Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Những Tấm gương Sáng trong lịch sử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.24 KB, 23 trang )

Những tấm gương tiêu biểu
Cao Xuân Quế
Khi 17 tuổi
Tuổi 17, như vầng trăng mới kòp tròn; tuổi của đôi mắt trong sáng, mở rộng đến vô cùng, và
cuộc đời là cuốn sách phong phú, bí ẩn mới lật mấy trang đầu. Tuổi 17 như Lý Tự Trọng,
Võ Thò Sáu. Tuổi 17 ấy, ngừng lại, và trở thành vónh viễn. Trong cái chết anh hàng còn rất
nhiều ánh sáng của tuổi thơ. Lý Tự Trọng đọc Kiều trong ngục, Võ Thò Sáu còn cầm bông
hoa dọc đường ra bãi bắn, và ở đây Cao Xuân Quế cùng bạn tù hát bài ca "Chúng ta là
thanh niên cận vệ" trong những ngày cuối cùng...
Quê hương Quế, đất của thứ chè Gay không chỉ nổi danh trong xứ Nghệ. Gia đình Quế là
gia đình cách mạng. Cha anh bò bắt, đày đi Lao Bảo rồi mất tại đó. Anh ruột Quế cũng được
gửi ra nước ngoài để học tập làm cách mạng. Chất cách mạng, chất cộng sản đã thấm vào
anh trong máu thòt. Giống như vò chè xanh của đất quê, sau cái vò hơi chan chát lúc đầu và vò
thơm ngọt dòu và bền mãi, đã biến thành nỗi nhớ suất tuổi mền thiếu Cao Xuân Quế, và
càng đa diết khi anh phải tạm biệt làng quê ra đi...
Đó là vào những ngày đỉnh của sóng cao trào cách mạng 1930-1931.
Cao Xuân Quế là một trong những đoàn viên đầu tiên của quê hương Xô-viết, rồi trở thành
đội viên thanh niên xích vệ. Cuộc sống của anh gắn liền với Xô-viết Nghệ Tónh. Có thể nói,
cả về tốc độ cường độ và thời gian. Một cuộc sống biến đổi về chất với tốc độ cao, với sự cô
đọng, dồn ép cả một khối lượng đồ sộ, với thời gian chưa đầy hai năm nhưng là một dấu
mốc chói lọi trong lòch sử Cách mạng Việt Nam.
Cao Xuân Quế cũng lao vào công việc với niềm say mê của tuổi trẻ và sự sớm hiểu biết từ
truyền thống gia đình. Anh nói năng hoạt bát, sắc sảo và còn mang nhiều chất văn hoa học
trò và chữ viết đặc biệt đẹp. Dù công tác ở xã hay lên cơ quan huyện, bao giờ Quế cũng là
người làm việc hết lòng. Lúc về chiến khu Vónh Giang - một khu rừng rậm, hẻo lánh, khí
hậu độc, lắm thú dữ... Anh cũng làm việc say sưa. Lắm khi in ấn thâu đêm suốt sáng để kòp
có tài liệu phát xuống cơ sở. Vậy mà Quế vẫn làm thơ, vẫn hát, vẫn tranh thủ đi đào củ mài,
hái rau, tìm măng...
Ôi, cái niềm tin trong sáng như bài hát thường ngày của anh "Hỡi tất cả nông dân đứng dậy.
Xô-Nga kia đã phất cờ đầu..."
Cái gốc rễ tư tưởng đã thấm sâu trong anh từ buổi lễ kết nạp Đoàn: "Xin thề hết lòng trung


thành với Đang với Đoàn, giữ bí mật cho Đảng, cho Đoàn, cho cách mạng. Nếu bò giặc bắt,
thà chòu chết không khai..."
Cái trong sáng lớn lao của tuổi 17 ấy gắn liền với chân lý làm cách mạng là để cho Tổ quốc
chứ không phải cho mình. Nhưng nhà thơ Tố Hữu đã viết sau đây về sự xác đònh con đường
lựa chọn. Đi làm cách mạng là gươm kề cổ, súng kề tai, là cuộc sống chỉ còn một nửa, là bắt
bớ và tù đầy...
