Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Văn bản "Phát biểu Hội nghị Xây dựng khu vực phòng thủ" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.12 KB, 14 trang )

1. Xây dựng khu vực phòng thủ, SSCĐ:
Quán triệt NQ 28 - NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây
dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ, Nghị định
số 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ và Chỉ
thị số 28 –CT/TU ngày 22 tháng 12 năm 2009 của Thành uỷ Đà Nẵng về công tác
QP-QSĐP năm 2010. Tổ chức xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ ở
các phòng, ban, ngành, địa phương đạt nhiều kết quả tốt. Tổ chức thực hiện có hiệu
quả Chỉ thị 36 của Thủ tướng Chính phủ về lãnh đạo phường, xã vững mạnh toàn
diện, có 100% phường vững mạnh về QP-AN, 70% vững mạnh toàn diện.
Chỉ đạo duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu thường xuyên, trực
sẵn sàng chiến đấu tăng cường, trực chỉ huy, trực ban, trực chiến, trực phòng
không. Đặc biệt là bảo đảm an toàn đại bàn trong các dịp lễ, tết và các lễ hội diễn
ra trên địa bàn quận như: Hội thi bắn pháo hoa quốc tế lần thứ 3; Bảo vệ an toàn
tuyệt đối Đại hội đảng các cấp, Đại hội đảng bộ thành phố lần thứ XX theo đúng
kế hoạch. Duy trì tốt công tác phối hợp 3 lực lượng, đã tổ chức 1.922 lượt tuần
tra/29.834 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia hoạt động tuần tra phối hợp và tuần tra
độc lập đạt hiệu quả cao góp phần giữ vững ANCT-TTATXH trên địa bàn. Chỉ đạo
điều chỉnh kịp thời Quyết tâm tác chiến phòng thủ của quận. Điều chỉnh kế hoạch
B của các phòng, ban ngành và các địa phương sát với tình hình thực tế, nhiệm vụ
trên giao. Tổ chức khảo sát quy hoạch công trình dân sinh, công trình chiến đấu
trên địa bàn quận giai đoạn 2011-2020.
Chỉ đạo tổ chức diễn tập Chỉ huy - Cơ quan (CH-CQ) một bên một cấp trên
bản đồ cho Cơ quan quân sự quận, chỉ đạo diễn tập vận hành cơ chế cho phường
An Hải Đông và Nại Hiên Đông sát thực tế từng địa phương, hiệu quả thiết thực.
Các dự án phát triển kinh tế, giải toả quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa
bàn quận đều gắn với nhiệm vụ Quốc phòng nên đạt được hiệu quả tốt.
Ngoài ra cùng với Bộ chỉ huy quân sự thành phố theo dõi, giám sát thi công
đường quốc phòng kết hợp du lịch trên bán đảo Sơn Trà, đường hầm sở chỉ huy
thời chiến của quận theo kế hoạch.
2. Công tác Giáo dục Quốc phòng - An ninh:
Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác lãnh


đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới, Nghị định 116/NĐ-
CP ngày 10 tháng 07 năm 2007 của Chính phủ về công tác GDQP-AN và Kế
hoạch công tác GDQP-AN của Hội đồng GDQP-AN thành phố, UBND quận đã
ban hành Quyết định 2413/QĐ-UBND ngày 07/12/2009 thành lập Hội đồng
GDQP-AN và quy chế hoạt động của Hội đồng GDQP-AN quận. UBND các
phường thường xuyên củng cố, kiện toàn Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) và
GDQP-AN, đi vào hoạt động có hiệu quả. Tổ chức tổng kết công tác GDQP-AN
năm 2009 kịp thời và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác GDQP-AN năm
2010.
Trong năm, đã cử 03 đ/c tham gia bồi dưỡng KTQP đối tượng 2; 19 đ/c
tham gia bồi dưỡng KTQP đối tượng 3; mở 01 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng- an ninh cho 114 đối tượng là chủ cho thuê nhà trọ, nhà nghĩ và 1.500 học
sinh thuộc trường PTTH Tôn Thất Tùng, 65 sinh viên trường Trung cấp tàu thuỷ
đứng chân trên địa bàn quận. Tổ chức bồi dưỡng cho 48 học sinh của 4 trường
Trung học phổ thông trên địa bàn và tham gia hội thao GDQP-AN thành phố đạt
kết quả cao.
3. Xây dựng và hoạt động của LLVT địa phương:
Chỉ đạo LLVT quận thực hiện tốt các hoạt động công tác đảng, công tác
chính trị; hoạt động phong trào thi đua quyết thắng có chuyển biến tích cực; nâng
cao hiệu quả và hoàn thành 100% chỉ tiêu nhiệm vụ giáo dục chính trị-huấn luyện
chiến đấu. Công tác bảo đảm vật chất, trang bị có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời
sống của cán bộ, chiến sỹ được nâng cao, VKTB, phương tiện kỹ thuật được bảo
đảm.
Thành lập 01 đơn vị tự vệ mới và 06 tổ tàu đánh bắt xa bờ gắn với hoạt động
LLDQ biển của quận; tổ chức xây dựng 02 tiểu đội DQ thường trực của 02 phường
An Hải Bắc và Thọ Quang theo Quyết định 3218/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân
thành phố và từng bước đi vào hoạt động có nền nếp và đạt hiệu quả, tổ chức rút
kinh nghiệm kịp thời.
Tiếp tục củng cố lực lượng DQTV của 7 phường và 12 đầu mối tự vệ. Soát
xét cho ra 166 đ/c, kết nạp mới 173 đ/c, nâng tỷ lệ DQTV đạt 1,5 % so với dân số

