Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thơ chữ Hán Nguyễn Du - Nhật ký tâm trạng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.39 KB, 13 trang )

Thơ chữ Hán Nguyễn Du - Nhật ký
tâm trạng
Thơ chữ Hán Nguyễn Du đã thể hiện gần như trọn vẹn tâm tình,
suy nghĩ của nhà thơ trong suốt cả một chặng đường dài, trải qua
bao biến cố của bản thân cũng như thời cuộc. Đó là cuốn nhật ký
tâm trạng mà thế hệ hậu sinh qua đó có thể hiểu cụ thể hơn, sâu
sắc hơn về Nguyễn Du, về những gì đã làm nên một nhà thơ lớn,
một người nghệ sỹ vĩ đại của mọi thời đại.

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du gồm ba tập: Thanh Hiên thi tập
(sáng tác trong khoảng thời gian từ 1786- 1804, tức là trong
chặng đường “mười năm gió bụi”, về quê dưới chân núi Hồng và
một vài năm đầu ra làm quan); Nam trung tạp ngâm (sáng tác
trong khoảng thời gian từ 1805- 1812, thời gian làm quan ở kinh
đô Huế và làm cai bạ ở Quảng Bình) và Bắc hành tạp lục ( sáng
tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc năm 1813- 1814). Xét về


mặt thời gian sáng tác cũng như nội dung,
“10 năm gió bụi” Nguyễn Du sống ra sao, những năm về dưới
chân núi Hồng làm một “Nam Hải điếu đồ” ( Người câu cá ở biển
Nam), “Hồng Sơn liệp hộ” ( Phường săn ở núi Hồng) tâm trạng
như thế nào, rồi chặng đường ra làm quan và trên đường đi sứ
phương Bắc nhà thơ có những cảm nghĩ gì ? Thơ chữ Hán đã
soi tỏ con người Nguyễn Du, tâm sự Nguyễn Du. Từng bài thơ,
cả tập thơ nặng trĩu một nỗi buồn đau, bi thiết, một mối quan hoài
dằng dặc. Bước đường quan san, gió bụi, tha hương, chân trời
góc biển, ốm đau bệnh tật, trăng thu, đêm thu, gió thu lạnh, mùa
xuân lạnh, mái tóc bạc, nỗi nhớ quê hương ngồi nghìn dặm, nỗi
sầu thế cuộc...tất cả trở đi trở lại, thành nỗi niềm man mác trong
suốt cả tập thơ. Đọc Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Xuân Diệu có cảm


giác về “ một buổi chiều thu rất dài và tê tái”. Quả thực khó tìm
thấy một sắc màu tươi sáng, một tâm trạng tươi vui, một ý nghĩ
nhẹ nhỏm. Bóng hình, nét mặt, mái tóc, tâm tình, suy nghĩ của
Nguyễn Du dường như đều ẩn chứa nỗi buồn đau. Buồn đau cho
bản thân, cho thời cuộc, không chỉ thế Nguyễn Du còn là người


tự chuốc lấy cho mình nỗi đau của bao kiếp người trong xã hội
với cảm quan thường trực “Bách niên đa thiểu thương tâm sự”
(Cuộc đời trăn năm có biết bao chuyện thương tâm). Nếu như
Truyện Kiều gián tiếp gửi gắm nỗi đau của mình, của mn người
và của cuộc đời qua một kiếp người, một số phận thì thơ chữ
Hán là tiếng nói trực diện.

1. Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy

“Sống chưa nên danh vọng gì người đã suy yếu. Tóc bạc bơ phờ
trước gió chiều”. Đấy là những lời Tự thán của Nguyễn Du trong
thời gian “10 năm gió bụi”, xiêu bạt ở q người. Hình ảnh mái
đầu bạc xuất hiện với mật độ khá lớn trong thơ chữ Hán của
Nguễn Du. Đào Duy Anh chỉ thống kê riêng ở Thanh Hiên thi tập
đã có 17 bài nói về mái đầu bạc. Người viết bài này thử làm thao
tác thống kê trong Thơ chữ Hán thấy có khoảng 30 bài nhắc đến


hình ảnh này, trong đó nhiều nhất là ở Thanh Hiên thi tập.
Nguyễn Du tóc bạc sớm, mới ngồi ba mươi tuổi mái tóc đã bạc
trắng, ơng thường than ngày tháng trôi mau, “hết xuân lại thu đầu
bạc thêm”. Rõ ràng bạch phát, bạch đầu là hình ảnh thực nhưng
cũng là hình ảnh mang đầy tâm sự, nỗi niềm. Ẩn đằng sau mái

