Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Luận văn
Một số giải pháp hạn chế rủi ro
trong phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ tại Sở giao dịch I -
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
1
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
MỤC LỤC
M t s gi i pháp h n ch r i ro trong ph ng th c thanh toán tín d ng ch ngộ ố ả ạ ế ủ ươ ứ ụ ứ
t t i S giao d ch I - Ngân h ng u t v phát tri n Vi t Namừ ạ ở ị à đầ ư à ể ệ 1
M C L CỤ Ụ 2
Ph n m uầ ở đầ 3
R i ro i v i ng i xu t kh uủ đố ớ ườ ấ ẩ 9
R i ro i v i ng i nh p kh uủ đố ớ ườ ậ ẩ 10
R i ro i v i ngân h ngủ đố ớ à 11
N mă 36
Nghi p vệ ụ 37
Bi u 1. T ng doanh s TTQT v thanh toán L/C các n m quaể đồ ổ ố à ă 39
n v : 1.000 USDĐơ ị 39
Nói chung, xác nh c TTQT b ng L/C l nghi p v ch ch t v óng vai trò đị đượ ằ à ệ ụ ủ ố à đ
tích c c n các m t kinh doanh khác c a SGDI nên S ã h t s c coi tr ng vi c ự đế ặ ủ ở đ ế ứ ọ ệ
phát tri n nghi p v n y.ể ệ ụ à 39
B ng 3. T tr ng các ph ng th c thanh toán qu c t trong SGDIả ỷ ọ ươ ứ ố ế 40
40
N mă 40
Chuy n ti nể ề 40
B ng 4. Ho t ng thanh toán qu c t theo ph ng th c L/C t i SGDI ả ạ độ ố ế ươ ứ ạ 41
N mă 41
L/C 41
L/C 41
L/C 41
L/C tr ch m trên 1 n mả ậ ă 50
L/C tr ch m d i 1 n mả ậ ướ ă 50
k t lu nế ậ 85
Xin chân th nh c m n!à ả ơ 86
Nguy n Tr ng Thu - NXB Th ng Kêễ ọ ỳ ố 87
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá của nhân loại, hoạt
động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan
trọng đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. Với
tư cách là chất xúc tác cho sự phát triển của thương mại quốc tế, công tác
thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và phát triển. Song, khi
thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa người mua và người
bán càng trở nên đa dạng và phức tạp. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro
ngày càng cao trong buôn bán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế nói
riêng. Bằng chứng là nếu nhìn lại công tác thanh toán quốc tế của các ngân
hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua, điều làm chúng ta không khỏi
lo ngại là những con số thiệt hại đáng kể trong nghiệp vụ thanh toán hàng hoá
xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nếu xét trong
cả nền kinh tế, hàng năm rủi ro trong phương thức này có thể lên tới hàng
trăm triệu USD, đe dọa sự an toàn trong kinh doanh của cả ngân hàng và các
doanh nghiệp.
Trong khi đó, với sự non trẻ và còn ít kinh nghiệm thực tế trong thanh
toán quốc tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Sở giao dịch
I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói riêng đang gặp rất nhiều khó
khăn trong việc đối phó với xu thế hội nhập ngân hàng khu vực và quốc tế
cũng như tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, việc hoàn thiện và
phát triển công tác thanh toán quốc tế cụ thể là nghiên cứu và phòng tránh các
rủi ro trong thanh toán quốc tế là một trong các mối quan tâm hết sức cấp
bách và thường xuyên của mỗi ngân hàng.
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
3
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài
khóa luận tốt nghiệp là: Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư
và phát triển Việt Nam
cũng chỉ với mục đích làm sáng tỏ vị trí, vai trò của
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong nền kinh tế, luận giải có tính
hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, các ưu nhược điểm và nguyên nhân gây ra
rủi ro trong phương thức thanh toán này. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán
tín dụng chứng từ nói riêng.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đây là đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chung nhất về các rủi
ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và những giải pháp để hạn
chế rủi ro đó.
3. Phạm vi nghiên cứu
Với phạm vi của một khoá luận, tôi cũng chỉ xin tập trung nghiên cứu
và trình bày các cơ sở lý luận theo thông lệ quốc tế liên quan đến hoạt động
thanh toán tín dụng chứng từ, thực tiễn về hoạt động này tại Sở giao dịch I -
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong những năm gần đây (từ năm
1999 đến 2002).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm có hiệu quả, tôi đã sử dụng tập
hợp các phương pháp như duy vật biện chứng, phân tích, tổng hợp, thống kê,
so sánh cùng với việc tham khảo các sách, tài liệu trong và nước ngoài có
liên quan.
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
4
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
5. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận này có bố cục như sau:
Chương I: Rủi ro và các rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ.
Chương II: Thực trạng rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở
giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng
đầu tư và phát triển Việt Nam.
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
5
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Chương I
Rủi ro và các rủi ro trong phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ.
I. Khái niệm về rủi ro và phân loại
Kể từ đại hội Đảng VI - năm 1986, với chủ trương phát triển nền kinh
tế mở cửa nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với các nước
trong khu vực và trên thế giới, quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước
đang không ngừng tăng lên. Hằng năm, kim ngạch xuất nhập khẩu ở nước ta
đạt bình quân khoảng từ 15 đến 18 tỷ USD (năm 1997 đạt khoảng 20 tỷ USD)
trong đó ước tính đến 90% sử dụng phương thức thanh toán bằng thư tín
dụng. Qua đó có thể thấy được rằng nhờ vào tính ưu việt của mình, phương
thức tín dụng chứng từ đã được sử dụng rộng rãi và đã góp phần đáng kể
trong việc tạo ra những kết quả đáng khích lệ nói trên. Vì vậy, nếu một doanh
nghiệp mới vào nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cần một lời khuyên của ngân
hàng trong thanh toán thì lời khuyên đó sẽ là: "hãy chọn phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ để đảm bảo Quyền và Nghĩa vụ của cả hai phía: người
bán giao hàng sẽ được trả tiền, người mua trả tiền được quyền nhận hàng, trên
cơ sở các nguyên tắc của UCP 500".