toàn quận. Quyết định bổ nhiệm 05 đ/c, miễn nhiệm 07 đ/c cán bộ giữ chức chỉ
huy ở các đơn vị DQTV.
Kiện toàn 100% chi bộ quân sự đến nay có7/7 chi bộ quân sự có 07 Đảng
viên trở lên, 7/7 chi bộ có cấp ủy đạt 100%, phát triển Đảng 13 đ/c trong lực lượng
DQTV-DBĐV nâng tổng số Đảng viên trong lực lượng DQTV là 448 đ/c đạt 24,3
% trong đó dân quân là 270 đ/c; tự vệ là 178 đ/c; Đoàn viên trong lực lượng
DQTV là 1.313 đ/c đạt 55,9%.
Chỉ đạo công tác phối, kết hợp giữa các đơn vị trên địa bàn quận, tham gia
làm tốt công tác dân vận-vận động quần chúng, thường xuyên tăng cường công tác
tuyên truyền trong nhân dân chấp hành và thực hiện đường lối, chủ trương chính
sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Các hoạt động bảo đảm Hậu cần - Kỹ thuật
khu vực phòng thủ được duy trì, nhất là hoạt động của Hội đồng cung cấp các cấp
đi vào nền nếp; đã đầu tư kinh phí mua sắm trang bị bảo đảm cho các hoạt động
của LLVT. Tổ chức thực hiện tốt các phong trào, cuộc vận động của thành phố như
phong trào xoá đói, giảm nghèo; tổ chức triệt phá dây lang bìm bìm… Huy động
hơn 160 lượt cán bộ, chiến sỹ Dân quân tham gia phòng chống cháy rừng đạt hiệu
quả. Thực hiện tốt Nghị định 47 của Chính phủ về tổ chức thu hồi vật liệu nổ trong
nhân dân được 1.100kg đầu đạn, thuốc nổ các loại, tổ chức giao nộp về trên tiêu
hủy an toàn.
4. Công tác Động viên-Tuyển quân:
Chỉ đạo tổ chức phúc tra, rà soát chất lượng QNDB và PTKT của nền kinh tế
quốc dân theo chỉ tiêu giao. Đăng ký quản lý đối với 2231 Quân nhân dự bị hạng 1
đạt 97,3%, 65 phương tiện kỹ thuật đạt 100%, trong đó đúng chuyên nghiệp quân
sự đạt 75%, gọi tập trung huấn luyện, kiểm tra SSĐV đạt 97% so với chỉ tiêu. Tiểu
đoàn 206 của quận thường xuyên được phúc tra, tổ chức biên chế đạt 100%. Đăng
ký tuổi 17 đạt 100% trong đó đăng ký trực tiếp đạt 93,2%. Hoàn thành 100% chỉ
tiêu gọi công nhân nhập ngũ 185/185 thanh niên. Giao quân bảo đảm an toàn,
nhanh gọn, không có trường hợp chống khám, chống lệnh, đào ngũ sau giao quân.
Công tác tuyển sinh quân sự đã phối hợp triển khai với nhiều nổ lực, có 18
thí sinh đủ điều kiện dự thi, trúng tuyển 05 thí sinh.

5. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội :
Tổ chức thực hiện quyết định 290, 188/CP và Quyết định 142/CP của Chính
phủ báo cáo về trên 75 hồ sơ và tiến hành chi trả được 42 trường hợp với tổng kinh
phí 700 triệu đồng. Hướng dẫn các đối tượng làm huân, huy chương các loại báo
cáo về trên 36 hồ sơ. Hướng dẫn cho 7 phường khảo sát đối tượng là quân nhân
tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau 30/4/1975, mất
tin, mất tích và xuất ngũ vì bị bệnh tâm thần, báo cáo về trên đảm bảo. Tổ chức đi
thăm và tặng quà nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và ngày thầy thuốc 27/2, ngày
Biên phòng toàn dân với tổng số tiền: 20.000.000đ. Tặng quà các gia đình chính
sách và chuyển quà của Trung ương của Bộ Quốc phòng đến các đồng chí là con
thương binh, liệt sỹ. Phục vụ đoàn CCB các tỉnh phía bắc về thăm và dự lễ kỷ niệm
35 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng. Tổ chức gặp mặt trao quà ngày quốc
tế thiếu nhi 1/6 cho 23 cháu con cán bộ/CQQS quận với tổng số tiền 1.150.000đ;
tết trung thu là 1.200.000đ và tặng quà cho học sinh giỏi với 07 cháu tổng số tiền
750.000đ. Hướng dẫn cán bộ, chiến sỹ thực hiện kế hoạch “ Hũ gạo vì người
nghèo” và nộp về trên đúng theo qui định đồng thời hướng dẫn cho 7 phường, 12
đơn vị tự vệ xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện “Hũ gạo vì người nghèo” trong
LLVT quận đạt kết quả tốt. Tổ chức đi thăm và tặng quà cho 175 chiến sĩ mới
đang huấn luyện tại các đơn vị. Tổ chức Lễ kỷ niệm và gặp mặt sỹ quan cấp úy,
QNCN, CNVQP nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành; thăm tặng quà các
đơn vị đứng chân trên địa bàn nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập QĐND Việt
Nam, 20 năm ngày hội QPTD ( 22/12 ) và gặp mặt kỷ niệm 75 năm ngày truyền
thống LLDQTV với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng.
6. Công tác quản lý nhà nước về Quốc phòng:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của UBND quận đối với công
tác quản lý nhà nước về quốc phòng ngày càng được hoàn thiện, sát thực tế.
Thường xuyên tổ chức phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật về Quốc phòng
của TW và thành phố đến cơ sở. Tổ chức tập huấn Luật DQTV cho cán bộ từ quận
đến phường. Tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết định 6259 của UBND thành phố về tổ
chức lực lượng tuần tra phối hợp trong tình hình mới đạt hiệu quả. Báo cáo tổng kết

10 năm thực hiện công tác GDQP-AN từ cơ sở đến quận đúng qui định và bảo đảm
chất lượng. Tổ chức sơ kết 5 năm công tác phòng không nhân dân theo Nghị định
65 của Chính phủ; tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 290, 188 của Thủ tướng
Chính phủ đạt chất lượng tốt. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kế hoạch Phòng không
nhân dân, Hội đồng cung cấp của các ngành trên địa bàn quận và chỉ đạo 7/7
phường kiện toàn Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân, Ban hậu cần nhân
dân, xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động 2010 theo đúng quy định của trên. Các
công tác trên đã thể hiện công tác quản lý nhà nước về quốc phòng của quận ngày
càng chặt chẽ, tạo sức mạnh vững chắc trong khu vực phòng thủ.
*Đánh giá chung:
Năm 2010 được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ - UBND thành
phố, Đảng uỷ và Bộ CHQS thành phố, các mặt công tác QP-QSĐP năm 2010 đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Lãnh đạo các ban ngành, các địa phương, Ban CHQS
quận đã có nhiều tích cực và hoạt động có hiệu quả. Công tác xây dựng lực lượng,
huấn luyện, SSCĐ và hoạt động tác chiến trị an của DQTV đạt được nhiều kết quả
tốt, nhất là trong công tác phối hợp 3 lực lượng. Kết quả đó đã củng cố, tăng cường
và không ngừng phát huy sức mạnh tổng hợp và sức chiến đấu của LLVT quận,
góp phần giữ vững ổn định tình hình ANCT-TTATXH trên địa bàn tạo động lực
cho kinh tế, xã hội phát triển.
* Tuy nhiên công tác QP-QSĐP năm 2010 vẫn còn một số tồn tại cần
khắc phục đó là :
Tham mưu triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động của Hội đồng
cung cấp quận còn hạn chế; triển khai khảo sát xây dựng căn cứ hậu phương còn
chậm, chưa tổ chức khảo sát tiềm lực kinh tế địa phương theo kế hoạch B để phê
duyệt.
Hoạt động của Ban CHQS phường, các cơ quan tự vệ chưa được đề
cao nên công tác tham mưu cho lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác
QP-QSĐP còn lúng túng, công tác quản lý lực lượng DBĐV chưa chặt chẽ. Tổ
chức biên chế có đơn vị không đúng đối tượng, không đúng chuyên nghiệp quân
sự; Quản lý thực lực thanh niên, xét duyệt gọi nhập ngũ của một số phường còn sai

