Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.58 KB, 6 trang )


QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG



PGS. TS. NGUYỄN HỒNG THÁI
Bộ môn Quản trị Kinh doanh
Khoa Vận tải - Kinh tế
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Quản lý rủi ro là một quá trình xem xét đánh giá toàn diện các hoạt động của
doanh nghiệp để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấu đến các mặt hoạt động
của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp ứng phó, phòng ngừa phù hợp với
từng nguy cơ.
Summary: Risk management is the process of considering a comprehensive review of the
business activities to identify potential risks that may impact negatively to the operations of the
business, on that basis will offer solutions to cope, appropriate precautions relating to each risk.

I. QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO
Về cơ bản, quy trình quản lý rủi ro thường gồm các bước: xác nhận mục tiêu của doanh
nghiệp, xác định rủi ro, mô tả và phân loại rủi ro, đánh giá và xếp hạng rủi ro, xây dựng kế
hoạch ứng phó, lập báo cáo cập nhật tình hình thực thi, giám sát quá trình thực hiện, rà soát và
cải tiến quy trình quản lý rủi ro
CT 2
1. Xác nhận mục tiêu của doanh nghiệp
Hoạt động quản lý rủi ro được tổ chức và triển khai nhằm đảm bảo thực hiện thành công
các mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, bắt đầu quá trình quản lý rủi ro, đầu tiên Ban lãnh đạo
doanh nghiệp cần xác nhận các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở đảm bảo
hoạt động quản lý rủi ro được tổ chức đúng hướng.
Bảng 1. Mục đích của Phân tích rủi ro


Khía cạnh
kiểm soát
Mô tả Sự kiện không mong muốn
Thời gian
Phân tích chỉ ra các loại rủi ro dẫn
đến chậm trễ dự án
Chậm trễ
Tiền
Phân tích chỉ ra các loại rủi ro dẫn
đến vượt dự toán ngân sách
Vượt dự toán
Chất lượng
Phân tích chỉ ra các loại rủi ro dẫn
đến giảm Chất lượng
Chất lượng mong muốn không đạt được
Thông tin
Phân tích chỉ ra Chất lượng và sự
phù hợp từ thông tin của dự án.
Quyết định dự án sai lầm hoặc không tối
ưu
Tổ chức
Phân tích chỉ ra cách thức ra quyết
định về sự tham gia của các bên
hưởng lợi dự án
Quyết định dự án sai lầm hoặc không tối
ưu



Trong các giai đoạn dự án khác nhau, trọng tâm của phân tích rủi ro có thể thay đổi, như

được chỉ ra ở bảng 2.
Bảng 2. Thay đổi trọng tâm của phân tích rủi ro theo giai đoạn dự án
Giai đoạn dự án Trọng tâm của Phân tích rủi ro
Lập kế hoạch Vạch ra các rủi ro của việc ra quyết định
Ra quyết định chính trị
Phân bổ rủi ro giữa các bên nhà nước và tư nhân.
Đánh giá rủi ro để lập ngân sách.
Thiết kế Quản lý rủi ro để có Thiết kế tối ưu
Đấu thầu Phân bổ rủi ro giữa khách hàng và nhà thầu
Hoàn thiện hợp đồng Chi tiết của Phân bổ rủi ro giữa khách hàng và nhà thầu
Xây dựng
Rủi ro đối mặt giữa khách hàng và nhà thầu, giữa các nhà thầu
và các dự án, khu vực lân cận
Vận hành Cung cấp hoạt động / tạo doanh thu
2. Xác định rủi ro
Có rất nhiều phương thức để xác định rủi ro. Mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm
riêng. Tuy nhiên, thông thường sử dụng các phương thức sau để xác định rủi ro: Tổ chức Hội
thảo đánh giá rủi ro; Thông qua Phiếu điều tra; Thông qua hoạt động Kiểm toán và kiểm tra;
Dựa trên mức chuẩn của ngành; Thông qua Phân tích các tình huống … Trên thực tế, phương
thức xác định rủi ro được sử dụng nhiều nhất là tổ chức Hội thảo đánh giá rủi ro. Tham dự Hội
thảo bao gồm ban giám đốc và lãnh đạo của tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp, các thành
viên tại hội thảo sẽ cùng trao đổi để đưa ra một danh sách các rủi ro doanh nghiệp cần lưu tâm.
Trong đầu tư xây dựng công trình giao thông, rủi ro thường gặp như tăng chi phí dự án, giảm
doanh thu dự án, chậm đưa dự án vào hoạt động hay giảm chất lượng dự án, do các nguyên
nhân như “chí phí nguyên vật liệu cao dẫn đến chi phí dự án tăng” hay “giài phóng mặt bằng
chậm” Các kỹ thuật xác định rủi ro được mô tả ở bảng 3.
CT 2
Bảng 3. Các kỹ thuật xác định rủi ro
Kỹ thuật
Mô tả