đầu sớm bạc “đi giữa gió thu” là những mối u sầu, những biến
động lớn lao trong thế giới nội tâm của một nhà nho sớm bước
vào đời, với cuộc đời và cõi lòng chứa biết bao chuyện thương
tâm. Luân lạc, buồn đau trong cuộc đời riêng, biến cố thời cuộc
dồn dập diễn ra trước mắt làm cho tóc nhà thơ sớm bạc: “Tấm
thân sáu thước sống lênh đênh trong vịng trời đất. Đầu tóc bạc
phơ, gió tây thổi tung” (Mạn hứng), “Bùi ngùi nỗi thời giờ thấm
thoắt làm cho tóc chóng bạc. Suốt đời mối u sầu chưa hề gỡ ra”
(..). Trước những lời lẽ tiêu tao ấy, Xuân Diệu đã từng băn khoăn
đi tìm lời lý giải “ những vất vả, luân lạc gì trong cuộc đời thật của
Nguyễn Du, những gió mưa gì đã làm cho đầu thi sĩ sớm bạc đến
như vậy!”.


Thời cuộc thì đã rõ, cịn bản thân? Câu trả lời có thể đọc thấy
trong tồn bộ Thơ chữ Hán. “Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán.
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên” (ở Hồng Lĩnh khơng có nhà, anh
em tan tác. Đầu bạc thường bực mình vì ngày thàng trơi mauQuỳnh Hải ngun tiêu). “Mười năm gió bụi, bỏ quê hương đi xa.
Đầu bạc bơ phờ ở nhờ nhà người...Một nhà xuân lạnh bệnh cũ
lại nhiều”( U cư I). “Ba tháng xn ốm liên miên, nghèo khơng có
thuốc. Hết ăn nhờ ở miền sông lại đến miền biển. Hư danh chưa
buông tha người đầu bạc”( U cư II). “Mấy đố hoa vàng đã nở nơi
lối cũ. Vài sợi tóc bạc nhắc nhở người suy yếu”(Phụ lục nguyên
tác). Ngèo đói, ốm đau, sống nương nhờ nay đây mai đó...Bấy
nhiêu chìm nỗi khốn khó trong đời làm cho đầu thi nhân chóng
bạc. “Đa bệnh đa sầu khí bất hư”” ( Lắm bệnh, hay buồn, tâm
thần không được thư thái- Ngoạ bệnh), “Nỗi u sầu suốt đời không
gỡ ra được”...Làm khách không nhà, ốm đau bệnh tật lại còn tự
mang lấy những chuyện thương tâm của cuộc đời, “đem cái bệnh
thời đại làm cái bệnh của chính mình” (Xn Diệu), cho nên “ Tóc

bạc rồi, dù có hùng tâm, cũng ngồi than thở suông mà thôi”...


Trước Nguyễn Du các nhà thơ cổ điển Việt Nam như Nguyễn
Trãi, Cao Bá Quát hay các thi nhân đời Đường như Đỗ Phủ, Lý
Bạch, Vương Duy... cũng đã từng nói đến mái tóc bạc để bày tỏ
nỗi buồn đau bất đắc chí trong cuộc đời “ Tóc trắng ba nghìn
thước vì buồn dài lạ sao”, song chưa ai nói nhiều, gợi nỗi buồn
thẳm sâu và tiêu tao như Nguyễn Du.

Nguyễn Du cách nay hơn 200 năm, thi nhân đã là người thiên cổ,
vậy mà đọc Thơ chữ Hán như vẫn cịn thấy đó hình ảnh một
người cơ đơn từ biệt núi Hồng bước qua sông Long vĩ, giữa bãi
cát trơng rõ mái đầu bạc, ngồi biển tiếng chim hồng lìa đàn kêu
thương.

2. Dao ức gia hương thiên lý ngoại

“ Vọng cố hương “ là nỗi niềm canh cánh của Nguyễn Du, gần
như trong suốt cả cuộc đời, trừ mấy năm “đắc ý” được về dưới


chân núi Hồng. Không dưới 50/ 248 bài trong Thơ chữ Hán nói
đến nỗi nhớ nhà, nhớ q hương. Tình cảm của Nguyễn Du với
quê hương vô cùng sâu nặng, trở thành nỗi buồn vui của cả một
đời người. “ Gia tại Hồng Sơn đệ nhất thôn” (Nhà tôi ở ngay xóm
đầu dãy núi Hồng). Với quê hương, nhà thơ tự hào giới thiệu “
Lam thuỷ Hồng sơn vô hạn thắng. Bằng quân thu thập trợ thanh
ngâm” (Sông Lam núi Hồng đẹp vô cùng. Tha hồ anh nhặt nhạnh
để làm đề tài ngâm vịnh). Quê hương đối với Nguyễn Du như là

