Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích bài thơ “Tùng” của Nguyễn Trãi.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.69 KB, 4 trang )

Phân tích bài thơ “Tùng” của Nguyễn Trãi.
TÙNG
I
Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lại thuở ba đông.
Lâm tuyền ai rặng già làm khách,
Tài đống lương cao ắt cả dùng.
II
Đống lương tài có mấy bằng mày
Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay
Cội rễ bên đời chẳng động.
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày.
III
Tuyết sương thấy đã tặng nhiều ngày,
Có thuốc trường sinh càng khoẻ thay
Hổ phách phục linh nhìn mới biết
Dành còn để trợ dâu này.
BÀI LÀM:
Phần “Môn hoa mộc” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi hiện còn 34 bài. Riêng đề tài
“Tuế hàn tam hữu” (Ba người bạn của tiết lạnh), Nguyễn Trãi đều có thơ vịnh: Tùng, Trúc, Mai.
“Danh quân tử, tiếng nhiều ngày,
Bảo khách tri âm mới biết hay.
Huống lại nhưng nhưng chăng bên tục
Trượng phu tiết cứng khác người thay”
(“Trúc”)
“Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi;
Ưa mày vì tiết sạch hơn người.
1
Gác Đông ắt đã từng làm khách,
Há những Bô tiên* kết bạn chơi”
(“Mai”)


*: Bô tiên: Vị tiên tên là Lâm Bô trong “Thần tiên truyện”
“Tùng” là một đề tài, một hình tượng mang tính truyền thống trong nghệ thuật phương
Đông. Các họa gia, các thi gia trung đại đã dành cho “Tùng” một vị trí trang trọng nhất trong “Tuế
hàn tam hữu”. Ở Việt Nam nhiều thi sĩ đã nói lên những lời đẹp nhất để vịnh Tùng. Nhưng tiêu biểu
nhất là bài “Tùng” củaNguyễn Trãi và bài “Tùng” của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Vui cùng suối đá, tính cách riêng thanh cao,
Ngoại với tuyết sương, sắc xanh không biến đổi.
Dùng thì ra giúp đời, không dùng thì ẩn núa
Ai bảo rằng: gỗ lớn dùng”.
(“Tùng” - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Tùng” của Nguyễn Trãi là chùm thơ ba bài, đều viét theo tứ tuyệt, thất ngôn xen lục ngôn.
Cấu trúc liên hoàn - thước kiều, tạo nên một chính thể nghệ thuật toàn bích, trong đó, ngôn ngữ
liên kết, liền mạch, hình tượng cây tùng mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc nhiều vẻ. Vịnh cây
tùng, Nguyễn Trãi khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người quân tử, đồng thời kín
đáo gửi gắm những nỗi niềm tâm sự của riêng mình. Bài thơ “Tùng” này có thể được Ức Trai viết
vào những năm cuối đời, khi sống ở Côn Sơn(?). Nó là bài thơ mang hàm nghĩa độc đáo. Nguyễn
Trãi đã làm nổi bật đặc điểm và công dụng của cây tùng, từ đó khẳng định bản lĩnh và vai trò to lớn
của kẻ sĩ quân tử đối với đất nước và nhân dân. Bao trùm cả chùm thơ là “tấc lòng ưu ái” của Ức
Trai dào dạt “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”.
Mở đầu khổ thơ thứ nhất, Nguyễn Trãi tả cây tùng qua một tương phản thú vị:
“Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lạt thuở ba đồng”.
Mùa thu mới đến thế mà “cây nào” cũng như cây nào đều “lạ lùng” khác lạ, chỉ “một mình”
cây tùng là lạt lẽo, thản nhiên với cả ba tháng mùa đông lạnh lẽo. Câu 1 là câu thất ngôn, câu thứ 2
rút ngắn lại thành lục ngôn, giọng thơ đĩnh đạc, chắc nịch như một thách thức: “Một mình lạt thuở
ba đông”. Chỉ một mình cây tùng trước ba tháng mùa đông lạnh lẽo, nó vẫn “lạt”, vẫn coi thường, lá
nó vẫn xanh tươi. Đặc điểm ấy của cây tùng cũng chính là phẩm chất tốt đẹp của người quân tử có
một bản lĩnh kiên cường, có tinh thần vượt khó khăn thử thách, đứng vững trước mọi hoàn cảnh ác
liệt, quyết không a dua theo thời, không sống một cách tầm thường.
Đặc điểm thứ hai của cây tùng được nói rõ ở khổ thơ tiếp theo:

