Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bốn sai lầm các doanh nghiệp thường mắc phải trên Twitter potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.7 KB, 6 trang )

Bốn sai lầm các doanh nghiệp thường mắc phải
trên Twitter
Doanh nghiệp của bạn đang bị mọi người hờ hững
trên Twitter? Bài viết sau đây sẽ nêu ra bốn sai lầm
phổ biến mà các doanh nghiệp thường mắc phải khi
tham gia Twitter, qua đó giúp bạn đem lại sức sống
mới cho chiến lược xã hội của công ty.


Trước cơn lốc Twitter, doanh nghiệp của bạn đã
quyết định tham gia vào tiểu blog này. Thời gian đầu
mọi chuyện có vẻ rất tuyệt vời, tin tức về công ty của
bạn được cập nhật hàng ngày, lượng người theo đuôi
ngày càng đông hơn. Thế rồi tình hình dần trở nên
xấu đi, lượng người theo đuôi gần như không biến
động, các mẩu tweet được chia sẻ lại ít hơn, không
khí bắt đầu trầm lắng.



Theo bà Sherrie Madia - đồng tác giả cuốn sách “The
Social Media Survival Guide” hướng dẫn cách tồn tại
trên các phương tiện xã hội - tình trạng trên không
phải hiếm gặp. Rất nhiều doanh nghiệp khi quyết định
gia nhập Twitter, dù với mục đích gì đi chăng nữa, thì
sớm hay muộn cũng có thể phải đón nhận sự hờ
hững từ cộng đồng.

“Một nghiên cứu cho thấy 73% doanh nghiệp thuộc
danh sách Fortune 100 đã đăng ký tổng cộng 540 tài
khoản Twitter, và hơn một nửa số đó bị trì trệ”, bà


Madia cho biết.

Vậy nguyên nhân vì sao điều này xảy ra và bạn phải
làm gì để duy trì được tầm ảnh hưởng của công ty
trên Twitter? Hãy bắt đầu tìm hiểu từ bốn sai lầm phổ
biến sau đây:

1. Không xây dựng kế hoạch

Gia nhập Twitter mà không định hình trước kế hoạch
là sai lầm đầu tiên mà phần lớn các doanh nghiệp
mắc phải. “Hãy suy nghĩ kỹ càng về những việc bạn
sẽ làm trên Twitter, đây không phải là một công cụ để
bạn dựng nên rồi vứt đó”, bà Madia nói.

Lời khuyên của Madia là phải tiến hành nghiên cứu
chi tiết, xác định xem đối tượng mà công ty bạn đang
hướng đến có sinh hoạt trên Twitter không? Họ có
quan tâm đến thương hiệu công ty bạn không? “Nếu
như sau quá trình điều tra, bạn nhận ra đối tượng
khách hàng của mình tập trung ở các môi trường
khác, chẳng hạn như trên các diễn đàn, thì chiến
lược tốt nhất đó là tìm cách thâm nhập vào cộng
đồng sẵn có đó, chứ không phải là tạo dựng một
cộng đồng ở môi trường mới như Twitter.”

2. Không chăm sóc

“Nhiều doanh nghiệp thất bại ngay từ phần nội dung”,
bà Madia nói. “Khi chúng ta tạo ra một cộng đồng trực

tuyến, có nghĩa là ta đã tạo ra một đứa con tinh thần,
ta phải nuôi dưỡng chăm sóc nó.”

Bạn cần nghĩ đến việc sẽ cung cấp những thông tin gì
trên Twitter? Hướng đến chủ đề nào? Thời gian cập
nhật có thường xuyên hay không? Ngoài ra bạn phải
tính toán xem liệu mình có tự duy trì được tài khoản
hay cần tới sự trợ giúp từ cộng tác viên? “Nên nhớ,
nếu bạn không cung cấp những thông tin có giá trị,
danh sách theo đuôi rồi sẽ thưa dần”.

3. Kỳ vọng thành công nhanh chóng

Twitter là môi trường mà bất kỳ doanh nghiệp nào
cũng dễ dàng thâm nhập: chỉ cần đăng ký một tài
khoản sau đó bắt đầu theo đuôi các thành viên khác.
Chính vì lẽ đó, đôi khi các doanh nghiệp nghĩ rằng họ
sẽ thu được thành công một cách nhanh chóng. Thực
tế không đơn giản như vậy.

“Tuy rằng vẫn có một vài công ty gặt hái thành công
tức thì, thế nhưng đấy chỉ là những trường hợp ngoại
lệ hiếm hoi. Cần có thời gian để xây dựng cộng đồng
theo đuôi trên Twitter. Bạn cần hết sức kiên nhẫn và
bền bỉ” - bà Madia nhận xét.

Khi cố gắng lôi kéo các thành viên theo đuôi trên
Twitter, bạn nên theo dõi tiến trình đó một cách tỉ mỉ.
“Điều tuyệt vời của Twitter đó là mọi thứ đều có thể
thống kê được”, bà Madia nói. “Bạn hãy tận dụng

điều đó để tìm hiểu những người theo đuôi xem họ
dành bao nhiêu thời gian cho mình, đồng thời ghi chú
lại những thắng lợi đáng kể.”

4. Dùng lời lẽ của doanh nghiệp

Những người theo đuôi bạn trên Twitter luôn mong
muốn tìm thấy những chia sẻ gần gũi và đáng tin cậy.
Tuy nhiên, nhiều công ty lại tự tạo bức tường ngăn
cách khi cập nhật các nội dung bằng lời lẽ trang trọng
xa xôi của doanh nghiệp. Theo bà Madia, để tìm
được chỗ đứng trên Twitter, các công ty cần có tiếng
nói riêng.


“Người dùng luôn muốn là một phần câu chuyện. Để
làm được điều đó, bạn cần biến tài khoản Twitter của
công ty thành một nhân vật có cá tính, lời lẽ có sức
cuốn hút, tạo cho mọi người cảm giác tin tưởng. Hãy
bỏ qua những phát ngôn mang tính tập thể để trở
thành người truyền tin đáng tin cậy cho những thành
viên theo đuôi bạn”

×