Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Luận văn: Nâng cao hoạt động xúc tiến thương mại du lịch tỉnh Bến Tre pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.04 KB, 64 trang )

Luận Văn
Nâng cao hoạt động
xúc tiến thương mại du
lịch tỉnh Bến Tre
Mục Lục
Mục Lục 2
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I 4
TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI DU LỊCH 4
I- Khái niệm về xúc tiến thương mại du lịch: 4
1- Khái niệm về xúc tiến thương mại (XTTM), xúc tiến du lịch (XTDL): 4
2- Phân định nội dung cơ bản của XTTM, XTDL: 4
2.1. XTTM, XTDL vĩ mô: 4
KẾT LUẬN 54
55
PHỤ LỤC 1 56
TỔ CHỨC TUẦN LỄ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ HỘI CHỢ
THƯƠNG MẠI DU LỊCH 56
PHỤ LỤC 2: 58
THAM GIA HỘI CHỢ TRONG NƯỚC TỪ 2001 - 2006 58
PHỤ LỤC 3 60
KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG TỪ 2001 - 2006 60
PHỤ LỤC 4 61
TỔ CHỨC HỘI THẢO, TỌA ĐÀM, HỘI THI TỪ 2001 – 2006 61
PHỤ LỤC 5 63
TỔ CHỨC TẬP HUẤN, ĐÀO TẠO TỪ 2001 - 2006 63
MỞ ĐẦU
Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại du lịch (XTTMDL) trên địa
bàn tỉnh Bến Tre có bước phát triển tích cực, đúng hướng, đã góp phần hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh,
tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế


của doanh nghiệp và hiệu quả chung của toàn xã hội.
2
Tuy nhiên, trước tình hình hội nhập và mở cửa thị trường hiện nay, đang
và sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp những cơ hội to lớn để phát triển kinh doanh,
mở rộng thị trường, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các
doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt, bình đẳng với nhau và với các doanh
nghiệp nước ngoài trên thị trường nội địa và quốc tế. Do vậy, hoạt động
XTTMDL đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của các doanh
nghiệp.
Để định hướng cho hoạt động XTTMDL của tỉnh phù hợp với định hướng
chung của cả nước và xu thế hội nhập, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động
XTTMDL, mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa cho các doanh nghiệp nhằm góp
phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII
và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa VII, việc xây dựng Dự
án xúc tiến thương mại du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 – 2010 là yêu cầu cấp
thiết.
3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI DU LỊCH
I- Khái niệm về xúc tiến thương mại du lịch:
1- Khái niệm về xúc tiến thương mại (XTTM), xúc tiến du lịch
(XTDL):
Theo cách hiểu truyền thống, "XTTM là hoạt động giao tiếp và hỗ trợ giao
tiếp thông tin giữa bên bán và bên mua hoặc qua khâu trung gian nhằm tác động
tới thái độ và hành vi mua bán, qua đó thúc đẩy việc mua bán và trao đổi hàng
hóa dịch vụ".
Theo Điều 3 "Giải thích từ ngữ" Luật Thương mại Việt Nam được nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2005,
"XTTM là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng
dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới

thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”. Dưới góc độ kinh
doanh quốc tế, XTTM bao gồm xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến nhập khẩu, XTTM
nội địa.
XTDL là tất cả các biện pháp có tác dụng hỗ trợ, khuyến khích phát triển
du lịch như: cung cấp thông tin, tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch thông
qua các ấn phẩm, phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức các đoàn fam trip,
tổ chức, tham gia các sự kiện du lịch: lễ hội, hội chợ, triển lãm, khảo sát thị
trường, đào tạo nâng cao năng lực hoạt động du lịch cho các doanh nghiệp,
nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch
2- Phân định nội dung cơ bản của XTTM, XTDL:
2.1. XTTM, XTDL vĩ mô:
Hoạt động XTTM, XTDL vĩ mô là họat động XTTM, XTDL của Chính
phủ, với những nội dung chủ yếu sau:
- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về XTTM,
XTDL, xây dựng các chương trình và chiến lược XTTM, XTDL cấp quốc gia.
- Điều phối hoạt động giữa các Bộ, các cơ quan hỗ trợ XTTM, XTDL và
cộng đồng doanh nghiệp.
4
- Thiết lập và điều hành mạng lưới các đại diện thương mại – du lịch của
chính phủ ở nước ngoài.
- Hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
- Tham gia đào tạo nguồn nhân lực.
- Dịch vụ thông tin thương mại du lịch.
2.2. XTTM, XTDL của các tổ chức phi Chính phủ:
- Phối hợp hoạt động XTTM, XTDL với các cơ quan Chính phủ.
- Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ dựa trên chức năng, nhiệm vụ và lợi thế
cạnh tranh của từng đơn vị.
- Tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động XTTM, XTDL.
2.3. XTTM, XTDL của tỉnh, thành phố:

Để phát huy hiệu quả XTTM, XTDL Chính phủ, Trung ương và các địa
phương có sự phân chia, phối hợp hoạt động ở phạm vi và mức độ khác nhau.
Xúc tiến của Chính phủ mang tính quốc gia, những hoạt động quan trọng ở phạm
vi toàn quốc. XTTM, XTDL của chính quyền địa phương tập trung vào các hoạt
động có tính đặc thù, riêng biệt của các địa phương và trong phạm vi từng tỉnh,
thành phố trực thuộc, gồm các hoạt động:
- Hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về XTTM, XTDL xây dựng
chiến lược và chương trình XTTM, XTDL tỉnh, thành phố.
- Điều phối hoạt động giữa các cơ quan hỗ trợ XTTM, XTDL và cộng
đồng doanh nghiệp ở tỉnh, thành phố.
- Hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động
thương mại du lịch của địa phương.
- Thực hiện các chương trình đào tạo nhân lực cho hoạt động thương mại
du lịch trong phạm vi địa phương mình.
- Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp
trong tỉnh, thành phố.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong địa phương thực hiện các hoạt động
nghiên cứu, khảo sát, tham gia hội chợ và triển lãm ở nước ngoài.
- Phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp tổ chức các hội chợ, triển lãm
ở địa phương.
5
2.4- XTTM, XTDL vi mô:
XTTM, XTDL cấp vi mô là họat động XTTM, XTDL của doanh nghiệp.
II- Một số tình hình XTTM, XTDL trong cả nước:
1- Hệ thống các tổ chức XTTM, XTDL:
 XTTM, XTDL của Chính phủ:
- Cục Xúc tiến Thương mại trực thuộc Bộ Công Thương; Cơ quan Thương
vụ Việt Nam đặt tại 52 nước trên thế giới.
- Cục Xúc tiến Du lịch trực thuộc Tổng cục Du lịch.
 Các tổ chức XTTM, XTDL phi Chính phủ:

- Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI): có tất cả 5.697 hội
viên, với các chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đã Nẵng, Hải Phòng, Cần
Thơ, Vũng Tàu; văn phòng đại diện tại tỉnh Khánh Hóa, Thành phố Vinh, Thanh
Hóa.
- Hiệp hội ngành nghề, câu lạc bộ doanh nghiệp: (cả nước hiện có 66 hiệp
hội ngành nghề).
- Hiệp hội du lịch, câu lạc bộ du lịch các tỉnh, thành phố trong cả nước
 Các doanh nghiệp dịch vụ chuyên môn hóa xúc tiến thương mại:
Có trên 100 công ty tư vấn, công ty kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm,
quảng cáo trong cả nước.
 XTTM, XTDL của địa phương:
Hiện nay 64 Tỉnh/Thành phố trên toàn quốc đã có bộ phận chuyên trách về
XTTM, XTDL. Tại địa phương, đa phần các đơn vị xúc tiến được tổ chức dưới
hình thức đơn vị sự nghiệp có thu, được nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.
2- Về kinh phí hoạt động XTTM, XTDL giai đoạn 2001- 2005:
Kinh phí hoạt động XTTM:
Thực hiện theo Thông tư số 86/2002/TT-BTC ngày 27 tháng 9 năm 2002
về hướng dẫn chi hỗ trợ hoạt động XTTM đẩy mạnh xuất khẩu. Trong đó quy
định rõ về kinh phí hỗ trợ XTTM của trung ương và địa phương như sau:
 Kinh phí hỗ trợ XTTM của Trung ương:
6
- Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách bằng 0,25% tính trên trị
giá tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm trước (trừ dầu thô) chuyển vào quỹ hỗ
trợ các chương trình XTTM trọng điểm quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp
trong cả nước đẩy mạnh xuất khẩu. Chủ trì các chương trình là các Hiệp hội
ngành hàng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cơ quan XTTM
thuộc Bộ, ngành. Nhà nước hỗ trợ từ 50% – 70% kinh phí XTTM thông qua các
đơn vị chủ trì chương trình; doanh nghiệp đóng góp từ 30% - 50% tùy theo
chương trình.
 Kinh phí hỗ trợ XTTM của địa phương:

- Đối với địa phương, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết
định thành lập quỹ XTTM hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương. Sở Thương
mại/TMDL chủ trì xây dựng các chương trình XTTM trọng điểm của địa phương
để trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt. Nguyên tắc hỗ trợ: Nhà
nước hỗ trợ từ 50% – 70% kinh phí XTTM; doanh nghiệp đóng góp từ 30% -
50% tùy theo chương trình.
Kinh phí hoạt động XTDL:
Kinh phí hoạt động XTDL của Trung ương thông qua Chương trình hành
động quốc gia về du lịch giai đoạn 2000-2005. Tổng kinh phí ngân sách Trung
ương chi cho Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2000-2005 là
112,506 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí chuyển về hỗ trợ cho các hoạt động ở địa
phương là 37,197 tỷ đồng (chiếm 34% tổng ngân sách Chương trình).
Ngoài ra, các địa phương cũng trích ra một khoản kinh phí để chi cho các
chương trình XTDL nhằm quảng bá du lịch của địa phương.
3- Một số tình hình XTTM, XTDL cả nước giai đoạn 2001 - 2005:
3.1- Tình hình XTTM cả nước:
 Cung cấp thông tin thương mại - quảng bá phục vụ doanh nghiệp:
Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến Thương mại đã xây dựng trang web, ấn
phẩm quảng bá như: đĩa CD, VCD, sách giới thiệu các ngành hàng, danh bạ các
doanh nghiệp xuất khẩu, sách giới thiệu về thị trường… Mời cơ quan báo chí
nước ngoài đến viết bài giới thiệu các sản phẩm của địa phương.
Đa số các tổ chức XTTM phi Chính phủ, Trung tâm XTTM các tỉnh, thành
phố đều có xây dựng trang web, phát hành bản tin thương mại du lịch, xây dựng
các ấn phẩm quảng bá về thương mại của địa phương, quảng bá thông tin doanh
nghiệp trên báo, đài, internet
7
 Tổ chức trưng bày giới thiệu hàng hóa:
- Cục Xúc tiến Thương mại đã thành lập Trung tâm Thương mại Việt Nam
tại Newyork, Trung tâm Thương mại Việt Nam tại Dubai. Ngoài ra các tổ chức
phi chính phủ cũng đã thành lập trung tâm thương mại hoặc văn phòng đại diện

tại một số nước là thị trường trọng điểm nhằm giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ doanh
nghiệp tìm kiếm khách hàng xuất khẩu.
- Các tổ chức XTTM địa phương cũng đã tổ chức showroom trưng bày
giới thiệu hàng hóa tại địa phương, trong nước, nhằm tiếp thị sản phẩm, tiếp
nhận thông tin từ khách hàng phản hồi cho các doanh nghiệp
 Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử:
Bộ Công Thương là đầu mối xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển
thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
và đã triển khai đến các địa phương chương trình phổ biến, tuyên truyền và đào
tạo về thương mại điện tử nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh
trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Thời gian qua, các địa phương cũng đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến
nâng cao nhận thức về thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dung thương
mại điện tử thông qua các lớp tập huấn, đào tạo, hội thảo, ứng dụng các phần
mềm trong hoạt động Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện nay
việc ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp còn rất yếu.
 Tổ chức hội chợ triển lãm trong nước:
- Mỗi năm có khoảng 300 lượt hội chợ triển lãm (HCTL) được thực hiện
trên cả nước. Các hội chợ thường từ 100 - 200 gian hàng. Một số ít hội chợ có từ
500 – 700 gian hàng.
- Các hội chợ chuyên ngành đang có xu hướng ngày càng ổn định và phát
triển. Các hội chợ vùng cũng ngày càng được các địa phương và doanh nghiệp
ủng hộ. Hội chợ triển lãm tại địa phương thường là hội chợ thương mại du lịch
gắn kết với các ngày lễ lớn, lễ hội truyền thống của địa phương, kết hợp với các
hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: hội thảo, hội thi, tọa đàm,
gặp gỡ, giao lưu giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
 Tổ chức các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài – Tham gia hội chợ
triển lãm tại nước ngoài:
- Do được sự hỗ trợ của các chương trình XTTM trọng điểm quốc gia nên
quy mô, chất lượng của các đoàn doanh nghiệp Việt Nam khảo sát thị trương và

tham gia HCTL tại nước ngoài ngày càng cao. Tuy nhiên, trong một số trường
8
hợp, do yếu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, công nghệ, thiếu thông tin về thị
trường. kỹ năng marketing nên hiệu quả thu được của một số doanh nghiệp chỉ
mới dừng lại ở mức khiêm tốn.
- Ngoài các đoàn khảo sát và tham gia HCTL nằm trong chương trình
XTTM trọng điểm quốc gia, các tổ chức XTTM của địa phương còn tổ chức các
đoàn khảo sát thị trường và tham gia HCTL nước ngoài để nghiên cứu thị
trường, tiếp thị, quảng bá các sản phẩm đặc thù của địa phương.
 Tổ chức khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm trong nước:
Hàng năm, các tổ chức XTTM địa phương còn tổ chức hoặc giới thiệu cho
các doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong nước để quảng bá các sản phẩm của
địa phương và tổ chức các đoàn khảo sát thị trường trong nước để tiếp thị hàng
hóa, giao lưu, tìm cơ hội kinh doanh.
 Tổ chức các hội thảo, tọa đàm, tập huấn:
Hàng năm, Cục XTTM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ
chức nhiều cuộc diễn đàn, hội thảo, lớp tập huấn cấp quốc gia mời rộng rãi doanh
nghiệp cả nước tham dự. Các tổ chức XTTM địa phương cũng tổ chức các hội
thảo, lớp tập huấn mang tính chất vùng hoặc địa phương.
Các hội thảo thường tập trung vào các chủ đề về thị trương, hội nhập, xây
dựng thương hiệu, thương mại điện tử…
 Mời các đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến tim cơ hội kinh doanh
tại Việt Nam:
Thời gian qua, Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến Thương mại, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng, các tổ chức XTTM
các tỉnh/thành phố lớn đã mời nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt
Nam và tổ chức cho các doanh nghiệp trong nước gặp gỡ, giao thương, tìm cơ
hội kinh doanh.
 XTTM thông qua các tham tán thương mại Việt Nam tại các nước:
Hàng năm, Bộ Công Thương triệu tập các Tham tán thương mại Việt Nam

