Họ và tên:……………………… THI HỌC KÌ II (Năm học 2009 – 2010)
Lớp: 9/……. Môn: Vật Lý 9
Thời gian 60 phút.
I. Trắc nghiệm (6đ)
*Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (3đ).
Câu 1: Máy phát điện xoay chiều gồm có các bộ phận nào dưới đây ?
A. Nam châm vĩnh cửu và hai thanh quét. B. Cuộn dây dẫn và nam châm.
C. Ống dây có lỗi sắt và hai vành khuyên. D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt.
Câu 2: Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A. Một cuộn dây dẫn kín nằm cạnh một thanh nam châm.
B. Nối hai cực của một thanh nam châm với hai đầu của một cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của pin từ ngoài vao trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Cho thanh nam châm rơi từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.
Câu 3: Trên mặt một dụng cụ đo có ghi kí hiệu
( )
,:V
. Dụng cụ này đo đại lượng nào sau
đây
A. Đo cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều.
B. Đo cường đọ dòng điện của dòng điện một chiều.
C. Đo hiệu điện thế của dòng điện một chiều.
D. Đo hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.
Câu 4: Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên gấp đôi thì công suất hao
phí do toả nhiệt trên dây sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng 4 lần. B. Giảm 4 lần. C. Tăng 2 lần. D. Giảm 2 lần.
Câu 5: Khi mắt bóng đèn có ghi 12V – 6W lần lượt vào mạch điện một chiều rồi vào mạch
điện xoay chiều cùng hiệu điện thế 12V. Câu nói nào sau đây là đúng?
A. Khi mắt vào mạch điện một chiều đèn sẽ sáng hơn.
B. Khi mắt vào mạch điện xoay chiều đèn sẽ sáng hơn.
C. Độ sáng của đèn trong hai trường hợp như nhau.
D. Khi mắt vào mạch điện một chiều đèn chỉ sáng bằng một nửa so với khi mắt vào
mạch điện xoay chiều.
Câu 6: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló nào dưới đây?
A. Tia ló qua tiêu điểm.
B. Tia ló song song với trục chính.
C. Tia ló cắt trục chính tại một điểm nào đó.
D. Tia ló có đường kéo dài qua tiêu điểm.
Câu 7: Ảnh của vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ là ảnh nào dưới
đây?
A. Ảnh thật, cùng chiều với vật.
B. Ảnh thật, ngược chiều với vật.
C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật.
D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật.
Câu 8: Chọn câu nói không đúng?
A. Kính lúp dùng để quan sát những vật nhỏ.
B. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C. Dùng kính lúp để nhìn các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh thật lớn hơn vật.
D. Độ bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát được càng lớn.
Câu 9: Độ bội giác của kính lúp là 5x. Tiêu cự của kính lúp có thể nhận giá trị nào trong
các giá trị sau :
A. f = 5m B. f = 5cm C. f = 5mm D. f = 25cm
Câu 10: Chọn câu đúng trong các câu sau :
A. Chiếc bút xanh để trong phòng tối cũng vẫn có màu xanh.
B. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng.
C. Mái tóc đen ở chỗ nào cũng là mái tóc đen.
D. Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng thấy đỏ.
Câu 11: Trường hợp nào dưới đây có sự trộn các ánh sáng màu.
A. Khi chiếu một chùm ánh sáng lục lên một tấm bìa màu đỏ.
B. Khi chiếu đồng thời một chùm ánh sáng lục và một chùm ánh sáng đỏ vào một vị trí trên
tờ giấy trắng.
C. Khi chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một tấm kính lọc màu đỏ.
Câu 12: Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng chủ yếu biến đổi thành dạng năng lượng
nào dưới đây?
A. Năng lượng ánh sáng. B. Nhiệt năng.
C. Hoá năng. D. Cơ năng.
*Ghép nội dung cột A với nội dung cột B để được nội dung ở cột C đúng nhất (1,5đ).