sót.
Chất lượng huấn luyện các đối tượng có mặt còn hạn chế, cơ sở vật chất
chưa đảm bảo theo đúng yêu cầu nhiệm vụ.
BÀI PHÁT BIỂU THAM LUẬN CỦA VĂN PHÒNG UBND QUẬN
SƠN TRÀ TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC DÂN VẬN
NĂM 2010
Kính thưa ……………… !
Kính thưa các đồng chí đại biểu…!
Kính thưa Hội nghị …………….!
Được sự cho phép của Ban tổ chức Hội nghị, Văn phòng UBND quận
Sơn Trà xin phép được tham gia một số nội dung như sau:
Trong năm 2010, bên cạnh các mặt hoạt động tham mưu UBND quận
thực hiện nhiệm vụ trọng tâm và điều hành, quản lý, phát triển kinh tế xã hội,
Văn phòng UBND quận luôn luôn chú trọng công tác Dân vận thể hiện trên
một số mặt sau:
Về công tác đền bù giải toả, đây là một trong 03 nhiệm vụ trọng tâm
của UBND quận. Trong năm qua, Văn phòng UBND quận đã tích cực tham
mưu lãnh đạo UBND chỉ đạo thực hiện tốt công tác giải toả, đền bù. . . Phối
hợp với các ban quản lý dự án, giải toả đền bù, chủ đầu tư tổ chức thực hiện
tốt các bước như tổ chức họp dân để công khai các chủ trương của thành phố
có liên quan đến công tác đền bù giải toả, công bố sơ đồ quy hoạch giải toả,
các bước tiến hành kiểm định đo đạt, xác định diện tích, mức đền bù - hỗ trợ,
việc bố trí tái định cư… đồng thời qua các cuộc họp dân, cùng với lãnh đạo
quận và các địa phương giải thích chủ trương, chính sách, nắm bắt các
nguyện vọng của dân kiến nghị với thành phố xem xét… Hàng tuần tham
mưu tổ chức họp Hội đồng giải phóng mặt bằng các dự án, cùng các đơn vị
giải toả đi kiểm tra thực tế, tổ chức tiếp dân để giải quyết các kiến nghị.
Đối với các hộ không chấp hành việc bàn giao mặt bằng, trước khi Uỷ
ban nhân dân quận ban hành các quyết định xử phạt hành chính, Văn phòng
UBND đều tham mưu lãnh đạo quận tiếp dân, giải quyết các vấn đề vướng

mắt. Sau khi đã áp dụng biện pháp xử phạt hành chính nếu không chấp hành
thì tổ chức cưỡng chế. Các trường hợp xử lý hành chính và cưỡng chế thực
hiện quyết định thu hồi đất, Văn phòng tham mưu thực hiện đúng trình tự và
qui định của pháp luật, hạn chế các sai sót.
Với cách làm nêu trên trong những năm qua chính sách đền bù giải toả
và hỗ trợ nhà đất đối với các hộ giải toả đều được thực hiện đúng pháp luật
và các qui định của UBND thành phố. Các khiếu nại, yêu cầu của nhân dân
đều được xem xét giải quyết, đúng trình tự qui định. Trong năm qua, trên địa
bàn quận đã thực hiện gần 27 dự án với hơn 1.500 hộ dân thực hiện di dời
giải toả.
Công tác giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo tiếp dân được
quan tâm thực hiện rất hiệu quả. Trong năm 2010, Văn phòng UBND quận
tiếp nhận và xử lý 1259 đơn thư các loại của công dân, tổ chức, tham mưu
lãnh đạo Uỷ ban nhân dân quận tổ chức tiếp 614 lượt công dân. Nội dung chủ
yếu của công dân là các vấn đề liên quan đến qui định về giải tỏa đền bù, hỗ
trợ tái định cư; xin mua đất tái định cư; xin trợ cấp đền bù khi giải tỏa; xin hỗ
trợ tiền thuê nhà; xin bố trí chung cư; xin miễn, giảm nộp phạt vi phạm hành
chính về quản lý và sử dụng đất đai; một số vấn đề vướng mắc về cấp giấy
chứng nhận Quyền sử dụng đất, thủ tục tách thửa, xác nhận tách thửa; xin trợ
cấp khó khăn, xin cứu xét, hỗ trợ khó khăn do giải tỏa và các khiếu nại quyết
định xử phạt vi phạm hành chính của quận…vv.
Văn phòng Uỷ ban nhân dân quận bố trí 01 phòng tiếp dân, tiếp dân
thường xuyên vào tất cả các ngày trong tuần; ban hành nội quy tiếp công dân,
phân công cán bộ, chuyên viên có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân hàng
ngày để nghe và trình lãnh đạo Uỷ ban nhân dân quận giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân đúng theo quy định của pháp luật. Định kỳ hằng tuần vào
chiều thứ 6, chuẩn bị tốt các hồ sơ, giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận tiếp
công dân giải đáp các thắc mắc, các nguyện vọng chính đáng của nhân dân,
giải thích, hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng các qui định của pháp luật vv.
Nhờ vậy, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo được kịp thời, đạt hiệu quả, ít

