QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG RƠLE KỸ
THUẬT SỐ KIỂU 7SJ60025-51- SIEMENS
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG RƠLE KỸ THUẬT SỐ
KIỂU 7SJ60025-51-SIEMENS
NỘI DUNG
Chương I
CÁC QUY ĐỊNH TRONG VẬN HÀNH
Điều 7: Quy định về môi trường làm việc của rơle:
- Nhiệt độ cho phép của môi trường khi rơle đang vận hành: -5°C đến
+55°C .
- Nhiệt độ cho phép của môi trường khi rơle đang lưu kho: -25°C đến
+55°C .
- Nhiệt độ cho phép của môi trường khi rơle đang vận chuyển: -25°C
đến +70°C
- Độ ẩm cho phép của môi trường:
Độ ẩm trung bình một năm ≤ 75%
Độ ẩm trung bình một tháng ≤ 95%
Điều 8: Chế độ vận hành cho phép của Rơle :
1. Quy định về an toàn:
- Khi làm việc với rơle, Nhân viên vận hành phải tuân thủ các biện
pháp an toàn khi làm việc với thiết bị điện. Ngay cả khi cắt áptômát cấp
nguồn nuôi cho rơle, mạch điều khiển và liên động nối với rơle vẫn có thể có
điện do đưa từ TU- TI đến hoặc tích trong các tụ điện của mạch. Chỉ có
Trang 1/15
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG RƠLE KỸ
THUẬT SỐ KIỂU 7SJ60025-51- SIEMENS
những nhân viên đã được đào tạo về quy trình an toàn và được huấn luyện về
quy trình này mới được phép làm việc với rơle.
2. Quy định về nối đất an toàn
- Vỏ rơle phải được nối đất an toàn theo quy định an toàn hiện hành.
Các đầu dây tín hiệu vào rơle phải được đấu đất trực tiếp hoặc nối đất gián
tiếp để đảm bảo an toàn trong trường hợp thiết bị đầu vào bị hư hỏng cách
điện với mạch cao thế. ( nối đất 1 điểm ở mạch của TU, )
3. Quy định về nguồn nuôi cho rơle:
Rơle phải được vận hành trong điều kiện nguồn nuôi cho rơle nằm
trong dải điện áp cho phép của rơle ( xem trong phần thông số kỹ thuật của
rơle và thông số ghi tại nhãn trên rơle ).
Việc sai điện áp nguồn nuôi sẽ dẫn đến hư hỏng rơle hoặc rơle tác động
sai.
Khi rơle không cần làm việc, thì cắt áptô mát nguồn nuôi.
4. Tính năng ứng dụng của rơle 7SJ62.
- Rơ le 7SJ60025-51 được thiết kế dùng cho bảo vệ, đo lường, điều
khiển và giám sát trong hệ thống lưới điện trung áp. Nó được ứng dụng bảo
vệ cho các đường dây vào, ra cũng như các trạm phân phối.
- Rơ le 7SJ60025-51 là loại rơ le kỹ thuật có các chức năng bảo vệ quá
dòng có thời gian độc lập, bảo vệ quá dòng có thời gian phụ thuộc, cho ĐZ
trên không, MBA, cáp, động cơ trên lưới điện phân phối.
- Rơ le có đầu vào dòng điện loại 5A với 3 tín hiệu dòng đầu vào pha
và 1 tín hiệu đầu vào đất (Dòng qua trung tính).
- Tất cả các đầu ra đều có thể được lập trình cho bất cứ chức năng bảo
vệ nào của rơ le. Các đầu ra logic có thể được sắp xếp cho nhiều chức năng
khác nhau.
5. Quy định đóng điện lần đầu cho rơle:
Chỉ được đưa rơle vào vận hành khi rơle đã được thí nghiệm đạt tiêu
chuẩn các hạng mục do Nhà chế tạo quy định, có biên bản lưu vào hồ sơ kỹ
thuật của rơle. Trước khi đưa rơle vào làm việc phải tiến hành kiểm tra lại tất
cả các thông số đã cài đặt để đảm bảo chắc chắn rằng các thông số này đúng
so với phiếu chỉnh định rơle.