chỗ dựa tinh thần, là nơi đẹp đẽ trong lành, yên tĩnh, về với quê
hương là tránh được vòng trần tục, tìm được sự thanh thản. Vì
thế quê hương trong nỗi niềm của Tố Như còn đồng nghĩa với
một ước vọng. Cảm nghe trong mấy lời Nguyễn Du tiễn bạn
Nguyễn Sĩ Hữu về quê “ Bạn về quê hương sẵn cảnh trăng trong
gió mát. Trưa nằm ngủ dưới của sổ, khơng mơ màng gì đến
phương trời xa xơi nữa”, một mong ước cháy bỏng của thi nhân,
nói cho bạn mà như nói tâm sự của chính mình. Mong ước giản
dị thế thơi nhưng cũng khó lịng thực hiện. Nỗi nhớ quê hương vì
thế càng trở nên đau đáu. Trong Thơ chữ Hán ta thấy hình ảnh


dưới trăng thu lạnh, gió thu lạnh, có một người thơ thẩn nhớ quê
hương xa nghìn dặm; ngoảnh nhìn cố hương chỉ thấy một trời
mây trắng ... lặp đi, lặp lại hiều lần. “Ức gia hương” - tâm sự ấy
man mác, dằng dặc trong Thơ chữ Hán. 10 năm gió bụi “ Ở đất
khách lâu năm, ngồi dưới đèn những rơi lệ. Quê nhà xa nghìn
dặm, nhìn trăng mà đau lòng” (Xuân dạ). “Cố hương” là nỗi niềm
man mác trong thơ Đường, nhưng cảm hứng đó thường mang
tính hồi cổ, sầu nhân thế, là “cố hương” mang tính phiếm định.
“Cố hương”, “gia hương” trong tâm sự của Nguyễn Du là quê nhà
cụ thể, là một Hồng Lĩnh mà thi nhân thường nhắc tới với bao trìu
mến nhớ nhung. Nếu cần tìm một ý thơ đẹp về nỗi nhớ quê
hương của khách tha hương xin được chọn câu thơ: “Mảnh trăng
quê hương chiếu sáng vó ngựa” (Cố quốc thiềm tuỳ mã hậu
minh) của Nguyễn Du. Có lẽ mọi lời diễn giải sẽ làm mất đi tình
và cảnh trong câu thơ. “Khả giải bất khả giải” làm nên vẻ đẹp thơ
ca và làm lay động lòng người là vậy. Nỗi nhớ quê hương thường
được Nguyễn Du biểu đạt một cách giản dị mà thấm thía: “Q
nhà trong cơn binh lửa, mình ở xa nghìn dặm, nước mắt tn rơi.



Bạn bè, bà con, chỉ còn lại mấy hàng thư dưới đèn” (Bát muộn).
Những năm làm quan ở Bắc Hà, bên sơng La Phù “ Tựa lan can,
lịng nhớ núi Hồng Lĩnh nghìn dặm xa. Một mình bồi hồi ngắm
bóng chẳng nói gì”. Q nhà xa nghìn dặm (gia hương thiên lý) là
thực tế nhưng mặt khác còn ẩn chứa một nỗi niềm. Quê nhà
càng xa, nỗi sầu nhớ càng trĩu nặng, khi làm quan ở kinh thành,
lâu ngày không về thăm, lòng nhớ nhung đến thảng thốt: “ Ngũ
canh tàn mộng tục hương quan” (Canh năm giấc mộng tàn rồi mà
vẫn mơ về quê nhà - Thuỷ liên đạo trung tảo hành), “Đỗ vũ nhất
thanh xuân khứ hĩ. Hồn hề quy lai bi cố hương” ( Chim cuốc kêu
lên tiếng kêu là hết mùa xuân. Hồn ơi về đi! nhớ q hương Ngẫu thư cơng qn bích). Nhớ q hương trở thành tâm bệnh,
không chỉ “vọng” nữa mà là “vọng vọng gia hương”. Quê nhà “chỉ
cách một ngọn núi trong dãy Hồng Sơn thôi. Đáng buồn, đường
về chỉ ba ngày là đến. Mà ôm nỗi nhớ quê hương đã bốn năm
trời” (Nễ Giang khẩu hương vọng). Vậy là trong đêm thu lạnh, có
một người “phong trần mn dặm, vì nước quên nhà”, đành “cầm
ngang chiếc sáo thổi khúc Lạc mai hoa” mà tưởng nhớ quê


hương.Tấc lòng của Nguyễn Du với quê hương Hồng Lĩnh là thế.
Sau này trên những dặm đường đi sứ ở phương Bắc xa xôi, nỗi
nhớ ấy càng trở nên vời vợi trong không gian, thời gian: “Mịt mờ
không nhận ra đường về quê hương. Đâu đâu cũng chỉ nhìn thấy
áng mây trôi”. “ Hồng Lĩnh cách niên hư túc mộng”(Nhiếp khẩu
đạo trung) Vậy là “ý xưa trở về Hồng Lĩnh thành ảo mộng!”. Vì lẽ
này mà đến lầu Hồng Hạc ở đất Hán Dương, Nguyễn Du hiểu
và đồng cảm với nỗi lòng tiền nhân: “Nhật mộ hương quan cộng
nhất sầu” (Hán Dương vãn diểu).