Cột A Cột B Cột C
a. Vật kính của một máy ảnh là
b. Kính cận là một
c. Thể thuỷ tinh là
d. Khi cho một chùm sáng trắng qua
một lăng kính ta được
e. Cho chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu
đỏ ta được chùm sáng
f. Cặt vật màu vàng dưới ánh sáng
trắng ta được màu cùa vật là
1. Thấu kính hội tụ có tiêu cự
có thể thay đổi được.
2. Một dãi màu biến đổi liên
tục từ đỏ đến tim.
3. Thấu kính hội tụ.
4. Màu vàng.
5. Thấu kính phân kì.
6. Màu đỏ.
a +
b +
c +
d +
e +
f +
*Tìm từ hay cùm từ thích hợp điền vào các chỗ trống sau (1,5đ).
1. Mắt cận thị chỉ nhìn rõ được những vật …….và không nhìn rõ vật………
2. Bút lade khi hoạt động thì phát ra ánh sáng ……; Ánh sáng do đèn pha Ôto phát ra
là……
3. Vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ cho ảnh ….lớn hơn vật và …….với
vật.
II. Tự luận : (4đ).
Bài 1: (2đ) Một máy biến thế dùng để biến đổi hiệu điện thế xoay chiều từ 110V lên
220V. Biết cuộn thứ cấp có 10.000 vòng.
a. Tìm số vòng cuộn sơ cấp.
b. Dùng máy biến thế trên biến đổi hiệu điện thế của acqui 12V lẫn 60V được không ?
Tại sao?
Bài 2: (2đ) Một vật sáng AB dạng mũi tên đặt vuông góc với trục chính của thấu kính
hội tụ cách thấu kính 20cm, thấu kính có tiêu cự 10cm.
a/ Tính khoảng cách từ thấu kính đến ảnh A’B’ của vật AB và nêu tính chất của ảnh
A’B’.
b/ Cho AB = 2cm. Tính chiều cao của ảnh A’B’.
c/ Hãy dựng ảnh theo đúng tỉ lệ.
B. Đáp án :
I. Trắc nghiệm (6đ)
Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất (3đ)
Mỗi câu đúng 0,25 điểm.
1-B; 2-D; 3-D; 4-B; 5-C; 6-D; 7-B; 8-C; 9-B; 10-C; 11-B; 12-D.
Ghép cột (1,5đ) Mỗi ý đúng 0,25 điểm.
1+3 ; b+5 ; c+1 ; d+2 ; e+6 ; f+4
Điền vào chỗ trống (1,5đ) Mỗi chỗ điền đúng 0,25 điểm.
1………ở gần……….ở xa.
2……….đỏ…………trắng.
3……… ảnh ảo……….cùng chiều.
II. Tự luận (4đ)
Câu 1: Tóm tắt :
2
10000=n
vòng ;
1
110=U V
;
2
220=U V
a)
1
?=n
;
b) Giải thích?
Giải : a) Số vòng của cuộn sơ cấp là :
1 1
2 2
=
U n
U n
1
1 2
2
110
. 10000. 5000
220
Þ = = =
U
n n
U
vòng (1đ)
b) Không được. Do máy biến thế không biến đổi được hiệu điện thế một chiều (1đ)
Bài 2 : Tóm tắt:
d 20cm=
;
f 10cm=
;
a/
d' ?=
. Nêu tính chất ảnh?
b/ Cho
AB 2cm=
,
A 'B ' ?=
c/ Dựng ảnh?
Giải:
a/ Khoảng cách từ thấu kính đến ảnh A’B’ của vật AB là 20cm. (0,5đ).
ảnh A’B’ là ảnh thật. (0,5đ).
b/ AB = 2cm. Chiều cao của ảnh A’B’ = 2cm. Ảnh ngược chiều và bằng vật (0,5đ).
c/ Vẽ hình đúng (0,5đ).