về nước và mở hội nghị gặp gỡ giữa tham tán thương mại với các doanh nghiệp
để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhờ Tham tán thương mại hỗ trợ XTTM,
nghiên cứu thị trường, xuất khẩu hàng hóa sang các nước.
Nhìn chung, bước đầu hoạt động của các tổ chức XTTM trong cả nước đã
mang lại một số hiệu quả cho doanh nghiệp, đã hỗ trợ các doanh nghiệp Việt
Nam các cơ hội kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường… Tuy
vậy, tính tự phát còn khá cao. Đánh giá tổng quát hệ thống tổ chức và hiệu quả
9
hoạt động công tác XTTM của cả nước hiện nay còn manh mún, thiếu sự kết nối
thành hệ thống, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao,
vai trò nhà nước trong lĩnh vực này chưa thể hiện rõ. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho
các hoạt động XTTM như các trung tâm hội chợ triển lãm, kho ngoại quan, hạ
tầng công nghệ thông tin… chưa được đầu tư hiện đại hóa và xây dựng thêm.
Tuy vậy, đứng trước những thách thức về cạnh tranh ngày càng quyết liệt đối với
các doanh nghiệp nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã xác định công tác XTTM
nhất thiết phải được nhà nước can thiệp tốt hơn và đóng vai trò động lực.
3.2- Tình hình XTDL cả nước:
Hoạt động XTDL của Chính phủ được thực hiện thông qua Chương trình
hành động quốc gia về du lịch 2000 – 2005, các chương trình XTDL cấp quốc
gia do Tổng cục Du lịch chủ trì xây dựng và phối hợp với các địa phương triển
khai thực hiện. Kết quả thực hiện XTDL giai đoạn 2000 – 2005 như sau:
 Thông tin tuyên truyền:
- Xây dựng các chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam trên Đài truyền
hình Trung ương, địa phương. Mời 38 đoàn đại diện các hãng lữ hành, thông tấn
báo chí của các thị trường gửi khách lớn vào tham quan, khảo sát và viết bài giới
thiệu về du lịch Việt Nam.
- Xây dựng 4 websites, phát hành CD-ROM Di sản Thế giới ở Việt Nam,
CD-ROM Lễ hội truyền thống Việt Nam (bằng 3 ngôn ngữ Việt, Anh và Pháp).
 Xây dựng các loại sản phẩm quảng bá du lịch:
Xây dựng 92 biển quảng cáo, 4,5 triệu đầu ấn phẩm, cung cấp 32.000 kg

ấn phẩm cho 29 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, phát hành trên 20.000
đầu tặng phẩm, đồ lưu niệm, xây dựng 05 phòng thông tin tại các sân bay trong
nước
 Quảng bá du lịch nhân các sự kiện quốc tế lớn tại Việt Nam:
Tranh thủ các sự kiện quốc tế được tổ chức tại Việt Nam, Chương trình đã
tiến hành các hoạt động giới thiệu hình ảnh điểm đến Việt Nam, về đất nước, con
người Việt Nam với các đối tượng trực tiếp tham dự sự kiện và thông qua các
kênh báo chí (cả báo nói, hình và viết) với công chúng quốc tế …
 Tổ chức và tham gia các sự kiện xúc tiến trong và ngoài nước:
Tổ chức và đầu tư hỗ trợ, hướng dẫn, tham gia tổ chức tuyên truyền quảng
bá du lịch qua hoạt động của gần 100 sự kiện du lịch trong nước. Tổ chức tham
10
gia 52 hội chợ du lịch quốc tế định kỳ hàng năm và tổ chức 29 chương trình giới
thiệu điểm đến (road show) tại các thị trường gửi khách quan trọng.
 Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, tăng khả
năng cạnh tranh:
Lựa chọn, hỗ trợ khôi phục và tổ chức 20 lễ hội truyền thống tiêu
biểu/năm. Đầu tư nâng cấp các khu, điểm du lịch: (theo chương trình đầu tư hạ
tầng cơ sở du lịch của Chính phủ). Tổ chức các hội thi chuyên ngành như: hội thi
toàn quốc về hướng dẫn viên du lịch, lễ tân, ẩm thực, tổ chức bình chọn các
doanh nghiệp du lịch tiêu biểu. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch: trên 200
lớp ở 47 địa phương. Xây dựng mới và nâng cấp 16 tours du lịch làng nghề trong
cả nước.
Ngoài các chương trình XTDL nằm trong chương trình hành động quốc
gia về du lịch, các địa phương còn tập trung đầu tư cho các hoạt động XTDL của
địa phương như: giới thiệu đất nước, con người, các sản phẩm, tour, tuyến, điểm
du lịch của địa phương thông qua các ấn phẩm, phương tiện truyền thông Tổ
chức các lễ hội, hội chợ du lịch, liên hoan ẩm thực, tổ chức các sự kiện du lịch
mang tính chất vùng, tham gia các sự kiện du lịch, hội chợ du lịch trong nước,
khảo sát thị trường, giao lưu trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch giữa các địa

phương, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, hội thi chuyên ngành về du lịch,
tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho các doanh nghiệp và cộng đồng dân
cư.
Nhìn chung, hoạt động XTDL của Trung ương và địa phương từ 2000-
2005 đã tạo ra một bước nhảy vọt về chất, làm chuyển biến nhận thức và hành
động của các cấp uỷ đảng, chính quyền một số địa phương, huy động nhiều
nguồn lực cho sự nghiệp phát triển du lịch của cả nước. Tuy nhiên, việc đầu tư
cho XTDL một số địa phương chưa được quan tâm. Ở các địa phương, bộ phận
chuyên trách XTDL chưa được đào tạo về chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ mới trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh gay gắt hiện nay. Việc
gắn kết và vai trò chỉ đạo, tư vấn về ý tưởng, hướng dẫn nội dung, chuyên môn,
kỹ thuật về XTDL của Cục XTDL đối với các trung tâm XTDL địa phương chưa
thể hiện rõ nét. Các hoạt động XTDL ở nước ngoài chưa được tiến hành một cách
sâu rộng, thường xuyên và hiệu quả tới các đối tượng khách sở tại do Tổng cục
Du lịch chưa có Văn phòng đại diện ở nước ngoài.
III- Bài học kinh nghiệm qua hoạt động XTTM, XTDL:
Qua nghiên cứu hoạt động XTTM, XTDL quốc gia và một số tỉnh, thành.
Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ hoạt động XTTM, XTDL:
11
1. Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò của XTTM, XTDL.
Sự phát triển về số lượng, qui mô hoạt động XTTM, XTDL của quốc gia,
tỉnh, thành, doanh nghiệp đã khẳng định vị trí, vai trò của hoạt động XTTM,
XTDL, đồng thời chỉ ra rằng hoạt động XTTM, XTDL không những xuất phát từ
yêu cầu khách quan của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế mà còn khởi nguồn từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước.
Sự nhận thức đúng về vai trò của XTTM, XTDL được chứng minh qua sự
hình thành của hệ thống trung tâm XTTMDL của các tỉnh, thành phố trong cả
nước. Tuy nhiên, nhận thức về phạm vi, nội dung hoạt động, mô hình tổ chức,
qui mô và mức độ đầu tư… cần được củng cố vì đây là yếu tố quyết định, tạo ra
động lực và nâng cao hiệu quả hoạt động XTTM, XTDL.

