Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại nhà nước.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.05 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH.
1) Khái niệm về vốn kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.
2) Đặc điểm của vốn trong doanh nghiệp thương mại.
3) Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp.
3.1) Cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp.
3.2) Nguồn hình thành của doanh nghiệp thương mại.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.
1) Tình hình vốn và quản lý vốn trong các doanh nghiệp thương mại nhà
nước.
2) Một số vấn đề rút ra từ kết quả quản lý vốn của các doanh nghiệp thương
mại nhà nước.
CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
NHÀ NƯỚC.
KẾT LUẬN
1
LỜI MỞ ĐẦU
Vốn là vấn điều kiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế mỗi doanh nghiệp luôn phải đảm bảo
đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của mình và không ngừng nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn.
Trong cơ chế bao cấp trước đây, mọi nhu cầu về sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp nhà nước đều được nhà nước bao cấp dưới hình thức ngân
sách cấp hoặc qua nguồn tín dụng ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Do đó, các
doanh nghiệp ít quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn. Từ khi chuyển sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
thì nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng, cho sự vận


động và phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung trở thành vấn đề bức
xúc.
Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một yêu cầu khách
quan, cấp thiết của mỗi doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp phải có biện
pháp quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cần phải xác định chính xác
nhu cầu về vốn, tổ chức huy động vốn hợp , mặt khác sử dụng vốn đạt hiệu quả
cao nhất. Đây là vấn đề không những được các nhà lãnh đạo và các nhà quản lý
doanh nghiệp quan tâm mà còn thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong lĩnh
vực tài chính, khoa học công nghệ đối với các doanh nghiệp.
2
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN.
1) Khái niệm về vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
Có thể nói vốn là tiền đề vật chất không thể thiếu được trong hoật động
sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do vậy quản lý và sử dụng vốn kinh
doanh hợp lý là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Nếu thiếu vốn kinh
doanh, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thiếu đi tiền đề vật chất quan
trọng nhất và do đó không thể tiến hành được.
Vậy vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị vật tư, tài
sản dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có vốn. Dưới
góc độ thứ nhất vốn kinh doanh được biểu hiện thông qua hình thái hiện vật bao
gồm: các tài sản, tư liệu lao động, hàng hoá dự trữ, nguyên vật liệu.
Dưới giác độ thứ hai vốn kinh doanh biểu hiện thông qua hình thái giá trị,
là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản đầu tư phục vụ cho quá trình sản xuất
kinh doanh, nó được đo lường bằng các đơn vị tiền tệ.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
Mỗi loại vốn có vai trò và đặc điểm chu chuyển riêng. Để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cần phải có cách thức và biện pháp quản lý phù hợp đối với từng loại
vốn.

2)Đặc điểm của vốn trong doanh nghiệp thương mại.
Doanh nghiệp thương mại muốn thực hiện được chức năng và nhiệm vụ
của mình, đòi hỏi phải có cơ sở vật chất nhất định như: kho tàng, cửa hàng, công
cụ lao động và phương tiện vận tải... để phục vụ cho quá trình mua bán hàng
hoá, và tiền vốn để mua vật tư, hàng hoà, trả lương, trả thù lao cho người cung
cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp và các khoản chi tiêu khác trong quá trình
kinh doanh. Toàn bộ tài sản kể trên gọi là vốn kinh doanh thương mại.
3
Biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp thương mại
gọi là vốn kinh doanh thương mại. Vốn kinh doanh gồm có vốn cố định và vốn
lưu động định.
Vốn cố định của doanh nghiệp thương mại là số tiền ứng trước về tài sản
cố định của doanh nghiệp .
Tài sản cố định là bộ phận chủ yếu tư liệu lao động doanh nghiệp. Trong
thực tiễn để đơn giản thủ tục những tư liệu lao động được coi là tài sản cố định
phải có đủ hai diều kiện.
+ có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài.
+ đặc điểm của tài sản cố định:là tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh,
giá trị hao mòn dần và bộ phận giá trị hao mòn này được tính toàn để chuyển
vào chi phí sản xuất hoặc chi phí lưu thông gọi là chi phí khấu hao tài sản cố
định.
Vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại là số tiền ứng trước về tài sản
lưu động của doanh nghiệp.
+ đặc điểm: là vận động không ngừng, luôn luôn thay đổi hình thái, giá trị
của nó không chuyển dịch một lần vào giá trị hàng hoá và hoàn thành một vòng
tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
+ trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá sự vận động của vốn lưu động trải
qua hai giai đoạn theo trình tự: T- H- T.
3) nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp thương mại.
3.1) cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp thương mại.

Đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước thì nguồn vốn kinh doanh
gồm:
+ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh,
nguồn vốn liên doanh, nguồn vốn tự phát hành trái phiếu, nguồn vốn tín dụng,
nguồn vốn chiếm dụng.
+ nguồn ngân sách nhà nước cấp: ngân sách nhà nước cấp vốn để hình
thành doanh nghiệp quốc doanh và cấp bổ sung trong quá trình hoạt động.
4
+ nguồn vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh doanh nghiệp có thể bổ sung
thêm vốn từ lợi nhuận thu được từ các quỹ của doanh nghiệp.
+ nguồn vốn liên doanh: do các tổ chức cá nhân tham gia đóng góp.
+ nguồn vốn do phát hành trái phiếu.
+ nguồn vốn tín dụng: từ nguồn vay ngân hàng, tổ chức tài chính, các tổ
chức kinh tế về cá nhân.
+ nguồn vốn chiếm dụng: số vốn hình thành từ các khoản nợ phải trả
nhưng chưa trả.
Đối với doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp cổ phần thì nguồn
vốn kinh doanh gồm vốn góp ban đầu, vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh, vốn
vay, vốn chiếm dụng, vốn bổ sung từ phát hành thêm cổ phiếu trái phiếu.
3.2)nguồn hình thành của doanh nghiệp thương mại.
Căn cứ vào phạm vi huy động.
- nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: là nguồn vốn có thể huy động từ bản
thân doanh nghiệp bao gồm trích khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận để lại, các
khoản dự phòng các khoản thu từ chuyển nhượng, bán thanh lý tài sản cố định.
- nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp:là nguồn vốn doanh nghiệp có thể
huy động từ bên ngoài doanh nghiệp để đáp ứng cho sản xuất kinh doanh của
mình bao gồm: vay vốn của ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác, phát hành
trái phiếu, nợ người cung cấpvà các khoản nợ khác.
Căn cứ vào nguồn hình thành.
- vốn của chủ sở hữu: là phần vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp bao

gồm vốn điều lệ cho chủ sở hữu đầu tư vốn. vốn tự bổ sung từ lợi nhuận và các
quỹ của doanh nghiệp, vốn do nhà tài trợ. Vốn chủ sở hữu được xác định là phần
vốn còn lại trong tài sản của doanh nghiệp sau khi trừ đi toàn bộ nợ phải trả.
- nợ phải trả: là vốn của doanh nghiệp được khai thác trên cơ sở chế độ
chính sách của nhà nước như vay của ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng thông
qua các hợp đồng tín dụng, khoản đi vay này doanh nghiệp phải trả lãi tiền vay
theo quy định của ngân hàng hoặc thoả thuận với chủ nợ các khoản vay vốn này.
5

×