Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN CÓ CỦA NHÀ QUẢN LÝ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.92 KB, 5 trang )

NHỮNG PHẨM
CHẤT CẦN CÓ CỦA
NHÀ QUẢN LÝ
(Nguoilanhdao) - Có tham vọng trở thành một người quản lý không
thể đảm bảo chắc chắn sự thành công của bạn với vai trò này. Nhớ
rằng, tổng hợp các kỹ năng và kinh nghiệm thực sự cần thiết.

Bạn không cần phải nghĩ đến những yếu tố cao siêu để trở thành một
nhà quản lý giỏi mà bạn chỉ cần tạo cho mình một phong cách làm việc
phù hợp với cá tính và điểm mạnh của bạn. Đức tính trung thực, suy
nghĩ chính chắn trong mọi hành động sẽ giúp bạn vượt qua được những
thách thức và yêu cầu cần có của một người quản lý.
Muốn trở thành một người quản lý giỏi, bạn cần phải hội tụ những phẩm
chất sau:
Bạn có khả năng diễn thuyết không?
Khả năng diễn thuyết hiệu quả là yếu tố cần thiết đối với người lãnh đạo.
Sử dụng sức mạnh của ngôn ngữ và sự thuyết phục của lời nói trong suốt
các cuộc gặp với nhân viên. Bạn nên có một quyển số ghi nhớ để ghi lại
những hoạt động, những công việc phải làm. Bằng cách này, khi giải
thích hoặc giao việc cho nhân viên bạn sẽ tránh bị dài dòng và nói lan
man.

Bạn có biết lắng nghe ý kiến của nhân viên không?
Kiên nhẫn lắng nghe những ý kiến đóng góp, ý tưởng của nhân viên và
sẵn sàng rút kinh nghiệm từ những sai lầm bạn mới có thể thành công
được.

Bạn có thích quản lý nhiều người không?
Làm tốt việc quản lý các dự án có nghĩa là bạn đã thực sự quan tâm đến
công việc và những người làm công việc đó. Những bản nhận xét nhân
viên, những mối xung đột nơi công sở và một vài vấn đề khác của nhân


viên cần phải được giải quyết. Và đó một phần trong nhiệm vụ của
người quản lý.

Bạn có thể quản lý tốt những tiêu cực và mối lo sợ tại nơi làm việc
không?
Tất nhiên, không một ai muốn những điều tối tệ xảy ra nhưng một khi nó
xảy ra thì việc giải quyết chính là của các nhà quản lý. Hơn hết đó là
việc khả năng liên kết giữa các thành viên của nhóm.


Bạn có biết xây dựng sự tín nhiệm?
Thiết lập muc tiêu rõ ràng, có trách nhiệm với những sai lầm của mình
và tạo nên một diễn đàn để thảo luận là cách tốt nhất để xây dựng sự tín
nhiệm. Hãy lắng nghe mọi vấn đề bằng cả hai tai.

Bạn có đam mê và nhiệt tình với công việc của mình không?
Nếu bạn hi vọng những người khác hào hứng với công việc của họ thì
khi đó bạn phải là người đi tiên phong đã. Hãy tạo động lực cho nhân
viên của bạn bằng cách khuyến khích tăng tương hoặc có những khoản
trợ cấp nào đó.

Bạn có biết biết ca ngợi và công nhận thành quả của người khác?
Đây là công việc của người quản lý. Họ phải để nhân viên được họ đã
làm tốt hoặc không làm tốt công việc như thế nào. Bạn không chỉ thể
hiện bằng cảm xúc của mình mà còn phải bằng lời nói chẳng hạn: “ Cảm
ơn vì đã đưa ra ý tưởng kịp thời”

Bạn có thể tạo được một môi trường làm việc vui vẻ?
Chỉ làm việc và không được hài hước không hẳn là tốt. Không nên đánh
giá thấp một chút giải trí nơi làm việc. Bạn có thể nói chuyện với họ

hoặc tổ chức sinh nhật cho nhân viên nhằm rút ngắn khoảng cách giữa
sếp và nhân viên, nhân viên với nhân viên.

Bạn có các kỹ năng cần thiết trong việc tuyển dụng và sa thải nhân
viên không?
Bạn phải biết cách tuyển dụng để chọn được những nhân viên có tài thực
sự. Nhớ rằng hiểu và nắm chắc các vấn đề về nguồn nhân sự là trách
nhiệm của người quản lý.

Bạn có thể đứng lên sau những thất bại?
Trong kinh doanh, không thể tránh khỏi những thất bại. Những điều
quan trọng là bạn phải biết cách vượt qua và học hỏi kinh nghiệm từ
những thất bại đó và đứng lên đi tiếp.
Hiền Trang (Theo Allbusiness)

×