Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Quy chế làm việc của Chi bô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.63 KB, 4 trang )

ĐẢNG BỘ XÃ PHÚ VINH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆTNAM
CHI BỘ 11
Số: 01/QC-CB Phú Vinh, ngày 03 tháng 6 năm 2010
QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI BỘ 11
NHIỆM KỲ 2010 - 2012
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Quy chế này quy định lề lối làm việc của Chi bộ 11 nhiệm kỳ 2010 – 2012
(sau đây gọi tắt là Chi bộ). Chi bộ có mối quan hệ với Đảng ủy xã Phú Vinh,
với Hội đồng trường, với Hiệu trưởng và với các đơn vị chức năng của
Trường TH Lê Văn Tám.
Điều 1. Những nguyên tắc chung
Chi bộ 11thực hiện vai trò lãnh đạo tuyệt đối toàn diện trên các lĩnh vực
chính trị, văn hoá, tổ chức và công tác xây dựng Đảng, đồng thời thực hiện
đầy đủ các nguyên tắc của Đảng.
a. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ
trách.
b. Bảo đảm cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, cán bộ viên chức làm
chủ, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, Chi bộ không bao
biện công tác chính quyền và ngược lại chính quyền không ỉ lại Chi bộ hoặc
xem nhẹ công tác Đảng, công tác quần chúng.
c. Bảo đảm phát huy trí tuệ của đảng viên trong Chi bộ, tập thể thực hiện Chỉ
thị, Nghị quyết của Đảng và pháp luật Nhà nước đạt hiệu quả cao nhất và
xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi bộ
Chi bộ có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
2.1 Chi bộ có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo đảng viên thực hiện thắng lợi các
Nghị quyết, Chỉ thị của các cấp và Nghị quyết Đảng bộ, Chi bộ trong nhiệm
kỳ.
2.2 Chi bộ có trách nhiệm quán triệt đường lối ,chủ trương, chính sách của


Đảng trong đảng viên và thông qua các tổ chức Chi bộ, đoàn thể nhà trường,
nhằm cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
thực hiện một cách có hiệu quả.
2.3 Xét đề nghị phát triển đảng viên theo Điều lệ Đảng quy định.
2.4 Chi bộ lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể Nhà trường thông qua
quyết nghị của Chi bộ trên cơ sở chủ chương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
Điều 3: Cơ cấu của chi bộ
3.1 Chi bộ gồm có Bí thư, Thư ký, Kế toán, Thủ quỹ và các đảng viên
đang công tác tại đơn vị.
3.2 Bí thư chi bộ do Đại hội chi bộ bầu, Bí thư Đảng ủy ra quyết định
công nhận trên cơ sở kết quả bầu cử. Bí thư là kiêm nhiệm, các chế độ được
tính theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Bí thư chi bộ có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, chủ trì lãnh đạo việc
thảo luận và thông qua quyết nghị, các phiên họp của Chi bộ.
Làm công tác tổ chức trong Chi bộ; công tác vận động, phổ biến, giáo
dục chính trị đến các đảng viên và quần chúng. Phát triển đảng viên.
3.3 Thư ký Chi bộ do Hội nghị toàn thể đảng viên chi bộ bầu, Bí thư ra
quyết định công nhận. Thư ký Chi bộ là kiêm nhiệm, các chế độ được tính
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Thư ký Chi bộ có nhiệm vụ giúp Bí thư trong các lĩnh vực: tổng hợp
tình hình hoạt động của Nhà trường và của Chi bộ; chuẩn bị nội dung, tài liệu
cho các phiên họp của Hội đồng trường; tiếp nhận và xử lý văn bản đi, đến
của Chi bộ theo quy định của Đảng, của Nhà nước và của Trường; đảm bảo
hoạt động của Chi bộ.
3.4 Kế toán và Thủ quỹ Chi bộ do Bí thư Chi bộ phân công trên cơ sở
lấy ý kiến của các đảng viên trong Chi bộ. Kế toán và THủ quỹ Chi bộ là kiêm
nhiệm, các chế độ được tính theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Kế toán và Thủ quỹ Chi bộ có nhiện vụ thực hiện các nghiệp vụ kế toán
của Chi bộ theo đúng quy định hiện hành của Đảng, của Nhà nước.