Nghiên cứu tại bàn
Dựa trên các thông tin sẵn có
Phỏng vấn/ý kiến chuyên gia
Khai thác các kiến thức bên ngoài
Huy động ý tưởng
Tốt nhất khi các chuyên gia có chuyên môn khác nhau
được mời tham gia
Hội thảo/Phân tích nhóm
Tập trung vào rủi ro cụ thể
Thông tin sẵn có
Tận dụng các thông tin/kinh nghiệm của các dự án
tương tự





CT 2





















Sơ đồ 1. Quan hệ rủi ro

3. Mô tả và phân loại rủi ro
Dựa trên bản chất rủi ro, người ta có nhiều cách phân loại rủi ro. Tuy nhiên, phổ biến nhất
là việc phân loại rủi ro thành 04 nhóm như sau: (1) Rủi ro tài chính: Lãi suất, tỷ giá hối đoái,
nguồn tín dụng, dòng tiền và khả năng thanh toán…; (2) Rủi ro chiến lược: Cạnh tranh, thay
đổi của khách hàng, thay đổi của ngành, rủi ro đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển, sở
hữu trí tuệ…; (3) Rủi ro hoạt động: Bộ máy lãnh đạo, rủi ro về văn hóa doanh nghiệp, vi phạm
quy chế quản lý, kiểm soát tài chính, hệ thống thông tin…; (4) Rủi ro nguy hiểm: Rủi ro về
môi trường, nhà cung cấp, thiên tai, rủi ro đối với tài sản, các hợp đồng, sản phẩm và dịch vụ…
Việc phân loại rủi ro như trên giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro một cách có hệ thống và có cái
nhìn tổng thể, toàn diện hơn về rủi ro trong mọi mặt hoạt động.
Sơ đồ sau đây mô tả cây quyết định trong phân loại các rủi ro, và đưa ra ví dụ cho mỗi loại
rủi ro.

Chi phí dự án tăng
Chi phí NVL tăng
Chi phí lao động
tăng
Sử dụng nguyên
vật liệu khác
Thời gian kéo dài

Giá thế giới
Tỷ giá
Cần nhiều lao
động hơn
Cần lao động trình
độ cao hơn


Đổi mới
công nghệ
Nhu cầu chính
phủ thay đổi


Khách hàng ít
quan tâm
Ít nhà cung cấp
phát triển
.












CT 2

4. Đánh giá và xếp hạng rủi ro
Liệu nguyên nhân và tác động của rủi ro là kết
quả của quyết định?
yes
Liệu rủi ro có đặc trưng bởi kết hợp xác suất và
tác động của sự kiện không dự kiến?
yes
Đó là rủi ro đơn thuần/trường hợp đặc biệt
Đó là do tính không chắc chắn của quyết định
no
no
yes
Đó là không chắc chắn của dự tính thông thường
Đó là rủi ro thị trường
Có phải rủi ro không liên quan tới các nguồn
doanh thu khác (xu hướng thị trường)?
no
 Chi phí tăng do tăng làn đường
 Chi phí tăng do bổ sung các đặc điểm như đèn chiếu
sáng dọc theo đường
 Chi phí tăng do trục trặc xây dựng
 Chi phí tăng do điều kiện địa lý không thuận lợi
 Giá một số nguyên vật liệu tăng ngoài dự tính
 Giảm chi phí do dùng ít sắt thép hơn trong xây dựng
 Mức tăng chung của giá thị trường nguyên vật liệu
 Chi phí tài trợ tăng do lãi suất cơ bản tăng
Sơ đồ 2. Cây quyết định cho phân loại rủi ro
Nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn trong khi số lượng các rủi ro là rất lớn. Vì vậy, bước