đơn tồn đọng kéo dài hoặc đơn chậm giải quyết; nhiều vụ việc tồn đọng lâu
nay được giải quyết dứt điểm.
Về cải cách hành chính, đã tham mưu UBND quận duy trì ổn định
việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 và đang làm thủ
tục chuyển sang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008. Giúp
cho các hoạt động của các phòng, ban đảm bảo đúng luật, đúng thời gian và
chất lượng, tạo thuận lợi cho công dân trong các hoạt động giao dịch với cơ
quan thuộc quận. Cán bộ, chuyên viên tăng cường đi xuống cơ sở để nắm bắt
tình hình và tham mưu xử lý kịp thời các kiến nghị, vấn đề phát sinh tại địa
phương. Lãnh đạo Văn phòng luôn kiểm tra, chấn chỉnh phong cách, lề lối
làm việc của cán bộ, công chức theo hướng sát dân, trọng dân và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân.
Đặc biệt trong năm qua, Văn phòng UBND quận đã tham mưu UBND
quận xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng Trang thông tin điện tử
quận Sơn Trà góp thêm một kênh thông tin quan trọng về các hoạt động của
các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể quận Sơn Trà đến với người dân,
góp phần tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước cho nhân dân trên địa bàn.
Ngoài những công việc nêu trên, Văn phòng UBND quận phối hợp với
các phòng ban ngành, hội đoàn thể, các địa phương tham mưu UBND quận
thực hiện tốt các lĩnh vực an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời
sống văn hoá ở khu dân cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình
phục vụ dân sinh. Lãnh đạo Văn phòng chú ý thường xuyên cải tiến lề lối,
phong cách làm việc, phân công trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân
trong cơ quan, thường xuyên nhắc nhở giáo dục CBCC về tinh thần chấp
hành kỷ luật, nội quy, thái độ phục vụ nhân dân, khắc phục tình trạng đùn
đẩy, thiếu trách nhiệm khi giải quyết các công việc của công dân.
Trên đây là một số kết quả đạt được của Văn phòng UBND quận trong
công tác dân vận năm 2010. Qua Hội nghị hôm nay, Văn phòng UBND quận
kiến nghị một số vấn đề sau:

- Để bảo đảm thực hiện tốt các hoạt động Dân vận năm 2011, đề
nghị Ban Dân vận quận ủy có Kế hoạch, Chương trình hoạt động cụ thể
triển khai và hướng dẫn nhiệm vụ cho các cơ sở Đảng, qua đó các Chi
bộ, Đảng bộ cơ sở lãnh đạo và lồng ghép trong công tác chuyên môn
của các cơ quan, đơn vị, nhất là khối chính quyền.
-
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………………………….
-
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
Cuối cùng, xin chúc các vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị
thành công tốt đẹp. Xin chân thành cảm ơn!
Báo cáo tham luận của Phòng Kinh tế
Một số giải pháp trọng tâm thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn trong 5 năm tới
(2010 -2015) theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương
Đảng khóa X
Kính thưa Đại hội!
Trước hết tôi xin nhất trí với Báo cáo chính trị…… đã được đồng chí Bí thư trình bày
tại Đại hội.
Đến dự Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ II nhiệm kỳ 2010 -2015, được sự phân công của
Ban tổ chức, tôi xin báo cáo tham luận về nội dung: “Một số giải pháp trọng tâm thực
hiện Đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn trong 5 năm tới (2010 -2015) theo tinh thần
Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khóa X” trên địa bàn
huyện Trảng Bom như sau:
Lời đầu tiên tôi xin gửi đến quý vị đại biểu, cùng toàn thể Hội nghị lời chúc sức khỏe, hạnh
phúc và thành đạt, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Kính thưa quý vị đại biểu!

Thưa Hội nghị!
Trong 5 năm qua (2006 -2010) tình hình phát triển kinh tế, xã hội trên thế giới và trong
nước gặp nhiều khó khăn nhất định, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy
nhiên kinh tế huyện Trảng Bom nhìn chung vẫn phát triển ổn định ở mức độ khá cao.
Trong đó kinh tế nông nghiệp đã đóng góp một phần đáng kể. Nông nghiệp tiếp tục phát
triển theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nhiều
thành tựu khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học đã được ứng dụng rộng rãi trong cả
trồng trọt và chăn nuôi. Kinh tế hợp tác và HTX từng bước phát triển về số lượng và chất
lượng, một số mô hình họat động đem lại hiệu quả kinh tế cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội ở nông thôn được quan tâm đầu tư đúng mức, đời sống nhân dân ngày càng được cải
thiện, an ninh chính trị, trật tự an tòan xã hội trên địa bàn được giữ vững.
Bên cạnh đó việc phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Trảng
Bom vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, như: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sản
phẩm có sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; Công
nghiệp sơ chế biến nông sản có phát triển nhưng công nghệ còn lạc hậu, tỷ trọng nông sản
qua chế biến còn thấp; Việc chuyển dịch cơ cấu lao động và đổi mới cách thức sản xuất
trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ lẻ và phân tán; hiệu quả họat
động của các tổ hợp tác, HTX nông nghiệp chưa cao. Hạ tầng cơ sở nông thôn chưa đáp
ứng nhu cầu phát triển của nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH- HĐH; Việc xây dựng
Đề án phát triển nông nghiệp - nông thôn của huyện và triển khai thực hiện xây dựng nông
thôn mới ở 2 xã điểm (Thanh Bình, Cây Gáo) thực hiện còn chậm; Công tác xây dựng quy
hoạch các vùng chuyên canh (cây trồng), vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, giết mỗ
tập trung còn nhiều bất cập; Vấn đề môi sinh, môi trường diễn biến phức tạp, ở nông thôn
vẫn còn tệ nạn xã hội và tình trạng khiếu kiện tranh chấp đất đai; Nhận thức của một bộ
phận người dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế.
Kính thưa Hội nghị:
Từ tình hình thực tế và những thách thức đang đặt ra, để xây dựng phát triển nông nghiệp,
nông dân, nông thôn hiện nay, cần thiết phải thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ giải pháp
sau:
1/ -Đổi mới tư duy của người dân trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn.