Vậy mà anh vẫn vui vẻ nhào vào, xô tới với ngọn cờ cách mạng. Đấy cũng là khí thế của cả
một cao trào. Gương cha anh, có thể nhìn thấy. MÌnh có thể hy sinh biết... Nhưng sau đó sẽ
là một thay đổi nhất - đònh - đến. Thay đổi đã được báo từ Nga-Xô xa vời qua lời bài hát.
Cao Xuân Quế đã chuẩn bò một tư thế vững vàng, còn tự do thì còn tận tâm làm việc cho
Đảng, cho Đoàn, nếu chẳng may sa vào tay đòch cũng biết chết cho đúng...
Còn được giữ gìn ở đâu những bài thơ cách mạng và chắc là rất trẻ trung sôi nổi của anh?
Những bài thơ chép xen lẫn vào các trang nhật ký viết trên những tờ giấy đã dùng được
ngâm nước tro rồi phơi cho phai bớt mực cũ? Một chò cán bộ chủ chất huyện thương q Quế
lắm cho phép anh có thể lấy một ít giấy in truyền đơn để viết cũng được, nhưng Quế không
nhận:
- Đấy là xương máu của đoàn thể. Em không thể vì cái thích riêng mà làm hại đến của
công.
Những bài đó chắc đã bò tan tác ngay hôm lũ giặc mò được vào tận cơ 'sở và bắt gọn hầu
như cả cơ quan? Nhưng không có bài thơ nào nói được được về anh bằng chính cuộc đời anh,
cuộc đời dẫu quá ngắn ngủi, nhất là những ngày giờ đứng trước kẻ thù tàn bạo.
Ngờ đâu, vượt mọi hình thức dã man thô bạo nhất, "cậu bé" vẫn trơ như đá, bền như đồng.
Cao Xuân Quế dồn hết sức để chửi mắng chúng cho hả giận:
- Bay cứ đánh đi, đánh nữa đi, đánh tao tan thành bụi đi. Nhưng đừng hòng cậy được bí mật
trong lòng tao. Sống vì Đảng, chết cũng vì Đảng.
Tên đồn trưởng, cũng chính là tên đã từng đánh đập người cha của Quế, điên cuồng lôi anh
dậy:
- Tao sẽ giết mày, cho hết nòi cộng sản. Chính tay tao đã tra tấn cha mày, và bây giờ...
Thằng ranh con, liệu mà...
Quế nhìn nó khinh bỉ, anh cố gắng nén cơn đau đứng thẳng người, dõng dạc nói:

- Mày cứ giết đi: Cha tao là cộng sản. Anh tao, cộng sản. Tao, cộng sản. Và đàn em tao
cũng sẽ là cộng sản. Tất cả dân Việt chúng tao đều là cộng sản. Mày không giết hết được
đâu...
Bẽ mặt, tên này cùng bè lũ lại xông vào tra tấn Quế. Chúng treo anh lên xà nhà. Chúng vứt
xuống sàn, đá lăn từ chân tên này sang chân tên khác...
Nhưng chúng vẫn hoàn toàn thất bại trước ý chí sắt thép của Cao Xuân Quế...
Khi người mẹ lên nhận đứa con trai về, thì anh đã hấp hối chỉ ít ngày sau là mất. Tuổi mười
bảy vừa điểm và cũng dừng lại vónh viễn, để cho anh còn trẻ mãi với cuộc đời cách mạng
trong sáng hào hùng.
Cô động và dữ dội đó là đặc điểm và cuộc đời của Cao Xuân Quế. Nhưng còn thêm đặc
điểm nữa, chất thơ và tiếng hát - đặc điểm của tuổi mười bảy làm cách mạng.