Tuy nhiên, do chúng ta đang trong quá trình hội nhập và mới làm quen
với các giao dịch kinh tế trong điều kiện cơ chế thị trường trong khi đối tác là
các nhà buôn chuyên nghiệp nước ngoài đã có kinh nghiệm hàng trăm năm
nên không tránh khỏi nhiều bỡ ngỡ, sai lầm dẫn đến những thiệt hại nghiêm
trọng. Thêm vào đó, đội ngũ chuyên gia giỏi thuộc các lĩnh vực liên quan còn
thiếu do công tác giáo dục, đào tạo chưa kịp đáp ứng yêu cầu. Khâu yếu nhất
hiện nay là không ít giám đốc và cán bộ chủ chốt của các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu chưa sử dụng thành thạo ngoại ngữ khi đàm phán. Theo
điều tra gần đây, có tới 70 % số giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa qua
đào tạo chính quy về nghiệp vụ ngoại thương. Chính vì sự thiếu hụt kể trên
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
6
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
mà rủi ro là không thể tránh khỏi. Rủi ro trong thanh toán nói chung và trong
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng rất đa dạng, có thể xuất
phát từ phía khách hàng cũng có thể từ phía các ngân hàng.
1. Khái niệm
Khi đề cập đến rủi ro, mọi người hay quan đó là những điều không tốt
lành, tổn thất hay thậm chí thiệt hại về vật chất vô hình hay hữu hình xảy ra
ngoài dự kiến do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan.
Ta có thể định nghĩa rủi ro như sau:
Trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động kinh tế của con người
thường có những tai họa, tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra gây thiệt
hại về người và tài sản. Những tai nạn, tai họa, sự cố xảy ra một cách bất ngờ
ngẫu nhiên như vậy được gọi là rủi ro.
Để đối phó với các loại rủi ro không lường trước được đó, con người đã
cố gắng tìm kiếm mọi phương cách để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Từ biện
pháp không thực hiện những việc làm quá mạo hiểm, chú ý đến những quy
tắc về an toàn lao động, các chuẩn mực trong kinh tế thậm chí lập ra những
quỹ dự phòng để dự trữ một khoản tiền nào đó nhằm bù đắp những rủi ro có
thể gặp phải. Tất cả những hành động đó nhằm một mục đích duy nhất là cố
gắng hạn chế đến mức tối đa và phòng tránh các loại rủi ro để mọi quá trình
sản xuất, kinh doanh được diễn ra tốt đẹp.
Trong thanh toán quốc tế cũng vậy, tuy là hoạt động mang đến cho
ngân hàng thương mại nhiều lợi ích, nhưng có thể nói lợi ích đó đồng hành
với rủi ro. Người ta định nghĩa rủi ro trong thanh toán quốc tế là:
Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những hiện tượng khách quan có liên
quan và làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế.
Nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia quan hệ
thanh toán quốc tế (nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cá
nhân và các tác nhân trung gian ) hoặc do các nhân tố khách quan khác gây
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
7
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
nên. Con người có thể nhận biết được các hiện tượng khách quan đó, song
không thể lượng hóa các hiện tượng đó xảy ra vào lúc nào? ở đâu? và mức độ
thiệt hại thực sự đến thanh toán quốc tế.
2. Phân loại
Các rủi ro trong thanh toán quốc tế có thể được phân loại như sau:
- Rủi ro kỹ thuật (rủi ro tác nghiệp)
- Rủi ro tín dụng
- Rủi ro pháp lý
- Rủi ro ngoại hối
- Rủi ro đạo đức
- Rủi ro hàng hoá
- Rủi ro chính trị
II. Các rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
1. Các rủi ro thường gặp trong phương thức thanh toán tín dụng
chứng
từ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh toán theo phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ. Trong phạm vi của luận văn này, chỉ xin
được đề cập đến những rủi ro thường gặp nhất trong thực tế, có thể chia thành
ba loại chính là: rủi ro kỹ thuật, rủi ro đạo đức và rủi ro chính trị trong đó rủi
ro kỹ thuật xảy ra nhiều nhất vì vậy phần đầu trước hết xin dành để nói về rủi
ro kỹ thuật.
1.1. Rủi ro kỹ thuật
Là những rủi ro do những sai sót mang tính chất kỹ thuật trong quy
trình thanh toán L/C, thường do các bên tham gia thực hiện sai một khâu
trong quy trình nghiệp vụ thanh toán.
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
8
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Rủi ro đối với người xuất khẩu
Như ta đã biết, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân
hàng phát hành đứng ra cam kết thanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất
trình bộ chứng từ phù hợp với L/C trong khi đó để đảm bảo việc giao hàng
theo quy định của hợp đồng thương mại, L/C thường đòi hỏi nhiều điều khoản
rất chi tiết và khắt khe. Chỉ với một sai khác dù rất nhỏ cũng có thể bị ngân
hàng mở và người mua từ chối thanh toán với lý do có sự sai biệt hoặc không
phù hợp với L/C. Việc duy nhất mà người xuất khẩu có thể làm để tránh được
rủi ro trên là nhanh chóng, khẩn trương lập bộ chứng từ phù hợp với L/C. Một
bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Các chứng từ phải được lập ra đúng yêu cầu về số lượng, số loại, nội dung
như đã quy định trong L/C.
- Nội dung của các chứng từ không được mâu thuẫn với nhau.
- Bộ chứng từ phải được xuất trình tại địa điểm trả tiền quy định trong
L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C.
Nhưng trong thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập
chứng từ mà thường gặp nhất là:
- Sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ
- Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng như số loại chứng từ, số
bản của mỗi loại.
- Các sai sót trên bề mặt chứng từ như:
+ Số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị L/C.
+ Các chứng từ không ghi số L/C.
+ Hối phiếu ghi nhầm người bị ký phát.
+ Chứng từ không đánh dấu bản gốc.
+ Các chứng từ không khớp nhau hoặc không khớp với L/C về
số lượng, trọng lương hàng hoá
+ Các chứng từ không tuân theo quy định của L/C về cảng bốc
dỡ, về hãng vận tải, phương thức vận chuyển
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
9
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Tất cả những sai sót trên đều có thể là nguyên nhân gây nên rủi ro trong
thanh toán, gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu.
