Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

6 dấu hiệu bạn đã chọn nhầm việc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.08 KB, 7 trang )

6 dấu hiệu bạn đã chọn nhầm việc
Bạn gặp một số khó khăn trong công việc khiến bạn tự hỏi
bản thân: “Liệu mình đã chọn đúng nghề?”. Trong hầu hết
các trường hợp, tình trạng đó sẽ nhanh chóng cân bằng trở
lại. Tuy nhiên, khi công việc gây ra những áp lực không
đáng có, đã đến lúc thay đổi.

Hãy kiểm tra 6 dấu hiệu sau đây để biết bạn có chọn nhầm
nghề không và tham khảo hướng giải quyết để tìm ra sự
nghiệp đúng đắn nhất cho mình:

Dấu hiệu 1: Bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn nữa

Ai cũng muốn kiếm thật nhiều tiền, đó là nhu cầu của tất cả
mọi người. Nhưng nếu bạn luôn cảm thấy bức xúc khi công
việc hiện tại không mang lại cho bạn điều đó, bạn có thể
tìm một công việc khác có mức lương cao hơn với nhiều
khoản trợ cấp.

Hướng khắc phục:

- Một nguyên tắc chung: có bằng cấp càng cao, bạn càng
kiếm được nhiều hơn. Điều này đúng ở hầu hết các lĩnh
vực: y tế, kinh doanh, giáo dục… Do đó, nếu có thể, hãy
tham gia các khóa học để nâng cao bằng cấp.

- Công việc ở cấp độ quản lí cũng giúp bạn kiếm nhiều tiền
hơn. Vì vậy, hãy xem xét việc tham gia khóa học thạc sĩ
quản trị kinh doanh chẳng hạn.

- Các lĩnh vực “ hot” như tài chính, kế toán có mức lương


cao, đặc biệt đối với cấp độ quản lí.


Dấu hiệu 2: Bạn cảm thấy buồn chán với công việc

Thụ động trải qua từng phút trôi qua trong công việc không
đơn giản chỉ là buồn chán, nó còn ảnh hướng xấu tới cả bạn
và công ty.

Hướng khắc phục:

- Dù là sự chuyển đổi công việc trong công ty hay “ nhảy
việc”, bạn nên làm theo cảm xúc của mình. Hãy bắt đầu
bằng cách xác định công việc bạn thực sự muốn theo đuổi.

- Dành thời gian để tìm hiểu những điều bạn thấy thích
hứng thú và công việc nào có thể tận dụng các kĩ năng của
bạn – dù đó là công việc khác hẳn với công việc hiện tại
của bạn.

Dấu hiệu 3: Bạn bị bỏ qua trong đợt thăng tiến vừa qua

Dù công việc hay tình huống là gì, nhìn những người khác
lần lượt trở thành sếp trong khi mình lại giậm chân tại chỗ
là một điều khó chấp nhận. Và dần bạn sẽ cảm thấy tiêu
cực với bản thân và công việc.

Hướng khắc phục:

- Cách giải quyết tốt nhất là chứng tỏ bạn xứng đáng được

thăng thức. Hãy cho sếp biết rằng bạn có nguyện vọng tiến
lên vị trí cao hơn và hỏi sếp về những khía cạnh bạn cần cải
thiện.

- Xem xét việc bổ sung trình độ của mình bằng một tấm
chứng nhận hay học cao học. Muốn tiến tới cấp quản lí, bạn
có thể tham gia chương trình MBA phù hợp với mình ở các
lĩnh vực bán hàng, marketing hoặc nhân sự…

- Chú ý rằng nhiều công ty tài trợ chi phí học tập cho
những nhân viên tiềm năng.

Dấu hiệu 4: Bạn luôn lo lắng mình sẽ bị sa thải

Khi tỉ lệ thất nghiệp vẫn đang tăng, có duy trì được một
công việc an toàn và ổn định hay không là nỗi lo chung của
nhiều người. Nhưng nếu nỗi lo đó tạo một áp lực lớn cho
bạn, nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công việc. Do đó, bạn
cần tập trung và xây dựng sự ổn định nghề nghiệp trong dài
hạn.

Hướng khắc phục:

- Có một số công việc ổn định hơn những công việc khác
như bác sĩ, kế toán Nếu bạn lo sợ mình sẽ mất việc, hãy
bắt đầu thực hiện kế hoạch tìm nghề nghiệp khác phù hợp
với trình độ và cá nhân bạn.

- Nâng cao kiến thức có thể là một phần của chiến lược dài
hạn hiệu quả, hoặc thậm chí một chiến lược gần, vì có

nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn như tại chức hay văn
bằng 2, chứng chỉ tin học…

- Chú ý tới những ngành nghề đang “ hot” trên thị trường.

Dấu hiệu 5: Bạn tìm việc dù đã có

Tiếp tục quá trình tìm công việc mới trong khi đã có không
chỉ nguy hiểm mà còn chỉ rằng mọi điều trong công việc
hiện tại của bạn đều không ổn.

Hướng khắc phục:

- Trước tiên, hãy dừng quá trình tìm việc mới. Sẽ ra sao nếu
sếp và đồng nghiệp biết điều đó?

- Tiếp theo, bắt đầu sử dụng thời gian rảnh để cải thiện sơ
yếu lí lịch và củng cố mạng lưới quan hệ của bạn.

- Tìm cách phát triển sự nghiệp hiện tại bằng cách tham gia
các dự án nhiều thách thức hoặc bổ sung trình độ…

Dấu hiệu 6: Bạn sợ thức dậy và đi làm vào mỗi sáng

Những cơn ác mộng trong đêm về công việc và cảm giác sợ
hãi khi thức dậy vào buổi sáng vì phải tới cơ quan là dấu
hiệu đã đến lúc bạn cần thay đổi.

Hướng khắc phục:


- Thực hiện một cuộc đánh giá toàn diện về bản thân. Điều
gì trong công việc tác động xấu tới bạn như vậy và tại sao?
Nếu đã đến lúc “nhảy việc”, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi
quyết định.

- Nâng cao trình độ có thể giúp bạn có kĩ năng và tự tin cần
thiết để tạo sự thay đổi.

×