Đảng vừa ra đời đã kòp thời nổ bùng ngọn lửa Xô - viết Nghệ Tónh - mang dáng dấp công xã
Pari và theo sát hình tượng Nga - Xô của Cách mạng Tháng Mười. và trong cao trào 1930-
1931, không chỉ có cờ, những nắm tay, nhòp đi, tiếng thúc mà còn có cả tiếng hát Cao Xuân
Quế ở tuổi mười bảy. Giặc muốn bẻ gãy ý chí những người Xô - viết xứ Nghệ. Bởi vậy
tiếng nói của anh đã trở thành thắng lợi của những người cộng sản. Mặc dù lúc ấy anh chưa
đủ tuổi vào Đảng. Người cộng sản 'trẻ tuổi đó viết chữ rất đẹp, và làm sao quên được (dẫu
ta chưa thấy một lần!) những hàng chữ trên tờ giấy còn lờ mờ nét mực chưa kòp tẩy hết bằng
nước tro .
Những vần thơ của tuổi trng rằm. Những tiếng hát khi anh vừa mười bảy.
"Hỡi tất cả công nông đứng dậy. Xô-nga kia đã phất cờ đầu...".
Phạm Đức
Cù Chính Lan
Thần thoại mới
Ngày ấy, ở một làng quê miền Trung đói khổ... Có một cậu bé con nhà nghèo, quanh năm
phải làm thuê kiếm sống. Cách mạng Tháng Tám thành công nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời đã giải phóng cho gia đình cậu bé cùng bao nhiêu lớp người nghèo khó...
Mở đầu cuộc đời Cù Chính Lan cô đọng và giản dò giống như một nhân vật hiền lành trong
câu chuyện cổ tích. Cậu bé nghèo hoan hỉ đón cách mạng và cuộc đời mới với tất cả sự say
mê, hồn nhiên, sôi nổi của tuổi 16. Cù Chính Lan xin vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc và

đêm đêm tới lớp bình dân học chữ.
Dường như bao sức lực, bao mơ ước, Cù Chính Lan dồn hết cho cuộc sống mới, không một
giây phút ngập ngừng. Kháng chiến bùng nổ, anh xung phong vào bộ đội và được nhận làm
liên lạc cho khu đội, liên khu Bốn.
Năm đầu - anh là chiến só thi đua xuất sắc.
Năm 1948 - chuyển sang đơn vò chiến đấu, là tiểu đội trưởng tiểu đội liên lạc, lập công xuất
sắc - anh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng năm này, ạnh đã nổi tiếng khắp
Đại đoàn 304, với danh hiệu vẻ vang, mang vẻ thần thoại: "Anh hùng tay không đánh giặc"
- Và được tặng thưởng huân chương chiến công hạng nhì.
Đấy là vào một ngày đi công tác độc lập. Cù Chính Lan bỗng gặp một đơn vò đang bố trí
chuẩn bò đánh đòch. Cũng vừa lúc đó đòch tiến vào trận đòa, anh đã xin được cùng đơn vò bạn
chiến đấu.
Vũ khí phải tự túc, sẵn con dao trong tay, anh khôn khéo nắm thời cơ và dũng mãnh lao đuổi
theo một tên giặc vác tiểu liên. Vừa đuổi, anh vừa la hét và vung lưỡi dao lấp loáng. Tên
lính đòch hoảng hốt, chưa biết xử trí ra sao, đã bò anh giật mất súng, đành ngoan ngoãn giơ
tay lên đầu.
ở trận này đã thấy vóc dáng một Cù Chính Lan bất tử, với khuôn mặt hăm hở, quyết liệt, với
bước chân rắn chắc, và bao trùm là ý chí tiến công của cả thế hệ trẻ. Anh - ngay trận đầu đã
tiêu biểu cho lối đánh của cả dân tộc. Tiến công - lấy ít đánh nhiều, lấy thô sơ thắng hiện
đại...