Khi nộp chứng từ cho ngân hàng chiết khấu, nếu ngân hàng phát hiện
ra các sai sót mà có thể sửa chữa được thì việc sửa chữa sẽ làm chậm quá
trình thanh toán. Nếu sai sót không thể sửa chữa thì bộ chứng từ không được
chiết khấu hoặc chấp nhận mà phải đợi ý kiến của ngân hàng mở và người
mua để giải quyết. Như vậy, quá trình thanh toán sẽ bị kéo dài làm cho người
bán không thể thu hồi vốn nhanh được. Hơn nữa, người mua và ngân hàng mở
có thể dựa vào những sai biệt rất nhỏ của chứng từ để từ chối thanh toán trong
khi đó hàng hoá đã được gửi đi. Nhà xuất khẩu sẽ chịu thiệt hại khi phải bán
giảm giá hàng hoá hoặc tìm khách hàng khác để tiêu thụ và cùng với nó là
một các chi phí như phí đền bù, cước lưu kho và các phí tổn phát sinh khác.
Một rủi ro kỹ thuật nữa là việc người bán phạm phải các sai lầm khi
tiến hành giao hàng như việc vi phạm thời hạn thanh toán thư tín dụng, giao
hàng muộn, xuất trình chứng từ muộn Nếu việc xuất trình chứng từ thể hiện
sự vi phạm một trong các thời hạn nói trên cũng sẽ bị từ chối thanh toán.
Rủi ro đối với người nhập khẩu
Rủi ro lớn nhất đối với người nhập khẩu là việc nhận hành hoá không
đúng với hợp đồng mua bán. Sở dĩ xảy ra tình trạng trên là do bị lợi dụng tính
độc lập giữa L/C và hợp đồng thương mại. Việc thanh toán giữa ngân hàng
hai bên mua bán chỉ thực hiện trên cơ sở bộ chứng từ đã giao hàng xuất trình
phù hợp với quy định của L/C tức là ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm về sự
khớp đúng trên bề mặt giữa bộ chứng từ thanh toán với L/C chứ không chịu
trách nhiệm về tính chân thực của chứng từ và tình hình thực tế giao hàng. Do
vậy, người mua sẽ phải chịu rủi ro khi tiền hàng đã trả theo bộ chứng từ xuất
trình cho ngân hàng đều phù hợp cả về số lượng, chất lượng nhưng thực tế
thì hàng hoá nhận được lại không đúng với mong muốn, không giống như
trong hợp đồng thương mại mà trước đó hai bên đã thoả thuận.
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
10
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Rủi ro đối với ngân hàng
Trong nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng đóng vai trò
quan trọng không thể thiếu. Vì vậy, cũng giống như khách hàng của mình, với
vị trí khác nhau, ngân hàng cũng có thể gặp những rủi ro khác nhau.
Cũng như rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng, rủi ro trong nghiệp vụ thanh
toán L/C không hẳn là những mất mát, thiệt hại xảy ra cho các ngân hàng do
không thu hồi được vốn đã thanh toán cho nước ngoài, nhiều khi còn là việc
không thu hồi vốn đúng hạn, hoặc làm phát sinh các khoản chi phí vô ích
khác.
• Ngân hàng mở L/C
Ngân hàng mở L/C là người cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Vì vậy,
nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng mở là rất lớn.
- Rủi ro trong nghiệp vụ mở:
Việc đầu tiên của các ngân hàng thương mại khi mở L/C nhập khẩu là
phải kiểm tra tính pháp lý của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp mới giao
dịch lần đầu), hợp đồng thương mại, đơn xin mở L/C, nguồn vốn thanh toán
bao gồm vốn vay hay vốn tự có và các chứng từ có liên quan khác. Rủi ro ở
công đoạn này thường xảy ra ở phía doanh nghiệp thể hiện trong các điều
khoản của hợp đồng ngoại thương như giá cả, phương thức thanh toán,
phương thức vận tải, điều khoản trọng tài Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, các
cán bộ tác nghiệp của ngân hàng hết sức lưu ý nghiên cứu kỹ các điều khoản
trong hợp đồng ngoại thương và đơn xin mở L/C để tư vấn cho doanh nghiệp
lấy lại lợi thế nếu thấy cần thiết. Thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp mà lợi
thế thuộc về khách hàng nước ngoài và ngân hàng đã tư vấn dàn xếp ổn thoả
theo đúng luật của nước phát hành và quốc tế.
Một rủi ro nữa mà ngân hàng có thể gặp phải khi mở L/C là dùng sai
hoặc sót trong từng chữ, dấu chấm, dấu phẩy so với đơn xin mở L/C của
doanh nghiệp. Tất nhiên phí tu chỉnh cho những sai sót đó ngân hàng phải
chịu. Vì vậy, để khắc phục rủi ro này, cần phải tiến hành kiểm tra lại kỹ càng
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
11
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
sau khi đã mở L/C trên máy. Một điều cũng cần quan tâm là ngân hàng mở
tuyệt đối không được tự thêm bớt nội dung vào L/C so với đơn xin mở, ngoại
trừ sự thêm bớt đó làm tăng thêm lợi thế cho khách hàng của mình và phù hợp
với hợp đồng ngoại thương, và các văn bản pháp luật điều chỉnh đã được dẫn
chiếu trong L/C như UCP 500 và Incoterms 2000.
- Rủi ro khi kiểm tra bộ chứng từ đến và khi thanh toán.
Có thể nói đây là nghiệp vụ "vạch lá tìm sâu" của ngân hàng mở nhằm
phát hiện những sai sót, những điểm không phù hợp của bộ chứng từ so với
nội dung và bề mặt của L/C đã mở. Rủi ro cho ngân hàng sẽ xảy ra khôn
lường nếu ngân hàng không kiểm tra kỹ bộ chứng từ mà vẫn thực hiện thanh
toán hoặc chấp nhận thanh toán. Bởi lẽ từ trước đến nay đã có những bộ
chứng từ giả, đặc biệt là B/L giả nhằm mục đích lừa đảo hoặc rửa tiền, cũng
có trường hợp ghi "theo lệnh" (to order ) không đúng tên người nhận, làm
cho việc nhận hàng bị chậm trễ, tăng chi phí lưu kho bãi, gây thiệt hại không
chỉ cho khách hàng mà cả cho ngân hàng mở nếu lô hàng đó ngân hàng cho
vay thanh toán. Nhằm hạn chế phần nào các trường hợp trên, các doanh
nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại khi mở L/C nhập khẩu nên quy
định thêm điều khoản: Gửi lên tàu ngay sau khi giao hàng một bản sao bộ
chứng từ cho người mở L/C, nhằm mục đích để cho người mở kiểm tra trước,
nếu có sai sót thì kịp thời tu chỉnh sửa đổi, đồng thời có tác dụng tăng thêm
độ tin cậy rằng hàng đã được bốc xếp lên tàu.
