Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tinh huống sư phạmx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.37 KB, 2 trang )

Tinh huống : Học sinh bị kỷ luật, phụ huynh nhờ giáo viên chủ nhiệm can thiệp
Một học sinh sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh là người có chức vị chủ chốt ở địa
phương đến đề nghị bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm xin với Hội đồng kỷ luật chiếu cố và
“cho qua”. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn ứng xử thế nào với vị phụ huynh đó?
1. Giáo viên chủ nhiệm đế nghị với phụ huynh đó lên thẳng hiệu trưởng để trình bày ý kiến.
2. Nhận là sẽ trình bày đề nghị của gia đình trước cuộc họp Hội đồng kỷ luật.
3. Tóm tắt lại khuyết điểm trầm trọng mà học sinh vi phạm. Đề nghị gia đình cùng thống nhất với
giáo viên chủ nhiệm đánh giá mức độ vi phạm và biện pháp kỷ luật cần thiết, coi đó là biện pháp
giáo dục để em học sinh có dịp “tỉnh ngộ” rút kinh nghiệm và sửa chữa khuyết điểm.

**********

Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng trong việc giáo
dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường thực hiện mối liên kết giữa giáo
dục nhà trường và giáo dục gia đình để đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn của quá trình giáo
dục.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh nhiều khi lại là một vấn đề
hết sức nhạy cảm, đặt giáo viên vào những tình thế khó xử mà không phải bất cứ giáo viên nào
cũng tìm được cách xử lý đúng đắn.
Trong trường hợp này, phụ huynh học sinh bị kỷ luật là một vị chức sắc ở địa phương (và chắc
chắn rất có ảnh hưởng trong Hội phụ huynh của lớp tôi), đã đến nhờ tôi giúp để “giảm tội” cho
con họ
Và không ít giáo viên đã chọn xử lý theo phương án 1 và 2. Bởi bạn sẽ gặp khó khăn khi phải từ
chối thẳng thừng đề nghị của vị phụ huynh có địa vị ấy, nhất là khi việc này “nằm trong tầm tay”
của mình. Khi chọn cách xử lý này chắc chắn tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong mối quan hệ với
vị phụ huynh đó. Và cũng có khi sự nhận lời của mình chỉ là giải pháp tình thế để “yên lòng” vị
phụ huynh đó. Nhưng sau đó tôi sẽ “bào chữa” thế nào trước Hội đồng kỷ luật và các em học sinh
khác trong lớp về những lỗi mà em đó đã gây ra? Liệu các em học sinh có đặt nghi vấn gì về mối
quan hệ “đặc biệt” giữa bạn và gia đình có địa vị ấy khi mà học sinh vi phạm kỷ luật mà vẫn
không bị xử lý hay xử lý rất nhẹ?
Như vậy, hai cách trên nghe chừng không ổn. Tôi sẽ xử lý theo gợi ý 3. Đầu tiên tôi nên ôn tồn giải


thích cho vị phụ huynh đó hiểu được mức độ vi phạm kỷ luật trầm trọng của con họ và biện pháp
xử lý kỷ luật là cần thiết để giáo dục em. Tôi nói để vị phụ huynh đó hiểu rằng việc đưa trường
hợp của em ra xét ở Hội đồng kỷ luật nhà trường không có gì khác là nhằm giúp đỡ em tiến bộ, chỉ
cho em thấy hậu quả của việc vi phạm kỷ luật, để em nhận lỗi và chịu trách nhiệm về những việc
làm sai trái của mình. Có như thế lần sau em mới không tái phạm. Việc chiếu cố cho em lúc này
không phải là giúp đỡ em mà trái lại, chỉ làm hại em, và rất có thể lần sau em vẫn tiếp tục phạm
lỗi.
Để phụ huynh của em “yên tâm”, bạn cũng có thể nói với họ rằng việc đưa ra Hội đồng kỷ luật
trường không phải là điều gì ghê gớm cả và tôi sẽ hết sức giúp đỡ trong khả năng nếu như em biết
ăn năn và quyết tâm sửa chữa sai lầm.
Đồng thời cũng cần phải nói cho phụ huynh biết rằng để xảy ra hiện tượng học sinh vi phạm kỷ
luật lỗi một phần cũng do phía gia đình và nhà trường chưa nghiêm khắc trong việc giáo dục em.
Chính vì thế đây là cơ hội để tôi đưa ra lời đề nghị và giải pháp để thắt chặt hơn mối quan hệ này.
Tôi sẽ cố gắng chuyển hướng mục đích của buổi gặp gỡ này từ “nhờ vả” sang sự phối hợp để tìm
hiểu nguyên nhân mắc lỗi của em học sinh và bàn biện pháp giúp đỡ. Bằng một thái độ nghiêm
túc, bằng tinh thần trách nhiệm bạn hãy biến nó thành một cuộc trao đổi cởi mở và thẳng thắn để
giúp học sinh của mình ngày một tiến bộ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×