Nhớ tới Cù Chính Lan là nhớ tới một chiến só trẻ, áo trấn thủ, giày vải đang sải những bước
dài dồn đuổi xe tăng đòch. Dấu chân người chiến só đè lên xích xe tang không bao giờ phai
mờ trong lòch sử đánh giấc của nhân dân ta. Hình ảnh ấy đã mang vòng hào quang của thần
thoại. Giống như Thánh Gióng nhổ lũy tre làng lên mà đánh đuổi tan tác giặc nhà Ân.
Giống như Thạch Sanh với cái rìu của người tiều phu đã chém đứt đầu xà tinh hung dữ...
Bước chân thần thoại ấy đã được rèn đúc từ lòng căm thù, đã được chuẩn bò từ những ngày
đi làm thuê cuốc mướn, đã được báo hiệu bằng nắm tay rắn chắc, thề trước cờ Đảng.
Con đường số 6 hiện ra trong tưởng tượng của chúng ta vào một ngày mùa đông năm 1951.
Và Cù Chính Lan với cái áo trấn thủ màu nâu đã bạc trắng (di vật duy nhất để tại Viện bảọ
tàng quân đội) đang bố trí tiểu đội súng máy của mình. Bọn đòch muốn tìm mọi cách chiếm

đoạn đường huyết mạch của ta. Tiểu đội súng máy của anh đã diệt 2 đại đội đòch. Lúc ấy
viện binh đòch tới cứu đồng bọn đang bò truy kích. Chiếc xe tăng đi đầu, gắn súng máy, cứ
lừng lững tiến, xả đạn vào quân ta. Súng máy của ta bắn trả nhưng không ăn thua gì. Thế là
cuộc truy kích của ta bò chặn lại.
Cù Chính Lan buông súng, tháo chốt lựu đạn, lao về phía xe tăng, hô lớn:
- Anh em ơi! Phải mần bằng được chiếc xe tăng ni!
Lựu đạn nổ ầm trong vòng xích xe tăng, nhưng nó ngạo nghèo xô tới, gầm rú điên cuồng và
nhả đạn như mưa. Cù Chính Lan nhìn đồng đội lần lượt ngã xuống, tim anh như thắt lại.
Trong khoảnh khắc anh mở quả lựu đạn thả lọt thỏm qua cửa tròn. Nhưng ngay lập tức một
bàn tay lông lá đã vươn ra ném trả lại quả lựu đạn. Lựu đạn nổ, ngay lập tức hất Cù Chính
Lan xuống đất...
Trận đánh có thể đến đây là ngừng đối với anh. Không có thể chê trách anh điều gì cả. Và
xem kìa, chiếc xe tăng, vừa bắn loạn xạ, vừa chạy xa dần. Cũng giống như Phan Đình Giót
khi đã bò đạn gục xuống, có thể chỉ nằm đợi cứu thương đưa về tuyến sau.
Đấy chính là khoảnh khắc có thể tạo ra hoặc không tạo ra người anh hùng. Khoảnh khắc đó
người chiến só tự vượt lên bản thân - một cá thể đã luôn luôn đứng ở hàng đầu - và sáng lên
như một tia chớp.
Người anh hùng có lẽ chính là người lúc bình thường đã chọn một chỗ đứng tiên tiến nhất,
một suy nghó tích cực nhất, và trong giây phút thử thách, có thể rất ngẫu nhiên, họ bỗng bay
vút lên...
Giây phút nằm trên mặt đất, khắp người đau ê ẩm, tai ù ù. Cù Chính Lan nửa mê nửa tỉnh.
Vừa tỉnh hẳn, mở mắt, anh đã nhỏm dậy và thấy ngay chiếc xe tăng vừa nổ súng ùng ục vừa
sắp khuất sau đoạn đường vòng.
Anh bật ngay dậy, cầm quả lựu đạn trong tay và tìm đường tắt đón đầu xe tăng.
Không có ai ghi lại quãng đường đó. Quãng đường mà anh bộ đội với quả lựu đạn trong tay
quyết đònh băng tới đón đầu trái núi thép. Trái núi di động gắn khẩu súng máy điên loạn kia
chỉ cần một viên đạn ghim trúng anh.