6. Quy định cho nhân viên vận hành:
Mọi nhân viên vận hành thiết bị tại đơn vị có trang bị rơle này đều phải
được huấn luyện và thành thạo các thao tác vận hành của rơle. Chỉ có những
Trang 2/15
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG RƠLE KỸ
THUẬT SỐ KIỂU 7SJ60025-51- SIEMENS
nhân viên đã được xác nhận thi đạt Quy trình vận hành mới được phép vận
hành thiết bị. Việc kiểm tra thường xuyên và phổ biến kiến thức của nhân
viên vận hành do lãnh đạo đơn vị thực hiện. Việc kiểm tra, bồi dưỡng hàng
năm do Phân xưởng thực hiện.
Điều 9: Chế độ kiểm tra Rơle trong quá trình vận hành:
1. Phân cấp quyền hạn truy cập , vận hành rơle:
Nhân viên vận hành tại trạm 110KV chỉ được phép sử dụng rơle để:
- Đọc các thông số vận hành.
- Đọc các thông số sự cố được ghi trong rơle.
- Đọc các trị số đặt của rơle.
- Ấn nút xác định sự cố và nút giải trừ tín hiệu ( giải trừ đèn LED, giải
trừ rơle đầu ra của rơle).
2. Theo dõi vận hành rơle:
- Trong ca vận hành, nhân viên trực ca luôn đảo bảo rơle hoạt động
đúng ở các thông số của chế độ làm việc định mức .
- Khi rơle hoạt động bình thường thì đèn LED "service" trên mặt rơle
luôn sáng. Khi rơle bị hư hỏng thì đèn "service" tắt, đèn "Blocked" sáng. Khi
rơle tác động do mạch bảo vệ của rơle hoạt động thì các đèn LED báo sự cố
trên mặt rơle sáng.
- Mỗi khi có sự cố liên quan đến tác động của rơle, nhân viên vận hành
thực hiện ghi lại tác động của rơle ( có tác động hoặc không tác động, ghi
thông số sự cố lưu trong rơle). Nếu rơle không tác động đúng thì thực hiện
thông báo với cấp trên để có biện pháp xử lý.
- Trong trường hợp rơle không tác động do mất nguồn nuôi ( đèn
"service" tắt) thì nhân viên vận hành kiểm tra aptômát cấp nguồn nuôi, nếu
nhảy thì thực hiện đóng lại 1 lần. Sau đó báo lại kết quả của việc thực hiện
với Điều độ viên, TBXN và Quản đốc Phân xưởng.
- Trong trường hợp đèn có tên "service" tắt mà nguồn nuôi cấp cho rơle
đủ, thì rơle đã bị hư hỏng, nhân viên trực ca thực hiên ngay việc cắt nguồn
bảo vệ và đóng trở lại sau vài giây. Nếu đèn "service" vẫn không sáng trở lại
thì hư hỏng của rơle chưa giải quyết được và mạch bảo vệ có liên quan đến
rơle đang bị vô hiệu. Nhân viên vận hành phải thông báo ngay với Điều độ
viên, TBXN và Quản đốc Phân xưởng mình để có biện pháp khắc phục.
- Việc vận hành, thao tác sửa đổi thông số của rơle phải được tuân thủ
đúng tài liệu kỹ thuật của rơle.
Trang 3/15
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG RƠLE KỸ
THUẬT SỐ KIỂU 7SJ60025-51- SIEMENS
3. Thao tác truy cập rơle :
Thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của rơle.
Nhân viên vận hành bắt buộc hiểu và thực hiện được:
- Biết rõ các nút được phép truy cập.
- Cách đọc thông số vận hành của rơle.
- Cách đọc thông số sự cố của rơle.
Điều 10. Thao tác đọc thông số từ rơle
1. Thao tác đọc thông số vận hành từ rơle:
Thông thường khi rơle đang vận hành thì trên mặt hiện số của rơle luôn
thể hiện giá trị điện áp, tần số từ tín hiệu điện áp đầu vào.Thực hiện đọc thông
số theo phần Tài liệu kỹ thuật của rơle.
2. Thao tác đọc thông số sự cố từ rơle:
Khi rơle đang vận hành mà xuất hiện sự cố vượt quá giá trị đặt tác động
của rơle, thì rơle thực hiện ghi lại thông số đã xảy ra. Giá trị này phải được
ghi lại để phân tích sự cố. Cách đọc thông số dựa theo phần tài liệu kỹ thuật
của rơle.