Xây dựng NTM phải lấy nông dân làm động lực chính. Cốt lõi là phải thay đổi cách nghĩ,
cách làm, cách hành động của chính người nông dân. Do đó phải giáo dục, đào tạo kết hợp
với tuyên truyền bằng nhiều hình thức và phương pháp hữu hiệu để dần dần thay đổi một
cách tự nhiên tư duy của cộng đồng làm sao cho cộng đồng phải thấy mình là nhân vật
chính, điều hành mọi quá trình trong việc thực hiện xây dựng NTM hiện nay.
2/- Tập trung rà soát, bổ sung và triển khai thực hiện quy hoạch nông nghiệp, nông thôn.
- Tiếp tục rà soát bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch vùng chuyên canh nông nghiệp (bao
gồm trồng trọt-chăn nuôi), quy hoạch đất đai, các quy hoạch ngành phù hợp với quy h
hoạch tổng thể phát triển KTXH của huyện.
- Hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn và xây dựng các khu dân cư
nông thôn theo quy họach, tiến đến hình thành các khu dân cư nông thôn văn minh, nhưng
vẫn giữ được bản sắc văn hoá, tập quán từng vùng, từng dân tộc, kết hợp với mục tiêu phát
triển các làng nghề truyền thống.
- Tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững, sớm hoàn thành
việc xây dựng và thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Trảng Bom từ
nay đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Thực hiện Kế hoạch phát triển nông thôn
mới ở 02 xã điểm Thanh Bình và Hưng Thịnh, phấn đấu đến năm 2015 đạt các chỉ tiêu chủ
yếu theo Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai.
- Từng bước quy hoạch đô thị hoá khu vực nông thôn, để hình thành các cụm công nghiệp,
ngành nghề, dịch vụ, văn hoá - xã hội, hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông thôn.
3/- Đổi mới cơ cấu đầu tư và tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông
thôn.
- Đưa các nguồn lực của ngân sách và nguồn lực khác vào để khơi gợi nguồn lực từ dân
(bằng tiền, bằng đất, bằng công sức ) xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn nhựa hóa,
cứng hóa tới các ấp nhằm phục vụ sản xuất hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân.
- Tập trung rà soát, đầu tư, khai thác, sử dụng hiệu quả năng lực các công trình thủy lợi hiện
có, đảm bảo đủ nước cho sản xuất. Áp dụng các công nghệ tưới – tiêu tiên tiến, sử dụng nước
tiết kiệm và hiệu quả.
- Nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ và hoạt động của Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y

tế huyện và Trạm y tế các xã, thị trấn. Phát huy mọi nguồn lực nhà nước và xã hội để phát
triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng họat động Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm
dạy nghề và giới thiệu việc làm để đáp ứng nhu cầu học tập văn hóa, nghề nghiệp của mọi
tầng lớp nhân dân. Huy động mọi nguồn lực để xây dựng trường học, nhà trẻ, mẫu giáo
đáp ứng nhu cầu dạy và học;
- Sửa chữa, nâng cấp, sắp xếp lại các chợ phù hợp với quy hoạch chung của địa phương.
- Các tổ chức tín dụng tăng mức cho vay thoả đáng và cải tiến thủ tục cho vay đơn giản đối
với hộ sản xuất, trang trại và các tổ chức kinh tế ở nông thôn phù hợp với kỹ thuật, chu kỳ
tăng trưởng của cây trồng và vật nuôi. Khuyến khích phát triển quỹ tín dụng nhân dân ở
các xã khu vực nông thôn, đặc biệt quỹ tín dụng nội bộ trong HTX khu vực nông thôn, hỗ
trợ các xã viên đươc vay vốn sản xuất. Tổ chức thẩm định, quản lý tốt các dự án, kế hoạch
sử dụng vốn để tăng hiệu quả thực hiện dự án. Cắt giảm bớt các khoản đóng góp của nhân
dân tạo điều kiện hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất.
4/- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng khó khăn.
- Tăng cường đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao chất
lượng và hiệu quả sản xuất hộ gia đình, tạo điều kiện chuyển dịch lao động nông nghiệp
sang lao động công nghiệp, dịch vụ; khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống,
thu hẹp dần khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn.
- Đẩy mạnh công tác giảm nghèo, vận dụng hiệu quả các chính sách về y tế, giáo dục, đào
tạo, khuyến nông, hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh vv vận động các nguồn đóng góp trong xã
hội, giúp các hộ dân nghèo có cơ hội thoát nghèo bền vững.
- Đẩy mạnh phong trào xây dựng ấp - khu phố văn hóa, xã văn hóa, phát huy các giá trị
văn hóa dân tộc, tạo sự giúp đỡ hỗ trợ nhau phát triển trong cộng đồng dân cư nông thôn.
Hoàn thiện và thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ cơ sở.
- Tăng cường giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hôi trên địa bàn nông thôn,
củng cố lực lượng dân quân tự vệ, tổ an ninh nhân dân, đấu tranh có hiệu quả với các loại
tệ nạn xã hội. Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với nông dân, nhất
là vận dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất theo tinh thần nghị
quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy.

