Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Dạy học môn toán hình học lớp 6 - Chương 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.86 KB, 6 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
1.Điểm:
HS:
- Cho tất cả các học sinh dùng đầu mực chấm vào trang giấy.
- Cho HS lên bảng chấm đầu phấn lên bảng.
GV: Giới thiệu hình ảnh của điểm.
HS:
- Cho HS chấm nhiều điểm lên trang giấy để có nhu cầu đặt tên cho điểm.
- Cho HS tự nghiên cứu cách đặt tên cho điểm, tự đặt tên cho các điểm trên trang
giấy của mình, lên bảng đặt tên cho các điểm ở bảng.HS nhận xét.
GV giới thiệu các khái niệm khác:Hai điểm trùng nhau, hai điểm phân biệt, tập hợp
điểm, điểm cũng là một hình…
2. Đường thẳng:
HS:
- Cho tất cả các học sinh dùng đầu mực vạch theo mép thước.
- Cho HS lên bảng dùng đầu phấn vạch theo mép thước.
GV: Giới thiệu hình ảnh của đường thẳng
HS:
- Cho HS vẽ nhiều đường thẳng lên trang giấy để có nhu cầu đặt tên cho đường
thẳng
- Cho HS tự nghiên cứu cách đặt tên cho đường thẳng, tự đặt tên cho các đường
thẳng trên trang giấy của mình, lên bảng đặt tên cho các đường thẳng ở bảng.HS
nhận xét.
*Ví dụ : Dạy tính chất công nhận: “Có một và chỉ một đường thẳng qua hai điểm
A và B”
Giáo viên đặt vấn đề: Qua một điểm vẽ được bao nhiêu đường thẳng, qua hai
điểm vẽ được bao nhiêu đường thẳng?
GV: giới thiệu cách vẽ đường thẳng qua hai điểm A và B
HS: Cho HS hoạt động nhóm đôi
+ Nhóm đôi tự vẽ đường thẳng qua hai điểm A,B cho trước ở vở nhiều lần.
+ Gọi HS lên bảng vẽ đường thẳng qua hai điểm A và B cho trước:


- Một HS lên bảng
- Cho HS vẽ lần thứ hai lên bảng
- Cho HS vẽ lần thứ ba
- HS trả lời câu hỏi của thầy:Qua hai điểm cho trước vẽ được mấy đường thẳng ?
- 100% HS có nhận xét và không thể nào quên tính chất công nhận: “Có một và chỉ
một đường thẳng đi qua hai điểm A và B”
Kết quả:
Với biện pháp Tổ chức cho học sinh tự hoạt động để nắm chắc kiến thức như
đã nêu nhận thấy có chuyển biến
- GV đỡ thuyết giảng, HS đỡ phải nghe nhiều
- HS nắm các khái niệm, tính chất nhanh, chắc
Giáo viên Nguyễn Hai – Trường THCS Mỹ Hòa Trang
1
Sáng kiến kinh nghiệm
- Đỡ tốn thời gian nắm lí thuyết ở mỗi tiết để tăng thời gian thực hành, luyện tập
BP2: Dùng màu sắc giúp HS tiếp thu kiến thức dễ dàng
Sách hướng dẫn đã có gợi ý là dùng phấn màu để giúp HS phân biệt các hình.
Trong giảng dạy GV có thể sử dụng phấn màu hợp lí để giúp HS thấy nhanh các
hình hình học.Có thể sử dụng phấn màu khi dạy chương I ở một số nội dung:
* Ví dụ : Dạy khái niệm về điểm, đường thẳng:
Khi GV cho HS vẽ các điểm phân biệt, các đường thẳng phân biệt trên giấy có
thể cho các em vẽ mỗi điểm một màu, mỗi đường thẳng một màu.
* Ví dụ: Dạy tính chất : “Có một và chỉ một đường thẳng qua hai điểm A và B”
GV cho HS dùng 3 màu mực để vẽ 3 lần, cho HS hợp tác nhóm ( nhóm đôi hoặc
nhóm ba )
HS 1 vẽ bằng một màu mực đường thẳng qua hai điểm A và B.
HS 2 vẽ đường thẳng qua hai điểm A và B bằng một màu mực khác màu với màu
mà HS 1 đã vẽ.
HS 3 vẽ bằng một màu mực khác màu với màu HS1,HS2 đã vẽ đường thẳng qua
hai điểm A và B.