3. Thao tác kiểm tra, cài đặt thông số rơle trước khi đóng điện:
Trước khi đóng điện đưa rơle vào vận hành, cần phải thực hiện các thao
tác đọc và cài đặt thông số vận hành của rơle, bao gồm:
- Kiểm tra phiếu chỉnh định rơle đúng với các thiết bị nhất thứ hiện có (
so sánh nội dung phiếu với tỷ số biến của máy biến điện áp và sơ đồ mạch).
Căn cứ vào phiếu để xác định các chức năng và giá trị cài đặt cho rơle để thực
hiện tiếp các mục sau.
- Cài đặt cho các khối chức năng của rơle, khai báo sơ đồ tỷ số biến,
khai báo chức năng của các đèn LED, khai báo chức năng tự giữ/ không tự
giữ của các rơle đầu ra, khai báo thời gian cắt/thời gian xung cắt/thời gian giải
trừ của rơle đầu ra, gán chức năng cho rơle đầu ra, khai báo thông số lưới
điện, khai báo chức năng giám sát máy cắt và giám sát mạch cắt, khai báo
chức năng và giao thức của cổng giao tiếp rơle
Trang 4/15
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG RƠLE KỸ
THUẬT SỐ KIỂU 7SJ60025-51- SIEMENS
Chương II
THÍ NGHIỆM VÀ BẢO DƯỠNG
Điều 11: Bảo dưỡng, sửa chữa:
- Tuân thủ theo tài liệu kỹ thuật rơle do nhà sản xuất cung cấp.
- Thực hiện các biện pháp để rơle làm việc trong điều kiện môi trường
phù hợp về nhiệt độ, độ ẩm,
- Thực hiện vệ sinh rơle mỗi khi phát hiện có bụi bẩn bám trên rơle.
- Thực hiện thí nghiệm định kỳ hàng năm để kiểm tra tác động của
mạch bảo vệ .
- Thực hiện thay thế cầu chì bảo vệ bên trong của rơle, nếu điện áp tại
chân nguồn nuôi của rơle vẫn còn nhưng tất cả các đèn trên mặt rơle ( đặc
biệt là đèn " service" ) không sáng.
Điều 12: Quy định nội dung bảo dưỡng thường xuyên rơle
Đơn vị trực tiếp quản lý vận hành thiết bị chịu trách nhiệm:
1. Kiểm tra môi trường hoạt động của rơle phù hợp với thông số kỹ
thuật của rơle (nhiệt độ, độ ẩm, bụi ).
2. Thực hiện ghi thông số và tác động của rơle, xử lý kết quả ghi được
để phát hiện tình trạng không bình thường của rơle ( rơle tác động sai, rơle
không tác động, rơle ghi sai ngày )để thực hiện xử lý ngay.
3. Nếu kiểm tra và xử lý các hạng mục trên vẫn chưa đạt yêu cầu, thì
đơn vị quản lý thực hiện báo cáo cấp trên để có biện pháp xử lý.
Điều 13: Quy định chu kỳ bảo dưỡng thường xuyên rơle
- Tối thiểu một năm thực hiện 1 lần việc kiểm tra rơle.
- Thực hiện kiểm tra quan sát bên ngoài thiết bị mỗi khi có đột biến về
điều kiện môi trường ( động đất, nhiệt độ cao/thấp đột ngột hoặc vượt quá
điều kiện cho phép ).
Điều 14: Quy định nội dung đại tu sửa chữa rơle
- Việc đại tu thay thế rơle do Giám đốc Xí nghiệp Điện Cao thế miền
Bắc quyết định dựa trên kết quả kiểm tra các hư hỏng của rơle.
- Đại tu rơle có thể bao gồm thay thế toàn bộ mảng mạch hoặc chỉ thay
thế một vài linh kiện của rơle.
Trang 5/15
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG RƠLE KỸ
THUẬT SỐ KIỂU 7SJ60025-51- SIEMENS
Điều 15: Quy định chu kỳ đại tu sửa chữa rơle
Thực hiện đại tu rơle khi một trong các trường hợp sau xảy ra:
1. Giá trị định kỳ hàng năm kết luận rơle không đạt tiêu chuẩn vận hành.
2. Đại tu sửa chữa rơle mỗi khi hư hỏng hoặc nguồn nuôi nội tại của
rơle bị hư hỏng.