2. Tăng cường mối liên kết giữa các tổ chức XTTM, XTDL. Các địa
phương thành công trong hoạt động XTTM, XTDL là những nơi có sự liên kết
chặt chẽ giữa tổ chức XTTM, XTDL trung ương với địa phương, các tổ chức xúc
tiến phi chính phủ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp
chuyên nghiệp dịch vụ XTTMDL. Mối liên kết này là hệ thống liên kết mở, tự
nguyện theo kế hoạch hành động chung, có tác dụng nâng cao thế và lực của từng
tổ chức XTTM, XTDL.
3. Gắn kết chặt chẽ XTTM xuất khẩu, XTTM nội địa, XTDL và xúc tiến
đầu tư. Ưu tiên hợp lý cho XTTM xuất khẩu nhằm phát huy thế mạnh của tỉnh
trong xuất khẩu, đảm bảo mục tiêu chiến lược phát triển xuất khẩu của tỉnh và cả
nước nhưng cần dành một tỉ lệ thích hợp để XTTM nội địa, XTDL. Vì thị trường
nội địa dưới tác động hội nhập kinh tế là thị trường tiềm năng ngày càng lớn, có
tác động thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
4. XTTM, XTDL mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lâu dài hơn là lợi ích
trước mắt. Do vậy, cần phải đầu tư ngân sách cho hoạt động XTTM, XTDL của
tỉnh như là một lĩnh vực đầu tư phát triển, đồng thời huy động tốt các nguồn lực
của xã hội.
5. Có nhiều công cụ để triển khai hữu hiệu XTTM, XTDL. Do vậy, các
tỉnh, thành cần lựa chọn cho riêng mình các công cụ và phương thức thích hợp
nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động XTTM, XTDL.
6. XTTM, XTDL đòi hỏi tính chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn sâu.
Vì vậy, nhất thiết phải đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực XTTM,
XTDL.

12
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XTTMDL CỦA TỈNH BẾN TRE
I- Các hoạt động XTTMDL hỗ trợ doanh nghiệp (2001–2006):
Cùng với hoạt động XTTMDL trên cả nước, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã
triển khai nhiều hoạt động XTTMDL hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm khách

hàng, thị trường, đẩy mạnh hoạt động thương mại du lịch. Một số hoạt động
XTTMDL được tập trung tiến hành từ 2001-2006:
1- Về cung cấp thông tin thị trường Quảng bá thông tin:
- Bản tin Thương mại: đã phát hành 916 số với trên 36.640 bản tin thương
mại cho các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh. Nội dung bản tin: bao
gồm thông tin thị trường trong nước, ngoài nước, văn bản pháp luật mới ban
hành về thương mại, thuế quan, cơ hội kinh doanh…
- Bản tin Thế giới cây dừa: đã phát hành 125 số với 3020 bản tin thế giới
và cây dừa cho các cơ quan, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các
sản phẩm dừa trong tỉnh. Nội dung bản tin bao gồm thông tin về thị trường, sản
xuất, chế biến, XNK các sản phẩm dừa trên thế giới…
- Xây dựng website ngành Thương mại Du lịch: www.bentretrade.gov.vn
với chức năng cung cấp thông tin về tình hình hoạt động thương mại du lịch cả
nước, tỉnh Bến Tre quảng bá thông tin sản phẩm doanh nghiệp đến các thị trường
trong nước, ngoài nước, tìm cơ hội hợp tác sản xuất kinh doanh thương mại, du
lịch.
Hiện nay, thông tin thương mại về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu, tuy
nhiên còn thiếu nhiều thông tin đã qua xử lý hoặc thông tin mang tính chất dự
báo. Một trong những khó khăn là chi phí thu thập thông tin quá cao và đòi hỏi
có cán bộ chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Về phía doanh nghiệp, đối tượng sử
dụng thông tin để phục vụ việc ra quyết định kinh doanh, nhìn chung năng lực
thu thập, xử lý thông tin còn chưa cao, nhiều trường hợp doanh nghiệp còn chưa
xác định rõ doanh nghiệp mình cần thông tin gì. Đây là vấn đề bức xúc cần được
quan tâm thích đáng trong thời gian tới để tìm ra giải pháp từ cả hai phía.
13
2- Về quảng bá thông tin:
- Xây dựng đĩa VCD giới thiệu tiềm năng phát triển thương mại, du lịch
bằng 3 ngôn ngữ Việt – Anh – Hoa để quảng bá thông tin sản phẩm, doanh
nghiệp ra thị trường trong nước, ngoài nước.
- Xây dựng và phát hành sách: “Chào mừng quý khách đến Bến Tre”, tập

gấp: “Giới thiệu du lịch Bến Tre”, Bản đồ du lịch.
- Xây dựng bảng quảng bá du lịch: “Việt Nam - Điểm đến thiên niên kỷ
mới” và biển quảng bá “Chào mừng quý khách đến Việt Nam” tại các trục đường
giao thông chính dẫn đến các tuyến điểm du lịch trọng điểm như Cồn Phụng, Ba
Tri, Chợ Lách.
- Phối hợp các báo, đài phát thanh, truyền hình trung ương, tỉnh bạn và địa
phương viết bài giới thiệu về đất nước con người Bến Tre với du khách trong và
ngoài nước.
- Tổ chức; trưng bày sản phẩm xuất khẩu, brochure tại Showroom xuất
khẩu của Trung tâm Xúc tiến Thương mại & Đầu tư TP.HCM, Trung tâm
Thương mại Việt Nam đặt tại Newyork (Hoa Kỳ) và Dubai (Tiểu vương quốc
Dubai).
Ngoài ra, còn tổ chức quảng bá thông tin sản phẩm, doanh nghiệp trên các
phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm do các tổ chức XTTMDL trong và
ngoài nước tổ chức.
Thông qua việc quảng bá thông tin sản phẩm doanh nghiệp trên báo đài,
tạp chí, internet và các ấn phẩm quảng bá, nhiều khách hàng trong nước, ngoài
nước đã quan hệ hỏi hàng, một số doanh nghiệp lữ hành của TP.HCM đã tổ chức
khảo sát tour và đưa nhiều đoàn khách du lịch đến tham quan du lịch Bến Tre.
Thông qua tham tán thương mại các nước, đã giới thiệu cho các doanh nghiệp
nhiều đối tác tìm mua các sản phẩm thủy sản, dừa, hàng TCMN của Bến Tre.
Sau khi tham gia showroom trưng bày hàng TCMN do Trung tâm Xúc tiến
Thương mại, Đầu tư TP.HCM tổ chức hàng năm, các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất, xuất khẩu hàng TCMN đã tìm được nhiều đối tác mới, đã mở rộng thị
trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa xây dựng brochure, catalogue và các
ân phẩm quảng bá nên việc quảng bá thông tin về doanh nghiệp cũng còn hạn
chế.
14
3- Tổ chức Tuần lễ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hội chợ thương mại du lịch

