Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam –chùm ca dao chiến sĩ trường sơn potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.54 KB, 8 trang )

Kiến thức lớp 10
Ca dao Việt Nam –phần14

Chùm ca dao chiến sĩ Trường Sơn



Chiến sĩ trên đường Trường Sơn - Ảnh: quansu.info
Đường Trường Sơn huyền thoại đã đi vào sử thi như một
bản anh hùng ca của thời đại Hồ Chí Minh. Nhiều bài thơ, bài
hát viết về Trường Sơn đã vượt qua biên độ của thời gian
mãi mãi rung động lòng người.

Song có lẽ ít ai biết đến những vần ca dao mộc mạc của các
chiến sĩ nói lên cảm xúc của mình trên đường “Xẻ dọc Trường
Sơn đi cứu nước”. Có thể nói ở đâu có dấu chân người lính là ở
đó có ca dao.

Dưới đây là chùm ca dao sưu tầm được qua sổ tay của các chiến
sĩ, qua báo tường của các binh trạm, hoặc đọc được qua dòng
chữ khắc vào thân cây, vách núi trên một chặng đường Trường
Sơn đi qua vùng đất Thừa Thiên- Huế.

Ấn tượng đầu tiên đối cới các chiến sĩ vượt Trường Sơn là
những cái dốc- mỗi cái là một kỷ niệm.

Dốc Mèo:
Ai lên A Lưới Dốc Mèo
Mà xem bộ đội vượt đèo lên mây
Dốc Bò:
Bò lên rồi lại bò lên


Bò đi bò lại cho quên nhọc nhằn
Dốc Ông Bà:
Hỏi ông ông đứng nơi nao
Phải chăng dốc núi dựng cao lưng trời?
Hỏi bà bà chẳng trả lời
Vực sâu thăm thẳm biết người ở đâu
Dốc 200:
Cheo leo đứng giữa Việt Lào
Hai bên đồn giặc vẫn vào vẫn ra
Hai trăm dốc đứng dốc tà
Vẫn ăn được cá rau cà thường xuyên.
Dốc Bô Phiên:
Bô Phiên dốc đứng đèo cao
Cheo leo khúc khủyu bên đèo bên sông
Qua đây mới thấy lạ lùng
Tưởng như mình đã tới cùng trăng sao
Đỉnh Trường Sơn:
Cách nhau chỉ một cây sào
Trường Sơn hai mái Việt Lào chung lưng
Trường Sơn hai mái Tây- Đông
Việt Lào gắn bó thủy chung nghĩa tình.

Hết trèo đèo, vượt dốc lại đến băng rừng. Rừng Trường Sơn bao
la hùng vĩ trở nên gần gũi, gắn bó ân tình với các chiến sĩ trong
từng bước đi, từng giấc ngủ và từng bữa ăn:

Ban ngày khoác lá ngụy trang
Từng đàn bướm trắng, bướm vàng bay theo
Ban đêm gùi đạn vượt đèo
Trăng vàng sà xuống đập đèo trên lưng

Dừng chân mắc võng giữa rừng
Suối reo, chim hót chúc mừng ngủ ngon
Ơi người trẩy hội nước non
Trường Sơn là bạn sắt son đồng hành.

Và đây là bữa cơm giữa rừng:
Hành quân qua trạm dừng chân
Dân công bộ đội quây quần bên nhau
Cơm ngô bày giữa rừng sâu
Có đàn bướm ngỡ hoa ngâu sà vào
Trường kỳ kháng chiến gian lao
Đêm đêm bướm vẫn bay vào trong mơ.

Đậm đà hơn hết, ca dao Trường Sơn biểu lộ tâm hồn và khí
phách của các chiến sĩ trong mọi hoàn cảnh chiến đấu và công
tác đầy gian khổ hy sinh.

Chiến sĩ binh trạm:
Binh trạm đóng giữa rừng sâu
Quanh năm chẳng thấy trăng sao mây trời
Ngày đêm con suối đưa lời
Con chim đưa tiếng, mua rơi đều đều
Quê hương gợi nhớ bao điều
Cây đa giếng nước nắng chiều mênh mang
Bóng tre mát rượi quanh làng
Câu hò giã gạo rộn ràng đêm trăng
Bao giờ quét sạch xâm lăng
Quê hương chín nhớ mười thương lại về

Cao xạ pháo:

Mưu mô thằng Mỹ cuồng điên
Bắn ngày rồi lại bắn đêm giở trò
Bắn ngày, mày vụn ra tro
Bắn đêm, mày cũng gãy giò nát xương
Lòng ta đã cháy căm hờn
Lưới ta đã khép mày chuồn đi đâu
Mưu sâu thì họa càng sâu
Bảo cho giặc Mỹ một câu nhớ đời

Công binh:
Đứng trên trọng điểm ta thề
Đường chưa thông suốt chưa về nghỉ ngơi
Mặc cho bon đạn ngút trời
Chẳng xa một tấc, chẳng rời một ly

Lái xe:
Xe đâu xe lạ xe lùng
Đầu xe thì bẹp, chắn bùn lại không
Chỗ ngồi như tựa bàn chông
Thùng xe gỗ mục vô cùng thảm thương
Đêm nào cũng chạy trên đường
Kế hoạch vượt mức chẳng nhường cho ai

Vận tải:
Đèo cao thì mặc đèo cao
Tinh thần vận tải còn cao hơn đèo
Hàng ta, ta quý ta yêu
Hàng ra tiền tuyến, hàng tiêu diệt thù.

Cô gái dân công:

Em là cô gái Pacô
Trên vai trĩu nặng đôi bồ dân công
Gian nguy chẳng chút sờn lòng
Đạn bom vẫn vượt núi non vẫn trèo
Hỏi em đã có người yêu?
Em cười: Cái bụng ưng theo gùi hàng.

×