Trang 6/15
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG RƠLE KỸ
THUẬT SỐ KIỂU 7SJ60025-51- SIEMENS
Phụ lục
GIỚI THIỆU VỀ RƠLE
I. Giới thiệu chung
- Rơ le 7SJ60025-51 có thể được cấp nguồn từ bất cứ 1 trong 2 loại
nguồn 1 chiều hay xoay chiều.
- Mặt trước của rơ le cho phép duyệt hệ thống trình đơn để truy cập các
dữ liệu, thay đổi các chỉnh định, đọc các giá trị đo lường… Các thông tin
cảnh báo được thể hiện ở màn hình tinh thể lỏng.
- Rơ le 7SJ60025-51 có thể kết nối với các thiết bị liên quan theo tiêu
chuẩn RS485 qua các kênh thông tin, có thể đọc, thay đổi các thông tin được
lưu trữ (các giá trị đo lường, các tín hiệu cảnh báo, các thông số). Để thay đổi
các giá trị chỉnh định rơ le phải nhập các từ khóa “Codeword” mới thự hiện
được.
- Việc tra cứu, sửa đổi các dữ liệu này có thể thực hiện thông qua 1
máy tính cá nhân thông thường với phần mềm do hãng Siemens cung cấp.
- Chuẩn giao tiếp RS485 cho phép rơ le có thể kết nối trực tiếp với một
hệ thống điều khiển kỹ thuật số.
- Màn hình tinh thể lỏng có thể hiển thị được 2×8 ký tự.
- Các đèn led (Điốt phát quang) để hiển thị trạng thái làm việc của rơ le
- Bàn phím bao gồm các phím số và các mũi tên sẽ được giải thích cụ
thể theo bảng dưới.
1. Màn hình tinh thể lỏng:
Màn hình này có thể hiên thị tối đa 16 ký tự, để hiển thị các thông số
chỉnh định, các giá trị đo lường, các thông số cảnh báo… Các dữ liệu này
được truy cập qua một hệ thống thực đơn bằng cách sử dụng các phím chức
năng.
2. Các đèn led: (Có 6 đèn)
- Hai đèn led vuông phía trên rơ le “Service” và “Block” báo tình
trạng làm việc của rơ le, ở chế độ làm việc bình thường đèn “Service” luôn
sáng màu xanh, khi rơ le khởi động hoặc sự cố bản thân rơ le đèn “Block”
sáng màu đỏ.
- 4 đèn led tròn màu đỏ phía bên trái rơ le được đánh số thứ tự từ 1 đến
4 để hiển thị các trạng thái làm việc của rơ le, ở chế độ bình thường các đèn
led này không sáng, khi chức năng nào đó của rơ le làm việc thì đèn led được
Trang 7/15
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG RƠLE KỸ
THUẬT SỐ KIỂU 7SJ60025-51- SIEMENS
gán hiển thị cho chức đó sẽ sáng. Hiện tại các đèn led được gán với các thông
báo như sau:
Đèn 1: Sự cố pha A; Đèn 2: Sự cố pha B; Đèn 3: Sự cố pha C; Đèn 4:
Rơ le tác động
- Để thử các đèn này có thể ấn phím N (reset) nếu thấy cả 4 đèn đầu
sáng thì các đèn led làm việc ở trạng thái bình thường, nếu 1 trong 4 đèn
không sáng thì trực vận hành báo ngay cho trực ban vận hành Xí nghiệp và
trực điều độ Điện lực khu vực.
3. Các phím chức năng:
Phím +: Để tăng một giá trị hoặc một chữ
Phím ─: Để giảm một giá trị hoặc một chữ
Phím Y/J: Khẳng định câu hỏi được hiển thị trên màn hình.
Phím N: Phủ nhận câu hỏi hiển thị trên màn hình, đồng thời đây còn là
phím đẻ giải trừ các tín hiệu sự cố (Khi có sự cố đèn led sẽ sáng liên tục cho
đến khi ấn phím này để giải trừ).