nhân kỷ niệm ngày Bến Tre Đồng khởi 17/1 hàng năm từ năm 2000 –
2007
Tuần lễ doanh nghiệp nhỏ và vừa – Hội chợ thương mại, du lịch là hoạt
động thường kỳ, mang tính truyền thống của ngành thương mại, du lịch, gắn liền
với lễ kỷ niệm ngày truyền thống Đồng khởi 17 tháng 01 của tỉnh Bến Tre đã thu
được nhiều kết quả khả quan, tổ chức liên tục 7 lần từ năm 2000-2007.
- Về tổ chức Hội chợ: quy mô tổ chức từ 50 gian hàng đến 233 gian hàng;
Số doanh nghiệp tham gia ngày càng tăng, từ 38 đơn vị đến 150 đơn vị. Trong
đó, các doanh nghiệp trong tỉnh chiếm 25%; huy động ngày càng nhiều các
doanh nghiệp lớn, có thương hiệu được khẳng định trên thị trường tham gia; Các
dịch vụ phục vụ hội chợ ngày càng đa dạng, từng bước nâng chất lượng họat
động đạt tiêu chuẩn hội chợ quốc gia.
- Các nội dung hoạt động chương trình Tuần lễ doanh nghiệp nhỏ và vừa
như: hội thảo, tọa đàm, lớp học, hội thi… bám sát vào nhu cầu của doanh nghiệp
trong từng thời điểm, đã giúp các doanh nghiệp thương mại nghiên cứu thị
trường, nghiên cứu các sản phẩm mới, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, người tiêu
dùng, giao lưu, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, mở rộng thị
trường, đồng thời học tập được nhiều kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành
phố, tỉnh bạn.
Thông qua tổ chức các sự kiện tại tỉnh, cũng đã tạo cơ hội cho các doanh
nghiệp du lịch giao lưu với các doanh nghiệp ngoài tỉnh xây dựng các chương
trình liên kết, đồng thời giới thiệu các sản phẩm du lịch, tour, tuyến nhằm thu hút
khách du lịch đến Bến Tre.
Nhìn chung, Tuần lễ doanh nghiệp nhỏ và vừa và hội chợ thương mại du
lịch đã được các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh ủng hộ, nhiệt liệt hưởng ứng và
thật sự là ngày hội của người dân trong tỉnh. Về quy mô, nội dung, hình thức và
chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên. Từng nội dung chương trình được
chuẩn bị chu đáo và triển khai thực hiện đạt kết quả, có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các ngành chức năng và các thành viên trong Ban chỉ đạo đã góp phần cho sự
thành công chung của Tuần lễ doanh nghiệp nhỏ và vừa và hội chợ thương mại

du lĩch tổ chức hàng năm.
Hạn chế: cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc tổ chức Tuần lễ doanh nghiệp nhỏ
và vừa và hội chợ thương mại du lịch còn mang tính tạm bợ .
15
4- Tham gia hội chợ từ 2001 - 2006:
Tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia 22 hội chợ tại các thành phố lớn,
các tỉnh trong nước. Giới thiệu 01 doanh nghiệp thủy sản, 01 doanh nghiệp sản
xuất, xuất khẩu hàng TCMN tham gia hội chợ triển lãm tại Nhật theo chương
trình của Cục Xúc tiến Thương mại. Thông tin về nội dung của các hội chợ- triển
lãm, hội thi tay nghề trong và ngoài nước do Bộ Thương mại, Cục Xúc tiến
Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức XTTM
trong và ngoài nước tổ chức để các doanh nghiệp quan tâm tham dự.
Qua các kỳ tham gia hội chợ trong nước, đã thu được những thành công
nhất định, quảng bá được sản phẩm, mở rộng được hệ thống đại lý tiêu thụ tại các
tỉnh nhất là mặt hàng: kẹo dừa, kẹo chuối, bánh phồng, bưởi da xanh, hàng
TCMN, có cơ hội giao lưu, trao đổi và tìm hiểu thêm về phương thức kinh doanh
có hiệu quả như: quảng cáo, khuyến mãi, giao thương hàng hóa qua biên giới, các
đối tác cũng đã tìm đến các doanh nghiệp. Sau khi tham dự Hội chợ Thủy sản tại
Tokyo (Nhật Bản), Công ty Cổ phần XNK Thủy sản đã ký được trên 20 hợp
đồng xuất khẩu nghêu. Công ty TNHH Thanh Bình sau khi tham dự Hội chợ
hàng TCMN tại Tokyo (Nhật Bản) đã ký được trên 10 hợp đồng xuất khẩu và có
trên 15 khách hàng đặt mối quan hệ thường xuyên.
Gần đây các doanh nghiệp đã lựa chọn kỹ hơn để đảm bảo việc tham gia
hội chợ đúng mục đích, đạt hiệu quả cao. Các doanh nghiệp cũng đã nhận thức
được việc cần thiết để nâng cao chất lương, hình thức sản phẩm của mình cho
phù hợp. Nhờ đó chất lượng của hàng hóa, dịch vụ tham gia trưng bày tại các
HCTL cũng dần được nâng cao.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nhỏ chưa xây dựng các phương tiên quảng
bá như brochure, catalogue, sản phẩm chưa đăng ký nhãn hiệu, chưa đăng ký
chất lượng…, nên kết quả tiếp thị, quảng bá qua các kỳ hội chợ cũng còn hạn

chế.
5- Khảo sát thị trường từ 2002 – 2006:
Tổ chức 8 chuyến khảo sát thị trường trong nước, phối hợp tổ chức hoặc
tham gia 5 đoàn khảo sát thị trường ngoài nước tập trung vào thị trường Trung
Quốc, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan. Thông tin về nội dung của các đoàn khảo
sát thị trường do Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến Thương mại, Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội ngành hàng tổ chức để các doanh
nghiệp quan tâm tham dự.
Thông qua các chuyến khảo sát thị trường, các doanh nghiệp đã được
cung cấp thông tin về chính sách luật pháp, nhu cầu thị trường, điều kiện xuất
16
khẩu, trực tiếp gặp gỡ, giao lưu, tiếp thị, quảng bá tìm kiếm cơ hội kinh doanh
với các doanh nghiệp nước ngoài.
+ Sau chuyến khảo sát thị trường các tỉnh phía Bắc, Cơ sở Thu mua trái
cây Huỳnh Mai đã mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây qua Cửa Khẩu Hà khẩu
(Lào Cai), Cửa khẩu Móng cái (Quảng Ninh); Cơ sở Thạch dừa Trương Phú
Vinh đã liên kết với doanh nghiệp Hà Nội để xuất khẩu thạch dừa sang Trung
Quốc, Trung Đông.
+ Sau khi tham gia chuyến khảo sát thị trường Campuchia; Cơ sở Thu
mua trái cây Hùynh Mai đã tìm được đối tác xuất khẩu trái cây qua Campuchia
(mỗi ngày xuất từ 10 - 15 tấn trái cây).
+ Sau khi tham gia chuyến khảo sát thị trường Đài Loan, HTX Cửu
Long đã gặp gỡ và mở rộng mối quan hệ giao thương với 2 khách hàng tại Đài
Trung; Công ty TNHH Đông Á đã tìm được 1 khách hàng mới xuất khẩu kẹo dừa
sang Đài Loan.
+ Thông qua các chuyến khảo sát trao đổi kinh nghiệm về phát triển du
lịch, các địa phương, các doanh nghiệp du lịch đã tìm hiểu về các sản phẩm du
lịch, các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch, phong cách phục vụ… để vận dụng
cho việc phát triển du lịch của địa phương.
Thời gian qua, các doanh nghiệp của tỉnh có nhu cầu khảo sát thị trường