“Cội rễ bền, đời chẳng động,
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày”.
2
Trong tuyết sương lạnh lẽo, ác liệt, cây tùng không chỉ “lạt thuở ba đông” 90 ngày mà dáng
tùng, sắc tùng vẫn xanh tươi “thấy đã đặng nhiều ngày”, nghĩa là nhiều năm tháng, đứng vững trước
những thử thách trong mọi thời gian. Sức sống mãnh liệt, kiên cường của tùng là do “sâu rễ, bền
gốc”, là bởi “Cội rễ bền, dời chẳng động”. Tùng không chỉ coi thường sương tuyết mùa đông mà nó
còn đứng vững, chẳng lung lay trước gió bão. Một làn nữa, câu lục ngôn xuất hiện với hai vế tiểu
ddoois cất lên như một thách thức bất chấp mọi bão tố: “Cội rễ bền//dời chẳng động”. Và đó chính
là phẩm chất của người quân tử, của đấng trượng phu giữ vững khí tiết, bất chấp mọi gian khổ, mọi
thử thách ác liệt trước những biến cố dữ dội trong cuộc đời, trong mình, của gia tộc mình, từng
“nếm mật nằm gai” trong suốt hai mươi năm trời khi quân “cuồng Minh” giày chèn ép, Ức Trai vẫn
“Chẳng động”, tấm lòng ưu ái, trung hiếu của ông vẫn trong trắng, sắt son “mài chăng khuyết,
nhuộm chăng đen”. “Cội rễ bền” bởi lẽ tâm hồn ông lúc nào cũng gắn bó với đất nước và nhân dân
bằng “một tấm lòng son ngời lửa luyện - Mười năm thanh chức ngọc hồ băng”.
Giữa thiên nhiên, cây cỏ hoa lá nào mà chẳng đang quý? Nhưng chỉ riêng rừng tùng, cây tùng
mới có “hổ phách” và “phục linh”. Trong suốt, đỏ rực, đẹp và quý như ngọc, ấy là hổ phách, phải
một nghìn năm tùng cất giữ trong lòng đất mới có. Hương thơm ngào ngạt để làm thuốc trường
sinh, ấy là phục linh, phải một trăm năm, tùng mới “tiết chế” ra cho con người “dùng khoẻ thay”.
Phải trải qua một thời gian dài, tùng mới có hổ phách và phục linh, đâu chỉ là ngày một ngày hai?
“Thiên niên sinh hổ phách, bách niên sinh phục linh”, vì thế hổ phách và phục linh rất hiếm, rất
quý:
“có thuốc trường sinh càng khoẻ thay,
Hổ phách phục linh nhìn mới biết”.
Hổ phách nằm sâu trong lòng đất, phục linh ẩn tàng trong rừng tùng bao la, cho nên pahỉ có
con mắt xanh “nhìn mới biết”. Cũng như người quân tử đức trọng, tài cao, đấng trượng phu có
phẩm chất vẹn toàn: nhân, trí, dũng, nhưng rất kín đáo, cung kính, khiêm nhường. Các bậc minh
vương, thánh đế có biết trọng dụng hiền tài, có biệt đã kẻ sĩ thì mới có thể nhìn mới biết”.
Những đặc điểm như: “Một mình lạt thuở ba đông… Tuyết sương thấy đã đặng nhiều
ngày…, Cội rễ bền dời chẳng động…, Có thuốc trường sinh càng khoẻ thay…” cũng là bản chất