Qua ba lần vẽ đường thẳng qua hai điểm A và B cho trước bằng ba màu mực
khác nhau HS dễ nhận ra tính chất “Có một và chỉ một đường thẳng qua hai điểm
A và B”
* Ví dụ: Dạy khái niệm tia
GV dùng phấn trắng vẽ đường thẳng xy, lấy điểm O trên đường thẳng xy với màu
trắng.
GV dùng phấn màu vẽ hai phần đường thẳng bị chia bởi điểm O bằng hai màu khác
nhau, khác màu của đường thẳng xy và điểm O để giúp HS nắm khái niệm tia, hai
tia đối nhau một cách nhanh chóng.
* Ví dụ: Dạy khái niệm đoạn thẳng
GV dùng phấn trắng chấm hai điểm A, B
GV đặt cạnh thước qua hai điểm A và B
GV dùng phấn màu vạch theo cạnh thước từ A đến B để biểu diễn tất cả các điểm
nằm giữa hai điểm A và B.
* Ví dụ: Dạy khái niệm trung điểmcủa đoạn thẳng:
Dùng hai màu phấn khác nhau để vẽ hai đoạn thẳng MA, MB khi môt tả điểm
M là trung điểm của đoạn thẳng AB.………………
Với các màu khác nhau trong hình giúp HS dễ nhận thấy các khái niệm hình,
tính chất giúp giảm phần thuyết giảng của thầy,tiết kiệm được thời gian.
BP3: Giao bài tập trắc nghiệm để củng cố được nhiều kiến thức
Trong điều kiện phân phối chương trình không bố trí tiết luyện tập sau mỗi tiết
học lí thuyết, ngoài việc tinh gọn nội dung phương pháp để dành thời gian luyện
tập GV cần chọn BT để việc củng cố kiến thức được nhiều. Bài tập giúp giải quyết
củng cố được nhiều kiến thức là bài tập trắc nghiệm sau mỗi bài học.
Ngoài việc chọn các bài tập ở sách giáo khoa ( theo dạng ) để củng cố giáo viên có
thể cho HS giải thêm bài tập trắc nghiệm.
Giáo viên Nguyễn Hai – Trường THCS Mỹ Hòa Trang
2
Sáng kiến kinh nghiệm
Thời gian để thực hiện các Bài tập trắc nghiệm là khả thi, có hiệu quả vì :

- GV soạn đề trước trên bảng phụ
- HS trả lời nhanh
- Ôn được nhiều kiến thức.
Một số bài tập được thực hiện sau mỗi tiết học trên lớp như sau:
Bài 1) cho hình vẽ: Ghi chữ Đ, S sau mỗi câu
1) A

b
2) Đường thẳng c đi qua điểm B
3) Đường thẳng c chứa điểm B
4) Điểm C thuộc đường thẳng c
5) Điểm B nằm trên ba đường thẳng b,c,d
6) B

a
7) C

a
8) Điểm C nằm ngoài đường thẳng b
9) Đường thẳng c không đi qua điểm B
10) Đường thẳng c không chứa điểm A
11) Điểm C không thuộc đường thẳng b
Bài 2) cho hình vẽ: Ghi chữ Đ, S sau mỗi câu:
1) Ba điểm A, B, C thẳng hàng
2) Ba điểm D, C, B thẳng hàng
3) Ba điểm D, C, A không thẳng hàng
4) Điểm C nằm giữa hai điểm D và B
5) Điểm B nằm giữa hai điểm C và A
6) Hai điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm D
7) Hai điểm B và D nằm cùng phía đối với điểm C

8) Hai điểm B và D nằm cùng phía đối với điểm A
9) Hai điểm B và C nằm khác phía đối với điểm A
10) Hai điểm B và D nằm khác phía đối với điểm C.
Bài 3) Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng
Trên hình có mấy đường thẳng? 1) Ba
2) Sáu
3) Hai
4) Một
Bài 4) Cho A,B,C cùng thuộc đường thẳng xy.
Trên hình có bao nhiêu tia?
1) 12 ; 2) 10; 3) 6; 4) 3.
Bài 5) Cho A,B,C cùng thuộc đường thẳng xy.
Trên hình có bao nhiêu đoạn thẳng?
1) 12 ; 2) 10 ; 3) 6 ; 4) 3.
Giáo viên Nguyễn Hai – Trường THCS Mỹ Hòa Trang
3

.
.

.
.

.
.
B
C
A

.

.

.
.

.
.
B
C
A
x
y

.
.

.
.

.
.
B
C
A
x
y

C

a

c
d
A
B

B
b
a
A
c
d
D
C
Sáng kiến kinh nghiệm
Bài 6) Dùng mũi tên nối từ trái sang phải để có khẳng định đúng
Tia AB

Đoạn thẳng AB
Đường thẳng AB

Bài 7) Chọn câu đúng : Đoạn thẳng MN là hình có :
A. Hai điểm; B. Ba điểm; C. Một điểm; D. Vô số điểm.
Bài 8) Chọn câu đúng : Cho điểm E nằm giữa hai điểm A và B, AE = 3 cm;
AB = 5 cm. Tính được EB = ?
A. 8cm; B. 2cm; C. 3cm; D. Một đáp số khác .
Bài 9) Cho ba điểm A, E, F cùng nằm trên một đường thẳng nếu AE = 7cm,
AF = 2cm, EF = 5cm thì:
A. Điểm E nằm giữa hai điểm A và F;
B. Điểm A nằm giữa hai điểm E và F;
C. Điểm F nằm giữa hai điểm A và E;

D. Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
Bài 10) Cho hai điểm M và N cùng thuộc tia Ox có OM = 2cm; ON = 5cm, ta có:
A. Điểm M nằm giữa hai điểm O và N;
B. Điểm N nằm giữa hai điểm O và M;
C. Điểm O nằm giữa hai điểm M và N.
Bài 11) Ghi chữ Đ hoặc S sau mỗi câu:
Cho đoạn thẳng AB = 6 cm.
A. Nếu điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì AM = 3cm;
B. Nếu AM = 3cm thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB;
C. Nếu AM = MB = 3cm thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB;
D. Nếu AM = MB thì M nằm giữa hai điểm A và B.
* GV có thể giao Bài tập trắc nghiệm sau sau khi học hết nội dung chương I.
Bài 12) Cho điểm E nằm giữa hai điểm F và D. Ghi chữ Đ hoặc S sau mỗi câu:
A. Ba điểm D, E, F thẳng hàng;
B. Hai điểm D và F nằm khác phía đối với điểm E;
C. Hai điểm D và E nằm khác phía đối với điểm F;
D.Hai điểm D và E nằm cùng phía đối với điểm F;
E. DE < DF;
F.Điểm E nằm giữa hai điểm D và F;
G.Điểm E là trung điểm của đoạn thẳng DE nếu ED = EF;
H. ED = EF.
BP4: Giao bài tập mở để nâng cao kiến thức cho HS khá giỏi
Bài 1.
1. Cho năm điểm A,B,C,D,E sao cho không có ba điểm nào thẳng hàng.
Giáo viên Nguyễn Hai – Trường THCS Mỹ Hòa Trang
4

.
.


.
.

.
.
A
A
B
B
B
A
∙∙
∙∙
∙ ∙
∙ ∙∙
A
B
E
Sáng kiến kinh nghiệm
a)Vẽ các đường thẳng đi qua từng cặp điểm trong các điểm nói trên.
b) Có bao nhiêu đường thẳng, kể ra?
2. Cho 2010 điểm sao cho không có ba điểm nào thẳng hàng.
Có bao nhiêu đường thẳng đi qua từng cặp điểm trong các điểm nói trên; giải thích?
3.Cho 2010 điểm sao cho chỉ có ba điểm nào thẳng hàng; ngoài ba điểm thẳng hàng
đã nêu không còn trường hợp nào có ba điểm thẳng hàng.Có bao nhiêu đường
thẳng đi qua từng cặp điểm trong các điểm nói trên; giải thích ?
Bài 2.
1.Cho bốn điểm A,B,C,M.Biết ba điểm B,M,N thẳng hàng, ba điểm B,A,N thẳng
hàng. Hỏi ba điểm B,A,M có thẳng hàng không? Vì sao?
2. Cho bốn điểm A,B,C,M cùng nằm trên một đường thẳng. Biết B nằm giữa hai

điểm A và C, M nằm giữa hai điểm A và B.
a) B nằm giữa hai điểm M và C không, vì sao?
b) M nằm giữa hai điểm A và C không, vì sao?
Bài 3. Cho ba đường thẳng phân biệt sao cho: không cùng cắt nhau tại một điểm,
không có hai đường thẳng nào song song.
a) Vẽ hình
b) Từng cặp đường thẳng cắt nhau tạo ra bao nhiêu giao điểm.
Bài 4.Giải thích vì sao hai đường thẳng phân biệt hoặc chỉ có một điểm chung hoặc
không có điểm chung nào?
Bài 5.
1.Cho đường thẳng xy. Trên đường thẳng xy theo thứ tự lấy 15 điểm A
1
; A
2
; A
3
; …
A
15
.
a) Trên hình có bao nhiêu tia , giải thích?
b) Trên hình có bao nhiêu đoạn thẳng, giải thích?
2.Cho đường thẳng xy.Trên đường thẳng xy lấy một số điểm phân biệt. Biết rằng
với các điểm đã cho trên hình ta có 120 đoạn thẳng.Hỏi có tất cả bao nhiêu điểm
phân biệt?
Bài 6.Vẽ hình theo diễn đạt:
Cho đoạn thẳng AB. Lấy điểm M nằm giữa hai điểm A và B, vẽ đường thẳng xy
qua điểm M; A,B không thuộc xy, trên tia Mx lấy điểm C, vẽ đường thẳng uv qua
điểm C sao cho uv cắt đoạn thẳng AB tại điểm D nằm giữa hai điểm M và B.
Bài 7. Trên tia Ox lấy hai điểm M và N sao cho : OM = 3ON, MN = 4cm.

Tính OM, ON?
Bài 8.
1Cho đoạn thẳng AB. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB, N là trung điểm của
đoạn thẳng AM, P là trung điểm của đoạn thẳng AN. Biết AP = 1cm.
Tính AB?
2. Cho đoạn thẳng AB. Gọi M là điểm nằm giữa hai điểm A và B, I là trung điểm
của đoạn thẳng AM, Klà trung điểm của đoạn thẳng MB. Biết AB = 6cm.
Giáo viên Nguyễn Hai – Trường THCS Mỹ Hòa Trang
5
Sáng kiến kinh nghiệm
Tính IK?
Giáo viên Nguyễn Hai – Trường THCS Mỹ Hòa Trang
6

×