Sau khi kiểm tra chứng từ, ngân hàng cũng có thể vấp phải một số rủi
ro kỹ thuật như không tuân thủ UCP, ví dụ: chuyển giao bộ chứng từ không
phù hợp cho người mở đi nhận hàng, hoặc làm mất không trả lại chứng từ cho
phía xuất trình nguyên vẹn như khi nó nhận được, hoặc không giao chứng từ
đó cho bên thứ ba do phía xuất trình chỉ định.
Chúng ta đều biết rằng bằng việc đồng ý mở L/C, ngân hàng mở cam
kết thay mặt người mua thanh toán cho người xuất khẩu nếu anh ta thực hiện
đúng như quy định của L/C. Chính vì tính thay mặt cho người mua đã làm
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
12
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
xuất hiện khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng mở. Đó là rủi ro không đòi
được tiền từ phía nhà nhập khẩu do người nhập khẩu mất khả năng thanh toán
hoặc bị phá sản. Đây chính là rủi ro gây thiệt hại nặng nề nhất cho ngân hàng
mở. Nguyên nhân có thể là do ngân hàng không tiến hành thẩm định khi
doanh nghiệp lần đầu tiên đến quan hệ mở L/C thậm chí ngân hàng có tiến
hành thẩm định nhưng không phải lúc nào kết quả thẩm định cũng chính xác
do thông tin không đầy đủ, không tin cậy hoặc do lúc ngân hàng thẩm định thì
tình hình tài chính của khách hàng rất tốt nhưng trong quá trình sản xuất kinh
doanh, nhà nhập khẩu bị thua lỗ liên tục mà ngân hàng không hay biết, chẳng
hạn như hàng nhập khẩu về bán không thu được tiền, nợ đọng thuế nhập khẩu
kéo dài bị hải quan cưỡng chế không cho nhận hàng.
Trong nghiệp vụ thông báo L/C, ngân hàng mở có thể bị rủi ro do
không hành động đúng theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu. Theo UCP 500, ngân
hàng mở được miễn trách nhiệm thanh toán nếu toàn bộ chứng từ có sai biệt
hay không phù hợp với L/C. Tuy nhiên nếu ngân hàng mở không hành động
đúng theo những quy định tại điều 13 UCP 500 thì ngân hàng mở gặp rủi ro
trên chính những bộ chứng từ không phù hợp đó. Đó là các trường hợp:
+ Thông báo từ chối nhưng không nói rõ sự sai biệt của chứng từ hoặc
những điểm không phù hợp bị ngân hàng chiết khấu phủ nhận và trở nên
không có giá trị.
+ Thông báo những sai biệt, không phù hợp và từ chối chứng từ vượt
quá 7 ngày làm việc của ngân hàng.
• Ngân hàng thông báo
Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng thông báo khi ngân hàng này quyết
định thông báo phải một L/C giả hoặc một tu chỉnh L/C không có hiệu lực
trong khi chính ngân hàng chưa xác định được tình trạng mã khoá (hay mẫu
chữ ký uỷ quyền đối với trường hợp phát hành L/C bằng thư) hoặc khi ngân
hàng thông báo quyết định của mình cho ngân hàng mở biết một cách chậm
trễ.
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
13
Khoá luận tốt nghiệp
Theo quy nh ca UCP 500, khi trờn th tớn dng chuyn bng in cú
ghi "cỏc chi tit y gi sau" hay nhng t cú ni dung tng t hoc ghi
rng th xỏc nhn s l vn bn cú hiu lc ca th tớn dng thỡ in chuyn
s khụng c xem nh l vn bn cú hiu lc. Vỡ vy, nu ngõn hng thụng
bỏo v th tớn dng cho khỏch hng thỡ phi ghi rừ trờn thụng bỏo: "thụng bỏo
s b cha cú hiu lc thi hnh". Khi ngõn hng thụng bỏo khụng lm ỳng
iu ú khỏch hng hiu lm rng ú l L/C cú hiu lc v thc hin giao
hng thỡ mi ri ro ngõn hng s phi hon ton chu trỏch nhim.
Ngõn hng xỏc nhn (nu cú)
Ri ro xy ra i vi ngõn hng xỏc nhn l do khụng nm chc nng
lc ti chớnh ca ngõn hng m li vi i xỏc nhn theo yờu cu ca h ri
cui cựng phi nhn lónh trỏch nhim thanh toỏn thay cho ngõn hng m
trong trng hp ngõn hng m thiu thin chớ hoc mt kh nng thanh toỏn
thm chớ b phỏ sn.
Ngõn hng chit khu (nu cú)
i vi ngõn hng chit khu ri ro xy ra phn nhiu tu thuc vo
thin chớ ca ngõn hng m v nh nhp khu. Ngõn hng chit khu s
khụng thu hi c tin hoc thu chm l do nh nhp khu trỡ hoón thanh
toỏn, thm chớ t chi thanh toỏn thụng qua vic "bi bốo ra b" trong vic
kim tra chng t ca ngõn hng m. Lý do ngi nhp khu trỡ hoón ch
yu l do gp khú khn trong thanh toỏn hoc cng cú th do bờn mua khụng
tin tng bờn bỏn vỡ hay giao hng tr, giao hng kộm cht lng. Mc ớch
ca ngi mua l mun hng tht s v cng, nhỡn thy hng ri mi tr tin.
trỡ hoón thanh toỏn, h s yờu cu ngõn hng m thụng bỏo nhng sai bit
ca chng t trong vũng 7 ngy lm vic dnh quyn c t chi thanh
toỏn sau ny. i vi ngõn hng chit khu, thi gian trỡ hoón thanh toỏn cng
di, ngõn hng b chim dng vn cng lõu.