5/- Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn.
- Tiếp tục thành lập và hướng dẫn các CLB cây trồng, vật nuôi họat động tốt, thật sự trở
thành những hạt nhân trong phong trào ứng dụng khoa học công nghệ ở nông thôn, có kế
họach triển khai đồng bộ việc xây dựng phát triển các HTX theo Nghị quyết đã đề ra,
khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển. Có kế họach hỗ trợ về đào
tạo cán bộ quản lý, phát triển thị trường, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại,
để kinh tế nông nghiệp ngày càng phát triển.
- Tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp
nông thôn, nhất là doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; doanh nghiệp công nghiệp
kinh doanh máy móc, thiết bị, vật tư nông nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết,
liên doanh, hợp đồng đầu tư bao tiêu sản phẩm cho nông dân và hợp tác xã.
6/- Đào tạo nguồn nhân lực, thực nghiệm, chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ
để hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn.
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cộng tác viên
khuyến nông ở xã, để tập trung vận động nông dân thực hành SXNN tốt.
- Thực hiện tốt chính sách thu hút cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên về xã công
tác, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã theo quyết định
số 69/2008/QĐ-UBND ngày 14/10/2008 của UBND Tỉnh Đồng Nai
- Ưu tiên thực hiện chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Sử dụng giống mới,
kỹ thuật canh tác, chế độ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học, quy
trình trồng trọt, chăn nuôi công nghệ cao, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, an toàn vệ
sinh thực phẩm, hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh. Hướng dẫn và hỗ trợ các tổ
chức, cá nhân xây dựng thương hiệu cho những loại cây trồng, vật nuôi chủ lực có hiệu quả
kinh tế cao.
- Tiếp tục xây dựng các điểm thông tin khoa học và công nghệ trên địa bàn các xã còn lại,
giúp người dân tiếp cận nhanh hơn các thông tin về khoa học kỹ thuật, thông tin về thị
trường, để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn.
7. Công tác môi trường, quản lý việc bao tiêu sản phẩm, giống cây trồng và chất lượng giá cả vật
tư đầu vào của sản xuất nông nhiệp.
- Tăng cường việc đánh giá và kiểm soát ô nhiễm môi trường nông thôn bằng các giải pháp

thiết thực như: Nâng cao ý thức tự bảo vệ môi trường của toàn cộng đồng; Thực hành sản
xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn GAP; Sử dụng kinh tế từ nguồn chất thải, đặc biệt
là chất thải chăn nuôi; Xây dựng hệ thống nước mưa, nước thải phù hợp quy hoạch
- Xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, lấy thị trường làm trung tâm để định
hướng cho sản xuất. Theo dõi giá cả để đề xuất kịp thời với Tỉnh và TW những biến động
về giá cả và giúp nông dân ổn định sản xuất các nông sản chính. Khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư, thu mua, chế biến nông sản theo Quyết định 80/QĐ của Thủ tướng Chính
phủ, để tăng cường tiêu thụ nông sản được sản xuất ra trên địa bàn.
- Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường để quản lý tốt việc bao tiêu
sản phẩm giống cây trồng và chất lượng giá cả vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp,
hạn chế tốt nhất các hành vi ép giá đối với người nông dân. Thành lập HTX thương mại
dịch vụ làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Trên đây là báo cáo tham luận của phòng Kinh tế UBND huyện Trảng bom, về nội dung:
“Một số giải pháp trọng tâm thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn trong 5 năm
tới (2010 -2015) theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung
ương Đảng khóa X”.
Một lần nữa kính chúc quý vị Đại biểu sức khỏe, kính chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
xin chân thành cám ơn!
Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số 119/2004/CP-NĐ gắn với thực hiện chỉ thị số
36/2005/CT-TTg
Ngày 23/9/2009, Sở Tài chính đã tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số
119/2004/NĐ-CP của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và các địa phương gắn với sơ kết thực hiện Chỉ thị số 36/2005/CT-
TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục chỉ đạo xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng- an ninh trong tình hình mới.
Đến dự hội nghị có đại diện Bộ Tư lệnh Thủ Đô, Ban chỉ huy quân sự quận Hoàn Kiếm, các
đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ, Ban giám đốc, Trưởng các Phòng, Ban, Đơn vị,
Đoàn thể thuộc Sở, các đồng chí sĩ quan, hạ sĩ quan, tự vệ, dự bị động viên.
Trong báo cáo trình bày tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Hà Ninh- Phó giám đốc phụ
trách Sở đã nhấn mạnh những kết quả đã đạt được trong 5 năm qua về thực hiện công tác