Phím : Cuốn xuôi để hiện thị dòng tiếp theo hoặc thư mục tiếp theo
(Hiển thị về mức thư mục phía sau trong cây thư mục dọc)
Phím : Cuốn ngược để hiện thị dòng phía trước hoặc thư mục trước
(Hiển thị về mục thư mục phía trước trong cây thư mục ngay từ một thư mục
dọc nào đó)
Phím : Chuyển ra mục làm việc phía trước của thư mục
Phím : Chuyển vào mục làm việc phía trong của thư mục
Phím E: Khẳng định mỗi khi giao tiếp, cài đặt hoặc thay đổi thông số rơ
le như là: Y/J hoặc +/- chỉ sau khi xác nhận bằng phím này thì giao tiếp đó
mới được khẳng định. Ngoài ra phím này còn được dùng để xác nhận và xóa
thông tin sự cố trên màn hình.
II. Truy cập thông số vận hành và sự cố
- Từ màn hình mặc định của rơ le (Hiển thị các giá trị đo lường dòng
điện tính theo tỷ lệ % của trị số dòng điện sơ cấp biến dòng điện 3 phía).
+ Ấn phím hoặc để trở về thư mục ANNUNC.
+ Trong thư mục ANNUNC. (Thư mục về các thông báo) cho phép
người vận hành khai thác các thông tin về vận hành, các thông tin về sự cố và
các giá trị đo lường.
Trang 8/15
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG RƠLE KỸ
THUẬT SỐ KIỂU 7SJ60025-51- SIEMENS
+ Ấn phím đển đến thư mục con của thư mục ANNUNC (Thông
báo) trong màn hình tinh thể lỏng xuất hiện thư mục:
Đây là các thư mục thông báo về vận hành để khai thác các thông tin
vận hành như ngày, thời gian giải trừ các sự cố ấn phím
Màn hình tinh thể lỏng xuất hiện
Ngày: tháng: năm
Giờ: phút: giây
+ Để xem tiếp các thông tin ấn phím
Giờ: Phút: Giây
Các sự kiện xuất hiện tại t.gian trên
- Các sự kiện có thể xẩy ra:
Mclose: Đóng MC bằng tay
Cbclo: MC đã đóng bằng nguồn nuôi
O/Cp on: Bật chức năng bảo vệ quá dòng pha
O/Cp off: Tắt chức năng bảo vệ quá dòng pha
O/Cp blk: Khóa chức năng bảo quá dòng pha
O/Ce on: Bật chức năng bảo vệ quá dòng pha đất
O/Ce off: Tắt chức năng bảo vệ quá dòng pha đất
O/CE blk: Khóa chức năng bảo vệ quá dòng pha đất
LED resc: Đèn led reset
Sys. Flt: Sự cố hệ thống với số kế tiếp
- Ấn phím để trở về thư mục thông tin vận hành.
- Tiếp tục ấn để chuyển đến thư mục thông tin sự cố
Trang 9/15
81 OPER
ANUNNC
22:04:04
18:04:45
18:04:45
LED resc
81 OPER
ANUNNC
82 FAUST
ANUNNC
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG RƠLE KỸ
THUẬT SỐ KIỂU 7SJ60025-51- SIEMENS
- Đây là thư mục các thông báo về sự cố, đối với loại rơ le 7SJ60025-
51 có thể lưu được 8 sự cố gần nhất. Để xem các sự cố ấn phím màn hình
tinh thể lỏng sẽ hiển thị sự cố mới nhất.
- Để xem các sự cố tiếp theo ấn phím màn hình tinh thể lỏng sẽ xuất
hiện các sự cố thứ 2 đến sự cố thứ 8 như sau:
Sự cố thứ 2
Ấn phím
Sự cố thứ 3
Ấn phím
Sự cố thứ 4
Ấn phím
Sự cố thứ 5
- Tiếp tục ấn phím để xem các sự cố từ 6 đến 8
- Để khai thác thông tin trong các sự cố ấn phím màn hình tinh thể
lỏng sẽ hiển thị
Ngày: tháng: năm
Giờ: phút: giây
- Để xem hết các thông tin sự cố có thể ấn phím khi có sự cố loại nào
thì rơ le sẽ đưa ra thông báo tại màn hình tinh thể lỏng tương ứng cụ thể:
- Các thông báo sự cố chung của rơ le:
Sys Flt: Sự cố lưới
Fault: Bắt đầu của sự cố
ANN ovfl: Các thông báo của sự cố đã bị mất (Do bộ nhơ bị quá tải)
FT det: Phát hiện sự cố chung của thiết bị
Trang 10/15
82 LAST
FAUST
82 2ND
FAUST
82 3RD
FAUST
82 4TH
FAUST
82 5TH
FAUST
20:04:04
16:15:42
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG RƠLE KỸ
THUẬT SỐ KIỂU 7SJ60025-51- SIEMENS
DEV trp: Rơ le tác động
IL1: Sự cố pha A
IL2: Sự cố pha B
IL3: Sự cố pha C
- Các thông báo sự cố của chức năng bảo vệ qúa dòng:
FD L1: Phát hiện quá dòng có thời gian pha A
FD L1E: Phát hiện quá dòng có thời gian pha A với đất
FD L2: Phát hiện quá dòng có thời gian pha B
FD L2E: Phát hiện quá dòng có thời gian pha B với đất
FD L3: Phát hiện quá dòng có thời gian pha C
FD L3E: Phát hiện quá dòng có thời gian pha C với đất
FD L13: Phát hiện quá dòng có thời gian pha AC
FD L13E: Phát hiện quá dòng có thời gian pha AC với đất
FD L123: Phát hiện quá dòng có thời gian pha ABC
FD L123E: Phát hiện quá dòng có thời gian pha ABC với đất
FD E: Phát hiện quá dòng sự cố chạm đất.