1.2. Ri ro o c
Lu Phơng Lan - A1CN9
14
Khoá luận tốt nghiệp
Mc dự trong phng thc tớn dng chng t, quyn li v ngha v
ca mi bờn tham gia c quy nh rừ rng, song khụng phi lỳc no nguyờn
tc ú cng c tụn trng. Ri ro o c l nhng ri ro khi mt bờn tham
gia c tỡnh khụng thc hin ỳng ngha v ca mỡnh, lm nh hng n
quyn li ca cỏc bờn cũn li.
V phớa ngi xut khu, h cú th li dng v tớnh c lp gia b
chng t thanh toỏn v tỡnh hỡnh giao hng thc t lp ra nhng b chng
t gi mo phự hp vi L/C nhm ũi tin hng. Vn chng t gi mo
hin ang l vn khú khn cha cú gii phỏp no quy nh trong UCP 500.
iu ỏng chỳ ý l trong UCP 500, cú quy nh cho ngõn hng c min
trỏch nhim v chng t gi mo vỡ thc t ngõn hng cng khú phỏt hin
chng t gi mo nhng dự sao quy nh ny li tr thnh khe h cho hnh
vi gian ln, gi mo d b len li.
V phớa ngi nhp khu, h cú th khụng hoc kộo di thi gian i
nhn chng t v tr tin khi khụng mun tip tc thc hin hp ng do c
hi kinh doanh ó mt hay do cỏc mi hng khỏc hoc tỡnh hỡnh trờn th
trng hng hoỏ cú nhng bin ng bt li. c bit khi vay ngõn hng
m L/C, h cú th s dng s tin bỏn hng vo mc ớch khỏc, kinh doanh
quay vũng thay vỡ thanh toỏn cho ngõn hng ngay nh l mt hỡnh thc chim
dng vn ca ngõn hng.
c bit cỏc ngõn hng m cng cú th vi phm cam kt ca mỡnh nh
ng v phớa ngi nhp khu t chi hoc trỡ hoón thanh toỏn cho ngi
xut khu. ú l cha k ti khụng ớt trng hp cỏn b ngõn hng v khỏch
hng thụng ng vi nhau c tỡnh vi phm quy trỡnh thanh toỏn ca ngõn hng
nhm chim dng vn ca ngõn hng v bn hng.
Tt c nhng ri ro do nhng vi phm nờu trờn u c coi l ri ro
o c. Ngy nay, khi quan h thng mi v thanh toỏn quc t c m
rng thỡ ri ro o c tr thnh mi quan tõm ln khụng ch ca cỏc ngõn
hng m c doanh nghip nhm bo ton vn v an ton trong kinh doanh.
Lu Phơng Lan - A1CN9
15
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Mặc dù trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã có sự cam kết của
ngân hàng mở, nhưng sự tin tưởng và thiện chí giữa người bán và người mua
vẫn được coi là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả của
thanh toán quốc tế. Khi người mua có thiện chí thì việc thanh toán sẽ diễn ra
thuận lợi hơn rất nhiều cho dù bộ chứng từ có sai sót cũng dễ được chấp nhận.
Ngược lại, khi họ có ý không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng có thể do cơ
hội kinh doanh đã mất hay do các mối hàng khác họ có thể dựa vào những
sai sót dù là rất nhỏ của chứng từ để đòi giảm giá, kéo dài thời gian để chiếm
dụng vốn của người bán, thậm chí từ chối thanh toán. Với người mua, sự
trung thực của người bán cũng rất quan trọng, bởi vì ngân hàng chỉ làm việc
với những chứng từ mà không cần biết việc giao hàng có đúng hợp đồng hay
không. Do đó, người mua có thể vẫn phải thanh toán L/C với ngân hàng mà
không nhận được hàng hoá theo đúng hợp đồng. Các vi phạm về hợp đồng có
thể được giải quyết sau đó nhưng phải mất nhiều thời gian và phí tổn, trước
hết là người mua mất cơ hội kinh doanh và bị chiếm dụng vốn. Song, không
chỉ người mua và người bán mà cả ngân hàng cũng đang đứng trước mối đe
dọa to lớn đó. Con số thiệt hại hàng năm trong thanh toán xuất nhập khẩu của
các ngân hàng thương mại không phải nhỏ, gây khó khăn cho hoạt động của
ngân hàng. Trước hết, ngân hàng chịu ảnh hưởng gián tiếp từ những rủi ro của
khách hàng. Khi người mua không nhận được hàng theo đúng yêu cầu và kế
hoạch kinh doanh của họ bị phá vỡ thì họ không thể trả ngân hàng số tiền đã
vay của ngân hàng để thanh toán L/C. Khi người bán không nhận được tiền
hàng thị họ không thể thanh toán cho ngân hàng khoản vay để sản xuất, thu
gom hàng xuất khẩu. Song ảnh hưởng gián tiếp chỉ là rất nhỏ so với những rủi
ro trực tiếp mà nó có thể gây ra. Nguyên nhân chủ yếu của rủi ro đạo đức là
vấn đề thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác về tình hình tài chính, hoạt
động kinh doanh cũng như về uy tín và tính trung thực của đối tác. Chính vì
vậy mà đưa ra những phán quyết sai lầm gây nên rủi ro trong thanh toán.
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
16
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Để hạn chế rủi ro đạo đức, vấn đề cốt lõi là khắc phục tình trạng thông
tin không cân xứng. Đứng ở góc độ ngân hàng, phải tiến hành điều tra, thu
thập thông tin chính xác về khách hàng để có thể sàng lọc những khách hàng
chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn cả vẫn là uy tín của khách
hàng.
1.3. Rủi ro chính trị
Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ là những rủi ro bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế, chính trị của các
nước có liên quan trong quá trình thanh toán.
Tham gia vào nhiều lĩnh vực ngành nghề, có quan hệ với nhiều đối
tượng kinh tế của nhiều quốc gia, thanh toán quốc tế mà chủ yếu là phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường
kinh tế - chính trị - xã hội của các quốc gia. Một khi các yếu tố trên biến động
dù là nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng tới quá
trình thanh toán.
