Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài giảng hay về hạt gạo pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.62 KB, 6 trang )

Bài giảng hay về hạt gạo
Trong khi các nhà quản lý VN rất hào hứng về thành tích xuất
khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới với 6 triệu tấn trong năm 2009, thì
các chuyên gia quốc tế bày tỏ quan ngại về cuộc sống quá nghèo
của người trồng lúa VN, trong lúc người kinh doanh lúa gạo thì
giàu sụ.



Ảnh: photobucket.com


Đương nhiên lỗi thuộc về Nhà nước khi chưa đưa ra được chính
sách điều tiết lợi nhuận để đảm bảo cho người trồng lúa có thể
sống khá hơn với nghề của họ. Thêm một lỗi nữa thuộc về người
điều hành sản xuất - kinh doanh lúa gạo và các doanh nghiệp
xuất khẩu gạo khi không biết cách nâng cao giá trị hạt gạo VN để
tăng thêm lợi nhuận cho mình và người nông dân. Tại sao cùng
một chủng loại gạo nhưng gạo Thái Lan luôn được bán giá cao
hơn gạo VN hơn 100 USD/tấn? Câu trả lời thật đơn giản: “Vì
họ biết cách tạo ra thương hiệu gạo với khách hàng thế
giới”.

Bất kỳ ai cũng có thể nhẩm tính được với 6 triệu tấn gạo xuất
khẩu thì VN đã “vô tình” đánh rơi 60 triệu USD - một con số
không nhỏ! Càng xót xa hơn khi nghe chuyên gia thương hiệu
Mỹ, ông Richard Moore, bảo những người kinh doanh lúa gạo VN
chưa quan tâm đến tâm lý, thái độ của người tiêu dùng. Họ nghĩ
rằng gạo là hàng hóa thông thường, khi cần thì người khác buộc
phải mua chứ không cần quảng bá, tiếp thị.


VN hoàn toàn có thể và đang trở thành một cường quốc xuất
khẩu gạo của thế giới. Tuy nhiên, điều quan trọng là cùng với
việc xuất khẩu nhiều thì phải biết cách gia tăng lượng ngoại tệ về
cho người trồng lúa và doanh nghiệp. Cách duy nhất được đề
nghị là xây dựng thương hiệu gạo VN với những giá trị đặc trưng
không thể lẫn với gạo Thái Lan, gạo Pakistan, gạo Ấn Độ

Chủ tịch Hiệp hội Marketing thế giới Hermawan Kartajaya cho
rằng gạo của các nước trên thế giới đều giống nhau về tên gọi và
hình thức, nhưng chắc chắn gạo của mỗi nước sẽ có sự khác
biệt về đặc trưng. Do đó VN cần tìm cho được đặc trưng gạo của
mình để xây dựng thương hiệu, làm thế nào khi đưa ra thị trường
người ta không thể nhầm lẫn gạo VN với gạo Thái Lan hay gạo
Trung Quốc Và đây chính là điểm yếu kém nhất của ngành kinh
doanh lúa gạo VN.

Do không biết đâu là đặc điểm nổi bật của gạo VN, nên họ
không thể xây dựng được “thương hiệu mạnh” để hấp dẫn
người tiêu dùng. Vì thế mới có chuyện thế giới chỉ biết đến
gạo VN với thương hiệu “gạo trắng” chung chung nhạt
nhẽo!

Giá như trước giờ những người kinh doanh lúa gạo ở nước ta
giảm bớt “sự quan tâm” làm giàu trên lưng người trồng lúa để
quan tâm nghiên cứu xây dựng thương hiệu cho gạo VN thì nông
dân VN sẽ không phải khổ như bây giờ.

Những người có trách nhiệm hãy cảm ơn nhà báo Herby
Neubacher vì ông đã chỉ ra đặc trưng quan trọng nhất của gạo
VN chính là “sức trẻ, sức khỏe và sự yêu đời”. Ông lý giải: “VN là

nước có dân số trẻ, những người làm ra hạt lúa, hạt gạo là người
trẻ. Gạo không chỉ dùng ăn để tồn tại mà còn mang lại một sức
khỏe dẻo dai và yêu đời. Lúa gạo VN được sản xuất chủ yếu
bằng biện pháp truyền thống nên chắc chắn sẽ sạch, an toàn cho
sức khỏe. Có thể nói gạo VN là cô gái trẻ đẹp, nhưng hãy đưa cô
gái ra ngoài cho mọi người chiêm ngưỡng. Phải làm cho thế giới
thấy được trên bao bì của gạo VN một niềm tin, sự lạc quan về
sức khỏe và cuộc sống thì họ sẽ chọn mua ngay”.

Để chứng minh gạo VN có chất lượng cao, ông Herby Neubacher
khẳng định: “Tôi là người Đức, nhưng tôi rất thích gạo và cá của
VN. Các bạn bán gạo trong nước với giá 16.000 đồng/kg, nhưng
tại sao không đặt ra mục tiêu bán với giá 5 USD/kg ở nước
ngoài? Tôi nghĩ điều này hoàn toàn có thể được”.

Từ “bài giảng” của các chuyên gia nước ngoài, chúng ta thật sự
tiếc đã để mất quá nhiều trên thương trường lúa gạo thế giới.
Chúng ta xuất khẩu nhiều gạo nhưng vì không có thương
hiệu nên mãi ì ạch chạy theo giá chứ không quyết định được
giá. Vậy các cơ quan chức năng và doanh nghiệp hãy chịu khó
“động não”, hãy làm cho khách hàng thế giới thấy được giá trị lớn
lao của hạt gạo VN và sẵn sàng bỏ thêm tiền để mua chứ không
phải mua nhưng vẫn đánh giá thấp nó.

“Khi khách hàng tin tưởng, yêu thích thương hiệu thì họ sẽ bớt
băn khoăn về giá khi quyết định chọn mua”. Bài giảng này của
ông Hermawan Kartajaya cho thấy người trồng lúa VN có quyền
hi vọng một cuộc sống khá hơn bây giờ khi sản phẩm họ đổ mồ
hôi làm ra được tăng giá trị nhờ một thương hiệu mạnh.


×