FD I>: Phát hiện quá dòng pha cấp 2
FD I>>: Phát hiện quá dòng pha cấp 1
FD I>>>>: Phát hiện quá dòng pha cấp cắt nhanh
Trp I>: Bảo vệ quá dòng cấp 2 đưa lệnh cắt
Trp I>>: Bảo vệ quá dòng cấp 1 đưa lệnh cắt
Trp I>>>: Bảo vệ quá dòng cắt nhanh đưa lệnh cắt
FD IE>: Phát hiện quá dòng sự cố quá dòng pha đất cấp 2.
Trp IE>: Bảo vệ quá dòng pha đất cấp 2 đưa lệnh cắt
- Để trở về thư mục sự cố ấn phím 2 lần thì màn hình tinh thể lỏng
xuất hiện:
Trang 11/15
82 FAULT
ANNUNC
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG RƠLE KỸ
THUẬT SỐ KIỂU 7SJ60025-51- SIEMENS
- Ấn phím để chuyển đến thư mục tiếp theo màn hình xuất hiện thư
mục về giá trị đo lường.
- Ấn phím để xem các giá trị dòng điện phía 110/35/22 (10, 6)kV
được hiển thị dưới dạng % của dòng điện sơ cấp biến dòng điện 110/35/22
(10,6)kV.
- Ấn phím để xem dòng điện pha khác
Trong đó
IL1: Dòng điện pha A
IL2: Dòng điện pha B
IL3: Dòng điện pha C
- Để xác định dòng điện qua MC thực tế trự ca vận hành có thể tính
bằng cách:
I
thực tế
=
100
*
(%)
TIII
S
I
thực tế
: Dòng điện thực cần xác định (A)
I%: Dòng điện % đọc được trong rơ le
- IsTI: Dòng điện định mức phía sơ cấp của biến dòng
110/35/22(10,6)kV
- Ngoài ra trong thư mục này còn hiển thị:
THETA = 45%: Nhiệt độ được tính toán cho bảo vệ quá tải
+ t TRP = INVAL: Khi nhiệt độ vượt quá trị số báo động hoặc trị số tác
động thì thời gian cắt đã tính toán được hiển thị ở dạng giây hoặc phút. Còn
khi hiển thị ở dạng “INVAL” thì có nghĩa là chưa vượt quá ngưỡng báo động
hoặc tác động.
+ t Rel = INVAL: Khi bảo vệ quá tải tác động thì thời gian thiết lập lại
trạng thái của rơ le được hiển thị như trên cho đến khi nhiệt độ giảm xuống
đến dưới mức báo động, khi đó nó sẽ hiển thị dạng thời gian cụ thể là dạng
giây hoặc phút.
Lưu ý:
Trang 12/15
84 FAULT
ANNUNC
IL1 = 25%
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG RƠLE KỸ
THUẬT SỐ KIỂU 7SJ60025-51- SIEMENS
- Khi có sự cố bảo vệ rơ le tác động cắt các MC thì trực ca vận hành
phải kiểm tra các đèn led được đánh số từ 1-4 trên mặt rơ le xem đèn nào
sáng. Sau đó muốn đóng lại MC phải giải trừ tín hiệu sự cố trên rơ le bằng
cách ấn phím N.
Trang 13/15