giảm đi
những chi phí huy động những nguồn vốn có chi phí cao vào sử dụng, từđó
giảm tối đa được chi phí sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ Vốn lưu động được sử dụng hợp lí, có hiệu quả còn góp phần cải
thiện tình hình thanh toán cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng chi trả
cho các khoản nợ vay. Điều này cóý nghĩa rất quan trọng bởi vì hiện nay,
hầu hết các doanh nghiệp đều phải vay vốn của ngân hàng hay của các đối
tượng khác để bùđắp phần thiếu hụt của đơn vị mình dẫn đến một thực trạng
là riêng số tiền lãi phải trả hàng năm đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong

chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì những lí do trên mà mỗi doanh nghiệp phải tiến hành
thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động thông qua các chỉ
tiêu như vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hệ số
nợ ...Cho đến nay, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày
càng khẳng định vai trò không thể thiếu và tính tất yếu khách quan của nó
trong việc nâng cao sức cạnh tranh và góp phần làm tăng mức doanh lợi cho
doanh nghiệp, tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp
Nội dung cơ bản phần I của luận văn:
Những lí luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Ta đã biết, vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là
một trong những nhân tốđầu vào rất quan trọng đối với bất kì một loại hình
doanh nghiệp nào vàở bất kì thành phần kinh tế nào, nó có thểđược ví như
dòng máu trong cơ thể con người. Việc cóđủ vốn lưu động đã khó, song việc
bảo toàn và phát triển và sử dụng vốn lưu động đó như thế nào sao cho có
25

×