Rủi ro chính trị thường gặp nhất là rủi ro do thay đổi môi trường pháp
lý đặc biệt ở những nước có hệ thống pháp luật chưa ổn định, thường xuyên
có sửa chữa bổ sung. Những rủi ro pháp lý thường liên quan đến việc thay đối
các quy định về dự trữ, thuế hay việc ban hành các quy định cản trở hoạt động
của ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Trong thực tế, những thay
đổi này thường khiến các bên xuất nhập khẩu và ngân hàng không thực hiện
nghĩa vụ của mình, làm cho L/C bị huỷ bỏ, gây thiệt hại cho các bên. Sự
phong toả kinh tế của các quốc gia vì mục đích chính trị như trường hợp
CuBa. Iraq hay Việt Nam trước đây cũng mang lại những rủi ro tương tự.
Bên cạnh đó, các cuộc nổi loạn, biểu tình, bạo động hay chiến tranh,
đảo chính, đình công cũng có thể gây ra rủi ro cho quá trình thanh toán như
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
17
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
mất chứng từ, hàng hoá bị mất mát, hư hỏng, ngân hàng bị phong toả hoặc
tạm ngừng hoạt động.
Những biểu hiện bất lợi của các yếu tố kinh tế - chính trị còn được nhân
lên gấp nhiều lần khi nó ảnh hưởng đến sự ổn định giá trị đồng tiền. Vì
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thường liên quan đến nhiều quốc
gia khác nhau với đồng tiền khác nhau nên rủi ro do thay đổi tỷ giá cũng là
một rủi ro rất lớn tuy không xuất phát từ quá trình thanh toán. Một ngân hàng
có thể bị thiệt hại khi cho khách hàng vay để mở L/C hoặc chiết khấu chứng
từ khi tỷ giá thay đổi. Trong các giao dịch, người ta thường dùng các ngoại tệ
mạnh hơn để làm đơn vị tiền tệ, mà chủ yếu là USD. Thông thường, ngân
hàng cho khách hàng vay ngoại tệ để thanh toán L/C, và có thể phải mua
ngoại tệ này ở nơi khác. Khi người mua trả tiền cho ngân hàng, nếu tỷ giá
tăng thì ngân hàng thu được một khoản chênh lệch tỷ giá bổ sung. Ngược lại,
nếu tỷ giá giảm thì khoản phí thu được chưa chắc đã bù đắp được khoản lỗ do
chênh lệch tỷ giá gây ra. Ngoài việc ngân hàng buộc khách hàng phải ký quỹ
mở L/C bằng ngoại tệ mạnh sẽ không chỉ gây thiệt hại cho khách hàng trong
giai đoạn tỷ giá không ổn định mà nhiều khi còn tiềm ẩn những rủi ro đối với
ngân hàng. Vì ngân hàng nhà nhập khẩu không thể lường trước được mức độ
trượt giá đồng nội tệ so với ngoại tệ mạnh nên khi hàng nhập về, tỷ giá trượt
mạnh, đối với những mặt hàng bán giá cạnh tranh không thể tăng giá được,
nhà nhập khẩu không muốn nhập hàng vì sợ bị lỗ. Trong trường hợp đó, nếu
tỷ lệ ký quỹ không bù đắp tỷ lệ trượt giá nội tệ thì rủi ro có thể xảy ra đối với
ngân hàng phát hành.
Các biến động kinh tế, chính trị, xã hội dù trực tiếp hay gián tiếp, tức
thì hay lâu dài đều gây những ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng và
khách hàng. Vì vậy, rủi ro chính trị luôn là mối đe dọa đến hoạt động thanh
toán quốc tế của ngân hàng.
Bên cạnh những rủi ro trên, hoạt động thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ cũng như các hoạt động khác của ngân hàng còn gặp
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
18
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
phải nhiều rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn gây thiệt hại cho các
bên nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Ngoài ra, các loại L/C cũng tiềm ẩn trong nó những rủi ro riêng. Hiện
nay, L/C là phương thức thanh toán có nhiều loại hình đa dạng và thuận tiện
nhất cho các hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng và phát triển. Do
đó, việc nghiên cứu các loại L/C hiện có và rủi ro của nó cũng rất cần thiết.
2. Các loại L/C và những rủi ro tiềm ẩn
2.1. Khái niệm L/C:
Thư tín dụng (viết tắt là L/C - Letter of Credit) là một chứng thư trong
đó ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được
một bộ chứng từ phù hợp với nội dung của thư tín dụng. Nó là căn cứ pháp lý
để ngân hàng trả tiền, chấp nhận hay chiết khấu chứng từ và cũng là cơ sở để
người mua quyết định trả tiền cho ngân hàng phát hành.
Về tính chất, L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại, có nghĩa
là khi thanh toán các ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà không cần biết
đến nội dung của hợp đồng mua bán cũng như không phụ thuộc vào mối quan
hệ giữa người mua và người bán hay mối quan hệ giữa ngân hàng với người
mua mà chỉ căn cứ vào nội dung của L/C để trả tiền. Ngân hàng cũng không
có nghĩâ vụ xem xét nội dung của L/C có đúng hợp đồng hay không, việc
giao hàng thực tế có đúng với nội dung của chứng từ xuất trình cho ngân hàng
hay không, mà chỉ căn cứ vào những chứng từ do người bán xuất trình. Ngân
hàng sẽ trả tiền cho người bán nếu các chứng từ đó phù hợp trên bề mặt với
các điều khoản và điều kiện của L/C.
Thông thường, thư tín dụng được bên nhập khẩu mở trước ngày giao
hàng một thời gian nhất định để bên xuất khẩu có đủ thời gian cần thiết chuẩn
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
19
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
bị hàng hoá gửi đi. Nếu L/C được mở sớm thì người xuất khẩu sẽ có lợi vì có
đủ điều kiện tốt để gửi hàng đi. Nhưng ngược lại, nếu mở L/C quá sớm trước
ngày giao hàng thì bên nhập khẩu sẽ bị đọng vốn đối với khoản ký quỹ là một
phần hay toàn bộ L/C. Vì vậy, thời gian mở L/C cần phải hợp lý cho cả hai
bên xuất và nhập khẩu.