của tùng. Cây tùng, rừng tùng thật đáng quý. Cây tùng, rừng tùng còn đáng quý hơn ở mặt công
dụng rất to lớn của nó. Thân tùng dẻo dai, gỗ tùng bền chắc dùng để làm rường cột cho ngôi nhà:
“Tài đống lương cao ắt cả dùng - Đống lương tài có mấy bằng mày”. Đống lương là đòn nóc nhà,
rường nhà, xà nhà. Tài đống lương, nghĩa bóng là tài năng gánh vác việc lớn của triều đình, đất
nước. Phải là kẻ sĩ quân tử chân chính mới có tài đống lương ấy. Ba tiếng “ắt cả dùng” là sự khẳng
định: gỗ tùng dùng được nhiều việc lớn, cũng như tài năng kẻ sĩ quân tử nhất định sẽ giúp vua trị
quốc an dân, xây đời thịnh trị. Câu 4 đã viết: “Tài đống lương cao…”, tiếp theo câu 5 lại nói: “Đống
lương tài…” biện pháp liên hoàn ấy làm cho giọng điệu thơ, âm điệu thơ liền mạch, ngân vang, ý
tưởng thơ được nhấn mạnh đầy ấn tượng. Tùng còn được làm cột chống đỡ cho ngôi nhà lớn,
“chống khoẻ thay” lúc bão táp phong ba: “Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay”. Tùng còn cho người,
để lại cho đời “thuốc trường sinh”, những “phục linh” và “hổ phách” tích tụ qua hàng trăm năm,
qua hàng ngàn năm để chữa bệnh, làm tăng sức khoẻ cho dân: “Dành, còn để trợ dân này”. Lần thứ
ba câu lục ngôn lại xuất hiện, khép lại bài thơ. Như một lời tâm niệm tự nhắc nhở mình vừa tự hào,
vừa thấm thía. Ức Trai chỉ rõ tác dụng to lớn của cây tùng trong cuộc sống, không chỉ hoàn
chỉnh hình tượng cây tùng mà còn hướng tói một ý nghĩa thẩm mĩ rộng lớn hơn nhằm khẳng định
vai trò to lớn và quan trọng của kẻ sĩ quân tử đối với quốc gia và dân tộc. Tài đống lưong-cái nhân,
cái trí, cái dũng - của họ là nguồn sức mạnh to lớn để dẹp loạn yên dân, đem lại thái bình cho trăm
họ, xây dựng đất nước cường thịnh muôn đời. Cây tùng được nhân hoá: “Đống lương tài có mấy
bằng- Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay… Có thuốc trường sinh… hổ phách phục linh… Dành, còn
để trợ dân này” – đó cũng là hình ảnh kẻ sĩ quân tử đức trọng, tài cao:
3
“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,
Có nhân, có trí, có anh hùng”.
Cây tùng là hình bóng kẻ sĩ quân tử. Cây tùng là hình bóng, là sự hóa thân của Ức
Trai. Nguyễn Trãi tự hào về những kẻ sĩ chân chính trong cuộc đời. Qua hình tượng cây tùng, ông
ca ngợi vai trò to lớn và tài đức của họ. Cuộc đời của Nguyễn Trãi đã trải qua bao thăng trầm, bao
biến cố dữ dội giữa dòng thác lịch sử, lúc tiễn cha lên ải Bắc, lúc bị Trương Phụ giam lỏng ở thành
Đông Quan, lúc dâng “Bình Ngô sách” lên Lê Lợi, lúc viết thư tháo hịch, lúc về Côn Sơn ở ẩn…
ông đã gắn bó với đất nước và nhân dân, đã nếm bao cay đắng ngọt bùi, “Tuyết sương thấy đã đặng
nhiều ngày”. Nguyễn Trãi gọi cây tùng bằng “mày”, đối thoại với cây tùng cũng chính là ông đã

tâm sự với mình. Vịnh cây tùng cũng là để tỏ lòng mình, hiểu tâm hồn mình. Đọc bài Tùng, ta cảm
thấy, nghe thấy tiếng nói của Ức Trai “vọng về”. Nguyễn Trãi đã tự nhắc nhở mình: “Ăn lộc đền
ơn kẻ cấy cày”. Nguyễn Trãi đã tự răn mình:
“Nợ cũ chước nào báo bổ?
Ơn thầy, ơn chúa liễn ơn cha”
(“Tự thán” – 24)
Lòng trung hiếu, niềm ưu ái của Nguyễn Trãi là chất ngọc Ức Trai, là hổ phách, phục linh
của cây Tùng - Nguyễn Trãi để lại cho đất nước và nhân dân ta. Suốt đời, Nguyễn Trãi đã đem tài
đức làm đẹp cho đất nước, phấn đấu cho hạnh phúc của nhân dân.
Bài thơ “tùng” tiêu biểu cho một nét đẹp trong thơ Nguyễn Trãi: bình dị, thâm trầm, hàm
súc. Hình tượng cây tùng được thể hiện rất đẹp. tùng vẫn tươi xanh trong sương tuyết mùa đông,
tài đống lương,thuốc trường sinh của tùng… đã “có mấy bằng mày”? Biện pháp nghệ thuật liên
hoàn và ẩn dụ đã làm cho sắc điệu trữ tình và cảm xúc thẩm mĩ tỏa rộng trong tâm hồn ta. Hình
tượng cây tùng, những liên tưởng thấm thía về vai trò , tài đức của kẻ sĩ quân tử trong cuộc đời để
lại những ấn tượng sâu sắc trong trái tim ta.
Cây tùng Nguyễn Trãi xanh biếc và tỏa bóng mát đến muôn đời, bởi lẽ ông là “một bậc đại nho,
một đấng công thần, sự nghiệp dày khắp thiên hạ. Văn chương vang đến muôn đời” như vị danh
nho Dương Bá Cung đã ca ngợi.
Theo Ônthi.COM
4

×