tiếp theo sau khi lập danh sách các rủi ro tiềm ẩn, cần tổ chức đánh giá và xếp hạng các rủi ro
theo mức độ cần ưu tiên ứng phó theo 2 tiêu chí: khả năng xảy ra của rủi ro và mức độ ảnh
hưởng của rủi ro đến doanh nghiệp nếu xảy ra. Dựa trên kết quả cho điểm rủi ro, các rủi ro sẽ
được xếp hạng theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Rủi ro mà doanh nghiệp cần ưu tiên ứng phó,
phòng ngừa là những rủi ro mà khả năng xảy ra cao và mức độ ảnh hưởng lớn như minh họa
trong bảng 4. Thông thường thì chỉ 10 - 20 rủi ro có thứ hạng cao nhất sẽ được doanh nghiệp ưu
tiên lên kế hoạch và tổ chức ứng phó. Số lượng cụ thể tùy theo mức độ sử dụng các nguồn lực
và quy mô của doanh nghiệp. Phân loại ưu tiên tập trung vào các rủi ro trọng yếu, thể hiện quan
hệ “Xác suất” và “Hậu quả” gắn với chi phí dự án (bảng 4).

Bảng 4. Ma trận phân loại rủi ro
Hậu quả

1 2 3 4 5
1
1 2 3 4 5
2
2 4 6 8 10
3
3 6 9 12 15
4
4 8 12
16 20



Xác suất
5
5 10
15 20 25

Về nguyên tắc, các rủi ro về phía dưới bên phải cần được chú ý cẩn thận hơn trong quản lý.



Trong đầu tư cơ sở hạ tầng theo mô hình hợp tác công tư (PPP) cần xác định thiệt hại của
rủi ro gây ra và khả năng có được biện pháp kiểm soát (như các chiến lược quản lý rủi ro) được
đưa ra, từ đó đề xuất mức độ và cách thức chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và tư nhân.
Trong định giá rủi ro của một dự án có thể áp dựng các kỹ thuật đánh giá sau đây:
Bảng 5. Các kỹ thuật đánh giá rủi ro
Lớp Đánh giá
Thông tin thị trường Phương pháp định giá
lý thuyết
Không chắc chắn trong
quyết định
Không có giá trị, chỉ dùng phân tích kịch bản
Rủi ro đơn thuần / các
sự kiện đặc biệt
 Phí bảo hiểm
 Phương pháp kiểm soát
giá
 Mức bù lợi nhuận trên rủi
ro trên cơ sở thị trường
 Xác suất nhân với hậu quả
 Chi phí của giải pháp kiểm
soát
 Các sự kiện dự án không
lường trước
Sự không chắc chắn dự
tính thông thường


 Mức tăng của thị trường
về chi phí gián tiếp
 Xác định mức chênh lệch, giá
trị tối thiểu, giá trị tối đa và
mức bù chắc chắn
Rủi ro thị trường
 Tỷ lệ thu nhập
 IRR (tỷ lệ hoàn vốn nội bộ)
 WACC (chi phí vốn bình
quân gia quyền)
 Phân tích cụ thể mức bù rủi ro
cộng thêm của dự án
5. Xây dựng kế hoạch ứng phó
CT 2
Giai đoạn này doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát cụ thể cần
thực hiện để phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại nếu rủi ro xảy ra. Có 3 nội dung phải được xác
định cụ thể đối với từng rủi ro khi xây dựng kế hoạch ứng phó, đó là:
1. Những biện pháp phòng chống, ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra;
2. Thời hạn cụ thể phải thực hiện xong các biện pháp đưa ra;
3. Ai là sẽ người chịu trách nhiệm chính quản lý rủi ro đó.
Vấn đề trung tâm và cốt yếu của các hợp đồng PPP là khả năng chuyển các rủi ro đối mặt
cho bên tư nhân. Các nguyên tắc và cân nhắc chính cho phân bổ rủi ro giữa Nhà nước và khu
vực tư nhân bao gồm:
¾ Giá trị đồng tiền: phân bổ nhiệm vụ và rủi ro cho bên có khả năng tốt nhất trong việc
quản lý các nhiệm vụ và rủi ro này
¾ Khả năng quản lý: Duy trì tính đơn giản và minh bạch
¾ Năng lực hấp thụ: Khả năng bên tư nhân có khả năng chấp nhận.
¾ Khả năng bảo hiểm: Phân bổ các rủi ro có thể bảo hiểm cho bên tư nhân và chuyển rủi
ro cho bên thứ ba là công ty bảo hiểm
¾ Khả năng tài trợ: Bên đối tác tư nhân sẽ yêu cầu phần bù đắp cho rủi ro được chuyển