Không hiểu sao, mỗi lúc tưởng tượng đến quãng đường đuổi đánh xe tăng của Cù Chính Lan
tôi lại nhớ tới một cảnh trong phim Bài ca người Lính. Đó là chiếc xe tăng phát xít Đức rượt
theo anh chiến só. Hồng quân trẻ tuổi.

Bọn lính xe tăng phát xít muốn nghiến nát anh Hồng quân dưới bánh xích sắt. Cuối cùng,
chiếc xe tăng cũng bò anh bắn cháy. Nhưng ở đây có hoàn cảnh thật khác nhau, mục đích
cũng khác nhau.
Cù Chính Lan chủ động đuổi đánh. Và chính lý tưởng đó mang tính thần thoại. Nó bất ngờ
cả với kẻ đòch vốn ỷ vào vũ khí.
Tin chắc đã diệt xong anh chiến só (hoặc chí ít cũng bẻ gãy ý muốn săn đuổi của anh) bọn
lính xe tăng chừng đang khoan khoái sau phút giấy căng thẳng.
Chúng đâu ngờ chính giây phút đó, Cù Chính Lan đã nhảy bám trên xe và đang bò lần đến
chiếc cửa tròn mở rộng. Quả lựu đạn xì khói trên tay anh đến thời kỳ khắc chín muồi nhất,
anh nhoai người đưa nó vào trong lỗ tròn. Một bàn tay rắn chắc, nắm lấy tay anh đnh đẩy ra.̣
Quả lựu đạn đã nóng bừng. Mỗi tích tắc khắc nghiệt và thử thách. Lựu đạn đã xì khói xanh.
Bàn tay lông lá bỗng mềm oặt ra. Chúng rú lên.
Cù Chính Lan vừa kòp rút tay ra, người anh đã bay bổng dập xuống một bụi cây lúp xúp bên
đường. Anh chỉ kòp nhìn thấy chiếc xe tăng chìm trong khói đen.
Nhớ tới Cù Chính lan là nhớ tới người anh hùng đuổi đánh và diệt xe tăng đòch. Nhưng
những trang thần thoại về anh chưa hết. Và mỗi dòng chữ trong đó đều thấm đượm tinh
thần: sẵn sàng chết cho tự do và độc lập của Tổ quốc. Gặp đòch là đánh. Tay không đuổi
đòch cướp súng. Dẫu đòch có xe tăng cũng không cho chúng chạy thoát.
Sau này trận Gô Tô, người "anh hùng đánh xe tăng" đã viết xong cuộc đời thần thoại của
mình. Gô Tô là cứ điểm phòng ngự kiên cố, có năm lớp dây thép gai bao quanh. Gãy một
cánh tay, anh vẫn tiếp tục ôm bộc phá lên phá tiếp. Lô cốt thứ nhất bò diệt, lao lên lô cốt thứ
hai, cánh tay thứ hai của anh lại bò đạn lớn dập nát. Cù Chính Lan vẫn tiếp tục chiến đấu
trong những giây phút gay go nhất. Khi lô cốt thứ hai bò phá tung thì mảnh đại bác đòch lại
tiện đứt một chân của Lan. Anh đã trút hơi thở cuối cùng trên tay đồng đội trong niềm kính
phục yêu mến của mọi người.
Thần thoại về anh bắt đầu bằng những dòng giản dò. Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất kia, có
một cậu bé nhà nghèo, phải đi làm thuê để kiếm ăn lần hồi...
Anh băng băng sải những bước chân dài, phía trước chiếc xe tăng đòch cuống cuồng bỏ
chạy. Khuôn mặt trẻ trung hồng đỏ và đẫm mồ hôi. Tấm áo trấn thủ màu nâu đã sờn, với
những ô quả trám đơn giản, như đang bay lên trên con đường đỏ...