nước ngoài khá lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp rất ngại phải đi chung đoàn với
các doanh nghiệp lớn ngoài tỉnh, do các doanh nghiệp trong tỉnh là doanh nghiệp
nhỏ, khả năng cạnh tranh còn yếu. Nếu đi khảo sát chung với các doanh nghiệp
lớn cùng ngành hàng thì kết quả tiếp thị quảng bá, tìm kiếm khách hàng mới sẽ
rất hạn chế. Vì vậy, các doanh nghiệp đề xuất tỉnh nên đứng ra tổ chức các đoàn
khảo sát thị trường ngoài nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, tiếp thị
các sản phẩm của địa phương.
6- Gặp gỡ, giao lưu với các đoàn doanh nghiệp nước ngoài:
Tổ chức cho các doanh nghiệp của tỉnh tham gia các cuộc đón tiếp, gặp
gỡ, giao thương với các đoàn doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Hà Lan, Canada, Thái Lan đến Việt Nam theo lời mời của Cục Xúc tiến Thương
mại, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam tại TP.HCM, Cần Thơ, Trung
tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư TP.HCM.
Các doanh nghiệp đã trực tiếp gặp gỡ các nhà nhập khẩu nước ngoài, tiếp
thị trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên do chưa chủ động
17
được nguồn hàng, ổn định về số lượng, chất lượng nên một số doanh nghiệp của
tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp nước ngoài.
7- Tổ chức hội thảo, hội thi, tập huấn, đào tạo:
Tổ chức 22 cuộc hội thảo tập trung vào các chủ đề hội nhập kinh tế quốc
tế, xúc tiến thương mại, thị trường xuất khẩu các sản phẩm dừa, trái cây, hàng
TCMN…
Tổ chức 25 lớp tập huấn ngắn hạn tập trung vào các chủ đề kỹ thuật đàm
phán trong thương mại, nghiệp vụ marketing cơ bản, xây dựng và đăng ký
thương hiệu, khởi sự doanh nghiệp, thương mại điện tử, nghiệp vụ kinh doanh
xăng dầu, gas, nghiệp vụ quản lý chợ, nghiệp vụ quản lý nhà hàng, khách sạn,
các lớp du lịch sinh thái và xúc tiến du lịch sinh thái.
Ngoài ra còn tổ chức hoặc giới thiệu cho các doanh nghiệp tham gia các
hội thảo, lớp tập huấn do các tổ chức XTTM trong và ngoài nước tổ chức.
Qua tham dự các hội thảo, các lớp tập huấn về thương mại, du lịch đã cung

cấp cho các doanh nghiệp nhiều thông tin mới về thị trường, tìm giải pháp để đẩy
mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, trang bị cho các doanh nghiệp một số kiến
thức cơ bản về nghiệp vụ kinh doanh thương mại du lịch.
Nhìn chung, các chương trình XTTMDL trong thời gian qua được xây
dựng và có bước chuẩn bị chu đáo, lựa chọn đối tác hoặc chuyên gia có trình độ,
năng lực để phối hợp, tổ chức chương trình chặt chẽ và triển khai thực hiện đạt
kết quả. Tuy nhiên, thời gian qua, việc triển khai thực hiện các chương trình
XTTMDL còn gặp khó khăn về nguồn nhân lực và kinh phí hỗ trợ các doanh
nghiệp.
II- Hoạt động XTTMDL của các doanh nghiệp:
1- Một số thông tin về doanh nghiệp thương mại và hoạt động XTTM của
các doanh nghiệp:
1.1- Một số thông tin về doanh nghiệp thương mại:
Tính đến cuối năm 2006:
- Tổng số: 1.155 doanh nghiệp (khoảng 50 DNXK), khoảng 26.000 hộ
kinh doanh.
- Vốn đăng ký bình quân: 625,2 triệu đồng/doanh nghiệp; 20 – 30 triệu
đồng/hộ kinh doanh.
- Tổng số lao động: trên 48.000 người.
18
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trong nước: 66,7% doanh nghiệp
- Đăng ký nhãn hiệu ra thị trường nước ngoài: 02 doanh nghiệp
- Về hệ thống quản lý chất lượng: 05 doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn
+ HACCP, GMP, SSOP, ISO 9001 2000, GAP, ACC: 01 DN thủy sản
+ HACCP, GMP, ISO 9001 2000: 01 DN dừa
+ HACCP, GMP, SSOP, ISO 9001 2000: 02 DN thủy sản
+ GMP, ISO 9001 2000, GLP, GSP: 01 DN dược
- Phát triển sản phẩm mới: 26,7% DN quan tâm phát triển sản phẩm mới
- Uy tín sản phẩm và doanh nghiệp: 01 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn hàng
Việt Nam chất lượng cao; 4 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 2006; sản phẩm các

doanh nghiệp còn lại được thị trường chấp nhận.
Tình hình các doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh xuất khẩu:
- Kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001- 2005 đạt 313,592 triệu USD. Nhịp
độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân 24%/năm, gấp 3,43 lần so với
nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1996-2000.
- Cơ cấu hàng xuất khẩu: hàng thủy sản chiếm tỷ trọng 34,77%, hàng CN-
TTCN chiếm tỷ trọng 50,42%, hàng nông sản chiếm tỷ trọng 14,81% tổng kim
ngạch xuất khẩu.
- Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu (2001 - 2005)
Danh mục ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005
- Thủy hải sản Tấn 3.832 4.530 5.359 7.607 8.052
- Dừa trái Triệu trái 59 56 63 78 71,9
- Chỉ xơ dừa Tấn 39.377 48.730 63.774 47.808 65.499
- Than thiêu kết Tấn 9.149 15.595 6.556 4.593 13.745
- Than hoạt tính Tấn 23 192 72,5
- Cơm dừa nạo sấy Tấn 1.994 6.270 7.146 7.381 13.464

- Thị trường xuất khẩu: ngày càng phát triển, năm 2000 hàng hóa của
Bến Tre xuất khẩu sang 20 nước, năm 2005 xuất khẩu sang 55 nước và lãnh thổ.
Thị trường trung gian từng bước giảm mạnh, thị trường trực tiếp tăng dần, tạo lập
được một số thị trường mới phù hợp với năng lực kinh tế của địa phương.
- Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu:
19
Doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu dừa:
- Tổng số: 40 doanh nghiệp, trong đó có 03 doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
- Đa số các doanh nghiệp ngành dừa còn xuất khẩu sản phẩm dưới dạng
nguyên liệu thô làm nguyên liệu để các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất ra các
sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như: dừa khô trái, thạch dừa, chỉ xơ dừa,
than thiêu kết. Các sản phẩm này chưa có bao bì hoàn chỉnh, chưa được đăng ký

nhãn hiệu.
- Cơm dừa nạo sấy là sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao nhất trong
các sản phẩm từ dừa, tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu cũng chưa có bao bì đóng gói
và đăng ký thương hiệu hoàn chỉnh, đa số các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm
xuất khẩu, một số doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp nhưng sản phẩm đóng gói
dưới dạng bao lớn và doanh nghiệp nước nhập khẩu nhận hàng về đưa vào dây
chuyền đóng gói lại thành những bao nhỏ lấy thương hiệu của doanh nghiệp nhập
khẩu để phân phối cho hệ thống bán lẻ trong nước hoặc xuất khẩu sang nước thứ
ba. Giá xuất khẩu thường thấp hơn các nước trong khu vực. Ngoài ra, một số
doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước cũng mua cơm dừa nạo sấy của các
doanh nghiệp Bến Tre làm nguyên liệu sản xuất bánh, kẹo, tuy nhiên số lương
không nhiều. Đối với thị trường trong nước, mặt hàng cơm dừa nạo sấy chưa
được tiêu thụ tại các kênh bán lẻ, do người tiêu dùng chưa quen sử dụng cơm dừa
nạo sấy trong chế biến thức ăn. Mặt khác, các doanh nghiệp chưa chú trọng đến
việc quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu cơm dừa nạo sấy tại thị trường
trong nước.
- Kẹo dừa: phần lớn các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu kẹo dừa có
quan tâm đến việc cơ giới hóa một số công đoạn sản xuất kẹo, tuy nhiên một số
công đoạn như cắt, gói vẫn còn sản xuất thủ công, gây khó khăn trong việc xây
dựng và đăng ký các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất
khẩu sang các thị trường cao cấp. Thị trường xuất khẩu kẹo dừa hiện nay là
Trung Quốc, Lào, Campuchia. Trong đó có 01 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp,
các doanh nghiệp còn lại xuất khẩu thông qua doanh nghiệp đầu mối ở các tỉnh
biên giới. Ngoài ra, mặt hàng kẹo dừa cũng được tiêu thụ mạnh tại thị trường nội
địa thông qua hệ thống đại lý ở các tỉnh, thành phố, các chợ, siêu thị trong cả
nước.
- Hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa: hiện nay toàn tỉnh có 03 doanh nghiệp
xuất khẩu hàng TCMN, trong đó 01 doanh nghiệp tổ chức sản xuất ra sản phẩm
để xuất khẩu, 02 doanh nghiệp còn lại chủ yếu thu mua sản phẩm từ các cơ sở
20