Đến đây lại nhớ, từ độ dưới núi Hồng có một qua sơng Long Vĩ
mà lịng‘ cố quốc hồi đầu lệ. Tây phong nhất lộ trần. Tài qua Long
vĩ thuỷ. Tiện thị dị hương nhân” (Ngoảnh nhìn quê hương, nước
mắt rơi, gío tây thổi bụi suốt dọc đường, vừa sang sông Long Vĩ,
đã là người đất khách - Độ Long vĩ giang).

3. Thiên tuế trường ưu vị tử tiền


“Trước khi chết vẫn cịn nỗi buồn lo chuyện mn thuở” (Mộ xuân
mạn hứng). Nguyễn Du không chỉ buồn đau cho số phận riêng
của mình. Thơ chữ Hán khơng phải chỉ có niềm riêng với những
lời tự thán. Thời đại Nguyễn Du sống có biết bao cuộc biến thiên
sóng gió, cuộc đời mà Nguyễn Du đã chứng kiến có biết bao
chuyện đau lịng, thi nhân đã biến đó thành những nỗi đau của
chính mình. “Nguyễn Du khơng phải là người chỉ biết thu mình lại
trong những đau khổ cá nhân. Trên con đường “gập ghềnh bụi
bay mờ mịt” của ông, cõi lịng nhà thơ vẫn mở ra để đón lấy mọi
niềm vui nỗi buồn và tạo vật quanh mình”( Nguyễn Huệ Chi). Yêu
thương con người, đồng cảm và phát ngôn cho những khổ đau
bất hạnh con người là nguồn cảm hứng nổi bật trong thơ chữ
Hán. Đó là những người tài hoa bạc mệnh, những người nghèo
khổ, đói rách, nói chung là những con người bị áp bức, chà đạp.
Nguyễn Du đồng cảm với những người tài danh mà cuộc đời
buồn như Khuất Nguyên, Đổ Phủ. Qua Thiếu Lăng viếng Đỗ Phủ,
Nguyễn Du ngậm ngùi “Văn chương ông lưu truyền muôn đời,


ông cũng là bậc thầy muôn đời...Ông với tôi ở hai thời đại khác

nhau, thương nhau, luống rơi nước mắt. Ông cùng khổ như thế
há phải vì thơ?” – Lỗi Dương Đổ Thiếu Lăng mộ). Tấm lòng
Nguyễn Du đồng cảm, xót thương với những người phụ nữ tài
hoa mệnh bạc như người ca nữ ở đất Long Thành, nàng Tiểu
Thanh...Khóc cho họ và cũng là khóc cho mình “Cổ kim hận sự
thiên nan vấn. Phong vận kỳ oan ngã tự cư” (Nỗi hờn kim cổ trời
khôn hỏi. Cái án phong lưu khách tự mang - Độc Tiểu Thanh ký ).
Tấm lòng Nguyễn Du còn hướng tới những đối tượng cùng khổ
trong xã hội như ông già mù hát rong, mẹ con người hành khất
mà ông gặp trên đường đi sứ, anh phu xe, người hái củi:
“Thương nhau không cứ ở chỗ giống nhau”... Viết về họ ngòi bút
Nguyễn Du trở nên sắc nét, sống động, đầy yêu thương và đầy
phẫn nộ. Thái Bình mại giả ca, Sở kiến hành là những bức tranh
hiện thực sắc nét, điển hình, trong đó thấm đẫm sự cảm thơng
u thương của nhà thơ. Đó khơng cịn là tình cảm hữu ái, trắc
ẩn thơng thường nữa mà trở thành một tư tưởng - chủ nghĩa
nhân đạo Nguyễn Du. Tư tưởng đó xuyên suốt trong những trước


tác của Nguyễn Du và đã thăng hoa thành kiệt tác Truyện Kiều.

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du chính là “lời tự thuật của một cuộc
đời, một con người và một tâm hồn nghệ sĩ vĩ đại đứng trước xã
hội đầy màu sắc bi kịch ở thế kỷ cuối cùng của chế độ phong kiến
Việt Nam” (Đăng Thanh Lê).

Đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du, những thế hệ sau này phần
lớn chỉ dựa vào phiên âm, dịch nghĩa. Người viết bài này thử hình
dung mấy nét cơ bản về chân dung tâm trạng Nguyễn Du trong
thơ chữ Hán, những lời lẽ còn sơ sài, e rằng chưa thoả đáng,

nhưng là tấm lòng của hậu thế xin được “khấp Tố Như”./.



×