giao. Mức độ bù đắp này phụ thuộc một phần vào chi phí tài trợ



CT 2

Sơ đồ 3. Các nguyên tắc phân bổ rủi ro chính
Rủi ro là điều cần quan tâm và đánh giá của bất kỳ dự án PPP nào vì nó tác động lớn đến
cho phí toàn bộ dự án. Do vậy, cần phân tích, dự đoán chính xác các rủi ro có khả năng xảy ra,
từ đó có phương án hạn chế, ngăn ngừa và phân bổ rủi ro tối ưu, nhằm tối ưu hoá dự án và hỗ
trợ tài chính theo cách thức mà (1) tạo ra giá trị đồng tiền tốt nhất thông qua phân bổ rủi ro, (2)
cho phép phân bổ rủi ro tạo ra mức chi phí vốn hợp lý và mức đóng góp của khu vực nhà nước,
và (3) dẫn đến các thu xếp có thể vay được của ngân hàng cho dự án.
6. Tổ chức giám sát việc thực hiện các biện pháp
Trong quá trình thực thi các biện pháp ứng phó, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống báo
cáo thường xuyên nhằm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện và đảm bảo mọi thiếu
sót khi thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro phải được thông tin kịp thời đến cấp quản lý có
trách nhiệm. Thường xuyên tổ chức kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ chính sách quản lý rủi ro
và các tiêu chuẩn liên quan. Môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động là không ngừng vận
động, do vậy doanh nghiệp cần quan tâm xem xét điều chỉnh các biện pháp đang thực hiện cho
phù hợp với những chuyển biến của môi trường. Định kỳ, doanh nghiệp cần xem xét lại mức độ
phù hợp của danh sách rủi ro cùng với biện pháp ứng phó tương ứng.
II. KẾT LUẬN
Kinh nghiệm từ thực tế cho thấy, để hệ thống quản lý rủi ro thực sự hoạt động, cần đảm bảo
các yêu cầu sau: Cam kết của Ban lãnh đạo cấp cao đối với hoạt động quản lý rủi ro; Phân công
trách nhiệm rõ ràng trong doanh nghiệp đối với hoạt động quản lý rủi ro; Phân bổ hợp lý các
nguồn lực cho họat động đào tạo và nâng cao nhận thức về rủi ro; Đặc biệt là việc thực thi, tuân
thủ chính sách quản lý rủi ro. Tại nhiều doanh nghiệp, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa
rủi ro được đưa vào hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng thực hiện công việc của nhân viên.




Tài liệu tham khảo

[1]. International Standards for the Professional Pratice of Internal Auditing, IIA, 2004.
[2]. Kỷ yếu hội thảo hợp tác công tư PPP. Tháng 7/2007 Hà Nội - Việt Nam

Khả năng quản lý
Giá trị đồng tiền
Năng lực tài trợ
K.năng chịu rủi ro

Phân bổ rủi ro cho bên tư nhân có thể bảo hiểm với mức giá phù hợp.
Như chuyển rủi ro cho bên thứ ba là công ty bảo hiểm.


.
Bên đối tác tư nhân sẽ yêu cầu phần bù đắp cho rủi ro được chuyển
giao. Mức độ bù đắp này phụ thuộc một phần vào chi phí tài trợ

Phân bổ nhiệm vụ và rủi ro cho bên có khả năng tốt nhất trong việc
quản lý các nhiệm vụ và rủi ro.

Duy trì tính đơn giản và minh bạch bảo đảm có thể quản lý rủi ro.


×