sản xuất trong tỉnh để xuất khẩu. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng TCMN
có quy mô nhỏ, gặp khó khăn về tài chính, nguồn nhân lực có trình độ quản lý,
đội ngũ thiết kế còn thiếu và chưa được đào tạo qua trường lớp. Mặt hàng TCMN
từ dừa khá đa dạng, khoảng 200 mặt hàng, song số lượng sản xuất của mỗi loại
rất ít, chất lượng, tính đồng đều không giống nhau. Do vây, khi khách hàng nhập
khẩu có nhu cầu sô lượng tương đối lớn, các doanh nghiệp không đáp ứng được.
Việc nghiên cứu thị trường để sáng tạo ra các mẫu mã mới nhằm đáp ứng nhu
cầu thị trường còn nhiều hạn chế. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN
còn thấp, thị trường cũng không ổn định. Tuy nhiên, hàng TCMN có tiềm năng
tiêu thụ tại thị trường nội địa để phục vụ khách du lịch thông qua hệ thống siêu
thị, cửa hàng lưu niệm, các điểm du lịch
Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản:
Có 8 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản. Trong đó: có 03 doanh
nghiệp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
sang EU, các doanh nghiệp còn lại chủ yếu cung ứng xuất khẩu. Các sản phẩm
xuất khẩu chủ yếu là tôm, nghêu đông, cá fillet, hầu hết các doanh nghiệp chưa
chế biến các sản phẩm thủy sản có giá trị cao. Nhìn chung thị trường xuất khẩu
thủy sản tương đối ổn định, việc mở rộng thị trường mới cũng còn hạn chế (do
doanh nghiệp chưa hiểu rõ khách hàng và sợ gặp rủi ro trong khâu thanh toán).
Tình hình giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá xuất khẩu tăng chậm đã ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Doanh nghiệp xuất khẩu trái cây:
Chưa có doanh nghiệp xuất khẩu trái cây, có khoảng 3 cơ sở thu mua trái
cây xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, Campuchia. Việc mở rộng thị trường
xuất khẩu trái cây gặp nhiều khó khăn do: sản lượng, năng suất trái cây chưa ổn
định, công nghệ bảo quản sau thu họach chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
Do vậy, chất lượng và tính đồng đều trái cây chưa cao, chưa đáp ứng quy định về
kiểm dịch thực vật nên chưa thể xuất khẩu trực tiếp sang các nước. Mặt khác,
năng lực của các đơn vị kinh doanh, xuất khẩu trái cây còn yếu nhất là đội ngũ
cán bộ chưa đủ năng lực giao dịch trực tiếp với nước ngoài, kinh doanh, xuất

khẩu trái cây gặp nhiều rủi ro nên hiện nay chưa có doanh nghiệp nào mạnh dạn
đầu tư xuất khẩu trái cây tươi hoặc chế biến xuất khẩu.
Nhìn chung, các doanh nghiệp của tỉnh hầu hết là doanh nghiệp có qui mô
nhỏ, khả năng về tài chính, kỹ thuật, công nghệ, thu thập thông tin, kinh nghiệm
trên thương trường quốc tế còn hạn chế. Đầu tư công nghệ hiện đại chưa nhiều,
đầu tư thiết kế mẫu mã, bao bì, tiêu chuẩn hóa, vệ sinh thực phẩm, xây dựng
21
thương hiệu hàng hóa, tiếp cận thị trường còn nhiều khó khăn nên sức cạnh tranh
của doanh nghiệp và sản phẩm còn yếu. Thêm vào đó là tình hình sản xuất chế
biến các sản phẩm có ưu thế về nguồn nguyên liệu của tỉnh như: chế biến dừa,
chế biến thủy sản thường gặp khó khăn về nguyên liệu do mùa vụ, hiện nay đang
đứng trước những thử thách lớn, chịu tác động của áp lực cạnh tranh ngày càng
gay gắt trên thị trường trong nước và nước ngoài trước xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế.
1.2- Công tác XTTM của các doanh nghiệp:
Qua kết quả khảo sát họat động XTTM của doanh nghiệp bằng phíêu điều
tra, cho thấy:
- Nghiên cứu thị trường: 33,3% DN có bộ phận nghiên cứu thị trường
- Thông tin phục vụ SXKD: nhận từ tổ chức XTTM: 20%; Báo, đài,
internet: 13,3%; Khách hàng: 13,3%; Kết hợp 3 hình thức trên: 26,7%: Không ý
kiến: 26,7%
- Ứng dụng TMĐT: 33,3% DN xây dựng trang web và trao đổi thông tin
qua email, 33,3% chỉ trao đổi thông tin qua email, 33,4% chưa ứng dung TMĐT
- Các hình thức quảng bá:
+ Xây dựng catalogue, brochure: 46,7 % doanh nghiệp
+ Xây dựng phim tài liệu, đĩa CD, VCD: 20% doanh nghiệp
+ Thành lập showroom giới thiệu sản phẩm: 13,3 % doanh nghiệp
+ Quảng cáo trên mạng, trang web các đơn vị khác: 46,7% doanh
nghiệp
+ Quảng cáo thông qua báo, tạp chí: 46,7% doanh nghiệp

+ Quảng cáo thông qua đài truyền hình: 26,7% doanh nghiệp
+ Tham gia các showroom trong nước: 6,7% doanh nghiệp
+ Tham gia các showroom ngoài nước: 13,3% doanh nghiệp
+ Tham gia hội chợ TMDL tại tỉnh: 33,3% doanh nghiệp
- Tham gia hội chợ trong nước: 33,3% doanh nghiệp tham gia các hội chợ
sau:
Hội chợ Vietfish; Hội chợ các doanh nghiệp đạt giải thưởng chất lượng
tại TP.HCM; Ngày hội tôn vinh các doanh nghiệp mạnh Việt Nam; các hội chợ
do Sở Thương mại - Du lịch tổ chức tham gia tại các tỉnh/thành phố.
22
- Tham gia hội chợ ngoài nước: 40% doanh nghiệp tham gia 14 lần Hội
chợ
(Hội chợ Thương mại Quốc tế Tứ Xuyên – Trung Quốc; Hội chợ Thương mại
Quốc tế tại Dubai; Hội chợ Nhượng quyền Thương hiệu – Hoa Kỳ; Hội chợ Thủy
sản Brussel - Bỉ; Hội chợ Conxemar - Tây Ban Nha; Hội chợ Polfish – Ba Lan;
Hội chợ Bremen - Đức; Hội chợ Fine Food – Úc)
- Khảo sát thị trường trong nước: 53,3% doanh nghiệp tự khảo sát thị
trường hoặc tham gia các đoàn khảo sát thị trường do Sở Thương mại - Du lịch tổ
chức.
- Khảo sát thị trường ngoài nước: 60% doanh nghiệp - với 26 lần tham gia
khảo sát thị trường ngoài nước như sau:
Thị trường Ai Câp (dừa); Hàn Quốc (dừa, thủy sản); Nhật (Thủy sản, dừa);
Nam Phi (dừa, dược); Angola (dược); Hungary (dược); Đan Mạch (thủy sản); Mỹ
(thủy sản); Trung Quốc (dừa, trái cây, thủy sản); Ba Lan (thủy sản); Hà Lan (thủy
sản); (Tham dự Hội nghị Dừa Châu Á – Thái Bình Dương (dừa).
- Gặp gỡ giao lưu với các đoàn doanh nghiệp nước ngoài: 40% doanh
nghiệp tiếp và làm việc với các đoàn doanh nghiệp: Ba Lan; Hà Lan; Úc; Nhật;
Pháp; Đan Mạch; Hàn Quốc; Rumani; Hungary; Hongkong; Trung Quốc, Nam
Phi; Iran; Cộng hòa Séc, Mexico, Ai Cập, Sri Lanka; Đài Loan; Mỹ; Canada.
- Gặp gỡ tham tán thương mại VN tại các nước hàng năm: 33,3% doanh