quốc phòng và xây dựng cơ sở vững mạnh, toàn diện trên các mặt. Cụ thể:
- Đối với công tác lãnh đạo chỉ đạo: Sở đã quán triệt Nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng
lần thứ 8 khoá IX về “Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới” và các Chỉ thị, Nghị
quyết của cấp uỷ cấp trên về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Đảng uỷ Sở đã có Nghị quyết
chuyên đề về công tác dân quân tự vệ từ năm 2004, chỉ đạo các Phòng, Ban, Đơn vị tham
gia xây dựng các chương trình công tác của Thành uỷ về quốc phòng- an ninh; phối hợp tốt
với Bộ chỉ huy quân sự thành phố và Bộ Tư lệnh Thủ Đô trong việc thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng- an ninh.
- Công tác giáo dục quốc phòng: Trong 5 năm qua, Sở đã bố trí 61 đồng chí trong Ban giám
đốc, lãnh đạo các Phòng, Ban, Đơn vị và 113 đồng chí đảng viên tham gia các khoá bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng- an ninh; quán triệt vị trí, tầm quan trọng và nhiệm vụ của
lực lượng vũ trang địa phương cho 357 lượt cán bộ, chiến sỹ tự vệ Sở.
- Về kết hợp kinh tế- xã hội với quốc phòng- an ninh: Sở đã tham mưu kịp thời với Thành
phố chi ngân sách cho nhiệm vụ quốc phòng- an ninh. Nhất là bố trí ngân sách và chỉ đạo
hướng dẫn các quận, huyện, thị xã đảm bảo cân đối kinh phí cho việc xây dựng lực lượng
vũ trang cơ sở, các đơn vị tự vệ, sĩ quan, hạ sĩ quan dự bị được khen thưởng.
- Công tác xây dựng lực lượng vũ trang địa phương: Ban chỉ huy quân sự Sở đã cử 65 lượt
cán bộ đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự đảm bảo quân số, đúng thời gian; có 32 lượt quân
nhân dự bị được đi tập trung huấn luyện, tập trung điểm danh quân số (7 lượt sỹ quan dự
bị và 25 lượt hạ sỹ quan, binh sỹ). Ban chỉ huy quân sự Sở thường xuyên được kiện toàn,
củng cố đã duy trì và làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng uỷ, Ban giám đốc Sở trong
việc tổ chức triển khai thực hiện công tác quốc phòng, quân sự- tự vệ và nhiệm vụ khác
theo chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Thủ Đô và Ban chỉ huy quân sự quận Hoàn Kiếm.
- Về thực hiện các chế độ chính sách đối với công tác quân sự tự vệ, dự bị động viên, chính
sách hậu phương, quân đội : Hàng năm, Sở đã triển khai chi hỗ trợ kinh phí cho công tác
huấn luyện, Hội thao quân sự và các hoạt động khác; tổ chức động viên, thăm hỏi các gia
đình có công; gặp mặt thương binh Từ nhiều năm nay, Sở đã nhận phụng dưỡng hai Mẹ
Việt Nam anh hùng sống tại tỉnh Quảng Nam.
- Kiểm tra, tổng kết về công tác quốc phòng, quân sự: Phát huy truyền thống 33 năm liên tục
là đơn vị quyết thắng, hàng năm Ban chỉ huy quân sự Sở tiến hành đánh giá kết quả hoạt

động các mặt về công tác dân quân, tự vệ; đồng thời bình bầu các tập thể và cá nhân tiêu
biểu đề nghị cấp trên khen thưởng.
Tham luận với hội nghị, một số Phòng, Ban thuộc Sở và Đoàn thanh niên đã bày tỏ sự
thống nhất với nội dung báo cáo, bổ sung một số kết quả đạt được và đề xuất ý kiến với
Đảng uỷ, Ban giám đốc Sở về tăng cường công tác quốc phòng- an ninh.
Tại hội nghị, đại diện Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Thủ Đô đã đánh giá cao những kết quả đạt
được của Sở Tài chính trong 5 năm qua về công tác quốc phòng- an ninh. Đồng thời đề
nghị Sở trong thời gian tới cần tập trung vào giải quyết tốt các nội dung liên quan đến công
tác quán triệt nhiệm vụ quốc phòng- an ninh; tham mưu với Thành phố để góp phần phát
triển kinh tế và quốc phòng; tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn gắn với nhiệm vụ
quốc phòng.
Hội nghị cũng công bố quyết định khen thưởng và tổ chức trao thưởng cho 4 tập thể và 14
cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quốc phòng- an ninh./.

×