Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NHÀ THƠ XUÂN DIỆU: CHUYỆN LẠ ĐỂ ĐỜI pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.37 KB, 8 trang )

NHÀ THƠ XUÂN DIỆU:
CHUYỆN LẠ ĐỂ ĐỜI

Trong số các nhà thơ nổi danh thời tiền chiến, Xuân Diệu là
người tôi có cơ may được gặp sớm hơn cả. Sớm, nhưng thời
gian lại quá ngắn ngủi, bởi chỉ hơn một năm sau, ông đã từ giã
cõi đời. Tuy nhiên, trong qua trình tiếp xúc, nghe ông nói, hoặc
qua những câu chuyện mà các bậc đàn em trong làng thơ của
ông kể lại, tôi cũng có được một số "vốn liếng" nhất định về
chuyện đời và chuyện nghề của ông.



Xuất xứ của bài "Yêu"
Trong sự nghiệp thơ ca của Xuân Diệu, bài "Yêu" có một vị trí
khá đặc biệt. Nó không phải là bài thơ "bề thế", song lại được phổ
biến rộng rãi bởi đã nói được những khoảnh khắc tâm tình rất
riêng của các bạn trẻ.

Về xuất xứ của bài thơ này, Xuân Diệu kể: Bấy giờ ông chỉ mới
chừng 19, 20 tuổi. Một buổi trưa, nhân lúc ra trông hàng cho mẹ
(vốn là một cô hàng nước mắm), phải cái thời khắc vắng vẻ, chợ
búa ít người qua lại, Xuân Diệu mới tìm cách trêu ghẹo cô bán
hàng bên cạnh. Cô này thấy chàng làm thơ đã chớm nổi tiếng thì
giả bộ mê mải đọc sách. Xuân Diệu vờ buông lơi một câu (mà
ông lấy ý của thơ Pháp) để "thăm dò":

Yêu là chết ở trong lòng một ít

Không ngờ cô bán hàng bỏ sách xuống, nguýt chàng thi sĩ "ỡm
ờ" này một cái rõ dài, rồi bĩu môi, cao giọng:



Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Như được "nối điêu", Xuân Diệu hứng khởi hẳn lên. Ông tiếp
luôn:
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết

Mặc dù mối liên quan giữa chàng thi sĩ với cô gái trẻ cũng chỉ
dừng lại ở chuyện đối đáp thơ, song đó chính lại là xuất xứ của
khổ đầu bài "Yêu" - một bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Diệu.

Hay như thơ Muyxê

Sinh thời, nếu như ai đó ca tụng nhà thơ Xuân Diệu rằng, thơ của
ông hay như thơ ông này ông nọ ở nước ngoài, thì chắc nhà thơ
cũng chỉ cảm thấy hài lòng, vì như vậy là người ta biết phải đạo
với mình. Chứ thực ra ông biết nói như vậy là khập khiễng. Làm
sao có thể so sánh loại thơ được đọc trên văn bản với loại thơ
đọc qua bản dịch, mà nhiều khi chỉ còn là bản dịch nghĩa!

Chính vì thế mà Xuân Diệu rất lấy làm thích thú - điều này ông đã
từng đem "khoe" trong một cuộc nói chuyện trước công chúng ba
tháng trước ngày ông mất - ấy là việc một cô gái Việt kiều sống ở
Pháp trong một lần gặp gỡ nhà thơ tại Trường Đại học Xoócbon
(thủ đô Pari) đã cho rằng thơ của ông hay không kém gì thơ
Anphrêt đờ Muyxê, nhà thơ Pháp nổi tiếng thế kỷ XIX.

Điều mà Xuân Diệu thấy thỏa đáng là cô gái này đọc thơ bằng hai
ngữ. Cô đọc thơ Muyxê bằng tiếng Pháp trong giáo trình cô học.
Còn thơ Xuân Diệu cô đọc bằng tiếng mẹ đẻ, tức tiếng Việt. Sau

nữa, Muyxê là nhà thơ mà khi còn trẻ Xuân Diệu đã từng ngưỡng
mộ- người được thanh niên Pháp suy tôn là "Nhà thơ của tuổi trẻ
và tình yêu". Xuân Diệu rất muốn có vị trí như của Muyxê trong
thanh niên Việt Nam.