Bay lên, và cao lớn, bước chân của anh, vóc dáng của anh. Bay lên là sâu đậm, vóc dáng
anh trong ý tưởng của mỗi con người tuổi trẻ. Bay bổng và diệu kỳ như mùa xuân tuổi trẻ -
Vónh viễn.
Phạm Đức
Hồng Quang
Mắt sáng - Hồng Quang
Tương lai mở ra trước mắt chàng trai những viễn cảnh đầy hứa hẹn khi anh đỗ xuất sắc vào
trường Đại học Luật Hà Nội.
Nhiều gia đình tư sản lớn ở Hà Nội rắp ranh "lôi kéo" chàng trai cao lớn, thông minh, đầy
triển vọng này. Họ dành cho anh những chỗ ở, những tiện nghi và rất nhiều hứa hẹn cả sự
săn sóc ân cần của những cô con gái mới lớn đến tuổi cặp kê. Một kết quả thông minh
thường có thể tưởng tượng được: Chàng sinh viên khoa Luật cặp kê với ái nữ của một nhà tư
sản nổi tiếng đất thủ đô. Một đám cưới. Cặp vợ chồng, những đứa con kháu khỉnh, một vila
diễm lệ và thơ mộng. Cuộc đời khép lại trong cánh cổng sắt và những vòng tay tin yêu của
vợ và con cái. Cặp kính cận cứ dày thêm và "ngài luật sư Hồng Quang" ngày càng không
nhìn thấy rõ điều gì khác ngài bản thân và gia đình. Như con chim được nhất trong lồng son,
chỉ nhìn thấy gạo trắng, nước trong, chuối ngọt và bóng mình trong gương chứ không thấy ở
ngoài xa kia là bầu trời cao vời vợi, là nắng bụi đời thường, là cây xanh mọc rễ từ đất rừng
ngạo nghễ...
Nhưng Hồng Quang đã cảm thấy cuộc sống "công chức" như bố anh có cái gì đó bất ổn. Đó
là sự ứ đọng của mảnh ao tù. Dường như còn có điểm gì đó ở bên ngoài cuộc đời bố mẹ anh
đang sống và nuôi anh ăn học.
Và may thay, Hồng Quang qua tuổi thơ ấu trúng dòp hoạt động của phong trào Mặt trận dân
chủ Đông Dương. Sách báo Mác-Xít còn ít nơi, và không hệ thống, đã đến với cậu học trò
đang học năm cuối cùng của ban tú tài. Hồng Quang nghỉ học hàng tháng liền để đi tìm đọc
sách báo Mác-xít ở các quán phát hành sách báo của Đảng. Những cuốn sách như "Tìm hiểu
về chủ nghóa cộng sản". "A.B.C. của chủ nghóa Mác-xít"... đã thu hút chàng trai sắp bước
vào đời.
Tầm mắt của Hồng Quang được rộng mở tới một cõi trời âu, không phải là đất nước của bọn
xâm lược Pháp, ở đó có giai cấp công nhân lớn mạnh, có những người trí thức sớm giác ngộ.

ở đó "bóng ma" chủ nghóa cộng sản làm khiếp vía bọn bóc lột, và gieo vào tâm hồn những
người lao động biết bao mơ ước.
ở đó... ở đó...
Còn ở đây, Hồng Quang đã lờ mờ cảm thấy kẻ thù của mình và của cả dân tộc. Anh càng
khao khát hiểu biết để tìm một hướng đi cho mình. Với trí thông minh chỉ ít ngày ôn luyện
lại, anh đã thi đỗ tú tài với điểm cao nhất. Rồi trường Đại học Luật Hà Nội đón anh vào. Kẻ
thù mong đào tạo được thêm một trí thức tay sai mới.. Chúng biết đâu, anh có mục đích học
khác hẳn bọn con cái nhà giàu, chỉ cốt kiếm chốn "vinh thân, phì gia".