2.2. Nội dung của L/C
Theo khái niệm trên thì thư tín dụng là một phương tiện thanh toán rất
quan trọng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nó liên quan
chặt chẽ tới quyền lợi của các bên. Trong trường hợp thư tín dụng không mở
được thì phương thức thanh toán này không được xác lập và tất yếu sẽ không
có việc giao hàng cũng như việc thanh toán giữa người mua và người bán.
Còn khi thư tín dụng đã được mở thì nội dung của nó là một bộ phận vô cùng
quan trọng và trở thành cốt lõi để các bên thực hiện nghĩa vụ, đảm bảo quyền
lợi cho đối tác cũng như bản thân mình. Vì vậy, nội dung của thư tín dụng
phải đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Mỗi thư tín dụng mang một nội dung riêng
biệt tuỳ theo nội dung của từng thương vụ, nhưng nhìn chung chúng có những
nội dung cơ bản giống nhau và thường không thể thiếu được trong một L/C,
bao gồm: địa điểm mở thư tín dụng, ngày mở thư tín dụng, số hiệu của thư tín
dụng, loại thư tín dụng, số tiền, thời hạn hiệu lực, thời hạn giao hàng, thời hạn
thanh toán, nội dung về hàng hoá, các nội dung về vận tải và giao nhận và đặc
biệt là bộ chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình
Các bên liên quan khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ cần chú ý tới tất cả các nội dung nêu trên, đặc biệt là điều khoản yêu cầu về
bộ chứng từ mà người bán phải xuất trình cho ngân hàng mở bởi đây chính là
điều kiện để cam kết thanh toán được thực hiện. Đối với người mua, thông
thường họ muốn bộ chứng từ phải thật đầy đủ. Ngược lại, người bán lại muốn
bộ chứng từ càng đơn giản càng tốt, tránh mất nhiều thời gian và chi phí. Bởi
ngoài giấy tờ mà họ thể chủ động lập ra còn có rất nhiều chứng từ khác đòi
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
20
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
hỏi được lập bởi một bên thứ ba. Khi đó bộ chứng từ được lập ra sẽ mất nhiều
thời gian, ảnh hưởng tới tốc độ thu tiền hàng của người bán, thậm chí còn dẫn
đến vi phạm thời gian xuất trình chứng từ, tạo ra nhiều cơ hội để ngân hàng
kiểm tra chứng từ có thể tìm ra sự sai biệt, tăng nguy cơ không đòi được tiền
từ phía người mua. Khi lập bộ chứng từ phải hết sức chú ý đến sự phù hợp
của các chứng từ và không trái với quy định của các văn bản pháp luật điều
chúng. Đây là điều kiện tiên quyết để người bán đòi được tiền hàng. Ngoài
nội dung trên ra, một số điều khoản khác cũng cần phải hết sức chú ý như:
loại thư tín dụng, số tiền, ngày và nơi thư tín dụng hết hạn hiệu lực, thời hạn
xuất trình chứng từ Cụ thể là đối với người mua, bao giờ họ cũng muốn
mở thư tín dụng có thể huỷ ngang không xác nhận, hết hạn hiệu lực ở ngân
hàng mở (ngân hàng phục vụ mình) để có thể chủ động trong mua bán hoặc
đưa thêm một điều khoản có lợi cho mình. Trong khi đó người bán lại mở thư
tín dụng không huỷ ngang có xác nhận đảm bảo cho việc thu được tiền hàng.
Thường người bán muốn thư tín dụng được mở sớm và hết hạn tại nước
họ để chủ động cho việc lập chứng từ, muốn thời hạn xuất trình chứng từ kéo
dài và L/C cho phép đòi tiền bằng điện.
Chính vì những mâu thuẫn trên mà L/C rất đa dạng, mỗi hoạt động xuất
nhập khẩu lại có thể sử dụng mội loại hình L/C riêng phù hợp và do các bên
thoả thuận với nhau.
2.3. Các loại L/C và những rủi ro tiềm ẩn
Các loại L/C cơ bản:
(1) Thư tín dụng không huỷ ngang
(Irrevocable letter of credit)
Đây là loại L/C mà sau khi đã được mở ra thì ngân hàng không được
đơn phương sửa đổi hay huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực nếu không có sự đồng
ý của cả người xuất khẩu và người nhập khẩu.
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
21
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Như vậy, nếu không có sự nhất trí của người xuất khẩu, của ngân hàng
xác nhận (nếu có) thì ngân hàng mở không được phép thực hiện theo yêu cầu
của bên nhập khẩu thay đổi L/C. Do đó quyền lợi của người bán được đảm
bảo hơn.
Tín dụng không thể huỷ ngang tuy ít linh hoạt nhưng khá an toàn và có
thể cân bằng được quyền lợi của các bên tham gia nên nó được sử dụng rộng
rãi trong thương mại quốc tế ngày nay. Tuy nhiên, rủi ro cũng vẫn có thể xảy
ra khi ngân hàng mở L/C mất khả năng thanh toán, người xuất khẩu sẽ không
thu được tiền và trong khi người nhập khẩu đã thanh toán.
(2) Thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận
Confirmed L/C
Đây là loại L/C không thể huỷ ngang, được một ngân hàng thứ ba đứng
ra xác nhận và chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người hưởng lợi khi ngân
hàng mở không có khả năng thanh toán.
Nguyên nhân phát sinh loại L/C này là vì người hưởng lợi không tin
tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/C. Tuy đây là loại L/C
tạo cho người bán một sự đảm bảo hai lần trong việc sẽ được thanh toán tiền
hàng - vậy là rất an toàn - nhưng nó lại thường không nhận được sự hưởng
ứng nhiều của ngân hàng mở L/C do nó gián tiếp làm giảm uy tín của họ. Đôi
khi việc thoả thuận lựa chọn ngân hàng xác nhận cũng gây chậm chễ, khó
khăn với các bên liên quan: bên bán chậm thu được tiền để nhanh chóng tiếp
tục đầu tư tái sản xuất; bên mua chậm nhận được hàng vì bên bán không giao
hàng khi L/C chưa được xác nhận, dẫn đến mất cơ hội kinh doanh; ngân hàng
mở L/C cũng có thể bị mất uy tín trên thị trường khi các khách hàng khác
nắm được thông tin này và cũng không còn tin tưởng vào khả năng thanh toán
của họ nữa Hơn nữa, ngân hàng được chỉ thị xác nhận L/C không phải lúc
nào cũng sẵn sàng xác nhận nếu họ cảm thấy có điều khoản bất lợi trong cam
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
22
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
kết của mình. Ngoài ra, một điểm rất bất lợi nữa của loại L/C này là chi phí
do cộng thêm cam kết rất cao. Như vậy, rủi ro là không thể tránh khỏi.
