Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Văn học Việt Nam thời trung đại- Thơ Hồ Xuân Hương pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.99 KB, 5 trang )

Văn học Việt Nam thời trung đại- Thơ Hồ Xuân Hương
Văn bản

Hồ Xuân Hương viết trong chữ Nôm, một hệ thống chữ viết do
giới nho sĩ Việt Nam phát minh ra để biểu thị cho hệ thống âm
thanh ngôn ngữ mình qua cách viết chữ đẹp “phương nam”,
nguyên bản. Từ khoảng thế kỉ thứ 10 vào cho tới thế kỉ 20, chữ
viết này là kho tàng trữ các tác phẩm văn học, chính trị, triết học
cũng như tôn giáo và các cách thức chữa trị y học. Trong hai
mươi bốn năm các vua Tây Sơn mà Hồ Xuân Hương đã sống
qua, chữ Nôm, thay vì chữ Hán, đã trở thành ngôn ngữ chính
thức của triều đình(Quả thực, có một số bằng chứng rằng cô là
chị em họ với vua Nguyễn Huệ và thuộc hàng họ hàng tương
đương; Hoàng Xuân Hãn). Nhưng chữ Nôm, trong khi quả thực là
ngôn ngữ của nhân dân, dẫu sao đi chăng nữa việc làm chủ nó
cũng khó gấp đôi chữ Hán, vì chữ Nôm thường lấy chữ Hán rồi
gắn thêm vào chúng giá trị ngữ âm tiếng Việt, do vậy làm tăng
gấp đôi tổng số kí tự cho bất kì cách diễn đạt nào. Ngày nay,
trong số 76 triệu người Việt Nam, có lẽ chỉ còn vài chục người có
thể đọc được gia sản thừa kế 1000 năm này trong chữ Nôm, mặc
cho sự kiện là nó gần như bao giờ cũng hiển hiện trước mắt mọi
người –khắc trên những lối cổng, in trong lịch năm các nhà hàng,
và khắc trong mồ mả gia tiên vẫn còn đó trên các cánh đồng lúa.
Dẫu sao đi chăng nữa, chữ Nôm đã chết đi cùng với triều đình
hoàng gia và tầng lớp nho sĩ, nhường đường cho chữ quốc-ngữ,
"chữ quốc gia," do Alexandre de Rhodes đưa vào hồi thế kỉ thứ
17 và dùng bảng chữ Latin, dễ học hơn nhiều so với chữ Nôm và
làm cho quảng đại quần chúng người Việt dễ đọc và viết.
Không còn văn bản học thuật, xác định về thơ của Hồ Xuân
Hương. Quả vậy, thơ của bà đã không được in ra mãi nhiều thập
kỉ sau cái chết của bà với lần xuất bản khắc gỗ chữ Nôm vào


năm 1909, tiếp theo đó vào năm 1914 qua lần biên tập khắc gỗ
Quốc âm Thi Tuyển trong chữ Nôm với việc phiên chuyển quốc-
ngữ trực tiếp phía dưới. Các học giả vẫn còn bất đồng về chính
số lượng bài thơ mà có thể cho là của bà, một số người giới hạn
quãng 25 bài, số khác lại nói là 148 bài. Nhiều tài liệu gốc sau
đây có nhiều biến thể bởi vì chữ Nôm chưa bao giờ thực sự
được chuẩn hoá. Điều còn hơn nữa, là các bài thơ của Hồ Xuân
Hương đã được sao chép bằng tay, lại được thêm những biến
thể văn bản mới. Việc làm phức tạp văn bản còn thêm nữa, vì
thời bản viết của bà là theo cách phát âm miền bắc, bản thân
tiếng Việt đã trải qua sự dịch chuyển về âm thanh và nghĩa. Tôi
đã cố gắng tìm ra những phiên bản đáng tin cậy nhất, thường
dựa vào cuốn cuối của Maurice Durand's L'Oeuvre de la
poétesse vietnamienne Hồ Xuân Hương(Paris: Adrien-
Maisonneuve, 1968, từ Tuyển tập văn bản và tư liệu về Đông
Dương, Textes Nụm No.2.), một công trình lớn không may còn lại
không đầy đủ vào lúc mất của Durand.
Vào tháng hai 1999 tôi đã tới Hà Nội bàn bạc và thảo luận với các
học giả để tìm ra và xác minh nguyên bản chữ Nôm của những
bài thơ sau đây. Nhờ có sự giúp đỡ của Giáo sư Đào Thái Tôn và
Nguyễn Quang Hồng tại Viện Hán-Nôm, và công trình xuất sắc
của Ngô Thanh Nhàn, nhà ngôn ngữ học tính toán tại Courant
Institute of Mathematical Sciences của đại học New York
University, đây là lần đầu tiên mà chữ Nôm được in ra với kiểu di
chuyển được, một bước chủ chốt đầu tiên hướng tới việc tìm lại
gia sản văn học Việt Nam trong chữ Nôm.
Cuốn sách này, một tuyển tập khá lớn đầu tiên về thơ của Hồ
Xuân Hương, gần như chắc chắn còn chứa những sai sót không
thể tránh khỏi về nguồn gốc lai lịch cũng như các sai sót thuần
tuý do tôi phạm phải, như một người ngoại quốc, mặc dầu là nhà

thơ, đang bơi trong giòng nước quá đầu mình dù được sự
khuyến khích của tiếng reo hò của những người Việt Nam đứng
trên bờ xa. 48 bài thơ trong cuốn sách này đại diện cho phần lớn
thơ hiện còn của Hồ Xuân Hương. Một số bài thơ khác không
được đưa vào đây bởi vì chúng dường như lặp lại, hay gần như
chắc chắn là những bài thơ của các nhà thơ khác (như Bà Huyện
Thanh-Quan, một người phụ nữ có thơ đôi khi cũng được gán
cho Hồ Xuân Hương), hay bởi vì chúng dường như không thể
phục hồi được trong tiếng Anh, cho dù có chú thích hỗ trợ.

×