nghiệp tham dự hội nghị gặp gỡ các tham tán thương mại do Bộ Công Thương ổ
chức hàng năm.
Thông qua các chương trình XTTM do tổ chức XTTM của tỉnh tổ chức và
hoạt động XTTM của doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã thu thập được nhiều
thông tin mới về thị trường, giới thiệu được sản phẩm, quan hệ với nhiều khách
hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu, kim ngạch XK tăng qua các năm. Thị
trường nội địa cũng được mở rộng nhất là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bánh
kẹo, hàng thủ công mỹ nghệ đã tìm được nhiều đại lý tiêu thụ ở thành phố, các
tỉnh trong cả nước.
Qua kết quả tổng hợp các phiếu điều tra cho thấy một số doanh nghiệp chế
biến, xuất khẩu thủy sản như: Công ty Cổ phẩn Xuất Nhập khẩu Thủy sản, Công
ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Lâm Thủy sản, Công ty Cổ phần Thủy sản có quan
tâm đến hoạt động XTTM, đã gắn kết với Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam tham gia các đoàn khảo sát thị trường, các hội chợ chuyên ngành thủy
sản trong nước, ngoài nước, kết quả đã tìm được một số khách hàng mới, thị
23
trường mới. Một số doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm dừa
quan tâm đến công tác XTTM như: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu, Công ty
Sản xuất Kinh doanh Tổng hợp Đông Á, Công ty TNHH TM DV XNK BTCO,
Công ty TNHH Thanh Bình, HTX Cửu Long, Doanh nghiệp Kẹo dừa Thanh
Long, tuy nhiên phương pháp XTTM còn theo kiểu truyền thống, chưa có điều
kiện tiếp cận với các công cụ XTTM hiện đại. Một số doanh nghiệp còn lại chưa
chú trọng đến công tác XTTM.
Nguyên nhân:
Một số doanh nghiệp thiếu hiểu biết thấu đáo về lợi ích của công tác
XTTM nên chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác XTTM, một số doanh
nghiệp chưa thật sự chủ động trong công tác XTTM, chưa xây dựng chiến lược
kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, chủ động tìm kiếm khách hàng, thị trường
tiêu thụ sản phẩm, chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Mặt khác, sản
phẩm của các doanh nghiệp đa số là sản phẩm thô, chưa có bao bì nhãn hiệu hoàn

chỉnh, chưa đăng ký các tiêu chuẩn quản lý chất lượng … nên công tác XTTM
gặp không ít khó khăn, nhất là khi tiếp thị, quảng bá sản phẩm ra thị trường nước
ngoài.
Về tài chính: Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu của Bến Tre
có quy mô nhỏ, còn bị hạn chế về khả năng tài chính (vốn ít), do đó khó thực
hiện được chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, XTTM
Về nhân lực: năng lực quản lý điều hành còn thiếu và yếu, không có cán bộ
chuyên trách về nghiên cứu thị trường, XTTM
Về sự hỗ trợ của nhà nước thời gian qua, cơ quan XTTM của tỉnh đã có
nhiều nổ lực tổ chức nhiều hoạt động XTTM hỗ trợ doanh nghiệp tìm khách hàng
mới, thị trương mới. Tuy nhiên do gặp khó khăn về kinh phí nên việc hỗ trợ các
doanh nghiệp cũng còn hạn chế.
2- Một số thông tin về doanh nghiệp du lịch và hoạt động XTDL của các
doanh nghiệp:
2.1- Một số thông tin về doanh nghiệp du lịch:
Tính đến năm 2006:
- Toàn tỉnh có 6 doanh nghiệp hoạt động du lịch, 32 điểm du lịch sinh thái,
30 khách sạn – nhà nghỉ, 37 nhà hàng – cơ sở ăn uống lớn.
24
- Phương tiện vận chuyển: trên 100 xe khách; 490 xe ngoài tỉnh hoạt động
tại Bến Tre, 60 đò du lịch, 30 đầu xe ngựa; trên 100 xuồng chèo phục vụ du
khách.
- Ca nhạc tài tử: 8 đội
- Loại hình du lịch: du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa, lịch sử.
- Tổng số lao động: 2.624 người (TĐ: Đại học 66 người; Cao Đẳng 130
người; Trung học 524 người; lao động khác: 1904 người)
Tình hình doanh thu, khách du lịch và đầu tư cho du lịch (2001 – 2005)
- Doanh thu toàn ngành du lịch năm 2001 đạt 39,2 tỷ đồng, năm 2005 đạt
83,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2005 là 21,06%.
- Cơ cấu doanh thu du lịch năm 2005, doanh thu từ dịch vụ ăn uống chiếm

51,9%, từ dịch vụ lưu trú chiếm 18,36%, doanh thu từ dịch vụ vận chuyển và lữ
hành chiếm tỷ lệ 27,8%, doanh thu từ dịch vụ mua sắm hàng hóa chiếm tỷ lệ
1,97%.
- Khách du lịch đến Bến Tre năm 2001 đạt 250.060 lượt khách, năm 2005
đạt 313.010 lượt khách, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2005 là 6,2%.
- Đầu tư cho du lịch: giai đọan 2001 - 2005 tổng mức đầu tư là 163,862 tỷ
đồng, tăng 9,3 lần so với 5 năm trước. Trong đó: đầu tư xây dựng mới 27 cơ sở
lưu trú du lịch; 18 nhà hàng; 20 điểm tham quan du lịch sinh thái, nâng cấp sửa
chữa lớn 4 nhà hàng; 2 khách sạn.
Nhận xét chung:
- Các doanh nghiệp hoạt động du lịch có quy mô nhỏ, du lịch lữ hành chưa
phát triển, chưa có được những sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh cao,
các sản phẩm du lịch hiện có còn nghèo nàn về chủng loại, kém hấp dẫn, giá cả
chưa tương xứng với chất lượng, hệ thống dịch vụ bổ sung còn thiếu và yếu, đặc
biệt là thiếu những khu du lịch lớn. Do vậy không kéo dài ngày lưu trú cũng như
chưa thu được các khoản chi phí khác từ khách du lịch.
- Thực trạng về cơ cấu và trình độ cán bộ, nhân viên phục vụ trong ngành
du lịch còn nhiều bất cập, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp (khoảng
27% trong tổng số lao động ngành du lịch), nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển.
- Cơ sở hạ tầng tại các khu, vùng quy hoạch phát triển du lịch trong thời
gian qua mặc dù tỉnh có nhiều nổ lực đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa được hoàn
chỉnh, nhiều đoạn đường không đảm bảo cho xe vận chuyển khách du lịch 50 chỗ
25

×