(3) Thư tín dụng trả ngay
L/C at sight
Là thư tín dụng trong đó ngân hàng mở L/C phải thanh toán ngay số
tiền trong L/C khi khách hàng xuất trình bộ chứng từ phù hợp.
Hình thức L/C này đảm bảo cho khách hàng được thanh toán tiền hàng
nhanh chóng nhưng ngân hàng thanh toán không chủ động được thời gian
cũng như nguồn ngoại tệ. Nếu khi khách hàng xuất trình bộ chứng từ phù hợp
mà nguồn ngoại tệ của ngân hàng không đáp ứng được ngay thì rủi ro ngoại
hối có thể xảy ra.
(4) Thư tín dụng trả chậm
Deferred L/C
Là thư tín dụng trong đó ngân hàng mở L/C phải thanh toán số tiền ghi
trong L/C cho nhà xuất khẩu sau một thời gian xác định trong tương lai khi
nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp.
Loại L/C sẽ gây rủi ro tỷ giá nếu thời gian xác định trong L/C kéo dài
mà trong thời gian đó có sự biến động tỷ giá ngoại tệ. Nếu tỷ giá tăng mạnh
thì sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng mở. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm sẽ gây thiệt
hại cho nhà xuất khẩu.
Các loại L/C đặc biệt
(5) Thư tín dụng có điều khoản đỏ
Đây là loại L/C đặc biệt, nó mang hình thức tài trợ cho nhà xuất khẩu.
Ngân hàng phát hành L/C sẽ chuyển một khoản ứng trước để nhà xuất khẩu
có vốn sản xuất và giao hàng.
Nhà xuất khẩu phải cam kết bồi hoàn số tiền nhận ứng trước nếu không
nộp đủ chứng từ phù hợp theo thời gian quy định.
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
23
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Loại L/C này được gọi là tín dụng điều khoản đỏ vì ngân hàng phát
hành khi ghi điều khoản ứng trước đó vào định khoản có dùng mực đỏ để tập
trung sự chú ý tới L/C đặc biệt này.
Loại L/C này tuy có lợi cho nhà xuất khẩu do được tài trợ tín dụng song
rủi ro nảy sinh là tiền ứng trước đó có thể bị sử dụng không đúng mục đích.
Người bán có thể lập chứng từ không hoàn lại được tiền ứng trước cho ngân
hàng. Do đó nó gây bất lợi và rủi ro cho nhà nhập khẩu và ngân hàng phát
hành.
(6) Thư tín dụng tuần hoàn
Là loại L/C mà sau khi đã sử dụng xong hoặc đã hết hạn hiệu lực lại tự
động có giá trị như cũ và được tiếp tục sử dụng sau một thời gian nhất định
cho đến khi hoàn tất hợp đồng.
Thư tín dụng tuần hoàn có hai loại:
- Thư tín dụng tuần hoàn tích luỹ: Đây là loại L/C cho phép chuyển số dư
sang giai đoạn tiếp theo, cứ như vậy cộng dồn đến L/C cuối cùng. Như vậy,
nó cho phép cộng dồn số tiền của L/C trước để tăng giá trị của L/C sau nếu
L/C trước chưa sử dụng hết.
Loại L/C này làm cho vốn của nhà nhập khẩu (phần L/C chưa sử dụng
hết) bị chiếm dụng trong thời gian từ lúc L/C trước hết hạn hiệu lực đến khi
L/C tiếp theo được mở.
- Thư tín dụng tuần hoàn không tích luỹ: Đây là loại L/C không cho phép
chuyển số dư của giai đoạn trước sang giai đoạn kế tiếp. Như vậy, nó không
cho phép cộng dồn số tiền của L/C trước để tăng giá trị của L/C sau nếu L/C
trước chưa sử dụng hết.
(7) Thư tín dụng chuyển nhượng
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
24
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Thường là loại L/C không huỷ ngang cho phép chuyển từ người
hưởng lợi ban đầu sang một hay nhiều bên khác (người hưởng lợi thứ hai)
theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ nhất.
Một L/C chuyển nhượng chỉ có thể chuyển nhưọng một lần những
phần tiền chuyển nhượng mà không vượt quá số tiền của L/C.
Thủ tục phí và lệ phí chuyển nhượng sẽ do người hưởng lợi thứ nhất
chịu.
Tuy nhiên trong nghiệp vụ L/C chuyển nhượng thì người hưởng lợi
thứ hai chịu nhiều rủi ro hơn cả, họ chỉ nhận được tiền khi người hưởng lợi
thứ nhất được người mua thanh toán. Vì vậy, họ phải gánh chịu mọi rủi ro
không những về người mua và ngân hàng phát hành mà còn về người hưởng
lợi thứ nhất và ngân hàng chuyển nhượng.
(8) Thư tín dụng giáp lưng
Là loại L/C được mở ra dựa trên cơ sở tiền của một L/C khác đã được
mở trước đó. Loại L/C này thường được sử dụng nhiều trong phương thức
giao dịch mua bán qua trung gian, chuyển khẩu. Việc thực hiện quá trình
thanh toán theo loại hình thư tín dụng này nói chung khá phức tạm: đặc biệt là
những điều kiện về thời hạn, về bộ chứng từ vì thế rất hay có sự sai sót gây
thiệt hại cho các bên.
Nói chung, ngày nay trong thương mại quốc tế, hình thức mua hàng
đổi hàng ít nên L/C đối ứng hiếm khi được sử dụng.
Lu Ph¬ng Lan - A1CN9
25