Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Nuôi ong trong vườn cây ăn trái - Mô hình cần nhân rộng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.21 KB, 2 trang )

Nuôi ong trong vườn cây ăn trái - Mô hình cần
nhân rộng
Mật ong không chỉ là loại thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe con người mà còn cung
cấp nguồn dược liệu quí cho y học. Nuôi ong trong vườn cây ăn trái là một mô hình kết
hợp tuyệt vời giữa trồng trọt và chăn nuôi vì nhờ sự hút mật của đàn ong mà cây ăn trái
thụ phấn cao, sản lượng gia tăng (sản lượng tăng 1,5 lần so với những vườn cây bình
thường), sản phẩm thu hoạch sạch (do không có dư lượng thuốc trừ sâu) nên bán được
giá. Kết quả là người nuôi ong được mật và nhà vườn bội thu mùa trái cây.
Công việc nuôi ong không nặng nhọc cho lắm nhưng đòi hỏi người nuôi phải vững kỹ
thuật cơ bản mới chọn ong chúa chất lượng để tạo ra được nguồn ong thợ tốt. Trong
quá trình nuôi phải biết cách chăm sóc, cho ăn, nhân đàn… Nếu phát hiện ong bị bệnh
phải cách ly, trị bệnh hoặc chuyển ngay ong đi để thay đổi môi trường và tìm nguồn
nuôi khác cho phù hợp. Không những thế người nuôi ong còn phải bền chí và theo dõi
thường xuyên vì nếu không thăm chừng, sau một thời gian ong sẽ tách đàn bỏ đi. Khi
thao tác thăm ong phải nhẹ tay, tránh làm kẹt con ong. Khi chăm con, đàn ong rất hung
hăng, nên nếu lỡ bị chích đốt, thì dùng dao gạt nhẹ kim ra và đi rửa ngay cho bay hết
mùi nọc, vì mùi nọc đó sẽ làm cho ong tập trung vào “đánh” nhiều hơn.Loài ong thích
hợp nuôi trong vườn cây thường là ong mật hoặc ong dú.
Đối với ong dú, vườn xoài là nơi thích hợp để chọn nuôi. Cứ sau 6 tháng mỗi đàn ong
mới được hình thành sẽ cho ra ½ lít mật và một lít mật ong dú có giá từ 400.000-
500.000 đồng. Khó nhất trong việc nuôi ong dú là cách dụ ong về làm tổ và cách tách
đàn dẫn dụ cho chúng làm tổ mới vào đúng nơi mình mong muốn. Nhiều nhà vườn đã
tự chế tạo ra một loại mủ hương (1 hợp chất gồm các loại phấn hoa trộn lại) cho vào
thùng gỗ. Điều quan trọng là phải chọn đúng thời điểm trời nắng nóng để tra mủ hương
và cho ong tách đàn, lúc ấy mùi hương tự chế độc đáo này sẽ bốc lên ngào ngạt dụ
được đàn ong tìm đến. Ngay khi thấy ong có dấu hiệu tách đàn thì đưa ngay một phần
đàn ong vào thùng gỗ đã có mủ hương để ong vào làm tổ mới. Nếu không làm như vậy,
ong sẽ bỏ đi nơi khác.
Đối với ong mật, mùa lấy mật ở miệt vườn ĐBSCL từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch
(là mùa đơm hoa, kết trái của nhãn, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt…). Để kịp thời vụ
đi đánh mật thì việc tăng cường bầy đàn là điều quan trọng. Bước vào tháng 10 bớt


mưa, có gió chướng lất phất, đàn ong bắt đầu mạnh lên, tiến hành “xẻ đàn” đồng loạt.
Người nuôi dùng phương pháp nhân tạo, tạo đế mũ tướng rồi dùng cây di ấu trùng 1
ngày tuổi vào đế mũ tướng. Sau đó đem số mũ tướng vừa di dời ấu trùng đặt vào thùng
ong tốt, đông quân và bắt con chúa ra, thùng bị mất chúa, ong sẽ tạo mũ tướng ngay.
Sau 2-3 ngày, dùng cây có đầu nhọn nong hơi rộng đầu mũ tướng để cho ong tiếp tục
bơm sữa chúa vào thêm, nếu không nong, ong sẽ trám nắp mũ tướng, như vậy mũ
tướng sẽ nhỏ. Mũ tướng to, khi nở ra con chúa lớn, khỏe và đẻ say. Khi ong chúa bắt
đầu đẻ, chúng ta loại bỏ những kèo già, tàn bị sâu ra và luôn vệ sinh thùng. Vào tháng
12, số lượng kèo của mỗi thùng đủ sức đi đánh mật, người nuôi có thể dùng nền sáp
nhân tạo gắn vào kèo, cho ong tạo tàn mau.
Khi đánh mật, người nuôi di dời đàn ong đến vườn cây trái (thường được ưa chọn nhất
là vườn nhãn) đang trổ bông. Phạm vi bán kính hoạt động tìm mật của đàn ong hơn 2
km. Cách đánh mật đòi hỏi kỹ thuật khéo léo: lấy cầu ong ra nhẹ nhàng giũ ong xuống
để không làm tổn thương cho đàn ong. Sau đó xếp khay ong vào máy quay ly tâm cho
mật văng ra, xong phải vệ sinh sạch sẽ rồi mới đặt vào cầu ong. Mỗi đợt đánh mật
thường kéo dài từ 10-15 ngày, thu được hơn 5kg mật/đàn. Những năm gần đây, nhờ
nhà vườn áp dụng cho trái mùa nghịch nên mùa lấy mật được kéo dài, nhờ vậy giúp
nhiều nhà nuôi ong đạt sản lượng cao và tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ.
Áp dụng mô hình nuôi ong trong vườn cây ăn trái nhằm hướng đến sản xuất trái cây
sạch theo qui trình nông nghiệp an toàn (không sử dụng thuốc trừ sâu). Đây là cơ hội để
các nhà vườn Vĩnh Long đăng ký thương hiệu cho sản phẩm mình và gia nhập câu lạc
bộ GAP (Good Agricultural Practises ) sông Tiền, chuẩn bị lộ trình để trái cây Vĩnh
Long và cả vùng ĐBSCL hội nhập.

×