3.5 Các đảng viên của Chi bộ hoạt động kiêm nhiệm.
Các đảng viên có nhiệm vụ đóng góp vào các quyết nghị của Chi bộ
trong các phiên họp của Chi bộ. Trong thời gian giữa hai phiên họp, mỗi đảng
viên đều có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các các Quyết nghị của Chi
bộ và có thể đề xuất những ý kiến về hoạt động của Chi bộ, của Nhà trường.
CHƯƠNG II
LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA CHI BỘ
Điều 4: Nguyên tắc chung
Chi bộ làm việc theo nguyên tắc : Tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo
cá nhân phụ trách.
Điều 5: Chế độ hội họp
Chi bộ họp thường kỳ mỗi tháng một lần vào ngày mồng ba hàng
tháng. Khi cần thiết Bí thư có thể triệu tập cuộc họp chi bộ đột xuất.
Các cuộc họp của chi bộ phải có ít nhất 2/3 số đảng viên trong chi bộ
tham dự.
Khi cần thiết, Bí thư có thể mời thêm đại diện của các cơ quan, đơn vị
liên quan dự họp. Các đại diện này có quyền phát biểu ý kiến nhưng không
tham gia biểu quyết.
Điều 6. Quyết nghị của Chi bộ:
Mỗi kỳ họp của Chi bộ đều phải thông qua Quyết nghị về những vấn
đề mà Chi bộ đã thảo luận. Quyết nghị của Chi bộ chỉ có giá trị thực hiện khi
quá nửa tổng số đảng viên chi bộ tham dự nhất trí thông qua.
Việc thông qua Quyết nghị của Chi bộ được thực hiện bằng biểu
quyết.
Các đảng viên trong Chi bộ phải nêu cao tinh thần trách nhiệm khi thảo
luận và thông qua các quyết nghị của Chi bộ. Những đảng viên có ý kiến
khác với quyết nghị của Chi bộ có quyền bảo lưu ý kiến nhưng không được
làm trái với những quyết nghị của Chi bộ đã thông qua.
Quyết nghị của Chi bộ sau khi được thông qua được thông tin đến các
tổ chức và cá nhân liên quan trong trường.

Điều 7. Chế độ giải quyết công văn giấy tờ:
Công văn giấy tờ do cơ quan ngoài gửi đến cho Chi bộ được Thư ký
tập hợp, đề xuất và báo cáo với Bí thư cho ý kiến giải quyết.
Công văn, giấy tờ của Chi bộ gửi đến các cơ quan bên ngoài do Thư ký
dự thảo trình Bí thư ký thay mặt Chi bộ.
Điều 8. Chế độ thông tin, báo cáo:
Các đảng viên của Chi bộ được các đơn vị chức năng của Trường
thông báo tình hình hoạt động của Nhà trường, các đoàn thể trong Nhà
trường và các thông tin cần thiết. Nếu trong các phiên họp cần thảo luận
những vấn đề quan trọng, đảng viên trong Chi bộ có thể nhận được tài liệu,
thông tin trước khi họp ít nhất 03 ngày để có thời gian nghiên cứu, đóng góp
ý kiến.
Các tổ chức đoàn thể của Trường có trách nhiệm đảm bảo việc cung
cấp thông tin chính xác, kịp thời theo yêu cầu của Chi bộ để các đảng viên
trong Chi bộ có căn cứ thảo luận, quyết nghị.
Điều 9. Điều kiện và kinh phí hoạt động:
Chi bộ có văn phòng và các phương tiện làm việc do Nhà trường bố trí
và trang bị.
Kinh phí của Chi bộ được hoạch toán độc lập theo các quy định hiện
hành của Đảng, của Nhà nước.
CHƯƠNG III
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 10. Quan hệ giữa Chi bộ với các tổ chức trong Nhà trường:
Chi bộ lãnh đạo toàn các tổ chức trong Nhà trường thông qua các chủ
trương, nghị quyết của Chi bộ.
Điều 11. Quan hệ giữa Chi bộ với Hiệu trưởng:
Hiệu trưởng Nhà trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết
nghị hoặc kết luận của Chi bộ. Nếu không nhất trí với quyết nghị hoặc kết
luận của Chi bộ phải kịp thời báo cáo và xin ý kiến của Phòng giáo dục và
đào tạo Định Quán.

Hiệu trưởng Nhà trường có trách nhiệm báo cáo tình hình và kế hoạch
hoạt động của Nhà trường; chỉ đạo các đơn vị chức năng cung cấp thông tin
đầy đủ khi có yêu cầu.
Quan hệ giữa Chi bộ với Hiệu trưởng là quan hệ lãnh đạo trong công
tác, thực hiện các quy định của pháp luật và Điều lệ trường Tiểu học.
Điều 12. Điều khoản thi hành:
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày Chi bộ nhất trí quyết nghị thông
qua. Trong quá trình hoạt động, nếu có điều gì vướng mắc sẽ được sửa đổi
và trình Chi bộ xem xét ở kỳ họp gần nhất.
Quy chế này được Chi bộ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày
03 tháng 6 năm 2010.

Nguyễn Văn Phúc
TM.CHI BỘ
BÍ THƯ

×