Không tiếc thuốc lá, chỉ tiếc thời gian

Những lần đến thăm Xuân Diệu, nhà thơ Trần Ninh Hồ thường để
ý thấy ông hay rút từ một bao thuốc lá nguyên khi thì một điếu,
lúc thì hai điếu, đặt lên chiếc đĩa trước mặt khách (mà ít khi là cả
bao). Dường như đoán được ý nghĩ của nhà thơ trẻ (không ngờ
một nhà thơ lớn mà lại ki đến vậy), khi tiễn Trần Ninh Hồ ra cổng,
Xuân Diệu dúi bao thuốc vào túi anh, nói nhỏ:

- Anh cho em bao thuốc về mà hút.

Rồi ông phân giải:

- Anh là người rất quý thời giờ. Thời giờ nó cũng như tấm vải vậy.
Để nguyên mấy mét thì may được sơ mi, áo dài, mà cũng ngần
ấy vải, đem cắt nhỏ ra thì chỉ may được mùi soa. Sở dĩ anh
không đặt cả bao thuốc ra đấy vì đó là chủ ý của anh. Một điếu có
nghĩa là khách chỉ nên ngồi 5 phút thôi. Mà hai điếu thì có nghĩa
là 10 phút. Anh đặt cả bao ra đấy, nhỡ có người sẵn thuốc ngồi
dai thì sao. Thuốc thì anh không thiếu, nhưng anh thiếu thời gian.
Bây giờ anh đã sắp đến cái tuổi "cổ lai hy" rồi còn gì.

Xuân Diệu "tiên tri"

Nhà thơ Hoàng Cát là người từng được Xuân Diệu yêu quý, nhận

là em kết nghĩa và nuôi cho ăn học. Hoàng Cát kể: Lần ấy, sau
khi đưa tiễn anh gia nhập quân đội, từ một sân ga trở về, Xuân
Diệu đã xúc động viết bài "Em đi ", một bài thơ chẳng khác gì
thơ tình yêu chia ly, đầy bịn rịn và thương cảm (bài này đã được
in lần đầu trên báo Nhân Dân số Tết năm 1989).

Giờ đây, sau mấy chục năm, đọc lại, Hoàng Cát chợt "phát hiện"
và tỏ ra hết sức bái phục sự "tiên tri" của Xuân Diệu. Thì ra trong
bài thơ có một chi tiết đáng chú ý, ấy là câu: Ôm mãi chân em
chẳng muốn về (em ở đây tức là Hoàng Cát, ý Xuân Diệu muốn
nói đến sự quyến luyến, không muốn chia xa).

Hoàng Cát cho rằng, nhà thơ đàn anh đã nhấn mạnh đến chi tiết
cái chân của mình dến độ phải: Ôm mãi chân em chẳng muốn về,
là ông đã nghĩ đến chuyện chân của mình sau này sẽ không còn.
Và Xuân Diệu đã đoán định "chính xác" làm sao! Vì rằng năm ấy,
từ chiến trường trở về, Hoàng Cát đã trở thành một anh thương
binh với một bên chân giả.

và "ngụy biện"

Lần ấy, nhân đọc tập thơ Xuân Diệu mới tặng, nhà thơ Quang
Huy có một phát hiện khá thú vị. Anh cho rằng, thông thường ở
một khổ thơ bốn câu, thì câu hay nhất bao giờ cũng là câu thứ tư,
và câu thường nhất là câu thứ ba, vốn có tính chất như câu đệm,
câu lấy đà.

Với ý nghĩ như vậy, một lần, trong Hội nghị viết văn trẻ, anh tìm
đến trao đổi với Xuân Diệu và đem nhận xét ấy "ứng dụng" vào
một khổ thơ nọ của ông. Nhưng Quang Huy mới chỉ chê khéo

một chút thôi, Xuân Diệu đã vội lấp ngay. Ông biện luận:- Thì nó
cũng như cây hoa. Ngọn đẹp, lá đẹp, bông đẹp thì cũng phải
"chừa" ra một chỗ cho người ta cầm tặng người yêu chứ. Câu
thơ thứ ba của tớ cũng là một câu như thế

×