Tự tìm tìm tòi học tập và tìm hiểu sách báo của Đảng, rồi đoàn thể đã dang tay đón anh:
Hồng Quang được giới thiệu đến một lớp huấn luyện ngắn ngày. ở đây anh đã hiểu biết rõ
hơn về cuộc đấu tranh xã hội, về con đường cần đi tới của cách mạng Việt Nam. Có thể nói
chân lý cách mạng được Hồng Quang đón nhận như đón nhận mối tình đầu.
Anh cảm thấy bầu máu mình sôi sục. Anh thấy mình cần phải tranh đấu và có thể tranh đấu.
Và thế là luôn luôn có những cuộc tranh luận giữa anh và bọn giáo sư phản động trong
trường.
Một hôm tên giáo sư người Pháp đang nói về "công lao khai hóa" của bọn thực dân trên đất
nước ta. Quang đứng dậy ngắt lời hắn. Anh bình thản nhưng kiên quyết bày tỏ chính kiến
của mình "Tôi muốn ông đi vào nội dung giảng dạy, còn chuyện đó nếu có thì giờ còn phải
tranh luận nhiều. Chúng tôi không thể thừa nhận được những ý kiến của ông..."
Tên thực dân cáo già trố mắt nhìn người sinh viên năm thứ nhất. Anh ta đứng đó, vóc dáng
mạnh khỏe và một đôi mắt, (tuy phải đeo kính cận), ánh lên những tia sáng kỳ lạ; ánh mắt
đó thoáng một nét giễu cợt, thách thức. Vũ Hồng Quang nhận thấy nét hằn học biểu hiện
trên khuôn mặt đội lốt giáo sư kia. Và con đường anh đã chọn khó có thể hòa hợp với chỗ
ngồi của người sinh Viên trường Luật - thứ luật pháp bênh vực cho kẻ bóc lột và quân xâm
lược.
Quả nhiên anh bò đuổi.
Từ đấy anh hiến tất cả tinh thần và nghò lực tuổi thanh niên cho sự nghiệp cách mạng. Dẫu
thời gian đó chỉ có hơn ba năm. Hơn ba năm hai lần vào tù vì "bò tình nghi chính trò" . Từ
một người đấu tranh tự phát, từ lòng yêu nước, dần dần Hồng Quang đã trở thành người
cộng sản. Nhất là sau 10 tháng bò giam giữ ở Hỏa Lò - được các đồng chí cách mạng lão

thành giúp đỡ - Hồng Quang đã hiểu rõ hơn về Liên Xô, quê hương cách mạng vô sản, giác
ngộ sâu sắc về lý tưởng Đảng. Anh đã viết trong "Bài ca phản đế" những lời kêu gọi thống
thiết:
Đảng cộng sản nêu cờ phục quốc
Kêu gọi ai yêu nước thương nòi
Nào ai khinh kiếp tôi đòi
Nào ai muốn sống cuộc đời tự do.
Mau đứng dậy dưới cờ phản đế
Nghìn tay giơ như thể một tay.
Đoàn kết đấu tranh để giành độc lập, giành quyền làm chủ cho công nông theo gương nước
Nga Xô-viết
Đuổi thằng Nhật diệt thằng Tây
Tham quan bạo chúa ra tay tiêu trừ
Bao nhà máy quân thù thu lấy
Đem giao cho hết thảy thợ thuyền
Rừng của Tây, đất đồn điền
Tòch thu giao lại toàn quyền nông dân
Bao thuế má nợ'nần xóa hết
Khuếch thu ở các nhà giàu
Lập Xô-Viết tự dân bầu
Công nông giai cấp đứng đầu liên bang.
Từ đây Hồng Quang bước vào trường đại học cách mạng. ở đó tầm mắt anh ngày càng rộng
mở, sức lực anh ngày càng dồi dào, công tác anh ngày càng tiến bộ... Nhưng kẻ thù một lần
nữa lại bắt Hồng Quang với đầy đủ chứng cớ về công việc anh làm: Liên lạc cho cách mạng
trong tỉnh Hưng Yên...
Bọn giặc hí hửng lắm, chúng tổ chức tiệc mừng chè chén với nhau. Tên chánh mật thám
Pháp đại gian ác ở Hưng Yên tuyên bố quả quyết rằng hắn đã nắm trong tay tất cả cơ sở của
cộng sản trong tỉnh. Quả là Hồng Quang nắm vững những bí mật ấy. Khi bò bắt anh còn
đang giữ bức thư của đồng chí Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ trong đó Quang được giao trách nhiệm
liên lạc với một số cán bộ phụ trách công tác của Xứ A3o tưởng của chúng đã bò tan vỡ. Tra

tấn, mua chuộc, dùng cả sự tác động tình cảm gia đình... tất cả đều bất lực trước ý chí kiên
cường và tinh thần bất khuất của Hồng Quang.
Người thanh niên cao lớn, sôi động rất chòu khó tập luyện và khá thành thạo môn quyền
Anh, với những bắp thòt cuồn cuộn, tâm hồn đầy súc cảm và mơ ước, giờ đây chỉ còn là một
thể xác gầy yếu, lở loét bò đày ải trong lao tù. Giờ phút cuối cùng, Hồng Quang không còn
nhìn thấy bằng đôi mắt thường nữa. Anh không được nhìn thấy gương mặt của bố, mẹ và
của người vợ thân yêu. Anh không được nhìn thấy bạn bè đồng chí.
Nhưng đôi mắt tâm hồn anh vẫn trong sáng, vẫn nhìn xa thấy một tương lai của dân tộc, như
lời thơ sôi động của anh:
Giờ hiện tại là giờ giải phóng
Mau đứng lên nòi giống Lạc Long
Đứng lên theo ngọn cờ Hồng
Dựng xây thê giới đại đồng tương lai!
Đôi mắt người trí thức tuổi trẻ vẫn sáng ngời ý chí cách mạng, vẫn sáng lên niềm tin vào
tương lai, và một tinh thần trách nhiệm cao. "Mình thấy đã đến lúc phải đem hết sức ra rồi,
nếu như chúng ta có một phút nào đó xao lãng nhiệm vụ hay nghó đến bản thân mình nhiều
quá, chính là lúc đó ta có tội với nhân dân". Đó là lời tâm sự khi Hồng Quang chưa phải là
người trong Đảng, nhưng nó sáng người chất cộng sản.
Đấy là tầm nhìn được Đảng soi sáng, dìu dắt và Hồng Quang đã giữ được trọn đời mình.
Kim Đồng
KIM ĐỒNG
Cánh chim đầu đàn...
Ngày 15-5-1941 Đảng trao cho Đoàn chính thức thành lập Đội Nhi dồng cứu quốc (tiền
thân của Đội TNTP) tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà (nay là Xuân Hòa), huyện Hà Quảng,
tỉnh Cao Bằng.
Người đội viên đầu tiên chính là Kim Đồng.
Tên thật của Kim Đồng là Nông Văn Dền, dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà,
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Như hoàn cảnh thiếu niên ở Nà Mạ lúc đó, nhà Kim Đồng cũng thật là nghèo. Còn nhớ
ngay từ bé, đặc biệt ở tuổi lên 10, Kim Đồng đã giúp mẹ làm đủ việc trong nhà và ở rừng,

ở rẫy. Kim Đồng thả trâu, kiếm củi, bẻ ngô, len lỏi khắp nơi, có ngày từ mờ sương đến tối
mòt.
Sống ở quê hương cách mạng, chính thôn Nà Mạ là một trong những nơi được giác ngộ
cách mạng trước tiên., do đó Kim Đồng đã được lớn lên ở trong không khí khởi nguồn ấy.
Nhận công tác nào cậu bé chưa đến 15 tuổi ấy cũng hoàn thành nhiệm vụ. Kim Đồng vừa
gan dạ vừa mưu trí, luôn có sáng kiến bảo vệ tài liệu mật qua nhiều hình thức ít ai có thể

×